Nhân ngày lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa vừa qua, Đức Thánh Cha Phanxicô đã ban hành một tự sắc mới mang tên Spiritus Domini (Thần Trí của Đức Chúa) để thay đổi điều khoản số 230 trong Bộ Giáo Luật hiện hành. Theo đó kể từ nay, trong Hội Thánh, không chỉ có nam giới mà cả những người nữ hội đủ các điều kiện cần thiết đều có thể lãnh nhận tác vụ đọc sách và giúp lễ. Đây không hẳn là một “bước đột phá” trong quản trị mục vụ của Đức Phanxicô như một số người từng nhận xét, vì thực ra kể từ Công Đồng Vaticanô II, giáo huấn chính thức của các vị Giáo Hoàng đều xác nhận và đề cao vai trò của giáo dân nói chung và phụ nữ nói riêng trong các sinh hoạt chung của cộng đồng dân Chúa. Đó là chưa kể lịch sử còn cho thấy ơn gọi tông đồ giáo dân vốn đã xuất hiện và góp phần đáng kể vào sự phát triển lớn mạnh của Hội Thánh ngay từ buổi sơ khai (x. Cv 11, 19-21; 18, 26; Rm 16, 1-16; Ph 4, 3). Ngày nay, không chỉ trên phương diện lý thuyết mà trong thực hành cũng thế, hình ảnh người nữ giáo dân tham dự tích cực vào các cử hành phụng vụ qua thừa tác vụ đọc sách, trao Mình Thánh Chúa và phục vụ bàn thánh vốn là khá quen thuộc đối với rất nhiều người trong chúng ta. Vậy thì đâu là ý nghĩa thực sự của việc ban hành Tự Sắc ngày 11 tháng Giêng vừa qua? Và chúng ta nên đón nhận biến cố này như thế nào?
Ơn Canh Tân của Thần Khí Sáng Tạo
Thấm đượm tinh thần canh tân của Công Đồng Vaticanô II, Đức Thánh Cha Phanxicô đã và đang nỗ lực cổ võ cho một Giáo Hội hiệp thông trong đức tin, đồng trách nhiệm trong sứ mạng loan báo Tin Mừng và kiên tâm làm chứng cho lòng thương xót của Chúa nơi trần gian. Qua Tự Sắc Spiritus Domini, vị cha chung của Giáo Hội hoàn vũ tái xác nhận vai trò không thể thay thế của thừa tác vụ giáo dân và tha thiết kêu gọi mọi thành phần dân Chúa hợp tác với nhau cách tích cực hơn trong sứ vụ dấn thân loan báo Tin Mừng cho thế giới ngày nay.
“Ơn gọi làm Kitô Hữu thực chất cũng chính là ơn gọi làm tông đồ”, sắc lệnh về tông đồ giáo dân Apostolicam Actuositatem đã quả quyết như vậy (AA, #2). Nhờ hiệu quả của bí tích Thanh Tẩy, người Kitô Hữu được thông dự vào chức vụ tư tế, ngôn sứ và vương đế của Đức Kitô (LG, #31). Do đó cho dù có khác nhau về bậc sống và ơn gọi, mọi tín hữu đều có chung một bổn phận đó là làm sao để hết mọi người trên khắp hoàn cầu nhận biết và đón nhận Tin Mừng cứu độ của Thiên Chúa (x. AA, #2). Sứ mạng truyền giáo là sứ mạng chung và là trách nhiệm trước hết mà mỗi phần tử Hội Thánh cần phải dốc tâm thi hành. Đang khi đó, không phải tất cả giáo dân đều được chuẩn bị thích đáng để có thể gánh vác nhiệm vụ cao cả này. Dưới ánh sáng Lời Chúa của Phụng vụ Thánh lễ Chúa Nhật II mùa Thường Niên, chúng ta khám phá ra ý nghĩa cao quý của ơn Thiên Chúa kêu gọi mỗi người chúng ta. Đồng thời chúng ta cũng học biết được những bí quyết quan trọng giúp cho việc thi hành sứ mạng truyền giáo của chúng ta trở nên hiệu quả hơn.
