Để Mọi Người Sống Bình Đẳng, Hòa Hợp Và Yêu Thương Nhau Hơn.
Những ngày gần đây, cả nước Mỹ nói riêng và thế giới nói chung, đang sống trong sự kinh hoàng khi xem đoạn video về một người đàn ông da đen tên là George Floyd bị một cảnh sát người da trắng bắt giữ và ghì chân lên cổ cho đến chết. Sự kiện xảy ra tại thành phố Minneapolis bang Minnesota, Hoa Kỳ vào cuối tháng Năm vừa qua. Sau khi đoạn video được lan tràn trên các phương tiện thông tin đã khiến cộng đồng tức giận và biểu tình đòi công lý cho anh George. Các cuộc biểu tình sau đó đã lan rộng ra nhiều thành phố, không chỉ trong nước Hoa Kỳ mà còn nhiều nơi trên thế giới. Mục đích của các cuộc biểu tình lúc này không chỉ để đòi sự công bằng cho anh George nữa mà để đòi quyền lợi cho nhũng người da đen và chống phân biệt chủng tộc.
Người biểu tình mang khẩu hiệu Black Lives Matter, tạm dịch là “Sự sống của người da đen rất quan trọng”. Tuy nhiên, sau đó, nhiều người cho rằng, không chỉ có sự sống của người da đen quan trọng mà mọi sự sống đều rất quan trọng (All Lives Matters). Rất dễ hiểu, phía sau các câu khẩu hiệu này là một lập trường chính trị của các chính trị gia và các tổ chức đảng phái. Chúng ta không có ý định bàn luận về các lập trường và chủ trương chính trị, nhưng chỉ muốn nêu ra một vài phản tỉnh dưới ánh sáng của đức tin Kitô giáo, và sự dạy dỗ qua các bài đọc Kinh Thánh trong ngày lễ trọng Mình và Máu Thánh Chúa Giêsu.
Tất cả mọi sự sống con người đều bình đẳng và quan trọng như nhau.
Trước hết, sách Sáng Thế cho chúng ta biết, con người là hình ảnh của Thiên Chúa. Con người được Thiên Chúa tạo nên bằng hình ảnh của Ngài. Hơn thế nữa, Thiên Chúa rất hài lòng về công trình Ngài sáng tạo, vì “Thiên Chúa thấy mọi sự Người đã làm ra quả là rất tốt đẹp.” (St 1, 31) Như vậy, trong công trình sáng tạo, Thiên Chúa không bao giờ hối hận về bất cứ thọ tạo nào mà Ngài đã tạo ra, nhất là Ngài yêu thương từng con người và ban cho ai nấy đều có đầy đủ nhân phẩm và giá trị như nhau, không phân biệt màu da, sắc tộc, giới tính...
Không thể nghi ngờ gì, mọi sự sống con người đều cần được tôn trọng và bảo vệ. Cho nên người Công Giáo hoàn toàn đau buồn và mạnh mẽ lên án về hành vi gây nên cái chết cho anh George. Chính Đức Thánh Cha và các giám mục cũng đã công khai bày tỏ sự mất mát của gia đình anh, đồng thời lên tiếng phản đối hình vi sát hại tính mạng con người của các cảnh sát. Ngoài việc lên án, các Giám Mục Hoa Kỳ cũng kêu gọi mọi người biểu tình trong ôn hòa và cầu nguyện cho nạn nhân, nhất là cầu nguyện liên lỉ để loại bỏ việc phân biệt đối xử trong long thế giới.
Thiên Chúa luôn mang lại sự tự do cho con người
Kinh Thánh có nhiều đoạn viết rằng, trong lịch sử của dân tộc Israel, Thiên Chúa luôn tìm cách bảo vệ dân thánh của Ngài và giải phóng họ khỏi mọi cảnh áp bức và đau khổ. Ví dụ như khi dân Israel chịu lưu đày bên Ai Cập, Thiên Chúa đã giải thoát họ và đưa họ đến với miền đất tự do. Cũng vậy, Thiên Chúa luôn mong muốn con người sống trong hòa bình, hạnh phúc và yêu thương nhau. Vì thế, trong tình cảnh thế giới đang bất ổn như ngày hôm nay, chúng ta càng phải tin tưởng rằng, Thiên Chúa đang đồng hành và chia sẻ nỗi lo âu với chúng ta.
