Theo Vatican News, trong khi Thượng hội đồng giám mục về vùng Amazon tiếp tục thảo luận về bản thảo tài liệu cuối cùng, bốn tham dự viên Thượng Hội Đồng chia sẻ tầm nhìn và kinh nghiệm của họ trong cuộc họp báo tại Văn phòng báo chí Tòa Thánh vào chiều thứ Ba, 22 tháng 10.
Thứ Ba cũng là ngày cuối cùng cho các cuộc thảo luận trong các nhóm làm việc nhỏ. Thư ký của Ủy ban Thông tin Thượng hội đồng, Cha Giacomo Costa, Dòng Tên, cho biết các tham dự viên vẫn “đang lắng nghe và đóng góp”. Các kết quả sẽ được trao cho những vị chịu trách nhiệm soạn thảo tài liệu cuối cùng và Thượng hội đồng sẽ bỏ phiếu vào thứ Bảy.
Bà Judite da Rocha
Bà Judite da Rocha là người đầu tiên trình bày. Bà là Điều hiệp viên Quốc gia của Phong trào Nạn nhân bị ảnh hưởng bởi các con đập ở Ba Tây. Bà nhấn mạnh các mối đe dọa từ các nhà máy thủy điện gây ra cho ngư dân và người dân sống dọc theo các con sông.
Bà da Rocha đã đưa ra những thí dụ về các gia đình bị mất nhà cửa, các cộng đồng phải di dời, các truyền thống và văn hóa bị phá hủy. Bà nói về hậu quả đối với phụ nữ dưới hình thức bạo lực gia đình và quấy rối tình dục. Bà nói, chúng ta cần khai triển những cách khác để sản xuất năng lượng và điện lực.
Đức Tổng Giám Mục Héctor Miguel Cabrejos Vidarte, O.F.M.
Đức Tổng Giám Mục Héctor Miguel Cabrejos Vidarte, O.F.M., của Trujillo, là Chủ tịch Hội đồng Giám mục Peru và CELAM, Liên Hội đồng Giám mục Châu Mỹ Latinh. Ngài nói với các nhà báo, Thượng hội đồng đang thu hút sự chú ý tới cả Thiên nhiên và Nhân loại.
Đức Tổng Giám Mục nói, thiên nhiên là đa dạng sinh học và sinh thái, và không phải ngẫu nhiên mà Thượng hội đồng đã được dâng hiến cho Thánh Phanxicô Assisi, người đã bày tỏ tình yêu của mình đối với thiên nhiên một cách rất hùng hồn. Đức Tổng Giám Mục nói, con người phải quay trở lại để tận hưởng mối liên hệ tôn kính với thiên nhiên: tôn trọng đối với trái đất “dẫn đến sự kết hợp với Thiên Chúa”.
Theo Đức Tổng Giám Mục Cabrejos Vidarte, chúng ta “cần đào sâu hơn và táo bạo hơn nữa” khi nói đến các chủ đề hiện sinh và tính trung tâm của nhân vị. Bằng cách nhấn mạnh tầm quan trọng của “các mối tương quan liên văn hóa”, ngài khẳng định rằng các vấn đề ảnh hưởng đến chín quốc gia của Amazon “đã vượt ra ngoài các biên giới quốc gia”.
Đức Giám Mục Karel Martinus Choennie
Đức Giám Mục Karel Martinus Choennie của Paramaribo, thủ đô của Suriname, sau đó đã trình bầy chứng từ của mình. Ngài nói, 92% đất nước của ngài vẫn là rừng xanh, nhưng “nếu việc làm nóng hoàn cầu cứ tiếp tục” thì nó sẽ gây ra thảm họa cho Amazon. Đức Cha Choennie cho biết, “sự thay đổi khí hậu ảnh hưởng đến tất cả chúng ta”, và ngài đưa ra thí dụ về “tỷ lệ bão cao ở vùng biển Caribê”.
Ngài cảnh cáo, “Châu Âu, Châu Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản phải thay đổi lối sống”, nếu không thì “chúng ta đang trên đường tự hủy”. Một vị giám mục nói, chúng ta cần một nền kinh tế mới của “tình liên đới”, bởi vì nền kinh tế hiện tại đang “sát hại và bất công với thế hệ tiếp theo”. Ngài tố cáo điều ngài gọi là thiếu sáng tạo và “đình trệ chính trị”, và kết luận bằng cách thúc giục những người có quyền lực tìm ra “các giải pháp thực sự”.