“Đến mà xem”: Lời mời gọi của Chúa.
Là một trong hai môn đệ đầu tiên được Chúa Giêsu kêu gọi, Thánh Gioan Tông Đồ thuật lại cho chúng ta những kinh nghiệm quý báu liên quan đến cuộc gặp gỡ định mệnh xảy ra ngày hôm ấy (x. Ga 1, 36-42). Gioan đâu đã quên lời đầu tiên Chúa nói với ông và người bạn đồng môn tên là Andrê: “Này, các anh tìm gì?” Chúa muốn các ông xác định rõ điều các ông muốn và công khai bày tỏ động cơ tiềm ẩn đàng sau hành vi của các ông. Tin Mừng nói rõ là cả hai ông, chứ không chỉ có Gioan, đáp lại: “Thưa Thầy, Thầy ở đâu?” (Ga 1, 38) Câu nói này cho thấy các ông không đi theo Chúa chỉ vì tò mò nhưng vì các ông khao khát tìm hiểu về Chiên Thiên Chúa, về Đấng xóa tội trần gian. Chúa không những đáp ứng nguyện vọng của các ông mà còn đẩy các ông đến chỗ phải đưa ra quyết định, một quyết định vô cùng quyết liệt: “Đến mà xem” (Ga 1, 39). Để nhận biết Chúa Giêsu, chúng ta không thể hài lòng với việc “nghe kể lại” hay “nghe tường thuật” về Người mà thôi, nhưng phải dứt khoát chọn lựa, đến hay không đến với Chúa.
“Đến mà xem” là lời mời, là lời ngỏ dành cho những ai có ý định theo Chúa. Chúa Giêsu không hề tỏ ý thúc ép bất cứ ai phải theo Người. Nhưng đối với Chúa, tất cả rất rõ ràng: Một là theo hai là không. Đã chấp nhận theo Chúa thì phải “đến với” Chúa. Không có cái gọi là “môn đệ từ xa”. Môn đệ của Đức Kitô là những người khát khao được ở gần Người; gần trong thâm tâm, trong tư tưởng, trong chí hướng, trong lời nói và nhất là trong hành động. “Đến mà xem” do đó là lời mời gọi mà cũng có thể được coi là tiêu chuẩn đánh giá thiện chí của người môn đệ. Gioan và Andrê không những theo Chúa về đến tận nơi Người ở mà còn “ở lại với Người ngày hôm ấy” (Ga 1, 39). Hành động “ở lại” dường như diễn tả một điều gì khác còn sâu xa hơn. Phải chăng đó là mối tương quan thắm thiết tình nghĩa thầy trò, mối tương quan đậm nét “thuộc về”. Danh xưng “Kitô Hữu” là một thí dụ điển hình về mối tương quan nhiệm mầu này, vì trong Phép Rửa Tội, chúng ta được Chúa Thánh Thần biến đổi cho trở nên những phần tử “thuộc về Đức Kitô” (1 Cr 3, 23) hay nói rộng hơn là chúng ta thuộc về Thiên Chúa (x. 1 Ga 3, 24).
Chúa Giêsu không chỉ mời Gioan và Andrê đến cho biết nơi người cư ngụ nhưng còn khuyến khích các ông mở to mắt ra mà xem. Phải chăng Chúa đang bày tỏ cho những kẻ đi theo Người và cho cả chúng ta thấy rằng ơn gọi Kitô Hữu là một ơn gọi đầy truân chuyên vì một khi đã chấp nhận “xem xét” thì buộc lòng phải “đón nhận” sự thật được phơi bày. “Xem xét” trên một phương diện nào đó liên quan đến việc vận dụng khả năng “quan sát”, “học hỏi” và thậm chí còn hàm ý cả yêu cầu “chất vấn cảnh tỉnh” bản thân. Do đó những người thực sự hưởng ứng lời mời gọi “đến mà xem” của Chúa phải là những người rất can đảm và hành vi của họ minh chứng cho một đức tin vững vàng và một tình mến sắt son.
