TĐCV 5: 27-32, 40-41; Tvịnh.29; Kh 5:11-14; Gioan 21: 1-19

Chia sẽ của tôi sẽ chú trọng đến bài Phúc âm hôm nay. Vì các sự kiện xảy ra trong bửa ăn nên có âm hưởng về Bí Tích Thánh Thể. Có thể Cha giảng nói về ý nghĩa của Bí Tích Thánh Thể trong đời sống hằng ngày của chúng ta. Dưới đây là một số gợi ý nêu lên cho các Cha giảng và các người lo việc phụng vụ.

Ông Phê rô sẽ ra đi đánh cá, điều đó chứng tỏ các môn đệ không giữ vững được niềm tin của họ vào việc Chúa sống lại ngoài những việc lao động thường nhật. Vì thế, sự tin tưởng của các môn đệ về Chúa Phục Sinh chưa đưa đến việc các ông sẽ sống thế nào và sẽ làm gì. Thật ra thì các ông đã có kinh nghiệm sống với Chúa Giêsu và đã gặp Ngài sống lại. Hình như các ông quên việc Chúa Giêsu bảo các ông phải làm. Họ không phải đi đánh cá mà phải đi "lưới người" cho Chúa Kitô. Họ chỉ trở lại phần việc họ đã làm từ trước đến nay như thể không có điều gì khiến họ thay đổi đời sống họ. Ngay cả lời nói của ông Phêrô nói tỏ vẻ chịu đựng. Ông ta nói "tôi đi đánh cá đây" như có vẻ muốn nói "Còn việc gì nữa mà làm" Mọi việc dường như tan rả, và hình như các ông bỏ quên ơn gọi của họ, Thật là điều đáng khích lệ là Chúa Giêsu không bỏ rơi các ông. Như trong phần đầu của phúc âm, khi Chúa Giêsu gọi các ông, và sau khi Ngài sống lại, khi Ngài hiện ra giữa các ông trong phòng khóa cửa kín, Chúa Giêsu lại gọi các ông một lần nữa và trao trách nhiệm cho các ông. Chúng ta nên chú ý đến việc Chúa Giêsu tìm gặp các ông (và cả chúng ta nữa) trong khi các ông đang làm việc thường ngày trong đời sống. Thế nên Chúa Giêsu đã gặp các ông ở đó.

Một lần nữa các môn đệ cùng ăn chung với Chúa Giêsu và với nhau. Điều gì đã xãy ra trong bửa ăn – Đây không phải là bửa ăn vội vả mà chúng ta thường trải nghiệm, nhưng là bửa ăn chúng ta có thì giờ chuẩn bị. Cha giảng có thể giải thích nhiều hơn về tinh thần của bửa ăn, vì việc đó sẽ đưa đến bửa ăn trong phúc âm mà Chúa Giêsu cùng ăn với các môn đệ trong câu chuyện về Thánh Thể mà chúng ta mừng hôm nay. Thí dụ như: khi chúng ta dự định có mời khách đến dự bửa ăn; có sự liên hệ mật thiết giữa các người ngồi cùng bàn; câu chuyện sẽ nói lên để tỏ ra tình bạn bè và liên hệ với nhau. Và hơn nữa: những gì căng thảng xãy ra trước đây đã tan biến, hay sẽ được quên đi. Sau một bửa ăn như thế, chúng ta thường nấn ná ở lại và rồi sẽ chia tay ra đi với công việc đấu tranh trong cuộc sống chúng ta. Thật đáng tiếc là những bửa ăn chung như thế ít có trong đời sống bận rộn của xã hội và gia đình thời nay!

Vậy thì bửa ăn với Chúa Giêsu có những tính cách vừa nêu ra đấy. Các môn đệ đã trở về với lối sống cũ, và họ cần giúp nhau làm chứng cho sự sống, sự chết và sự sống lại của Chúa Giêsu. Cũng như các ông, chúng ta cần giúp nhau thêm năng lực để quyết chí thương yêu nhau và để cùng nhau chịu đựng sự bắt bớ vì chúng ta đi theo Chúa Giêsu để kêu gọi thương yêu và phục vụ. Bàn tiệc Thánh Thể là nơi chúng ta được ơn giúp đỡ và được ban thưởng về quyết định chúng ta sẽ vác thánh giá và theo Chúa Kitô.

