Hội Thừa Sai Paris (Missions étrangères de Paris, MEP) nổi tiếng với kho tài liệu và lưu trữ được hơn 4.300 linh mục của hội sưu tập từ năm 1658 trong quá trình truyền giáo tại 15 nước từ Nam đến Đông và Đông Nam Á. Từ tháng 09/2019, Viện Nghiên cứu Pháp - Châu Á (Institut de Recherche France-Asie, IRFA) đã được thành lập để quản lý kho tài liệu để có thể tiếp cận rộng rãi hơn đến công chúng.
Ngoài khả năng truy cập trên trang web của IRFA, công chúng có thể đến tận nơi, chạm tay vào những tác phẩm cổ như cuốn Cathéchimus (Phép giảng tám ngày cho kẻ muốn chịu phép rửa tội) của Cha Alexandre de Rhodes, xuất bản năm 1651 tại Roma hoặc cuốn Dictionnaire chinois-annamite-latin (Từ điển Hán - An Nam - La tinh), xuất bản thế kỷ XVIII…
RFI Tiếng Việt phỏng vấn bà Marie-Alpais Dumoulin, giám đốc Viện IRFA. (Cuộc phỏng vấn được thực hiện trước khi có dịch Covid-19).
****
RFI : Viện Nghiên cứu Pháp - Châu Á (Institut de Recherches France-Asie, IRFA), thuộc Hội Thừa Sai Paris (Missions étrangères de Paris), được chính thức khánh thành ngày 16/01/2020. Xin bà cho biết Viện IRFA được thành lập với mục đích gì?
Marie-Alpais Dumoulin : Hội Thừa Sai Paris (MEP) muốn thành lập Viện Nghiên cứu Pháp - Châu Á (IRFA) vào năm 2019 để quảng bá rộng rãi hơn về nguồn tư liệu lưu trữ của Hội. Thực vậy, Hội Thừa Sai Paris đã tồn tại từ gần bốn thế kỷ, cụ thể là hơn 360 năm. Và trong khoảng thời gian đó, Hội Thừa Sai Paris đã hiện diện ở 15 nước châu Á, từ Ấn Độ đến Nhật Bản, cũng như ở Ấn Độ Dương, tại đảo Réunion và Madagascar.
Bốn thế kỷ lịch sử đó đã để lại rất nhiều bằng chứng, tài liệu và hiện được chia thành nhiều khu vực, gồm thư viện, lưu trữ bản thảo, kho hình ảnh và bản đồ. Tất cả những tài liệu này được tập trung trong Viện Nghiên cứu Pháp - Châu Á, được thành lập vào năm 2019 và mở cửa đón công chúng từ ngày 06/01/2020. Từ thời điểm đó, chúng tôi đã tiếp đón rất nhiều nhà nghiên cứu đến tìm tài liệu trong những kho lưu trữ và thư viện. Ngay khi họ có một chủ đề nghiên cứu liên quan đến Pháp - châu Á, không nhất thiết phải liên quan đến tôn giáo, mà có thể là khoa học hoặc liên quan đến cuộc sống của những nhà truyền giáo, hoặc công trình nghiên cứu của các nhà truyền giáo, chúng tôi hoan nghênh họ đến phòng đọc của Viện.
RFI : Tại sao phải chờ lâu đến như vậy để Viện Nghiên cứu Pháp - Châu Á ra đời?
M. A. Dumoulin : Thực ra, Hội Thừa Sai Paris không chờ đến tận năm 2019 để mở kho lưu trữ cho công chúng, mà ngược lại, giống như những tổ chức tôn giáo khác, Hội luôn có một chuyên viên lưu trữ, mà mục tiêu đầu tiên là tập hợp lại, phân chia, quảng bá và miêu tả lịch sử của Hội Thừa Sai Paris. Vì thế, ngay từ những năm 1882, cha Adrien Launay đã làm rất nhiều việc trong suốt 40 năm liền để sắp xếp hồ sơ lưu trữ trong kho của MEP. Cũng vào thời kỳ đó, chính cha Adrien Launay là người viết lịch sử về mỗi Hội ở địa phương, ví dụ Hội Thừa Sai Nam Kỳ, Hội Thừa Sai Bắc Kỳ, Hội Thừa Sai Trung Quốc… Có thể nói, cha Adien Launay là người đầu tiên quảng bá về nhiệm vụ của MEP.