“Đến mà xem”: Một lựa chọn can đảm.
Đến với Chúa là động thái và là kết quả của tình mến. Có lẽ chính kinh nghiệm này đã thôi thúc thánh Phaolô Tông Đồ tận tình khuyên nhủ các tín hữu Côrintô sống sao cho xứng đáng với vị thế là “thân thể của Đức Kitô” và là “đền thờ của Chúa Thánh Thần” (x. 1 Cor 6, 15 &19). Chúa Thánh Thần chứ không phải ai khác chính là nguyên lý cho sự hiệp nhất giữa Thân Thể và Đầu, giữa Hội Thánh và Đức Kitô, Đấng ấy ở trong chúng ta. Do đó, tương quan giữa Đức Kitô và môn đệ của Người nhất định còn cao siêu hơn tương quan thầy trò thông thường. “Ở lại trong Thầy” chính là cách sống của những người ý thức mình là người nhà của Thiên Chúa, là anh chị em con cùng một Cha trên trời. Ơn gọi môn đệ không thể chỉ dừng lại trên danh nghĩa mà thực sự là một dấu ấn sâu đậm làm nên căn tính của một con người. Môn đệ chân chính là người khao khát và sẵn sàng từ bỏ tất cả chỉ để được “ở lại” trong Thầy Giêsu. Lời mời gọi “đến mà xem” không chỉ dành cho bậc tu trì thánh hiến, mà còn là lời kêu gọi dành cho tất cả những ai khao khát nên thánh, khao khát hạnh phúc đích thực.
Câu truyện Cựu Ước kể về việc Đức Chúa gọi cậu bé Samuel trong đền thờ là một trong những trình thuật giàu cảm xúc nhất trong Kinh Thánh. Thiên Chúa có trăm phương nghìn cách để kêu gọi chúng ta, lúc thì kín đáo khi thì rõ ràng (x. 1 Sam 3, 3-10;19). Tuy được diễm phúc trải qua kinh nghiệm về “Lời Thiên Chúa” nhưng cậu Samuel vẫn cần phải học cách đáp trả tiếng Chúa kêu gọi. “Lạy Chúa con đây, xin hãy phán vì tôi tớ Chúa đang lắng tai nghe” (1 Sam 3, 9). Trình diện vì Chúa gọi; “Vâng con đây”, đó là việc làm đúng đắn nhưng chưa đủ. Thầy Êli nhận ra khuyết điểm ấy nơi cậu bé Samuel nên ông chỉ cho cậu biết cách đáp lại tiếng Chúa. “Xin hãy phán vì tôi tớ Chúa đang lắng tai nghe”, đây là cách đáp trả hoàn toàn chủ động. Ẩn chứa bên trong câu nói này là cả một thái độ thức tỉnh, một tư thế sẵn sàng đón nhận và thi hành điều Chúa muốn. “Này con đây, con xin đến để thi hành Thánh ý Chúa” (x. Tv 39, 8-9).
Cả hai trình thuật Chúa gọi Samuen và Chúa kêu gọi các môn đệ đầu tiên đều cho thấy Thiên Chúa hoàn toàn tôn trọng tự do của con người. Thiên Chúa ngỏ lời và chờ đợi chúng ta đáp lại. Phần thưởng dành cho những ai biết dùng hai tiếng “xin vâng” để đáp lại tiếng Chúa kêu mời sẽ là một hành trình “vượt lên chính mình” vô cùng ngoạn ngục. Một hành trình ghi dấu sự tác động của ơn Chúa và sự hợp tác tích cực của con người. Thánh vịnh 119 chỉ ra cho chúng ta thấy kết cục của những người biết sẵn lòng lắng tai nghe tiếng Chúa và những người mến chuộng đường lối của Người: “Thánh ý Chúa làm con vui sướng thỏa thuê, chỉ bảo con như những người cố vấn. Lạy Chúa, kẻ yêu luật Ngài hưởng an bình thư thái” (x. Tv 119, 24 & 165). Ngoài ra, những ai đã trải qua kinh nghiệm gặp gỡ “đến mà xem” sẽ được ơn Chúa biến đổi để trở nên tông đồ cho các tông đồ như trường hợp Andrê, ông đã loan báo và “dẫn em mình đến gặp” Đấng Messia (x. Ga 1, 41-42).