Đức Hồng Y Fridolin Ambongo Besungu, O.F.M. Cap.
Đức Hồng Y Fridolin Ambongo Besungu, O.F.M. Cap., là Tổng Giám mục Kinshasa tại Cộng hòa Dân chủ Congo. Ngài đang có mặt tại Thượng Hội Đồng về vùng Amazon đại diện cho châu Phi và đặc biệt cho lưu vực Congo. Đức Hồng Y mô tả các điểm tương tự giữa Vùng Amazon và Lưu vực Congo, cho rằng cả hai “đều bị đe dọa bởi việc bóc lột vô trách nhiệm” và người dân ở cả hai khu vực có nguy cơ bị tiêu diệt”.
Các từ khóa trong bài thuyết trình của ngài là “đồng trách nhiệm” và “ trách nhiệm giải trình”. Ngài cũng kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới có trách nhiệm nhiều hơn. Đức Hồng Y Besungu nói, trong khi Thượng hội đồng “đang mang lại hy vọng cho nhân loại”, thì với tư cách một Giáo hội, “chúng ta phải dám làm”.
Câu hỏi về việc kết mạng
Các nhà báo có mặt tại Văn phòng Báo chí Tòa Thánh đã đặt các câu hỏi liên quan đến các hình thức kết mạng khác nhau, cả trong lẫn ngoài Giáo hội.
Đức Hồng Y Besungu đã mô tả các nỗ lực phối hợp cho Lưu vực Congo, và mở rộng chúng ra toàn bộ khu vực rừng Xích đạo, theo nghĩa đen là “vượt ra ngoài các biên giới”.
Đức Tổng Giám Mục Cabrejos Vidarte đã nói về việc mong chờ “những gì xảy ra tiếp theo” và quyết định phải áp dụng ra sao kết luận của Thượng hội đồng này. Ngài bày tỏ mong muốn tạo ra “một mạng lưới sống động và tích cực” dưới hình thức một “cơ quan giáo hội” có thể hợp nhất mọi nước trong Vùng Amazon.
Bà da Rocha đã mô tả các hậu quả của các công ty đa quốc gia đang khai thác các tài nguyên thiên nhiên: các vấn đề về sức khỏe tâm thần, trầm cảm, thậm chí tự tử. Bà nói, người ta được cho hay “rời cư hay là chết”, và tác động văn hóa xã hội đang gây ra đau đớn và đau khổ.
Câu hỏi về tiếng nói tiên tri
Khi được hỏi làm thế nào Giáo hội có thể nói bằng “tiếng nói tiên tri” nhiều hơn nữa, Đức Cha Choennie cho rằng giáo dục là câu trả lời. Ngài nói rằng “hiện chưa có ý thức về tính cấp bách của vấn đề” và người ta không sẵn lòng hy sinh lối sống của mình.
Đức Giám Mục nói rằng có một “mâu thuẫn” giữa việc muốn cứu rừng, và việc không muốn thay đổi lối sống của chúng ta, kể cả ăn ít thịt đi.
Đức Tổng Giám Mục Cabrejos Vidarte nhấn mạnh sự cần thiết phải tập chú vào việc cam kết “ chăm sóc cho ngôi nhà chung của chúng ta”. Ngài nhắc lại “có một mối tương quan qua lại giữa Amazon và thay đổi khí hậu”, và cho biết điều này sẽ được thảo luận tại COP 25, Hội nghị Thay đổi Khí hậu của Liên Hiệp Quốc, dự kiến diễn ra vào tháng 12 ở Chile.
Câu hỏi về các sáng kiến
Về các đề nghị và sáng kiến, bà Judite da Rocha nhắc nhớ người dân bản địa của Amazon có một “lịch sử sinh tồn và đối kháng” ra sao. Bà nói, các chính phủ, Giáo hội và xã hội phải làm việc với nhau, ghi nhớ “những gì đang làm được và những gì đang hiện hữu”.
Về phương diện này, Đức Hồng Y Besungu đã chia sẻ kinh nghiệm của ngài tại Cộng Hoà Dân chủ Congo. Ngài nói, việc làm của Giáo hội với các tổ chức phi chính phủ và việc cổ vũ các hoạt động hỗ trợ đã dẫn đến sự chấp thuận của một đạo luật tại Hoa Kỳ dưới thời Chính quyền Obama, liên quan đến việc khai thác các mỏ ở Congo. Tuy nhiên, các quyền lợi của các tập đoàn lớn khiến việc áp dụng các quyết định pháp lý trở nên khó khăn.
