Thánh Giuse Người Cha Vâng Lời Thiên Chúa
Người xưa rất coi trọng lễ nghi, đặc biệt là đạo hiếu, nghĩa thầy trò. Điều cao quý nhất đảm bảo cho sự thành công của con người đó chính là biết vâng lời dạy bảo của cha mẹ, thầy cô. Không biết vâng lời cha mẹ là người con bất hiếu. Không biết nghe lời thầy cô là kẻ vô đạo. Bất hiếu và vô đạo thì không thể thành người được.
Vâng lời, lễ phép, kính trên, nhường dưới, vâng lời cha mẹ là những chuẩn mực đạo đức mà ai ai củng cần có, đặt biệt trong văn hóa người Việt Nam nó trở thành tiền đề cho sự giáo dục con người, là tiêu chuẩn đạo đức để đánh giá phẩm chất cá nhân.
Vậy vâng lời là gì? Theo nghĩa Latinh: vâng lời bắt nguồn từ chữ ob-audire có nghĩa là nghe theo lời của một ai đó cách thận trọng sâu xa rồi đem ra thực hành. Nghĩa tôn giáo: vâng lời là thái độ chăm chú lắng nghe lời Thiên Chúa cho dù thánh ý của Người được diễn tả dưới bất cứ hình thức nào. Nhiều người chỉ hiểu vâng lời theo nghĩa hẹp là người trên bảo sao làm vậy, vâng chỉ vì muốn lấy lòng người trên, chứ không nhằm thực hiện thánh ý Chúa, dù biết lệnh của người trên không phù hợp với Thánh Ý Chúa mà vẫn cứ vâng lời, thì sự vâng lời đó không phải là nhân đức.
Thánh Giuse đều nói lời “fiat” của chính mình trong mọi hoàn cảnh, Ngài vâng phục cách mau mắn và triệt để. Nếu biết là ý Chúa thì cho dù khó khăn, vất vả, thậm trí trái ý mình vẫn cứ xin vâng miễn sao ý Chúa được thể hiện. Đức vâng lời của Thánh Giuse được Đức Thánh Cha đề cao không chỉ cho những người sống đời gia đình, mà càng cần thiết hơn cho những ai sống đời tu trì trong Giáo Hội.
Thánh Giuse nói lời “fiat” của chính mình trong mọi hoàn cảnh. Có là bậc trượng phục chăng nữa cũng khó đón người bạn mang thai, tác giả không phải là mình về nhà làm vợ và làm cha của con trẻ. Nhưng khi Sứ Thần cho biết là ý Chúa : “Đừng ngại nhận Maria làm vợ, vì đứa trẻ được thụ thai trong lòng bà là do Chúa Thánh Thần”(Mt 1,20-21). Thánh Giuse đáp lại ngay: “Khi Giuse vừa thức giấc, ông đã làm theo lời Sứ Thần Chúa truyền” (Mt 1,24). Cả cuộc đời của Thánh Giuse là chuỗi đời hoàn toàn vâng phục. Từ khi đón Đức Maria mang thai cho đến khi đưa Hài Nhi Giêsu và Mẹ Người sang Ai cập rồi từ Ai cập trở về... Tất cả thuận theo ý Chúa.
Vì vâng lời, Thánh Giuse đã dạy cho Chúa Giêsu biết bài học vâng phục, nên Chúa Giêsu : “Dầu là Con Thiên Chúa, Người đã phải trải qua nhiều đau khổ mới học được thế nào là vâng phục” (Dt 5,8). Chúa Giêsu đã học từ Giuse, người cha phàm nhân ấy như lời Đức Thánh Cha viết : “Trong những năm sống ẩn dật ở Nadarét, Chúa Giêsu đã học ở trường học của thánh Giuse để làm theo ý của Chúa Cha” (x.Patris Corde, số 3).