Bài đọc một ngày hôm nay nhắc nhớ chúng ta rằng: “Các ngươi hãy nhớ Chúa là Thiên Chúa các ngươi, Ðấng đã dẫn đưa các ngươi ra khỏi đất Ai Cập, khỏi cảnh nô lệ” (Dnl 8, 14). Như vậy, khi các chính trị gia và các tổ chức đảng phái tìm cách lợi dụng những sự kiện đang gây ồn ào trên thế giới để bảo vệ cho lập trường chính trị của mình, thậm chí tìm cách hạ uy tín đối thủ của mình, thì người Công Giáo chúng ta cần tuyên xưng và truyền bá hình ảnh một Thiên Chúa đầy tình yêu thương và Ngài luôn bảo vệ sự sống cho nhân loại.
Mọi người liên đới trong tình yêu của Chúa Kitô
Có thể nhiều người trong chúng ta tự hỏi rằng, giữa chúng ta và người da đen hay người da trắng có tương quan gì với nhau? Đức tin Công Giáo dạy rằng, chúng ta có tương quan mật thiết với nhau, vì tất cả được tạo dựng bởi Thiên Chúa, bằng hình ảnh của Ngài, hơn nữa chúng ta được kêu gọi trở nên một gia đình nhân loại. Chúng ta được liên kết với nhau bằng tình yêu của Đức Kitô, như lời Thánh Phaolô nói trong thư thứ nhất gửi tín hữu Côrintô: “Chúng ta tuy nhiều người, nhưng cũng chỉ là một thân thể, vì hết thảy chúng ta thông phần cùng một tấm bánh” (1Cr 10, 17).
Vì trong Đức Kitô chúng ta là một cộng đoàn gia đình đoàn kết yêu thương, do đó đứng trước một thế giới đầy sự phân biệt chúng tộc, màu da và văn hóa, Giáo hội cần tích cực cầu xin Chúa Thánh Thần luôn đến và canh tân thế giới này: “Anh em phải để Thần Khí đổi mới tâm trí anh em, và phải mặc lấy con người mới, là con người đã được sáng tạo theo hình ảnh Thiên Chúa để thật sự sống công chính và thánh thiện” (Ep 4, 22-23). Nếu mọi thành viên trong cộng đoàn Kitô hữu biết sống theo thần khí, thì chúng ta sẽ trở thành gương mẫu về sự hòa hợp, yêu thương và tôn trọng lẫn nhau trong lòng thế giới.
Sứ mạng của Kitô hữu đối với sự sống con người
Kinh Thánh còn khẳng định rằng, sau khi tạo dựng thế giới, Thiên Chúa giao cho chúng ta trách nhiệm bảo vệ và chăm sóc thế giới. Vì thế, chúng ta không chỉ lo cho cuộc sống của mình, chúng ta không thể thờ ơ với những gì đang xảy ra xung quanh, mà luôn biết quan tâm và chăm sóc mọi sự sống quanh chúng ta, nhất là những ai già nua, những ai đau yếu bệnh tật, những người kém may mắn, ... Ngay lúc này, trong thời khắc thế giới có nhiều biến động, từng giây phút chúng ta chứng kiến nhiều bạo lực và bất công trên thế giới, mọi người hãy biết đến với Chúa bằng các giờ cầu nguyện và tham dự thánh Lễ Misa, để đón nhận Đức Kitô là lương thực cần thiết và quý giá cho linh hồn và thể xác của chúng ta.
Chúa phán: “Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời. Và bánh tôi sẽ ban tặng, chính là thịt tôi đây, để cho thế gian được sống.” (Ga 8, 51) Nguyện xin Chúa Giêsu Thánh Thể là nguồn sức mạnh bổ dưỡng và nâng đỡ các vị lãnh đạo quốc gia và các tổ chức chính trị, để khi đối phó với biết bao nhiêu đau khổ và thử thách của thế giới họ biết chọn đấu tranh cho chân lý và sự thật. Xin cho mọi người chúng ta cũng biết lấy lời dạy của Chúa và của Giáo hội để tích cực xây dựng một thế giới trong đó mọi người sống bình đẳng, hòa hợp và yêu thương nhau hơn.