Đức Hồng Y nói, đó là lý do tại sao chúng ta cần “một phương thức hoàn cầu”, và chứng tỏ cùng chịu trách nhiệm nhiều hơn.
Thứ Ba cũng là ngày cuối cùng cho các cuộc thảo luận trong các nhóm làm việc nhỏ. Thư ký của Ủy ban Thông tin Thượng hội đồng, Cha Giacomo Costa, Dòng Tên, cho biết các tham dự viên vẫn “đang lắng nghe và đóng góp”. Các kết quả sẽ được trao cho những vị chịu trách nhiệm soạn thảo tài liệu cuối cùng và Thượng hội đồng sẽ bỏ phiếu vào thứ Bảy.
Bà Judite da Rocha
Bà Judite da Rocha là người đầu tiên trình bày. Bà là Điều hiệp viên Quốc gia của Phong trào Nạn nhân bị ảnh hưởng bởi các con đập ở Ba Tây. Bà nhấn mạnh các mối đe dọa từ các nhà máy thủy điện gây ra cho ngư dân và người dân sống dọc theo các con sông.
Bà da Rocha đã đưa ra những thí dụ về các gia đình bị mất nhà cửa, các cộng đồng phải di dời, các truyền thống và văn hóa bị phá hủy. Bà nói về hậu quả đối với phụ nữ dưới hình thức bạo lực gia đình và quấy rối tình dục. Bà nói, chúng ta cần khai triển những cách khác để sản xuất năng lượng và điện lực.
Đức Tổng Giám Mục Héctor Miguel Cabrejos Vidarte, O.F.M.
Đức Tổng Giám Mục Héctor Miguel Cabrejos Vidarte, O.F.M., của Trujillo, là Chủ tịch Hội đồng Giám mục Peru và CELAM, Liên Hội đồng Giám mục Châu Mỹ Latinh. Ngài nói với các nhà báo, Thượng hội đồng đang thu hút sự chú ý tới cả Thiên nhiên và Nhân loại.
Đức Tổng Giám Mục nói, thiên nhiên là đa dạng sinh học và sinh thái, và không phải ngẫu nhiên mà Thượng hội đồng đã được dâng hiến cho Thánh Phanxicô Assisi, người đã bày tỏ tình yêu của mình đối với thiên nhiên một cách rất hùng hồn. Đức Tổng Giám Mục nói, con người phải quay trở lại để tận hưởng mối liên hệ tôn kính với thiên nhiên: tôn trọng đối với trái đất “dẫn đến sự kết hợp với Thiên Chúa”.
Theo Đức Tổng Giám Mục Cabrejos Vidarte, chúng ta “cần đào sâu hơn và táo bạo hơn nữa” khi nói đến các chủ đề hiện sinh và tính trung tâm của nhân vị. Bằng cách nhấn mạnh tầm quan trọng của “các mối tương quan liên văn hóa”, ngài khẳng định rằng các vấn đề ảnh hưởng đến chín quốc gia của Amazon “đã vượt ra ngoài các biên giới quốc gia”.
Đức Giám Mục Karel Martinus Choennie
Đức Giám Mục Karel Martinus Choennie của Paramaribo, thủ đô của Suriname, sau đó đã trình bầy chứng từ của mình. Ngài nói, 92% đất nước của ngài vẫn là rừng xanh, nhưng “nếu việc làm nóng hoàn cầu cứ tiếp tục” thì nó sẽ gây ra thảm họa cho Amazon. Đức Cha Choennie cho biết, “sự thay đổi khí hậu ảnh hưởng đến tất cả chúng ta”, và ngài đưa ra thí dụ về “tỷ lệ bão cao ở vùng biển Caribê”.
Ngài cảnh cáo, “Châu Âu, Châu Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản phải thay đổi lối sống”, nếu không thì “chúng ta đang trên đường tự hủy”. Một vị giám mục nói, chúng ta cần một nền kinh tế mới của “tình liên đới”, bởi vì nền kinh tế hiện tại đang “sát hại và bất công với thế hệ tiếp theo”. Ngài tố cáo điều ngài gọi là thiếu sáng tạo và “đình trệ chính trị”, và kết luận bằng cách thúc giục những người có quyền lực tìm ra “các giải pháp thực sự”.
Đức Hồng Y Fridolin Ambongo Besungu, O.F.M. Cap.