“Đến mà xem” – Một bí quyết thành công.
Lời mời gọi “đến mà xem” có thể được hiểu như một chuẩn mực để đánh giá thái độ chân thành và nghiêm túc của những người theo đi Chúa. Bên cạnh đó, đây cũng là bí quyết mà Chúa Giêsu đã mặc khải ra nhằm hướng dẫn cho chúng ta cách đạt đến cùng đích của đời mình, những người được Chúa trao cho sứ vụ xây dựng Nước Trời.
Khi trình bày về sứ mạng tông đồ giáo dân, sắc lệnh Apostolicam Actuositatem đề cập đến “nền tảng thần học” và “đường hướng thực hành” trước khi nói đến nhiều khía cạnh khác. Điều này cho thấy đây là hai khía cạnh cơ bản nhất anh chị em giáo dân chúng ta cần phải lưu tâm. Dù xét trên phương diện thần học hay phương diện mục vụ thì sứ mạng tông đồ giáo dân đều phải được lý giải nhờ vào một nền tảng duy nhất đó là Đức Giêsu Kitô, cội nguồn mọi ơn gọi và sứ mạng. Do đó trong các yếu tố quyết định sự thành bại của việc loan báo Tin Mừng nhất định phải nhắc đến mối tương quan thông hiệp giữa các Kitô hữu và Đức Kitô.
Giáo dân có bổn phận và quyền làm tông đồ là do chính việc kết hợp với Đức Kitô là Ðầu. Họ được chính Chúa chỉ định làm việc tông đồ, qua phép Thanh Tẩy Người sát nhập họ vào Nhiệm Thể của Người, qua phép Thêm Sức Người làm cho họ nên mạnh mẽ nhờ quyền năng của Chúa Thánh Thần và thánh hiến họ vào chức vụ tư tế vương giả và dân tộc thánh thiện (x. 1 Pt 2, 2-10). Thêm vào đó, nhờ các bí tích nhất là bí tích Thánh Thể Người chuyển thông và nuôi dưỡng đức ái vào trong tâm hồn những người này (x. AA, #3). Vì Đức Kitô là nguồn mạch nguyên thủy của mọi hoạt động tông đồ trong lòng Giáo Hội, nên hiển nhiên là kết quả phong phú của tông đồ giáo dân tùy thuộc ở sự kết hiệp sống động của chính họ với Đức Kitô, Ðấng đã tuyên bố rằng: “Ai ở trong Thầy và Thầy ở trong kẻ ấy thì mới sinh được nhiều hoa trái” (x. Ga 15, 5). Ðời sống kết hiệp mật thiết với Đức Kitô trong Giáo Hội được nuôi dưỡng bằng nhiều phương thế thiêng liêng khác nhau nhưng trên hết là bằng việc tham dự tích cực vào Phụng Vụ thánh (x. AA, #4).
Một lần nữa, chúng ta được khuyên gắn kết đời mình với Đức Kitô qua việc nuôi dưỡng và cũng cố tình liên đới hiệp thông trong Hội Thánh và tích cực tham dự vào các bí tích. Chỉ như thế chúng ta mới đủ sức “Ad gentes – đến với muôn dân” và khi đến với họ chúng ta mới có cái để chúng ta chia sẻ với họ. Phải chăng đây chính là thao thức nền tảng mà Đức Thánh Cha Phanxicô muốn chuyển tải đến chúng ta khi ngài ban hành Tự Sắc Spiritus Domini vào đúng ngày lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa vừa qua. Bí quyết ở lại trong Chúa (đến) và để cho ơn Chúa biến đổi đời mình (mà xem) là hành trang quý báu giúp chúng ta đi trọn hành trình tông đồ và hoàn tất việc loan báo Tin Mừng trong thành công mỹ mãn.
