Hôm thứ Ba 11 tháng 5, Đức Thánh Cha Phanxicô đã thiết lập thừa tác vụ giáo lý viên, qua Tông Thư dưới dạng Tự Sắc Antiquum Ministerium, nghĩa là “Thừa Tác Vụ Cổ Kính”
Bạn có thể thắc mắc thừa tác vụ này là gì và nó dành cho ai. Trong phần giải thích này, Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, tóm tắt những câu trả lời về thừa tác vụ mới này từ cuộc họp báo do Đức Tổng Giám Mục Rino Fisichella chủ tọa.
Thừa tác vụ giáo lý viên mới được thiết lập có nghĩa là gì?
Thưa: Một thừa tác vụ được thiết đặt là một loại hình thái phục vụ chính thức, chuyên nghiệp trong Giáo Hội Công Giáo. Thừa tác vụ ấy có thể dành cho giáo dân, chẳng hạn như đọc sách hoặc giúp lễ, hoặc được dành cho những người được thụ phong, chẳng hạn như phó tế hoặc linh mục.
Thừa tác vụ giáo lý viên mới được thành lập dành cho những giáo dân có ơn gọi đặc biệt phục vụ Giáo Hội Công Giáo với tư cách là người giảng dạy đức tin.
Thừa tác vụ này là “ổn định” có nghĩa là nó tồn tại trong suốt cuộc đời, không phụ thuộc vào việc người đó có tích cực thực hiện hoạt động đó trong mọi phần của cuộc đời mình hay không.
Nhưng các giáo lý viên đã tồn tại. Điều này khác biệt như thế nào?
Thưa: Nhiều giáo lý viên ngày nay phục vụ Giáo hội ở cấp giáo xứ, nhưng thừa tác vụ giáo lý viên được thiết lập sẽ gắn liền với giáo phận và do giám mục giáo phận quản lý.
Đức Tổng Giám Mục Rino Fisichella giải thích trong một cuộc họp báo ở Vatican ngày 11 tháng 5 rằng “qua việc thiết lập một thừa tác vụ, Giáo hội xác nhận rằng người được trao cho đặc sủng đó đang thực hiện cho cộng đồng một sự phục vụ giáo hội đích thực”.
Đức Tổng Giám Mục Fisichella là chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng Cổ vũ Tân Phúc âm hóa, là cơ quan giám sát các thừa tác vụ được thiết lập trong Giáo hội.
Việc thiết lập thừa tác vụ này, cùng với các tác vụ đọc sách và giúp lễ, “sẽ giúp cho anh chị em giáo dân được chuẩn bị tốt hơn trong việc truyền đạt đức tin”, Đức Tổng Giám Mục nói.
Ngài cũng nhấn mạnh rằng giáo lý viên được trao tác vụ chuyên lo việc truyền đạt đức tin qua việc rao truyền và giảng dạy - họ không có bất kỳ trách nhiệm phụng vụ nào.
Giáo lý viên cộng tác với giám mục địa phương và các linh mục trong việc giảng dạy đức tin cho cộng đồng địa phương. Và điều đó có thể là một lợi ích rất lớn ở những nơi khan hiếm linh mục.
Đức Thánh Cha Phanxicô “nhận thức rõ rằng nhiều khu vực ở Mỹ Châu Latinh và Phi Châu ngày nay vẫn có các giáo lý viên đứng đầu cộng đồng”, Đức Giám Mục Fisichella nói. Ngài nhấn mạnh tính chất độc đáo của mỗi thừa tác vụ, lưu ý rằng chúng không thể thay thế cho nhau.
“Ở đây có rất nhiều điều mới trong thừa tác vụ này. Những người nam nữ được kêu gọi để thể hiện ơn gọi rửa tội của họ theo cách tốt nhất có thể, không phải để thay thế cho các linh mục hay những người thánh hiến, nhưng với tư cách là những giáo dân đích thực, trong bản chất đặc biệt nơi thừa tác vụ của họ, có thể trải nghiệm đầy đủ ơn gọi làm chứng nhân và phục vụ hữu hiệu các ơn gọi từ phép rửa của họ trong cộng đồng và thế giới”.
Ai đủ tiêu chuẩn để được gia nhập thừa tác vụ giáo lý viên?
Thưa: Thư của Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng một giáo dân được kêu gọi để trở thành giáo lý viên phải có “đức tin sâu sắc và sự trưởng thành nhân bản”, là một người tích cực tham gia vào đời sống của cộng đồng Kitô, và “có khả năng chào đón người khác, quảng đại và sống đời sống hiệp thông huynh đệ”.
