Mỗi năm khi mừng lễ Chúa Nhật Chúa Chiên Lành, chúng ta hầu như ai cũng nghĩ ngay đến hình ảnh Chúa Giesu nét mặt nhân từ, một tay âu yếm bồng ẵm con chiên lạc, tay kia chống gậy mục tử hiên ngang đối diện với sói dữ. Đó là hình ảnh quen thuộc giúp chúng ta mường tường ta chân dung của vị Mục Tử Nhân Lành Giêsu. Người mục tử sẵn sàng bỏ 99 con chiên trong đàn để tìm kiếm cho được một con chiên đi lạc (x. Lc 15, 4-6). Người mục tử yêu quý đàn chiên đến độ sẵn sàng thí mạng để bảo vệ cho chúng (x. Ga 10, 11). Kể từ khi Đức Jorge Bergoglio trở thành Giám Mục Rôma, kế vị Tông tòa Thánh Phêrô, thế giới như bắt gặp một hình ảnh khác khắc họa phẩm tính cao đẹp của vị Mục Tử Tối Cao Giêsu: Mục tử mang lấy mùi chiên. Đó cũng là ý cầu nguyện mà Giáo Hội đồng thanh dâng lên Thiên Chúa trong này thế giới cầu cho ơn thiên triệu.
Trước hết là sự chú ý của dư luận đối với cây thánh giá giám mục của đức Phanxicô. Khác với các thánh giá của những vị tiền nhiệm và của các giám mục khác trên thế giới, cây thánh giá nhỏ bằng thép mạ bạc của Đức Thánh Cha Phanxicô khắc hình người mục tử ốm yếu gày gò vác trên vai con chiên, phía sau là những con chiên khác, tất cả đều quy hướng về mục tử của chúng, phía bên trên có hình chim bồ câu tượng trưng cho Chúa Thánh Thần đang ngự xuống trên mục tử và đoàn chiên. Quyết định tiếp tục mang cây thánh giá đơn giản này trên ngực, cây thánh giá mà Đức Thánh Cha đã gắn bó từ lúc ngài mới được tấn phong giám mục, cho thấy ngài muốn tiếp tục đường lối thi hành tác vụ mục tử như thời còn ở quê hương Á Căn Đình của ngài: Chăn dắt đoàn chiên trong khiêm tốn và bằng tình thương. Điều này như càng sáng tỏ hơn khi Đức Thánh Cha kêu gọi các linh mục hãy trở nên các mục tử mang lấy mùi chiên. Rất nhiều người đã không ngần ngại cho rằng đây là một trong những phát biểu giàu ý nghĩa nhất của Đức Phanxicô. Thực ra Đức Phanxicô chỉ nhắc lại chân lý Tin Mừng liên quan đến vị Mục Tử nhân lành là Đức Giêsu Kitô. Giữa người mục tử nhân lành và chiên của ngài, luôn là sự gần gũi thân tình. “Tôi chính là Mục Tử nhân lành, tôi biết chiên của tôi và chiên của tôi biết tôi. Chiên của tôi nghe tiếng tôi. Tôi biết chúng và chúng theo tôi. Và tôi hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên” (x. Ga 10, 11-15).
Từ xưa, các nghệ sĩ cổ đại cũng đã nắm bắt được chân lý này nên dùng các tác phẩm nghệ thuật để nói lên chân lý đó. Ví như tác giả bức tượng “Mục tử” bằng đá cẩm thạch trắng có niên đại thế kỷ thứ III đang được trưng bày tại Viện Bảo Tàng Vaticanô đã diễn tả sự gần gũi đến mức hòa đồng giữa mục đồng và con chiên. Các nhà nghiên cứu mỹ thuật phát hiện ra điểm đặc biệt nơi mái tóc của cậu bé mục đồng và bộ lông của chú cừu con mà cậu đang vác trên vai. Mái tóc của chủ và và bộ long của vật gần như hòa quyện nên một. Không có sự khác biệt nào về đường nét mỹ thuật. Dụng ý này của tác giả dĩ nhiên không phải để tả thực nhưng là để diễn nghĩa. Trên thực tế, làm gì có ai sở hữu mái tóc giống y trang một bộ lông cừu? Do đó, nét tương đồng vừa được nói đến chính là nghệ thuật tượng hình cho một người mục tử chân chính: gắn bó, gần gũi, yêu thương và hóa mình nên con chiên. “Đây Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa bỏ tội trần gian” (Ga 1, 29).
