LONDON, Anh Quốc – Nhiều người Việt Nam đang cư trú bất hợp pháp ở Anh cũng đang lo ngại người thân nằm trong số 39 thi thể trên xe vận tải.
Theo Reuters, một linh mục người Việt ở London hôm Thứ Ba, 29 Tháng Mười, cho biết có sáu gia đình ở Việt Nam liên lạc với ngài vì lo ngại người thân nằm trong số 39 thi thể trên xe vận tải ở Anh Quốc.
Linh mục gốc Việt ở Anh kêu gọi cộng đồng người Việt cung cấp thông tin về các nạn nhân.
Cha Simon Nguyễn cho hay, những gia đình này nói rằng họ biết người thân đang đi Anh lúc chiếc xe vận tải đang trên đường đến đây, nhưng không thể liên lạc được với người thân mấy ngày qua.
“Họ không có thông tin gì kể từ khi có tin tức về những người chết trên xe vận tải. Thông thường, nếu đi trót lọt, mỗi lúc, mỗi điểm, những người này đều báo cho gia đình ở Việt Nam biết để gia đình có thể yên tâm là họ vẫn bình an. Nhưng mấy ngày qua, kể từ khi xảy ra vụ việc, gia đình không nghe tin gì cả. Do đó, họ nghi ngờ là người thân nằm trong số các nạn nhân,” ngài nói.
Hôm Thứ Hai, 28 Tháng Mười, Cha Simon Nguyễn gặp gỡ cảnh sát Anh để chia sẻ thông tin về người thân mà những gia đình ở Việt Nam cung cấp cho ngài để giúp nhận dạng nạn nhân.
Cha kêu gọi cộng đồng người Việt ở Anh, nhất là những người ở chui, mạnh dạn ra báo tin cho cảnh sát. Những người này có lẽ cũng đang lo ngại người thân mình nằm trong số 39 nạn nhân, nhưng họ không dám xuất hiện vì sợ bị bắt.
Cô Phạm Thị Trà My, 26 tuổi, ở Hà Tĩnh, được cho là nằm trong số 39 người chết trong chiếc xe vận tải ở Anh hôm 23 Tháng Mười, được gia đình và bà con hàng xóm lập bàn thờ cầu nguyện tại nhà.
Trước đó, hôm Thứ Bảy, cảnh sát Anh nói họ muốn cộng đồng người Việt ở Anh cũng như hải ngoại giúp nhận dạng nạn nhân.
“Quý vị cứ ra báo tin đi, quý vị được bảo vệ. Những người ở đây tôi có thể tin được. Khi cảnh sát nói vậy, họ sẽ giữ lời,” Cha Simon khuyên.
Cha Simon Nguyễn cũng kêu gọi người dân ở những vùng nông thôn của Việt Nam không nên liều mạng thực hiện những chuyến đi nguy hiểm như vậy để đến Châu Âu với hy vọng đổi đời.
“Rất nhiều người đến đây bằng xe vận tải. Lúc nào tôi cũng nói với mọi người rằng rủi ro lắm, nguy hiểm lắm. Do đó, phải suy nghĩ kỹ mới quyết định. Mỗi lần có dịp về Việt Nam giảng đạo, tôi cũng khuyên mọi người là không nên đi như vậy vì dù có nghèo, cuộc sống ở đó có khó khăn, nhưng còn đỡ hơn là bỏ mạng,” Reuters trích lời Cha Simon Nguyễn.
Ba mươi chín thi thể, gồm 31 nam và 8 nữ, được tìm thấy vào nửa đêm ngày 23 Tháng Mười sau khi chiếc xe vận tải từ Zeebrugge ở Bỉ đến thị trấn Grays của Anh.
Các nạn nhân vẫn chưa được nhận dạng, nhưng Việt Nam nói họ đang cố gắng giúp đẩy nhanh công việc này. Việt Nam đang lo ngại hầu hết các nạn nhân là người Việt.
Tại sao ngày càng nhiều người Việt Nam liều mạng thực hiện những chuyến đi như vậy?
Theo ông Nguyễn Giang, trưởng ban Việt Ngữ đài BBC, “Nền kinh tế Việt Nam đang lên nhưng không phải ai cũng được hưởng lợi. Và Việt Nam có số lao động dư thừa khổng lồ.”
Còn theo Liên Hiệp Quốc, mặc dù Việt Nam cũng thành công đáng kể trong việc giảm tỷ lệ đói nghèo, nhưng mức giảm này không đồng đều ở các nhóm dân số và vùng miền khác nhau.