Các Hội đồng Giám mục sẽ chịu trách nhiệm quyết định “tiến trình hình thành cần thiết và các tiêu chuẩn để được nhận vào thừa tác vụ mới”.
Từng cá nhân các giám mục được giao nhiệm vụ xác định các ứng viên thích hợp trong lãnh thổ riêng của các ngài, và bảo đảm họ được chuẩn bị thích hợp thông qua “sự đào tạo phù hợp về kinh thánh, thần học, mục vụ và sư phạm”.
Kinh nghiệm dạy giáo lý trước cũng là một điều kiện tiên quyết.
Đức Tổng Giám Mục Fisichella nói rằng “điều hiển nhiên là không phải tất cả những ai là giáo lý viên ngày nay đều có thể được trao thừa tác vụ giáo lý viên”.
“Quan trọng nhất chính là chiều kích chuyên nghiệp trong đó hàm ý một sự sẵn sàng để phục vụ Giáo Hội nơi vị giám mục coi là có lợi nhất. Các chức vụ không được ban cho để thỏa mãn cá nhân, nhưng để phục vụ cho Giáo hội địa phương, nơi giám mục cho rằng sự hiện diện của giáo lý viên là cần thiết”.
Bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích của Vatican sẽ công bố Nghi thức Trao Thừa Tác Vụ Giáo Lý Viên. Nghi thức này sẽ được công bố “trong một thời gian ngắn”.
Ý tưởng thừa tác vụ giáo lý viên xuất phát từ đâu?
Thưa: Trong tông thư của mình, Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh lịch sử của giáo lý viên, bắt đầu với Thư thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gửi cho tín hữu Côrinhtô, đề cập đến “những thầy dạy” trong cộng đồng Kitô tiên khởi
Ngài nói rằng các giáo lý viên đóng một vai trò quan trọng trong việc mở rộng việc truyền giáo của Giáo hội trong những thế kỷ tiếp theo và ghi nhận sự đánh giá mới đối với các giáo lý viên giáo dân trong công cuộc loan báo Tin Mừng sau Công Đồng Vatican II.
Đức Tổng Giám Mục Fisichella cho biết Hội Đồng Giáo Hoàng của ngài, theo yêu cầu của Đức Thánh Cha Phanxicô, đã nghiên cứu thể chế của thừa tác vụ giáo lý viên giáo dân trong hơn năm năm với sự cộng tác của các Hội Đồng Giám Mục và các chuyên gia.
Source:Catholic News AgencyWhat is the new ministry of catechist? A CNA explainer
Bạn có thể thắc mắc thừa tác vụ này là gì và nó dành cho ai. Trong phần giải thích này, Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, tóm tắt những câu trả lời về thừa tác vụ mới này từ cuộc họp báo do Đức Tổng Giám Mục Rino Fisichella chủ tọa.
Thừa tác vụ giáo lý viên mới được thiết lập có nghĩa là gì?
Thưa: Một thừa tác vụ được thiết đặt là một loại hình thái phục vụ chính thức, chuyên nghiệp trong Giáo Hội Công Giáo. Thừa tác vụ ấy có thể dành cho giáo dân, chẳng hạn như đọc sách hoặc giúp lễ, hoặc được dành cho những người được thụ phong, chẳng hạn như phó tế hoặc linh mục.
Thừa tác vụ giáo lý viên mới được thành lập dành cho những giáo dân có ơn gọi đặc biệt phục vụ Giáo Hội Công Giáo với tư cách là người giảng dạy đức tin.
Thừa tác vụ này là “ổn định” có nghĩa là nó tồn tại trong suốt cuộc đời, không phụ thuộc vào việc người đó có tích cực thực hiện hoạt động đó trong mọi phần của cuộc đời mình hay không.
Nhưng các giáo lý viên đã tồn tại. Điều này khác biệt như thế nào?
Thưa: Nhiều giáo lý viên ngày nay phục vụ Giáo hội ở cấp giáo xứ, nhưng thừa tác vụ giáo lý viên được thiết lập sẽ gắn liền với giáo phận và do giám mục giáo phận quản lý.
Đức Tổng Giám Mục Rino Fisichella giải thích trong một cuộc họp báo ở Vatican ngày 11 tháng 5 rằng “qua việc thiết lập một thừa tác vụ, Giáo hội xác nhận rằng người được trao cho đặc sủng đó đang thực hiện cho cộng đồng một sự phục vụ giáo hội đích thực”.
Đức Tổng Giám Mục Fisichella là chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng Cổ vũ Tân Phúc âm hóa, là cơ quan giám sát các thừa tác vụ được thiết lập trong Giáo hội.