Hôm nay, nhân ngày Chúa Nhật Chúa Chiên Lành, ngày cầu cho ơn thiên triệu, chúng ta không chỉ cầu nguyện để xin Chúa ban thêm nhiều mục tử đến chăm sóc đoàn chiên của Chúa. Nhưng trên hết chúng ta cầu nguyện để các mục tử ngày càng trở nên giống Chúa hơn: Mục tử không ngại dấn thân, không ngại mang lấy mùi chiên. Mục tử nhân lành luôn ở gần chiên để biết chiên đang cần gì. Mục tử nhân lành thậm chí hóa mình thành chiên để dễ dàng cảm thông và chia sẻ ưu tư của con chiên. Chúng ta cũng cầu nguyện để các bạn trẻ can đảm đáp lại lời mời gọi “Hãy theo thầy” của Chúa (x. Mt 4, 19). Với tâm tình đó, chúng ta cùng đọc lại thông điệp ngày cầu cho ơn thiên triệu của Đức Thánh Cha Phanxicô năm 2019 để nhận ra chính mình cũng đã nhiều lần nhiều cách thoái thác trước ơn Chúa kêu mời và lắng nghe bài hát “Đến Để Phục Vụ” như một mời nhắc nhở dành cho những môn đệ đang bước theo Thầy Giêsu vị Mục Tử Nhân Lành không được quên đi lý tưởng hiến mình trong yêu thương phục vụ.
“Chúa không muốn chúng ta cam chịu mỗi ngày sống và suy nghĩ rằng xét cho cùng, chẳng có gì đáng chúng ta hăng say dấn thân và dập tắt những băn khoăn ray rứt trong con tim tìm kiếm những con đường mới cho hành trình của chúng ta... Ơn gọi, xét cho cùng, là một lời Chúa mời gọi chúng ta đừng dừng lại trên bờ với lưới cầm trong tay, trái lại hãy theo Chúa dọc theo con đường Chúa muốn dành cho chúng ta, cho hạnh phúc của chúng ta và cho thiện ích của những người ở cạnh chúng ta… Dĩ nhiên, đón nhận lời hứa ấy đòi chúng ta phải cản đảm chọn lựa. Các môn đệ đầu tiên, khi nghe Chúa gọi tham gia vào một giấc mơ lớn hơn, họ đã “bỏ thuyền bỏ lưới ngay và đi theo Chúa” (x. Mt 1,18).
Đường link bài hát: ĐẾN ĐỂ PHỤC VỤ
https://www.youtube.com/watch?v=3qEc7lF69_o
Trước hết là sự chú ý của dư luận đối với cây thánh giá giám mục của đức Phanxicô. Khác với các thánh giá của những vị tiền nhiệm và của các giám mục khác trên thế giới, cây thánh giá nhỏ bằng thép mạ bạc của Đức Thánh Cha Phanxicô khắc hình người mục tử ốm yếu gày gò vác trên vai con chiên, phía sau là những con chiên khác, tất cả đều quy hướng về mục tử của chúng, phía bên trên có hình chim bồ câu tượng trưng cho Chúa Thánh Thần đang ngự xuống trên mục tử và đoàn chiên. Quyết định tiếp tục mang cây thánh giá đơn giản này trên ngực, cây thánh giá mà Đức Thánh Cha đã gắn bó từ lúc ngài mới được tấn phong giám mục, cho thấy ngài muốn tiếp tục đường lối thi hành tác vụ mục tử như thời còn ở quê hương Á Căn Đình của ngài: Chăn dắt đoàn chiên trong khiêm tốn và bằng tình thương. Điều này như càng sáng tỏ hơn khi Đức Thánh Cha kêu gọi các linh mục hãy trở nên các mục tử mang lấy mùi chiên. Rất nhiều người đã không ngần ngại cho rằng đây là một trong những phát biểu giàu ý nghĩa nhất của Đức Phanxicô. Thực ra Đức Phanxicô chỉ nhắc lại chân lý Tin Mừng liên quan đến vị Mục Tử nhân lành là Đức Giêsu Kitô. Giữa người mục tử nhân lành và chiên của ngài, luôn là sự gần gũi thân tình. “Tôi chính là Mục Tử nhân lành, tôi biết chiên của tôi và chiên của tôi biết tôi. Chiên của tôi nghe tiếng tôi. Tôi biết chúng và chúng theo tôi. Và tôi hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên” (x. Ga 10, 11-15).