Cuối cùng, chúng ta không quên dõi theo gương mẫu tuyệt hảo của đời sống tông đồ, Ðức Trinh Nữ Maria, Nữ Vương các Tông Ðồ (Regina Apostolorum). Khi còn ở trần gian, Mẹ đã sống cuộc đời như mọi người, cũng vất vả lo toan cho gia đình nhưng Mẹ đã luôn luôn theo sát dấu chân và kết hợp mật thiết với Chúa Giêsu Con của Mẹ. Giờ đây, sau khi đã về trời, “với tình mẫu tử bao la, Mẹ tiếp tục chăm sóc cho đàn em đông đúc của Con Mẹ, đang trên đường lữ thứ trần gian nhiều gian truân, Mẹ lo lắng cho tới khi họ đạt tới quê trời vĩnh phúc” (x. LG, #62). Chúng ta hết thảy tôn sùng trái tim Mẹ và phó dâng sứ mạng tông đồ của chúng ta cho Mẹ coi sóc (x. AA, #4).
Nữ Vương các thánh Tông Đồ, xin cầu cho chúng con.
Ơn Canh Tân của Thần Khí Sáng Tạo
“Ơn gọi làm Kitô Hữu thực chất cũng chính là ơn gọi làm tông đồ”, sắc lệnh về tông đồ giáo dân Apostolicam Actuositatem đã quả quyết như vậy (AA, #2). Nhờ hiệu quả của bí tích Thanh Tẩy, người Kitô Hữu được thông dự vào chức vụ tư tế, ngôn sứ và vương đế của Đức Kitô (LG, #31). Do đó cho dù có khác nhau về bậc sống và ơn gọi, mọi tín hữu đều có chung một bổn phận đó là làm sao để hết mọi người trên khắp hoàn cầu nhận biết và đón nhận Tin Mừng cứu độ của Thiên Chúa (x. AA, #2). Sứ mạng truyền giáo là sứ mạng chung và là trách nhiệm trước hết mà mỗi phần tử Hội Thánh cần phải dốc tâm thi hành. Đang khi đó, không phải tất cả giáo dân đều được chuẩn bị thích đáng để có thể gánh vác nhiệm vụ cao cả này. Dưới ánh sáng Lời Chúa của Phụng vụ Thánh lễ Chúa Nhật II mùa Thường Niên, chúng ta khám phá ra ý nghĩa cao quý của ơn Thiên Chúa kêu gọi mỗi người chúng ta. Đồng thời chúng ta cũng học biết được những bí quyết quan trọng giúp cho việc thi hành sứ mạng truyền giáo của chúng ta trở nên hiệu quả hơn.
“Đến mà xem”: Lời mời gọi của Chúa.
Là một trong hai môn đệ đầu tiên được Chúa Giêsu kêu gọi, Thánh Gioan Tông Đồ thuật lại cho chúng ta những kinh nghiệm quý báu liên quan đến cuộc gặp gỡ định mệnh xảy ra ngày hôm ấy (x. Ga 1, 36-42). Gioan đâu đã quên lời đầu tiên Chúa nói với ông và người bạn đồng môn tên là Andrê: “Này, các anh tìm gì?” Chúa muốn các ông xác định rõ điều các ông muốn và công khai bày tỏ động cơ tiềm ẩn đàng sau hành vi của các ông. Tin Mừng nói rõ là cả hai ông, chứ không chỉ có Gioan, đáp lại: “Thưa Thầy, Thầy ở đâu?” (Ga 1, 38) Câu nói này cho thấy các ông không đi theo Chúa chỉ vì tò mò nhưng vì các ông khao khát tìm hiểu về Chiên Thiên Chúa, về Đấng xóa tội trần gian. Chúa không những đáp ứng nguyện vọng của các ông mà còn đẩy các ông đến chỗ phải đưa ra quyết định, một quyết định vô cùng quyết liệt: “Đến mà xem” (Ga 1, 39). Để nhận biết Chúa Giêsu, chúng ta không thể hài lòng với việc “nghe kể lại” hay “nghe tường thuật” về Người mà thôi, nhưng phải dứt khoát chọn lựa, đến hay không đến với Chúa.