Bà Mimi Vũ, chuyên gia chống buôn người ở Sài Gòn, cho biết “Hầu hết người Việt Nam di cư sang Châu Âu và Anh Quốc là người ở một vài tỉnh của Việt Nam mà thôi.”
Ở những tỉnh này, mấy chục năm nay, có phong trào đi nước ngoài, cả hợp pháp lẫn bất hợp pháp, để kiếm việc làm rồi gửi tiền về nhà.
Trong 10 năm qua, làn sóng di cư từ Việt Nam sang Anh bắt nguồn từ thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh ở miền Bắc, nhưng gần đây, số người di cư từ ba tỉnh nghèo miền Trung là Nghệ An, Quảng Bình, Hà Tĩnh ngày càng tăng.
Theo các chuyên gia, hiện nay, các tổ chức buôn người ở Việt Nam đưa khoảng 18,000 người sang Châu Âu một năm, nhưng chỉ chưa đầy 1,000 người sang Mỹ.
Tại sao nhiều người di cư chọn Anh Quốc?
BBC cho hay, với người di cư Việt Nam, Anh Quốc có lẽ là điểm đến hàng đầu ở Châu Âu, theo Tiến Sĩ Tamsin Barber của Đại Học Oxford-Brookes, chuyên nghiên cứu về di cư và người Anh gốc Việt.
Tiến Sĩ Barber cho hay họ biết rằng nếu đến Anh trót lọt, sẽ rất dễ tìm được việc làm và kiếm nhiều tiền gửi về cho gia đình ở Việt Nam.
Hơn nữa, ở Anh cũng đã có một mạng lưới người Việt chuyên giúp người mới đến tìm chỗ ở và việc làm, vì đang có nhu cầu rất cao lao động tay nghề thấp cho các nhà hàng, tiệm nail của người Việt cũng như các nông trại trồng cần sa lậu.
Qua những cuộc phỏng vấn với người Việt hồi hương từ Anh Quốc, phần lớn đến Anh là làm những việc tay chân như làm nông nghiệp và đánh cá, nhưng cũng có người làm việc thời vụ, “thợ đụng” (tức đụng gì làm đó), hoặc mở tiệm buôn bán nhỏ. Có người cũng thất nghiệp.
Nhưng Tiến Sĩ Barber nhấn mạnh: “Hiện tại, không có con đường hợp pháp nào cho người di cư Việt Nam tay nghề thấp đến làm việc ở Anh. Do đó, muốn đến Anh thì chỉ có qua những con đường vòng và nguy hiểm.”
(Nguồn: Reuter và Người Việt)
Linh Mục Simon Nguyễn. (Hình: Reuters) |
Linh mục gốc Việt ở Anh kêu gọi cộng đồng người Việt cung cấp thông tin về các nạn nhân.
Cha Simon Nguyễn cho hay, những gia đình này nói rằng họ biết người thân đang đi Anh lúc chiếc xe vận tải đang trên đường đến đây, nhưng không thể liên lạc được với người thân mấy ngày qua.
“Họ không có thông tin gì kể từ khi có tin tức về những người chết trên xe vận tải. Thông thường, nếu đi trót lọt, mỗi lúc, mỗi điểm, những người này đều báo cho gia đình ở Việt Nam biết để gia đình có thể yên tâm là họ vẫn bình an. Nhưng mấy ngày qua, kể từ khi xảy ra vụ việc, gia đình không nghe tin gì cả. Do đó, họ nghi ngờ là người thân nằm trong số các nạn nhân,” ngài nói.
Hôm Thứ Hai, 28 Tháng Mười, Cha Simon Nguyễn gặp gỡ cảnh sát Anh để chia sẻ thông tin về người thân mà những gia đình ở Việt Nam cung cấp cho ngài để giúp nhận dạng nạn nhân.
Cha kêu gọi cộng đồng người Việt ở Anh, nhất là những người ở chui, mạnh dạn ra báo tin cho cảnh sát. Những người này có lẽ cũng đang lo ngại người thân mình nằm trong số 39 nạn nhân, nhưng họ không dám xuất hiện vì sợ bị bắt.
Gia đình Cô Trà My cầu nguyện ((Hình: Linh Phạm/Getty Images) |
Trước đó, hôm Thứ Bảy, cảnh sát Anh nói họ muốn cộng đồng người Việt ở Anh cũng như hải ngoại giúp nhận dạng nạn nhân.