Từ xưa, các nghệ sĩ cổ đại cũng đã nắm bắt được chân lý này nên dùng các tác phẩm nghệ thuật để nói lên chân lý đó. Ví như tác giả bức tượng “Mục tử” bằng đá cẩm thạch trắng có niên đại thế kỷ thứ III đang được trưng bày tại Viện Bảo Tàng Vaticanô đã diễn tả sự gần gũi đến mức hòa đồng giữa mục đồng và con chiên. Các nhà nghiên cứu mỹ thuật phát hiện ra điểm đặc biệt nơi mái tóc của cậu bé mục đồng và bộ lông của chú cừu con mà cậu đang vác trên vai. Mái tóc của chủ và và bộ long của vật gần như hòa quyện nên một. Không có sự khác biệt nào về đường nét mỹ thuật. Dụng ý này của tác giả dĩ nhiên không phải để tả thực nhưng là để diễn nghĩa. Trên thực tế, làm gì có ai sở hữu mái tóc giống y trang một bộ lông cừu? Do đó, nét tương đồng vừa được nói đến chính là nghệ thuật tượng hình cho một người mục tử chân chính: gắn bó, gần gũi, yêu thương và hóa mình nên con chiên. “Đây Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa bỏ tội trần gian” (Ga 1, 29).
Hôm nay, nhân ngày Chúa Nhật Chúa Chiên Lành, ngày cầu cho ơn thiên triệu, chúng ta không chỉ cầu nguyện để xin Chúa ban thêm nhiều mục tử đến chăm sóc đoàn chiên của Chúa. Nhưng trên hết chúng ta cầu nguyện để các mục tử ngày càng trở nên giống Chúa hơn: Mục tử không ngại dấn thân, không ngại mang lấy mùi chiên. Mục tử nhân lành luôn ở gần chiên để biết chiên đang cần gì. Mục tử nhân lành thậm chí hóa mình thành chiên để dễ dàng cảm thông và chia sẻ ưu tư của con chiên. Chúng ta cũng cầu nguyện để các bạn trẻ can đảm đáp lại lời mời gọi “Hãy theo thầy” của Chúa (x. Mt 4, 19). Với tâm tình đó, chúng ta cùng đọc lại thông điệp ngày cầu cho ơn thiên triệu của Đức Thánh Cha Phanxicô năm 2019 để nhận ra chính mình cũng đã nhiều lần nhiều cách thoái thác trước ơn Chúa kêu mời và lắng nghe bài hát “Đến Để Phục Vụ” như một mời nhắc nhở dành cho những môn đệ đang bước theo Thầy Giêsu vị Mục Tử Nhân Lành không được quên đi lý tưởng hiến mình trong yêu thương phục vụ.
“Chúa không muốn chúng ta cam chịu mỗi ngày sống và suy nghĩ rằng xét cho cùng, chẳng có gì đáng chúng ta hăng say dấn thân và dập tắt những băn khoăn ray rứt trong con tim tìm kiếm những con đường mới cho hành trình của chúng ta... Ơn gọi, xét cho cùng, là một lời Chúa mời gọi chúng ta đừng dừng lại trên bờ với lưới cầm trong tay, trái lại hãy theo Chúa dọc theo con đường Chúa muốn dành cho chúng ta, cho hạnh phúc của chúng ta và cho thiện ích của những người ở cạnh chúng ta… Dĩ nhiên, đón nhận lời hứa ấy đòi chúng ta phải cản đảm chọn lựa. Các môn đệ đầu tiên, khi nghe Chúa gọi tham gia vào một giấc mơ lớn hơn, họ đã “bỏ thuyền bỏ lưới ngay và đi theo Chúa” (x. Mt 1,18).
Đường link bài hát: ĐẾN ĐỂ PHỤC VỤ
https://www.youtube.com/watch?v=3qEc7lF69_o