Bửa ăn này với Chúa Kitô là một việc khác nhắc chúng ta nhớ là không phải là dịp nói đến những việc đã qua. Mỗi khi chúng ta họp nhau mừng tiệc Thánh Thể, Chúa Giêsu nời gọi chúng ta như Ngài đã mời gọi các môn đệ "anh em hãy đến mà ăn". Chúng ta bây giờ trở về lối cũ, luôn luôn cần sự mời gọi mới mẻ đó qua Bí Tích Thánh Thể. Nơi bữa tiệc Thánh Thể, chúng ta cũng sẽ nghe lời Chúa Giêsu hỏi ông Phêrô "Này anh Simon, con ông Gioan, anh có mến Thầy không"? Chúng ta đem đến bửa ăn những thất bại của tình yêu thương và phục vụ mà Chúa Giêsu kêu gọi chúng ta làm. Nên chú ý đến việc ông Phêrô đáp lại 3 lần như ông ta đã chối Thầy 3 lần. Ông ta đáp lại là ông ta yêu thương Chúa Kitô. Ở đây, ông Phê rô và chúng ta đã được tha thứ. Việc chúng ta chối Chúa đã được bỏ ra một bên, và chúng ta được dịp đáp lại lời kêu gọi để theo Chúa Kitô.

Đối với thánh Gioan, đức tin là sự liên hệ giữa cá nhân và Chúa Kitô. Đức tin này không chỉ thể hiện bằng lời nói mà còn cả trong việc vâng lời. Vì thế ông khi Phêrô muốn vâng lời Chúa Kitô, nghĩa là ông ta sẽ phải quan tâm chăm sóc người khác. Việc ông Phêrô chăm sóc "chiên" của Chúa Giêsu sẽ đưa đến việc tử vì đạo cho ông ta và cho cả chúng ta nữa là vì đã thực hành điều đối nghịch với cách sống của thế gian. Ai là những người mà Chúa Giêsu đang mời gọi chúng ta phải chăm sóc? Chúng ta đã thất bại như thế nào trong khi thực hiện điều này? Bửa ăn hôm nay sẽ giúp chúng ta nghe lại lần nữa lời mời gọi làm môn đệ Chúa Kitô, và Ngài sẽ ban sức mạnh cho chúng ta để đáp lại lời mời gọi đó.

Các bạn nên nhớ trong đoạn 10 của phúc âm thánh gioan, Chúa Giêsu nói đến sự khác biệt giữa người mục tử “chân thực” và người "làm thuê". Người "làm thuê" chạy trốn khi sự suy hiểm xãy đến. Thật thế, ông Phêrô là người "làm thuê". ông ta đã bỏ Chúa Giêsu chạy trốn khi nguy hiểm xãy đến. Bây giờ tới 3 lần ông ta đáp lại là ông ta yêu mến Chúa Kitô. Chúa Giêsu tuyên bố là ông Phêrô sẽ là người mục tủ chân thành, nuôi dưởng đàn chiên của Chúa Giêsu. Thật rõ ra là tình thương yêu Chúa Kitô được biểu diển trong việc chúng ta chăm sóc và sẵn sàng hy sinh cho kẻ khác. Hy sinh cho kẻ khác là thánh giá chúng ta vác hằng ngay để theo Chúa Kitô, Đấng Mục Tử Nhân Lành.

Cây thánh giá đang chờ đợi ông Phêrô, vì đó là cách truyền thống mà cộng đoàn dẫn giải những điều Chúa Giêsu nói với ông Phêrô: "Thật, Thầy bảo thật cho anh biết. Lúc còn trẻ anh tự mình thắt lưng lầy, và đi đâu tùy ý. Nhưng khi trở về già, anh sẽ phải dang tay ra cho người khác thắt lưng và dẫn anh đến nơi anh chắng muốn".

Đau khổ sẽ ập đến với chúng ta lúc chúng ta đáp lại lời gọi “hãy chăm sóc chiên của Thầy". Cây thánh giá này không phải là cây thánh giá của sự đau khổ mà chúng ta không tự nguyện lãnh nhận như khi chúng ta đau yếu, khi bị mất việc làm, nhưng là sự đau khổ lãnh nhận vì chúng ta theo chân Chúa Ki tô "anh em hãy thương yêu nhau như Thầy đã thương yêu anh em"(Ga 13:34)

Mùa Phục sinh có 50 ngày, hơn Mùa Chay 10 ngày. Chúng ta cần thời gian nhiều hơn để lãnh nhận ơn sủng của những ngày này khi Chúa Phục Sinh ở giữa chúng ta và mặc khải Ngài cho chúng ta. Ở đây, nơi bàn tiệc, trong nhà thờ hay ở nhà cũng thế, chúng ta cần thì gờ để dừng lại, nhìn chung quanh chúng ta để thật sự "trông thấy" ai đã nuôi dưởng chúng ta, và đã bao nhiêu lần chúng ta đã được gọi "hãy dến mà ăn", và đây là lời mời gọi hằng ngày. Ngay cả khi chúng ta trở về làm việc hằng ngày, Chúa Kitô cũng ở đó để gọi chúng ta cho chúng ta lương thực nuôi dưởng chúng ta, và rồi mời gọi chúng ta cho đàn chiên của Chúa ăn. Đây là cả một sức lực đầy thách thức. Đây là bửa ăn lúc "vừa sáng", mà chúng ta được lãnh nhận bởi Chúa. Bửa ăn cho chúng ta khỏi đói, và cũng cùng lúc đó thúc đẩy chúng ta như ông Phêrô "hãy chăm sóc chiên của Thầy".