Đức Hồng Y Fridolin Ambongo Besungu, O.F.M. Cap., là Tổng Giám mục Kinshasa tại Cộng hòa Dân chủ Congo. Ngài đang có mặt tại Thượng Hội Đồng về vùng Amazon đại diện cho châu Phi và đặc biệt cho lưu vực Congo. Đức Hồng Y mô tả các điểm tương tự giữa Vùng Amazon và Lưu vực Congo, cho rằng cả hai “đều bị đe dọa bởi việc bóc lột vô trách nhiệm” và người dân ở cả hai khu vực có nguy cơ bị tiêu diệt”.
Các từ khóa trong bài thuyết trình của ngài là “đồng trách nhiệm” và “ trách nhiệm giải trình”. Ngài cũng kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới có trách nhiệm nhiều hơn. Đức Hồng Y Besungu nói, trong khi Thượng hội đồng “đang mang lại hy vọng cho nhân loại”, thì với tư cách một Giáo hội, “chúng ta phải dám làm”.
Câu hỏi về việc kết mạng
Các nhà báo có mặt tại Văn phòng Báo chí Tòa Thánh đã đặt các câu hỏi liên quan đến các hình thức kết mạng khác nhau, cả trong lẫn ngoài Giáo hội.
Đức Hồng Y Besungu đã mô tả các nỗ lực phối hợp cho Lưu vực Congo, và mở rộng chúng ra toàn bộ khu vực rừng Xích đạo, theo nghĩa đen là “vượt ra ngoài các biên giới”.
Đức Tổng Giám Mục Cabrejos Vidarte đã nói về việc mong chờ “những gì xảy ra tiếp theo” và quyết định phải áp dụng ra sao kết luận của Thượng hội đồng này. Ngài bày tỏ mong muốn tạo ra “một mạng lưới sống động và tích cực” dưới hình thức một “cơ quan giáo hội” có thể hợp nhất mọi nước trong Vùng Amazon.
Bà da Rocha đã mô tả các hậu quả của các công ty đa quốc gia đang khai thác các tài nguyên thiên nhiên: các vấn đề về sức khỏe tâm thần, trầm cảm, thậm chí tự tử. Bà nói, người ta được cho hay “rời cư hay là chết”, và tác động văn hóa xã hội đang gây ra đau đớn và đau khổ.
Câu hỏi về tiếng nói tiên tri
Khi được hỏi làm thế nào Giáo hội có thể nói bằng “tiếng nói tiên tri” nhiều hơn nữa, Đức Cha Choennie cho rằng giáo dục là câu trả lời. Ngài nói rằng “hiện chưa có ý thức về tính cấp bách của vấn đề” và người ta không sẵn lòng hy sinh lối sống của mình.
Đức Giám Mục nói rằng có một “mâu thuẫn” giữa việc muốn cứu rừng, và việc không muốn thay đổi lối sống của chúng ta, kể cả ăn ít thịt đi.
Đức Tổng Giám Mục Cabrejos Vidarte nhấn mạnh sự cần thiết phải tập chú vào việc cam kết “ chăm sóc cho ngôi nhà chung của chúng ta”. Ngài nhắc lại “có một mối tương quan qua lại giữa Amazon và thay đổi khí hậu”, và cho biết điều này sẽ được thảo luận tại COP 25, Hội nghị Thay đổi Khí hậu của Liên Hiệp Quốc, dự kiến diễn ra vào tháng 12 ở Chile.
Câu hỏi về các sáng kiến
Về các đề nghị và sáng kiến, bà Judite da Rocha nhắc nhớ người dân bản địa của Amazon có một “lịch sử sinh tồn và đối kháng” ra sao. Bà nói, các chính phủ, Giáo hội và xã hội phải làm việc với nhau, ghi nhớ “những gì đang làm được và những gì đang hiện hữu”.
Về phương diện này, Đức Hồng Y Besungu đã chia sẻ kinh nghiệm của ngài tại Cộng Hoà Dân chủ Congo. Ngài nói, việc làm của Giáo hội với các tổ chức phi chính phủ và việc cổ vũ các hoạt động hỗ trợ đã dẫn đến sự chấp thuận của một đạo luật tại Hoa Kỳ dưới thời Chính quyền Obama, liên quan đến việc khai thác các mỏ ở Congo. Tuy nhiên, các quyền lợi của các tập đoàn lớn khiến việc áp dụng các quyết định pháp lý trở nên khó khăn.
Đức Hồng Y nói, đó là lý do tại sao chúng ta cần “một phương thức hoàn cầu”, và chứng tỏ cùng chịu trách nhiệm nhiều hơn.