Lm Antôn Phạm Trọng Quang, SVD
Những ngày gần đây, cả nước Mỹ nói riêng và thế giới nói chung, đang sống trong sự kinh hoàng khi xem đoạn video về một người đàn ông da đen tên là George Floyd bị một cảnh sát người da trắng bắt giữ và ghì chân lên cổ cho đến chết. Sự kiện xảy ra tại thành phố Minneapolis bang Minnesota, Hoa Kỳ vào cuối tháng Năm vừa qua. Sau khi đoạn video được lan tràn trên các phương tiện thông tin đã khiến cộng đồng tức giận và biểu tình đòi công lý cho anh George. Các cuộc biểu tình sau đó đã lan rộng ra nhiều thành phố, không chỉ trong nước Hoa Kỳ mà còn nhiều nơi trên thế giới. Mục đích của các cuộc biểu tình lúc này không chỉ để đòi sự công bằng cho anh George nữa mà để đòi quyền lợi cho nhũng người da đen và chống phân biệt chủng tộc.
Người biểu tình mang khẩu hiệu Black Lives Matter, tạm dịch là “Sự sống của người da đen rất quan trọng”. Tuy nhiên, sau đó, nhiều người cho rằng, không chỉ có sự sống của người da đen quan trọng mà mọi sự sống đều rất quan trọng (All Lives Matters). Rất dễ hiểu, phía sau các câu khẩu hiệu này là một lập trường chính trị của các chính trị gia và các tổ chức đảng phái. Chúng ta không có ý định bàn luận về các lập trường và chủ trương chính trị, nhưng chỉ muốn nêu ra một vài phản tỉnh dưới ánh sáng của đức tin Kitô giáo, và sự dạy dỗ qua các bài đọc Kinh Thánh trong ngày lễ trọng Mình và Máu Thánh Chúa Giêsu.
Tất cả mọi sự sống con người đều bình đẳng và quan trọng như nhau.
Trước hết, sách Sáng Thế cho chúng ta biết, con người là hình ảnh của Thiên Chúa. Con người được Thiên Chúa tạo nên bằng hình ảnh của Ngài. Hơn thế nữa, Thiên Chúa rất hài lòng về công trình Ngài sáng tạo, vì “Thiên Chúa thấy mọi sự Người đã làm ra quả là rất tốt đẹp.” (St 1, 31) Như vậy, trong công trình sáng tạo, Thiên Chúa không bao giờ hối hận về bất cứ thọ tạo nào mà Ngài đã tạo ra, nhất là Ngài yêu thương từng con người và ban cho ai nấy đều có đầy đủ nhân phẩm và giá trị như nhau, không phân biệt màu da, sắc tộc, giới tính...
Không thể nghi ngờ gì, mọi sự sống con người đều cần được tôn trọng và bảo vệ. Cho nên người Công Giáo hoàn toàn đau buồn và mạnh mẽ lên án về hành vi gây nên cái chết cho anh George. Chính Đức Thánh Cha và các giám mục cũng đã công khai bày tỏ sự mất mát của gia đình anh, đồng thời lên tiếng phản đối hình vi sát hại tính mạng con người của các cảnh sát. Ngoài việc lên án, các Giám Mục Hoa Kỳ cũng kêu gọi mọi người biểu tình trong ôn hòa và cầu nguyện cho nạn nhân, nhất là cầu nguyện liên lỉ để loại bỏ việc phân biệt đối xử trong long thế giới.
Thiên Chúa luôn mang lại sự tự do cho con người
Kinh Thánh có nhiều đoạn viết rằng, trong lịch sử của dân tộc Israel, Thiên Chúa luôn tìm cách bảo vệ dân thánh của Ngài và giải phóng họ khỏi mọi cảnh áp bức và đau khổ. Ví dụ như khi dân Israel chịu lưu đày bên Ai Cập, Thiên Chúa đã giải thoát họ và đưa họ đến với miền đất tự do. Cũng vậy, Thiên Chúa luôn mong muốn con người sống trong hòa bình, hạnh phúc và yêu thương nhau. Vì thế, trong tình cảnh thế giới đang bất ổn như ngày hôm nay, chúng ta càng phải tin tưởng rằng, Thiên Chúa đang đồng hành và chia sẻ nỗi lo âu với chúng ta.