Và truyền thống này được tiếp tục kể từ cuối thế kỷ XIX và MEP có nhiều chuyên viên lưu trữ trong suốt thế kỷ XX. Họ cũng cho xuất bản nhiều bản thảo, trong đó có tác phẩm của cha Louis Laneau, một trong số những nhà sáng lập MEP. Như vậy, ngay từ thế kỷ XX, MEP đã xuất bản tác phẩm của các nhà truyền giáo.
Nhưng điểm mới trong năm 2019 là chúng tôi muốn Hội có mang tính chất nghiên cứu hơn và đây là lý do giải thích tên gọi « Viện nghiên cứu » để thu hút đông đảo độc giả hơn, để họ hiểu rằng chúng tôi không chỉ viết về mỗi lịch sử về tôn giáo, về các nhà truyền giáo, mà ở đây, chúng tôi có những nguồn tài liệu rộng lớn hơn và mọi người đừng ngại bước qua cửa để tìm hiểu về lịch sử Pháp - châu Á theo nghĩa rộng hơn.
RFI : Hội Thừa Sai Paris nổi tiếng với kho lưu trữ lớn, cũng như những tài liệu, đồ vật được tích lũy từ hơn 360 năm nay. Xin bà nêu một số ví dụ công chúng có thể tìm được gì trong những kho tài liệu đó?
M. A. Dumoulin : Tôi xin đưa ra đây vài ví dụ tiêu biểu. Tại tòa nhà ở số 28 phố Babylone mà chúng ta đang đứng có một kho lưu trữ, gồm lưu trữ bản thảo viết tay, được tính theo mét dài, có nghĩa là nếu xếp gối đầu các bộ lưu trữ này thì độ dài là 513 mét tài liệu, từ đầu thế kỷ XVII đến nay vì chúng tôi vẫn tiếp tục sưu tầm bản thảo của các nhà truyền giáo của Hội Thừa Sai Paris.
Trong số những tài liệu lưu trữ này, có thư từ trao đổi của những nhà truyền giáo tử vì đạo. Ví dụ liên quan đến Việt Nam có nhà truyền giáo Théophane Vénard, rất nổi tiếng vì cha bị kết án tử hình bằng hình thức chém đầu ở gần Hà Nội vào năm 1861, dưới thời vua Tự Đức. Vua Tự Đức nhận thấy mối đe dọa từ tiến trình thuộc địa hóa của Pháp nên quay sang chống các nhà truyền giáo Pháp, kể cả một số giáo dân địa phương cũng bị hành hình. Ở đây, chúng tôi lưu tất cả thư từ của cha Théophane Vénard, kể cả bức thư cuối cùng nói lời vĩnh biệt đến gia đình khi cha biết là sẽ bị chết. Cha Vénard viết là dù sao cha vui mừng được chết vì Chúa. Đây là một ví dụ về tài liệu lưu trữ.
Ngoài ra, trong kho lưu trữ còn có rất nhiều từ điển viết tay, nhiều tác phẩm về ngôn ngữ hoặc ngữ pháp… của hơn 70 thứ tiếng, thậm chí là khoảng 100 ngôn ngữ ở khắp châu Á bởi vì các nhà truyền giáo đi đến nhiều địa điểm khác nhau. Đôi khi họ còn là những người đầu tiên soạn từ điển La tinh - Pháp và ngôn ngữ địa phương.
Ngoài ra, Viện còn có nhiều tài liệu địa phương mà các nhà truyền giáo được tặng. Ví dụ liên quan đến Trung Quốc, cha Paul Vial, qua đời trong thập niên 1910, từng sống ở khu vực biên giới giữa Vân Nam (Yunan) và Tứ Xuyên (Sichuan) với tộc người thiểu số Di (còn gọi là người Lô Lô) và họ đã tặng cha Vial vài cuốn sách học thổ ngữ và hiện tất cả được lưu ở đây. Điều này muốn nói là chúng tôi không chỉ có mỗi tài liệu bằng tiếng Pháp.
RFI : Ngoài ra, MEP còn có kho tranh ảnh và kho tiền xu rất đáng giá !