“Đến mà xem” là lời mời, là lời ngỏ dành cho những ai có ý định theo Chúa. Chúa Giêsu không hề tỏ ý thúc ép bất cứ ai phải theo Người. Nhưng đối với Chúa, tất cả rất rõ ràng: Một là theo hai là không. Đã chấp nhận theo Chúa thì phải “đến với” Chúa. Không có cái gọi là “môn đệ từ xa”. Môn đệ của Đức Kitô là những người khát khao được ở gần Người; gần trong thâm tâm, trong tư tưởng, trong chí hướng, trong lời nói và nhất là trong hành động. “Đến mà xem” do đó là lời mời gọi mà cũng có thể được coi là tiêu chuẩn đánh giá thiện chí của người môn đệ. Gioan và Andrê không những theo Chúa về đến tận nơi Người ở mà còn “ở lại với Người ngày hôm ấy” (Ga 1, 39). Hành động “ở lại” dường như diễn tả một điều gì khác còn sâu xa hơn. Phải chăng đó là mối tương quan thắm thiết tình nghĩa thầy trò, mối tương quan đậm nét “thuộc về”. Danh xưng “Kitô Hữu” là một thí dụ điển hình về mối tương quan nhiệm mầu này, vì trong Phép Rửa Tội, chúng ta được Chúa Thánh Thần biến đổi cho trở nên những phần tử “thuộc về Đức Kitô” (1 Cr 3, 23) hay nói rộng hơn là chúng ta thuộc về Thiên Chúa (x. 1 Ga 3, 24).
Chúa Giêsu không chỉ mời Gioan và Andrê đến cho biết nơi người cư ngụ nhưng còn khuyến khích các ông mở to mắt ra mà xem. Phải chăng Chúa đang bày tỏ cho những kẻ đi theo Người và cho cả chúng ta thấy rằng ơn gọi Kitô Hữu là một ơn gọi đầy truân chuyên vì một khi đã chấp nhận “xem xét” thì buộc lòng phải “đón nhận” sự thật được phơi bày. “Xem xét” trên một phương diện nào đó liên quan đến việc vận dụng khả năng “quan sát”, “học hỏi” và thậm chí còn hàm ý cả yêu cầu “chất vấn cảnh tỉnh” bản thân. Do đó những người thực sự hưởng ứng lời mời gọi “đến mà xem” của Chúa phải là những người rất can đảm và hành vi của họ minh chứng cho một đức tin vững vàng và một tình mến sắt son.
“Đến mà xem”: Một lựa chọn can đảm.
Đến với Chúa là động thái và là kết quả của tình mến. Có lẽ chính kinh nghiệm này đã thôi thúc thánh Phaolô Tông Đồ tận tình khuyên nhủ các tín hữu Côrintô sống sao cho xứng đáng với vị thế là “thân thể của Đức Kitô” và là “đền thờ của Chúa Thánh Thần” (x. 1 Cor 6, 15 &19). Chúa Thánh Thần chứ không phải ai khác chính là nguyên lý cho sự hiệp nhất giữa Thân Thể và Đầu, giữa Hội Thánh và Đức Kitô, Đấng ấy ở trong chúng ta. Do đó, tương quan giữa Đức Kitô và môn đệ của Người nhất định còn cao siêu hơn tương quan thầy trò thông thường. “Ở lại trong Thầy” chính là cách sống của những người ý thức mình là người nhà của Thiên Chúa, là anh chị em con cùng một Cha trên trời. Ơn gọi môn đệ không thể chỉ dừng lại trên danh nghĩa mà thực sự là một dấu ấn sâu đậm làm nên căn tính của một con người. Môn đệ chân chính là người khao khát và sẵn sàng từ bỏ tất cả chỉ để được “ở lại” trong Thầy Giêsu. Lời mời gọi “đến mà xem” không chỉ dành cho bậc tu trì thánh hiến, mà còn là lời kêu gọi dành cho tất cả những ai khao khát nên thánh, khao khát hạnh phúc đích thực.