Bằng sự vâng lời, Thánh Giuse đã cứu Mẹ Maria và Chúa Giêsu và dạy Con của ngài “thi hành ý Chúa Cha” (x. Patris Corde, số 3). Sách Giáo lý còn viết rõ hơn khi nói rằng, “Việc Đức Giêsu mỗi ngày vâng phục thánh Giuse và Mẹ Maria báo trước việc vâng phục vào ngày Thứ Năm Tuần Thánh: “Xin đừng theo ý con” (Lc 22,42). Sự vâng phục của Đức Kitô trong cuộc sống ẩn dật thường ngày đã khởi đầu công trình tái lập những gì mà Ađam đã phá đổ vì bất tuân phục (Rm 5, l9)” (GLCG, số 532). Ngay cả khi gặp khó khăn nhất, trong Vườn Cây Dầu, Chúa Giêsu cũng đã chọn làm theo ý muốn của Đức Chúa Cha hơn là ý muốn của mình, trở nên “vâng lời cho đến chết, thậm chí chết trên thập tự giá” (Pl 2,8). Vì thế, tác giả Thư gửi người Do Thái kết luận rằng Chúa Giêsu “đã học biết vâng phục qua những gì Người phải chịu” (Pl 5,8).
Tất cả những điều này cho thấy rõ rằng Thánh Giuse đã được Thiên Chúa kêu gọi để trực tiếp phục vụ con người và sứ mệnh của Chúa Giêsu qua việc thực thi chức vụ làm cha vâng phục Thiên Chúa để cho ý Chúa được thể hiện.
Xã hội cần có sự vâng phục, Giáo Hội càng cần hơn. Công Đồng Vatican II xác nhận: “Đức Vâng Phục là sức mạnh đặc biệt của các thừa tác viên Chúa Kitô, Đấng đã dùng sự vâng phục để cứu nhân loại” (TG 24,2). Nếu người ta nói: “Kỷ luật là sức mạnh của quân đội”, thì ta có thể nói : “Đức Vâng Phục chính là sức mạnh của Giáo hội”.
Xin cho ý Chúa được thể hiện dưới đất cũng như trên trời.
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
Người xưa rất coi trọng lễ nghi, đặc biệt là đạo hiếu, nghĩa thầy trò. Điều cao quý nhất đảm bảo cho sự thành công của con người đó chính là biết vâng lời dạy bảo của cha mẹ, thầy cô. Không biết vâng lời cha mẹ là người con bất hiếu. Không biết nghe lời thầy cô là kẻ vô đạo. Bất hiếu và vô đạo thì không thể thành người được.
Vâng lời, lễ phép, kính trên, nhường dưới, vâng lời cha mẹ là những chuẩn mực đạo đức mà ai ai củng cần có, đặt biệt trong văn hóa người Việt Nam nó trở thành tiền đề cho sự giáo dục con người, là tiêu chuẩn đạo đức để đánh giá phẩm chất cá nhân.
Vậy vâng lời là gì? Theo nghĩa Latinh: vâng lời bắt nguồn từ chữ ob-audire có nghĩa là nghe theo lời của một ai đó cách thận trọng sâu xa rồi đem ra thực hành. Nghĩa tôn giáo: vâng lời là thái độ chăm chú lắng nghe lời Thiên Chúa cho dù thánh ý của Người được diễn tả dưới bất cứ hình thức nào. Nhiều người chỉ hiểu vâng lời theo nghĩa hẹp là người trên bảo sao làm vậy, vâng chỉ vì muốn lấy lòng người trên, chứ không nhằm thực hiện thánh ý Chúa, dù biết lệnh của người trên không phù hợp với Thánh Ý Chúa mà vẫn cứ vâng lời, thì sự vâng lời đó không phải là nhân đức.
Thánh Giuse đều nói lời “fiat” của chính mình trong mọi hoàn cảnh, Ngài vâng phục cách mau mắn và triệt để. Nếu biết là ý Chúa thì cho dù khó khăn, vất vả, thậm trí trái ý mình vẫn cứ xin vâng miễn sao ý Chúa được thể hiện. Đức vâng lời của Thánh Giuse được Đức Thánh Cha đề cao không chỉ cho những người sống đời gia đình, mà càng cần thiết hơn cho những ai sống đời tu trì trong Giáo Hội.