M. A. Dumoulin : Kho tập hợp tất cả biểu đồ hoặc tranh ảnh và phải nói là có rất nhiều tranh ảnh. Chúng tôi thống kê được khoảng 200.000 hình ảnh, trong đó có cả ảnh in trên kính. Gần đây, trong kho hình ảnh này, chúng tôi đã xếp loại thêm tài liệu nghe nhìn bởi vì từ những năm 1950-1960, một số nhà truyền giáo cũng nghiên cứu về nhân chủng học và họ thu băng cát-sét những loại nhạc điệu, âm thanh nghi lễ mà họ nghe thấy. Những tài liệu này hiện trở thành kho tư liệu rất thú vị và chủ yếu liên quan đến Việt Nam và Cam Bốt.
Dĩ nhiên chúng tôi còn có cả những thước phim nữa, chủ yếu của cha Simonnet, sống ở Việt Nam trong những năm 1950 và cha đã quay lại tất cả những gì nhìn thấy, nhờ đó chúng tôi có những thước phim độc nhất vô nhị và Viện muốn nhấn mạnh đến giá trị của những thước phim đó.
Về kho tiền xu, đó là một kho nhỏ vì có hai cha, là anh em ruột, quan tâm đến tiền xu và họ đã sưu tập tiền Đông Dương và bộ sưu tập hiện được lưu ở MEP. Ngoài ra, chúng tôi còn có rất nhiều đồ vật hàng ngày mà các nhà truyền giáo mang về, như những bộ trang phục, đồ dùng để ăn uống… nói chung là những vật dụng đời thường thân thuộc.
Cuối cùng, Viện IRFA cũng có rất nhiều bản đồ, do các nhà truyền giáo tự vẽ để làm nhiệm vụ vì họ thường phải đến những vùng đất chưa được đo đạc vẽ thành bản đồ. Nhưng cũng có nhiều bản đồ sau đó được in, được phân phát, thậm chí có một số nhà truyền giáo tự bán bản đồ mà họ in cho các cơ quan thuộc địa Pháp bởi vì chính quyền Pháp tin vào kinh nghiệm thực địa của các nhà truyền giáo.
RFI : Viện IRFA được thành lập để đón đông đảo độc giả hơn. Như ở trên, bà gửi lời đến độc giả là đừng ngại đẩy cửa bước vào Viện, vậy bà có lời khuyên gì gửi đến độc giả?
M. A. Dumoulin : Trước hết, tôi muốn nhấn mạnh là 80 đến 90% độc giả của chúng tôi không theo Công Giáo, có nghĩa là họ đến nghiên cứu không phải vì mục đích tôn giáo. Và việc mọi người không ngần ngại bước qua ngưỡng cửa Hội Thừa Sai Paris đã là một điều rất hay, có từ lâu rồi.
Còn về lời khuyên gửi đến những độc giả tương lai, trước hết là nên chuẩn bị nội dung nghiên cứu vì mọi chuyện sẽ thuận lợi, suôn sẻ hơn nếu họ đến Viện với một đề tài nghiên cứu tương đối cụ thể, hoặc ít nhất là liên quan đến một khu vực địa lý hoặc một quãng thời gian nào đó. Sau đó, đội ngũ nhân viên của Viện, gồm những người biết rất rõ về kho tài liệu vì làm việc ở đây từ rất lâu, sẽ hướng dẫn họ chọn những tài liệu giúp ích cho đề tài nghiên cứu.
Ngoài ra, độc giả nên đặt hẹn trước bởi vì khả năng đón độc giả của Viện khá hạn chế. Phòng tra cứu chỉ có thể đón cùng lúc tối đa là 10 người, vì thế, nên đặt hẹn trước ít nhất hai ngày bằng cách gửi thư điện tử cho Viện, giải thích chủ đề nghiên cứu và chúng tôi sẽ ấn định thời gian hẹn thích hợp.
Tôi xin giải thích thêm về quy định sử dụng của Viện về việc được phép sao chụp tài liệu hay không; quy định sử dụng cũng yêu cầu độc giả cam kết không bóp méo thông tin mà họ thu thập được. Có nghĩa là có quy định về đạo đức, vừa liên quan đến bản quyền, vừa liên quan đến nội dung. Tóm lại, quy định của chúng tôi không có gì là khác biệt so với quy định ở những cơ quan lưu trữ, nghiên cứu khác.