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


3rd SD OF EASTER (C)
Acts 5: 27-32, 40-41; Psalm 30; Revelation 5: 11-14 ; John 21: 1-19

My comments will focus on today’s Gospel. Since the events take place at a meal that has Eucharistic overtones, there is a preaching possibility for developing the implications of the Eucharist in our daily lives. Here are some possible inroads for the preacher and those preparing for this liturgy.

Peter's going fishing suggests the disciples were unable to sustain their Easter faith beyond the connection with the actual appearances. So, their belief in the resurrection hasn't translated into life and mission. After all they have experienced in their time with Jesus, and having encountered the resurrected Christ, they seem to have forgotten his charge to them. They are not going "fishing" – going out to catch others for Christ. They are just returning to their old business, as if nothing has changed in their lives! Even Peter's tone suggests a kind of resignation, "I'm going fishing," as if to say, "What else is there to do?" Things are falling apart and the call they received seems to have dissolved. While the disciples may have abandoned their call, it is encouraging to note that Jesus has not abandoned them. As in the beginning of the Gospel, when he first called them, and after his resurrection, when he goes to them in the locked room, once again Jesus finds them and calls them to their mission. And note where he finds them (and us) – in the midst of their everyday working lives. They are at their old work and he goes there to meet them.

Once again, the disciples are eating with Jesus and one another. Something happens at meals – not the rushed meals we often experience, but meals we spend time preparing. The preacher might develop this meal-dynamic some more, for it will lead to the Gospel meal Jesus has with his disciples in the story and to the Eucharist we are celebrating. For example, when meals are planned and have special guests: bonds are deepened among the participants; stories are told that link common identity and friendship. And more: old tensions might dissolve, or get put aside. After such a meal, we linger and then can leave refreshed to go about the tasks and struggles of our lives. What a shame that shared meals are less frequent in our rushed society and families!

So, the meal with Jesus has these just mentioned elements about it. The disciples had gone back to old patterns and need renewal in their identity as witnesses to the life, death and resurrection of Jesus. Like them we need to be strengthened in our resolve to love and to bear up under the persecution that comes because we follow Jesus' call to love and service. The Eucharistic table is the place we get help and a renewal of our resolve to carry the cross, and follow Christ.

This meal with Christ is another reminder that the Eucharist is not just a harkening back to some past event. Each time we gather for Eucharist, Jesus is inviting us, as he did his disciples, "Come and eat." We who return to old patterns, need the constant invitation and renewal the Eucharist offers. At the eucharistic meal we are also confronted with the question Jesus asks Peter, "Do you love me?" To the table we bring our failures of the love and service Jesus asks of us. Notice how Peter replays his threefold denial by a threefold profession of love for Christ. A forgiveness is happening here for Peter and for us, our denials are put aside and a chance is given again to respond to Christ's invitation to follow him.

For John, faith is a personal relationship with Christ. This faith is expressed not only in words, but in obedience. So, if Peter is to be obedient to Christ he must care for others. The care Peter gives to Jesus' "sheep" will result in his martyrdom, for he and we, will run counter to ways of our world. Who are those that Jesus is inviting us to care for now? How have we failed to do that? This meal will help us hear again our call to be disciples of Christ and will empower us to respond to what we are hearing.

Remember in John 10 how Jesus contrasted the true shepherd from the "hired hand"? Well, Peter has been "the hired hand," who fled the scene when danger approached. He abandoned Jesus. Now in his threefold affirmation of love for Christ, Jesus announces that Peter is to be a true shepherd who will feed Jesus’ flock. It is clear that love for Christ is reflected in how much we care and are willing to sacrifice for others. Sacrifice for others will be the cross we take up each day to follow Christ, the one true shepherd.

The cross awaits Peter, for that has been the traditional way the community has interpreted what Jesus says to Peter:"I say to you, when you were younger, you used to dress yourself and go where you wanted; but when you grow old, you will stretch out your hands, and someone else will dress you and lead you where you do not want to go".

Suffering comes as we respond to Jesus' commandment, "Feed my sheep." This cross is not the cross of involuntary suffering that we have when we get sick, or lose a job; but the suffering we take on because we choose Christ's way. "Love others as I have loved you" (John 13:34).

We have 50 days during this Easter season, 10 more than Lent’s 40. We need the extra time to try to grasp the grace of these days in which the Risen One among us is revealing himself. Here at our tables, in church and also at home, we need to take the time to pause, look around and really "see’ who feeds us and how many ways we are being fed. "Come and eat," is his constant, daily invitation. Even when we go back to our work-a-day worlds, Christ is there offering us nourishment and then inviting us to feed his sheep. This is both strength and challenge. It is at this "daybreak" meal that we receive from the Lord the food that satisfies our hungers and, at the same time, urges us, with Peter, "Feed my sheep."