Thánh Giuse nói lời “fiat” của chính mình trong mọi hoàn cảnh. Có là bậc trượng phục chăng nữa cũng khó đón người bạn mang thai, tác giả không phải là mình về nhà làm vợ và làm cha của con trẻ. Nhưng khi Sứ Thần cho biết là ý Chúa : “Đừng ngại nhận Maria làm vợ, vì đứa trẻ được thụ thai trong lòng bà là do Chúa Thánh Thần”(Mt 1,20-21). Thánh Giuse đáp lại ngay: “Khi Giuse vừa thức giấc, ông đã làm theo lời Sứ Thần Chúa truyền” (Mt 1,24). Cả cuộc đời của Thánh Giuse là chuỗi đời hoàn toàn vâng phục. Từ khi đón Đức Maria mang thai cho đến khi đưa Hài Nhi Giêsu và Mẹ Người sang Ai cập rồi từ Ai cập trở về... Tất cả thuận theo ý Chúa.
Vì vâng lời, Thánh Giuse đã dạy cho Chúa Giêsu biết bài học vâng phục, nên Chúa Giêsu : “Dầu là Con Thiên Chúa, Người đã phải trải qua nhiều đau khổ mới học được thế nào là vâng phục” (Dt 5,8). Chúa Giêsu đã học từ Giuse, người cha phàm nhân ấy như lời Đức Thánh Cha viết : “Trong những năm sống ẩn dật ở Nadarét, Chúa Giêsu đã học ở trường học của thánh Giuse để làm theo ý của Chúa Cha” (x.Patris Corde, số 3).
Bằng sự vâng lời, Thánh Giuse đã cứu Mẹ Maria và Chúa Giêsu và dạy Con của ngài “thi hành ý Chúa Cha” (x. Patris Corde, số 3). Sách Giáo lý còn viết rõ hơn khi nói rằng, “Việc Đức Giêsu mỗi ngày vâng phục thánh Giuse và Mẹ Maria báo trước việc vâng phục vào ngày Thứ Năm Tuần Thánh: “Xin đừng theo ý con” (Lc 22,42). Sự vâng phục của Đức Kitô trong cuộc sống ẩn dật thường ngày đã khởi đầu công trình tái lập những gì mà Ađam đã phá đổ vì bất tuân phục (Rm 5, l9)” (GLCG, số 532). Ngay cả khi gặp khó khăn nhất, trong Vườn Cây Dầu, Chúa Giêsu cũng đã chọn làm theo ý muốn của Đức Chúa Cha hơn là ý muốn của mình, trở nên “vâng lời cho đến chết, thậm chí chết trên thập tự giá” (Pl 2,8). Vì thế, tác giả Thư gửi người Do Thái kết luận rằng Chúa Giêsu “đã học biết vâng phục qua những gì Người phải chịu” (Pl 5,8).
Tất cả những điều này cho thấy rõ rằng Thánh Giuse đã được Thiên Chúa kêu gọi để trực tiếp phục vụ con người và sứ mệnh của Chúa Giêsu qua việc thực thi chức vụ làm cha vâng phục Thiên Chúa để cho ý Chúa được thể hiện.
Xã hội cần có sự vâng phục, Giáo Hội càng cần hơn. Công Đồng Vatican II xác nhận: “Đức Vâng Phục là sức mạnh đặc biệt của các thừa tác viên Chúa Kitô, Đấng đã dùng sự vâng phục để cứu nhân loại” (TG 24,2). Nếu người ta nói: “Kỷ luật là sức mạnh của quân đội”, thì ta có thể nói : “Đức Vâng Phục chính là sức mạnh của Giáo hội”.
Xin cho ý Chúa được thể hiện dưới đất cũng như trên trời.
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