RFI Tiếng Việt xin chân thành cảm ơn bà Marie-Alpais Dumoulin, giám đốc Viện Nghiên cứu Pháp - Châu Á tại Paris.
Ngoài khả năng truy cập trên trang web của IRFA, công chúng có thể đến tận nơi, chạm tay vào những tác phẩm cổ như cuốn Cathéchimus (Phép giảng tám ngày cho kẻ muốn chịu phép rửa tội) của Cha Alexandre de Rhodes, xuất bản năm 1651 tại Roma hoặc cuốn Dictionnaire chinois-annamite-latin (Từ điển Hán - An Nam - La tinh), xuất bản thế kỷ XVIII…
RFI Tiếng Việt phỏng vấn bà Marie-Alpais Dumoulin, giám đốc Viện IRFA. (Cuộc phỏng vấn được thực hiện trước khi có dịch Covid-19).
****
RFI : Viện Nghiên cứu Pháp - Châu Á (Institut de Recherches France-Asie, IRFA), thuộc Hội Thừa Sai Paris (Missions étrangères de Paris), được chính thức khánh thành ngày 16/01/2020. Xin bà cho biết Viện IRFA được thành lập với mục đích gì?
Marie-Alpais Dumoulin : Hội Thừa Sai Paris (MEP) muốn thành lập Viện Nghiên cứu Pháp - Châu Á (IRFA) vào năm 2019 để quảng bá rộng rãi hơn về nguồn tư liệu lưu trữ của Hội. Thực vậy, Hội Thừa Sai Paris đã tồn tại từ gần bốn thế kỷ, cụ thể là hơn 360 năm. Và trong khoảng thời gian đó, Hội Thừa Sai Paris đã hiện diện ở 15 nước châu Á, từ Ấn Độ đến Nhật Bản, cũng như ở Ấn Độ Dương, tại đảo Réunion và Madagascar.
Bốn thế kỷ lịch sử đó đã để lại rất nhiều bằng chứng, tài liệu và hiện được chia thành nhiều khu vực, gồm thư viện, lưu trữ bản thảo, kho hình ảnh và bản đồ. Tất cả những tài liệu này được tập trung trong Viện Nghiên cứu Pháp - Châu Á, được thành lập vào năm 2019 và mở cửa đón công chúng từ ngày 06/01/2020. Từ thời điểm đó, chúng tôi đã tiếp đón rất nhiều nhà nghiên cứu đến tìm tài liệu trong những kho lưu trữ và thư viện. Ngay khi họ có một chủ đề nghiên cứu liên quan đến Pháp - châu Á, không nhất thiết phải liên quan đến tôn giáo, mà có thể là khoa học hoặc liên quan đến cuộc sống của những nhà truyền giáo, hoặc công trình nghiên cứu của các nhà truyền giáo, chúng tôi hoan nghênh họ đến phòng đọc của Viện.
RFI : Tại sao phải chờ lâu đến như vậy để Viện Nghiên cứu Pháp - Châu Á ra đời?
M. A. Dumoulin : Thực ra, Hội Thừa Sai Paris không chờ đến tận năm 2019 để mở kho lưu trữ cho công chúng, mà ngược lại, giống như những tổ chức tôn giáo khác, Hội luôn có một chuyên viên lưu trữ, mà mục tiêu đầu tiên là tập hợp lại, phân chia, quảng bá và miêu tả lịch sử của Hội Thừa Sai Paris. Vì thế, ngay từ những năm 1882, cha Adrien Launay đã làm rất nhiều việc trong suốt 40 năm liền để sắp xếp hồ sơ lưu trữ trong kho của MEP. Cũng vào thời kỳ đó, chính cha Adrien Launay là người viết lịch sử về mỗi Hội ở địa phương, ví dụ Hội Thừa Sai Nam Kỳ, Hội Thừa Sai Bắc Kỳ, Hội Thừa Sai Trung Quốc… Có thể nói, cha Adien Launay là người đầu tiên quảng bá về nhiệm vụ của MEP.