Việc thiết lập thừa tác vụ này, cùng với các tác vụ đọc sách và giúp lễ, “sẽ giúp cho anh chị em giáo dân được chuẩn bị tốt hơn trong việc truyền đạt đức tin”, Đức Tổng Giám Mục nói.
Ngài cũng nhấn mạnh rằng giáo lý viên được trao tác vụ chuyên lo việc truyền đạt đức tin qua việc rao truyền và giảng dạy - họ không có bất kỳ trách nhiệm phụng vụ nào.
Giáo lý viên cộng tác với giám mục địa phương và các linh mục trong việc giảng dạy đức tin cho cộng đồng địa phương. Và điều đó có thể là một lợi ích rất lớn ở những nơi khan hiếm linh mục.
Đức Thánh Cha Phanxicô “nhận thức rõ rằng nhiều khu vực ở Mỹ Châu Latinh và Phi Châu ngày nay vẫn có các giáo lý viên đứng đầu cộng đồng”, Đức Giám Mục Fisichella nói. Ngài nhấn mạnh tính chất độc đáo của mỗi thừa tác vụ, lưu ý rằng chúng không thể thay thế cho nhau.
“Ở đây có rất nhiều điều mới trong thừa tác vụ này. Những người nam nữ được kêu gọi để thể hiện ơn gọi rửa tội của họ theo cách tốt nhất có thể, không phải để thay thế cho các linh mục hay những người thánh hiến, nhưng với tư cách là những giáo dân đích thực, trong bản chất đặc biệt nơi thừa tác vụ của họ, có thể trải nghiệm đầy đủ ơn gọi làm chứng nhân và phục vụ hữu hiệu các ơn gọi từ phép rửa của họ trong cộng đồng và thế giới”.
Ai đủ tiêu chuẩn để được gia nhập thừa tác vụ giáo lý viên?
Thưa: Thư của Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng một giáo dân được kêu gọi để trở thành giáo lý viên phải có “đức tin sâu sắc và sự trưởng thành nhân bản”, là một người tích cực tham gia vào đời sống của cộng đồng Kitô, và “có khả năng chào đón người khác, quảng đại và sống đời sống hiệp thông huynh đệ”.
Các Hội đồng Giám mục sẽ chịu trách nhiệm quyết định “tiến trình hình thành cần thiết và các tiêu chuẩn để được nhận vào thừa tác vụ mới”.
Từng cá nhân các giám mục được giao nhiệm vụ xác định các ứng viên thích hợp trong lãnh thổ riêng của các ngài, và bảo đảm họ được chuẩn bị thích hợp thông qua “sự đào tạo phù hợp về kinh thánh, thần học, mục vụ và sư phạm”.
Kinh nghiệm dạy giáo lý trước cũng là một điều kiện tiên quyết.
Đức Tổng Giám Mục Fisichella nói rằng “điều hiển nhiên là không phải tất cả những ai là giáo lý viên ngày nay đều có thể được trao thừa tác vụ giáo lý viên”.
“Quan trọng nhất chính là chiều kích chuyên nghiệp trong đó hàm ý một sự sẵn sàng để phục vụ Giáo Hội nơi vị giám mục coi là có lợi nhất. Các chức vụ không được ban cho để thỏa mãn cá nhân, nhưng để phục vụ cho Giáo hội địa phương, nơi giám mục cho rằng sự hiện diện của giáo lý viên là cần thiết”.
Bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích của Vatican sẽ công bố Nghi thức Trao Thừa Tác Vụ Giáo Lý Viên. Nghi thức này sẽ được công bố “trong một thời gian ngắn”.
Ý tưởng thừa tác vụ giáo lý viên xuất phát từ đâu?
Thưa: Trong tông thư của mình, Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh lịch sử của giáo lý viên, bắt đầu với Thư thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gửi cho tín hữu Côrinhtô, đề cập đến “những thầy dạy” trong cộng đồng Kitô tiên khởi
Ngài nói rằng các giáo lý viên đóng một vai trò quan trọng trong việc mở rộng việc truyền giáo của Giáo hội trong những thế kỷ tiếp theo và ghi nhận sự đánh giá mới đối với các giáo lý viên giáo dân trong công cuộc loan báo Tin Mừng sau Công Đồng Vatican II.
Đức Tổng Giám Mục Fisichella cho biết Hội Đồng Giáo Hoàng của ngài, theo yêu cầu của Đức Thánh Cha Phanxicô, đã nghiên cứu thể chế của thừa tác vụ giáo lý viên giáo dân trong hơn năm năm với sự cộng tác của các Hội Đồng Giám Mục và các chuyên gia.
Source:Catholic News Agency