Bài đọc một ngày hôm nay nhắc nhớ chúng ta rằng: “Các ngươi hãy nhớ Chúa là Thiên Chúa các ngươi, Ðấng đã dẫn đưa các ngươi ra khỏi đất Ai Cập, khỏi cảnh nô lệ” (Dnl 8, 14). Như vậy, khi các chính trị gia và các tổ chức đảng phái tìm cách lợi dụng những sự kiện đang gây ồn ào trên thế giới để bảo vệ cho lập trường chính trị của mình, thậm chí tìm cách hạ uy tín đối thủ của mình, thì người Công Giáo chúng ta cần tuyên xưng và truyền bá hình ảnh một Thiên Chúa đầy tình yêu thương và Ngài luôn bảo vệ sự sống cho nhân loại.
Mọi người liên đới trong tình yêu của Chúa Kitô
Có thể nhiều người trong chúng ta tự hỏi rằng, giữa chúng ta và người da đen hay người da trắng có tương quan gì với nhau? Đức tin Công Giáo dạy rằng, chúng ta có tương quan mật thiết với nhau, vì tất cả được tạo dựng bởi Thiên Chúa, bằng hình ảnh của Ngài, hơn nữa chúng ta được kêu gọi trở nên một gia đình nhân loại. Chúng ta được liên kết với nhau bằng tình yêu của Đức Kitô, như lời Thánh Phaolô nói trong thư thứ nhất gửi tín hữu Côrintô: “Chúng ta tuy nhiều người, nhưng cũng chỉ là một thân thể, vì hết thảy chúng ta thông phần cùng một tấm bánh” (1Cr 10, 17).
Vì trong Đức Kitô chúng ta là một cộng đoàn gia đình đoàn kết yêu thương, do đó đứng trước một thế giới đầy sự phân biệt chúng tộc, màu da và văn hóa, Giáo hội cần tích cực cầu xin Chúa Thánh Thần luôn đến và canh tân thế giới này: “Anh em phải để Thần Khí đổi mới tâm trí anh em, và phải mặc lấy con người mới, là con người đã được sáng tạo theo hình ảnh Thiên Chúa để thật sự sống công chính và thánh thiện” (Ep 4, 22-23). Nếu mọi thành viên trong cộng đoàn Kitô hữu biết sống theo thần khí, thì chúng ta sẽ trở thành gương mẫu về sự hòa hợp, yêu thương và tôn trọng lẫn nhau trong lòng thế giới.
Sứ mạng của Kitô hữu đối với sự sống con người
Kinh Thánh còn khẳng định rằng, sau khi tạo dựng thế giới, Thiên Chúa giao cho chúng ta trách nhiệm bảo vệ và chăm sóc thế giới. Vì thế, chúng ta không chỉ lo cho cuộc sống của mình, chúng ta không thể thờ ơ với những gì đang xảy ra xung quanh, mà luôn biết quan tâm và chăm sóc mọi sự sống quanh chúng ta, nhất là những ai già nua, những ai đau yếu bệnh tật, những người kém may mắn, ... Ngay lúc này, trong thời khắc thế giới có nhiều biến động, từng giây phút chúng ta chứng kiến nhiều bạo lực và bất công trên thế giới, mọi người hãy biết đến với Chúa bằng các giờ cầu nguyện và tham dự thánh Lễ Misa, để đón nhận Đức Kitô là lương thực cần thiết và quý giá cho linh hồn và thể xác của chúng ta.
Chúa phán: “Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời. Và bánh tôi sẽ ban tặng, chính là thịt tôi đây, để cho thế gian được sống.” (Ga 8, 51) Nguyện xin Chúa Giêsu Thánh Thể là nguồn sức mạnh bổ dưỡng và nâng đỡ các vị lãnh đạo quốc gia và các tổ chức chính trị, để khi đối phó với biết bao nhiêu đau khổ và thử thách của thế giới họ biết chọn đấu tranh cho chân lý và sự thật. Xin cho mọi người chúng ta cũng biết lấy lời dạy của Chúa và của Giáo hội để tích cực xây dựng một thế giới trong đó mọi người sống bình đẳng, hòa hợp và yêu thương nhau hơn.
Lm Antôn Phạm Trọng Quang, SVD