Và truyền thống này được tiếp tục kể từ cuối thế kỷ XIX và MEP có nhiều chuyên viên lưu trữ trong suốt thế kỷ XX. Họ cũng cho xuất bản nhiều bản thảo, trong đó có tác phẩm của cha Louis Laneau, một trong số những nhà sáng lập MEP. Như vậy, ngay từ thế kỷ XX, MEP đã xuất bản tác phẩm của các nhà truyền giáo.
Nhưng điểm mới trong năm 2019 là chúng tôi muốn Hội có mang tính chất nghiên cứu hơn và đây là lý do giải thích tên gọi « Viện nghiên cứu » để thu hút đông đảo độc giả hơn, để họ hiểu rằng chúng tôi không chỉ viết về mỗi lịch sử về tôn giáo, về các nhà truyền giáo, mà ở đây, chúng tôi có những nguồn tài liệu rộng lớn hơn và mọi người đừng ngại bước qua cửa để tìm hiểu về lịch sử Pháp - châu Á theo nghĩa rộng hơn.
RFI : Hội Thừa Sai Paris nổi tiếng với kho lưu trữ lớn, cũng như những tài liệu, đồ vật được tích lũy từ hơn 360 năm nay. Xin bà nêu một số ví dụ công chúng có thể tìm được gì trong những kho tài liệu đó?
M. A. Dumoulin : Tôi xin đưa ra đây vài ví dụ tiêu biểu. Tại tòa nhà ở số 28 phố Babylone mà chúng ta đang đứng có một kho lưu trữ, gồm lưu trữ bản thảo viết tay, được tính theo mét dài, có nghĩa là nếu xếp gối đầu các bộ lưu trữ này thì độ dài là 513 mét tài liệu, từ đầu thế kỷ XVII đến nay vì chúng tôi vẫn tiếp tục sưu tầm bản thảo của các nhà truyền giáo của Hội Thừa Sai Paris.
Trong số những tài liệu lưu trữ này, có thư từ trao đổi của những nhà truyền giáo tử vì đạo. Ví dụ liên quan đến Việt Nam có nhà truyền giáo Théophane Vénard, rất nổi tiếng vì cha bị kết án tử hình bằng hình thức chém đầu ở gần Hà Nội vào năm 1861, dưới thời vua Tự Đức. Vua Tự Đức nhận thấy mối đe dọa từ tiến trình thuộc địa hóa của Pháp nên quay sang chống các nhà truyền giáo Pháp, kể cả một số giáo dân địa phương cũng bị hành hình. Ở đây, chúng tôi lưu tất cả thư từ của cha Théophane Vénard, kể cả bức thư cuối cùng nói lời vĩnh biệt đến gia đình khi cha biết là sẽ bị chết. Cha Vénard viết là dù sao cha vui mừng được chết vì Chúa. Đây là một ví dụ về tài liệu lưu trữ.
Ngoài ra, trong kho lưu trữ còn có rất nhiều từ điển viết tay, nhiều tác phẩm về ngôn ngữ hoặc ngữ pháp… của hơn 70 thứ tiếng, thậm chí là khoảng 100 ngôn ngữ ở khắp châu Á bởi vì các nhà truyền giáo đi đến nhiều địa điểm khác nhau. Đôi khi họ còn là những người đầu tiên soạn từ điển La tinh - Pháp và ngôn ngữ địa phương.
Ngoài ra, Viện còn có nhiều tài liệu địa phương mà các nhà truyền giáo được tặng. Ví dụ liên quan đến Trung Quốc, cha Paul Vial, qua đời trong thập niên 1910, từng sống ở khu vực biên giới giữa Vân Nam (Yunan) và Tứ Xuyên (Sichuan) với tộc người thiểu số Di (còn gọi là người Lô Lô) và họ đã tặng cha Vial vài cuốn sách học thổ ngữ và hiện tất cả được lưu ở đây. Điều này muốn nói là chúng tôi không chỉ có mỗi tài liệu bằng tiếng Pháp.
RFI : Ngoài ra, MEP còn có kho tranh ảnh và kho tiền xu rất đáng giá !