“Quý vị cứ ra báo tin đi, quý vị được bảo vệ. Những người ở đây tôi có thể tin được. Khi cảnh sát nói vậy, họ sẽ giữ lời,” Cha Simon khuyên.
Cha Simon Nguyễn cũng kêu gọi người dân ở những vùng nông thôn của Việt Nam không nên liều mạng thực hiện những chuyến đi nguy hiểm như vậy để đến Châu Âu với hy vọng đổi đời.
“Rất nhiều người đến đây bằng xe vận tải. Lúc nào tôi cũng nói với mọi người rằng rủi ro lắm, nguy hiểm lắm. Do đó, phải suy nghĩ kỹ mới quyết định. Mỗi lần có dịp về Việt Nam giảng đạo, tôi cũng khuyên mọi người là không nên đi như vậy vì dù có nghèo, cuộc sống ở đó có khó khăn, nhưng còn đỡ hơn là bỏ mạng,” Reuters trích lời Cha Simon Nguyễn.
Ba mươi chín thi thể, gồm 31 nam và 8 nữ, được tìm thấy vào nửa đêm ngày 23 Tháng Mười sau khi chiếc xe vận tải từ Zeebrugge ở Bỉ đến thị trấn Grays của Anh.
Các nạn nhân vẫn chưa được nhận dạng, nhưng Việt Nam nói họ đang cố gắng giúp đẩy nhanh công việc này. Việt Nam đang lo ngại hầu hết các nạn nhân là người Việt.
Tại sao ngày càng nhiều người Việt Nam liều mạng thực hiện những chuyến đi như vậy?
Theo ông Nguyễn Giang, trưởng ban Việt Ngữ đài BBC, “Nền kinh tế Việt Nam đang lên nhưng không phải ai cũng được hưởng lợi. Và Việt Nam có số lao động dư thừa khổng lồ.”
Còn theo Liên Hiệp Quốc, mặc dù Việt Nam cũng thành công đáng kể trong việc giảm tỷ lệ đói nghèo, nhưng mức giảm này không đồng đều ở các nhóm dân số và vùng miền khác nhau.
Cha Simon Nguyễn cầu nguyện cho các nạn nhân. (Hình: Reuters) |
Ở những tỉnh này, mấy chục năm nay, có phong trào đi nước ngoài, cả hợp pháp lẫn bất hợp pháp, để kiếm việc làm rồi gửi tiền về nhà.
Trong 10 năm qua, làn sóng di cư từ Việt Nam sang Anh bắt nguồn từ thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh ở miền Bắc, nhưng gần đây, số người di cư từ ba tỉnh nghèo miền Trung là Nghệ An, Quảng Bình, Hà Tĩnh ngày càng tăng.
Theo các chuyên gia, hiện nay, các tổ chức buôn người ở Việt Nam đưa khoảng 18,000 người sang Châu Âu một năm, nhưng chỉ chưa đầy 1,000 người sang Mỹ.
Tại sao nhiều người di cư chọn Anh Quốc?
BBC cho hay, với người di cư Việt Nam, Anh Quốc có lẽ là điểm đến hàng đầu ở Châu Âu, theo Tiến Sĩ Tamsin Barber của Đại Học Oxford-Brookes, chuyên nghiên cứu về di cư và người Anh gốc Việt.
Tiến Sĩ Barber cho hay họ biết rằng nếu đến Anh trót lọt, sẽ rất dễ tìm được việc làm và kiếm nhiều tiền gửi về cho gia đình ở Việt Nam.
Hơn nữa, ở Anh cũng đã có một mạng lưới người Việt chuyên giúp người mới đến tìm chỗ ở và việc làm, vì đang có nhu cầu rất cao lao động tay nghề thấp cho các nhà hàng, tiệm nail của người Việt cũng như các nông trại trồng cần sa lậu.
Qua những cuộc phỏng vấn với người Việt hồi hương từ Anh Quốc, phần lớn đến Anh là làm những việc tay chân như làm nông nghiệp và đánh cá, nhưng cũng có người làm việc thời vụ, “thợ đụng” (tức đụng gì làm đó), hoặc mở tiệm buôn bán nhỏ. Có người cũng thất nghiệp.
Nhưng Tiến Sĩ Barber nhấn mạnh: “Hiện tại, không có con đường hợp pháp nào cho người di cư Việt Nam tay nghề thấp đến làm việc ở Anh. Do đó, muốn đến Anh thì chỉ có qua những con đường vòng và nguy hiểm.”
(Nguồn: Reuter và Người Việt)