Câu truyện Cựu Ước kể về việc Đức Chúa gọi cậu bé Samuel trong đền thờ là một trong những trình thuật giàu cảm xúc nhất trong Kinh Thánh. Thiên Chúa có trăm phương nghìn cách để kêu gọi chúng ta, lúc thì kín đáo khi thì rõ ràng (x. 1 Sam 3, 3-10;19). Tuy được diễm phúc trải qua kinh nghiệm về “Lời Thiên Chúa” nhưng cậu Samuel vẫn cần phải học cách đáp trả tiếng Chúa kêu gọi. “Lạy Chúa con đây, xin hãy phán vì tôi tớ Chúa đang lắng tai nghe” (1 Sam 3, 9). Trình diện vì Chúa gọi; “Vâng con đây”, đó là việc làm đúng đắn nhưng chưa đủ. Thầy Êli nhận ra khuyết điểm ấy nơi cậu bé Samuel nên ông chỉ cho cậu biết cách đáp lại tiếng Chúa. “Xin hãy phán vì tôi tớ Chúa đang lắng tai nghe”, đây là cách đáp trả hoàn toàn chủ động. Ẩn chứa bên trong câu nói này là cả một thái độ thức tỉnh, một tư thế sẵn sàng đón nhận và thi hành điều Chúa muốn. “Này con đây, con xin đến để thi hành Thánh ý Chúa” (x. Tv 39, 8-9).
Cả hai trình thuật Chúa gọi Samuen và Chúa kêu gọi các môn đệ đầu tiên đều cho thấy Thiên Chúa hoàn toàn tôn trọng tự do của con người. Thiên Chúa ngỏ lời và chờ đợi chúng ta đáp lại. Phần thưởng dành cho những ai biết dùng hai tiếng “xin vâng” để đáp lại tiếng Chúa kêu mời sẽ là một hành trình “vượt lên chính mình” vô cùng ngoạn ngục. Một hành trình ghi dấu sự tác động của ơn Chúa và sự hợp tác tích cực của con người. Thánh vịnh 119 chỉ ra cho chúng ta thấy kết cục của những người biết sẵn lòng lắng tai nghe tiếng Chúa và những người mến chuộng đường lối của Người: “Thánh ý Chúa làm con vui sướng thỏa thuê, chỉ bảo con như những người cố vấn. Lạy Chúa, kẻ yêu luật Ngài hưởng an bình thư thái” (x. Tv 119, 24 & 165). Ngoài ra, những ai đã trải qua kinh nghiệm gặp gỡ “đến mà xem” sẽ được ơn Chúa biến đổi để trở nên tông đồ cho các tông đồ như trường hợp Andrê, ông đã loan báo và “dẫn em mình đến gặp” Đấng Messia (x. Ga 1, 41-42).
“Đến mà xem” – Một bí quyết thành công.
Lời mời gọi “đến mà xem” có thể được hiểu như một chuẩn mực để đánh giá thái độ chân thành và nghiêm túc của những người theo đi Chúa. Bên cạnh đó, đây cũng là bí quyết mà Chúa Giêsu đã mặc khải ra nhằm hướng dẫn cho chúng ta cách đạt đến cùng đích của đời mình, những người được Chúa trao cho sứ vụ xây dựng Nước Trời.