M. A. Dumoulin : Kho tập hợp tất cả biểu đồ hoặc tranh ảnh và phải nói là có rất nhiều tranh ảnh. Chúng tôi thống kê được khoảng 200.000 hình ảnh, trong đó có cả ảnh in trên kính. Gần đây, trong kho hình ảnh này, chúng tôi đã xếp loại thêm tài liệu nghe nhìn bởi vì từ những năm 1950-1960, một số nhà truyền giáo cũng nghiên cứu về nhân chủng học và họ thu băng cát-sét những loại nhạc điệu, âm thanh nghi lễ mà họ nghe thấy. Những tài liệu này hiện trở thành kho tư liệu rất thú vị và chủ yếu liên quan đến Việt Nam và Cam Bốt.
Dĩ nhiên chúng tôi còn có cả những thước phim nữa, chủ yếu của cha Simonnet, sống ở Việt Nam trong những năm 1950 và cha đã quay lại tất cả những gì nhìn thấy, nhờ đó chúng tôi có những thước phim độc nhất vô nhị và Viện muốn nhấn mạnh đến giá trị của những thước phim đó.
Về kho tiền xu, đó là một kho nhỏ vì có hai cha, là anh em ruột, quan tâm đến tiền xu và họ đã sưu tập tiền Đông Dương và bộ sưu tập hiện được lưu ở MEP. Ngoài ra, chúng tôi còn có rất nhiều đồ vật hàng ngày mà các nhà truyền giáo mang về, như những bộ trang phục, đồ dùng để ăn uống… nói chung là những vật dụng đời thường thân thuộc.
Cuối cùng, Viện IRFA cũng có rất nhiều bản đồ, do các nhà truyền giáo tự vẽ để làm nhiệm vụ vì họ thường phải đến những vùng đất chưa được đo đạc vẽ thành bản đồ. Nhưng cũng có nhiều bản đồ sau đó được in, được phân phát, thậm chí có một số nhà truyền giáo tự bán bản đồ mà họ in cho các cơ quan thuộc địa Pháp bởi vì chính quyền Pháp tin vào kinh nghiệm thực địa của các nhà truyền giáo.
RFI : Viện IRFA được thành lập để đón đông đảo độc giả hơn. Như ở trên, bà gửi lời đến độc giả là đừng ngại đẩy cửa bước vào Viện, vậy bà có lời khuyên gì gửi đến độc giả?
M. A. Dumoulin : Trước hết, tôi muốn nhấn mạnh là 80 đến 90% độc giả của chúng tôi không theo Công Giáo, có nghĩa là họ đến nghiên cứu không phải vì mục đích tôn giáo. Và việc mọi người không ngần ngại bước qua ngưỡng cửa Hội Thừa Sai Paris đã là một điều rất hay, có từ lâu rồi.
Còn về lời khuyên gửi đến những độc giả tương lai, trước hết là nên chuẩn bị nội dung nghiên cứu vì mọi chuyện sẽ thuận lợi, suôn sẻ hơn nếu họ đến Viện với một đề tài nghiên cứu tương đối cụ thể, hoặc ít nhất là liên quan đến một khu vực địa lý hoặc một quãng thời gian nào đó. Sau đó, đội ngũ nhân viên của Viện, gồm những người biết rất rõ về kho tài liệu vì làm việc ở đây từ rất lâu, sẽ hướng dẫn họ chọn những tài liệu giúp ích cho đề tài nghiên cứu.
Ngoài ra, độc giả nên đặt hẹn trước bởi vì khả năng đón độc giả của Viện khá hạn chế. Phòng tra cứu chỉ có thể đón cùng lúc tối đa là 10 người, vì thế, nên đặt hẹn trước ít nhất hai ngày bằng cách gửi thư điện tử cho Viện, giải thích chủ đề nghiên cứu và chúng tôi sẽ ấn định thời gian hẹn thích hợp.
Tôi xin giải thích thêm về quy định sử dụng của Viện về việc được phép sao chụp tài liệu hay không; quy định sử dụng cũng yêu cầu độc giả cam kết không bóp méo thông tin mà họ thu thập được. Có nghĩa là có quy định về đạo đức, vừa liên quan đến bản quyền, vừa liên quan đến nội dung. Tóm lại, quy định của chúng tôi không có gì là khác biệt so với quy định ở những cơ quan lưu trữ, nghiên cứu khác.
RFI Tiếng Việt xin chân thành cảm ơn bà Marie-Alpais Dumoulin, giám đốc Viện Nghiên cứu Pháp - Châu Á tại Paris.