Khi trình bày về sứ mạng tông đồ giáo dân, sắc lệnh Apostolicam Actuositatem đề cập đến “nền tảng thần học” và “đường hướng thực hành” trước khi nói đến nhiều khía cạnh khác. Điều này cho thấy đây là hai khía cạnh cơ bản nhất anh chị em giáo dân chúng ta cần phải lưu tâm. Dù xét trên phương diện thần học hay phương diện mục vụ thì sứ mạng tông đồ giáo dân đều phải được lý giải nhờ vào một nền tảng duy nhất đó là Đức Giêsu Kitô, cội nguồn mọi ơn gọi và sứ mạng. Do đó trong các yếu tố quyết định sự thành bại của việc loan báo Tin Mừng nhất định phải nhắc đến mối tương quan thông hiệp giữa các Kitô hữu và Đức Kitô.
Giáo dân có bổn phận và quyền làm tông đồ là do chính việc kết hợp với Đức Kitô là Ðầu. Họ được chính Chúa chỉ định làm việc tông đồ, qua phép Thanh Tẩy Người sát nhập họ vào Nhiệm Thể của Người, qua phép Thêm Sức Người làm cho họ nên mạnh mẽ nhờ quyền năng của Chúa Thánh Thần và thánh hiến họ vào chức vụ tư tế vương giả và dân tộc thánh thiện (x. 1 Pt 2, 2-10). Thêm vào đó, nhờ các bí tích nhất là bí tích Thánh Thể Người chuyển thông và nuôi dưỡng đức ái vào trong tâm hồn những người này (x. AA, #3). Vì Đức Kitô là nguồn mạch nguyên thủy của mọi hoạt động tông đồ trong lòng Giáo Hội, nên hiển nhiên là kết quả phong phú của tông đồ giáo dân tùy thuộc ở sự kết hiệp sống động của chính họ với Đức Kitô, Ðấng đã tuyên bố rằng: “Ai ở trong Thầy và Thầy ở trong kẻ ấy thì mới sinh được nhiều hoa trái” (x. Ga 15, 5). Ðời sống kết hiệp mật thiết với Đức Kitô trong Giáo Hội được nuôi dưỡng bằng nhiều phương thế thiêng liêng khác nhau nhưng trên hết là bằng việc tham dự tích cực vào Phụng Vụ thánh (x. AA, #4).
Một lần nữa, chúng ta được khuyên gắn kết đời mình với Đức Kitô qua việc nuôi dưỡng và cũng cố tình liên đới hiệp thông trong Hội Thánh và tích cực tham dự vào các bí tích. Chỉ như thế chúng ta mới đủ sức “Ad gentes – đến với muôn dân” và khi đến với họ chúng ta mới có cái để chúng ta chia sẻ với họ. Phải chăng đây chính là thao thức nền tảng mà Đức Thánh Cha Phanxicô muốn chuyển tải đến chúng ta khi ngài ban hành Tự Sắc Spiritus Domini vào đúng ngày lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa vừa qua. Bí quyết ở lại trong Chúa (đến) và để cho ơn Chúa biến đổi đời mình (mà xem) là hành trang quý báu giúp chúng ta đi trọn hành trình tông đồ và hoàn tất việc loan báo Tin Mừng trong thành công mỹ mãn.
Cuối cùng, chúng ta không quên dõi theo gương mẫu tuyệt hảo của đời sống tông đồ, Ðức Trinh Nữ Maria, Nữ Vương các Tông Ðồ (Regina Apostolorum). Khi còn ở trần gian, Mẹ đã sống cuộc đời như mọi người, cũng vất vả lo toan cho gia đình nhưng Mẹ đã luôn luôn theo sát dấu chân và kết hợp mật thiết với Chúa Giêsu Con của Mẹ. Giờ đây, sau khi đã về trời, “với tình mẫu tử bao la, Mẹ tiếp tục chăm sóc cho đàn em đông đúc của Con Mẹ, đang trên đường lữ thứ trần gian nhiều gian truân, Mẹ lo lắng cho tới khi họ đạt tới quê trời vĩnh phúc” (x. LG, #62). Chúng ta hết thảy tôn sùng trái tim Mẹ và phó dâng sứ mạng tông đồ của chúng ta cho Mẹ coi sóc (x. AA, #4).
Nữ Vương các thánh Tông Đồ, xin cầu cho chúng con.