Sau khi Trung Quốc siết chặt các buổi thắp nến canh thức tưởng niệm biến cố Thiên An Môn, chỉ còn lại một cơ hội duy nhất để gióng lên tiếng nói của sự thật khi đối mặt với sự đàn áp hoặc thỏa hiệp.
Cho đến thời gian gần đây, Thành phố Hồng Kông là địa điểm duy nhất thuộc chủ quyền của Trung Quốc, còn có thể tổ chức lễ kỷ niệm ngày 4 tháng 6, nhưng từ nay trở đi đã buộc phải đi theo con đường của Trung Quốc đại lục, vì nhà nước đã áp đặt xóa bỏ mọi tưởng niệm tập thể về biến cố đáng ghi nhớ này. Việc công khai tưởng nhớ vụ thảm sát các nhà hoạt động ủng hộ dân chủ năm 1989 của chế độ Trung Quốc bị coi là hành vi phạm pháp nặng nề ở Hồng Kông, có thể bị phạt tới năm năm tù. Những người tổ chức cuộc biểu tình ở Công viên Victoria năm ngoái đều đã bị tống ngục.
Một trong số ít những thành luỹ bảo vệ còn lại - hoặc có lẽ là ốc đảo của sự thật - chống lại sự tuyên truyền nhồi sọ này là Giáo Hội Công Giáo. Hoặc, chính xác hơn, bảy giáo xứ Công Giáo. Trong bảy nhà thờ đó, Thánh lễ tưởng niệm các nạn nhân của vụ thảm sát Quảng trường Thiên An Môn và gia đình của họ đã được tổ chức vào lúc 8 giờ tối – vào đúng thời điểm đêm canh thức Công viên Victoria thường bắt đầu.
Quyết định của bảy thánh đường này để dâng Thánh lễ tưởng niệm có tầm quan trọng sống còn, cả về phần thiêng liêng lẫn biểu tượng. Bẩy giáo xứ này có thể buông xuôi dễ dàng đi theo con đường của những người khác trong Giáo phận Hồng Kông, nghiêng về phía sợ hãi và thận trọng hơn. Nhưng chính vào thời điểm thực sự u tối này, ánh sáng của chân lý - và đức tin – lại tỏa sáng rực rỡ nhất, và hoàn toàn chính đáng, khi các giáo xứ này nhận ra trách nhiệm đạo đức của mình để mở cửa cho ánh sáng đó.
Một cuộc biểu tình hoặc một đêm canh thức có thể không còn hợp pháp ở Hồng Kông nhưng việc thờ phượng tôn giáo vẫn chưa bị cấm. Như Porson Chan, một nhân viên đảm trách dự án của Ủy ban Công lý và Hòa bình của giáo phận, đã phát biểu, " Thánh lễ Công Giáo là một hoạt động tôn giáo được luật cơ bản của chúng tôi bảo vệ," liên quan đến „Tiểu Hiến Pháp“ của Hồng Kông.
Không có gì đáng ngạc nhiên, một trong những nhân vật nổi tiếng của thánh lễ tưởng niệm là giám mục danh dự can đảm của Hồng Kông, Đức Hồng Y Giuse Thăng Hán (Joseph Zen), một nhà phê bình thẳng thừng lâu năm chống Bắc Kinh. Trong bài giảng của mình, Đức Hồng Y đã minh xác: "Chúng tôi dâng Thánh lễ tưởng niệm này để tưởng nhớ các anh chị em đã hy sinh mạng sống của họ vì tự do và dân chủ của chúng tôi ở Quảng trường Thiên An Môn và các con hẻm gần đó 32 năm trước. Những gì họ lên tiếng yêu cầu vào thời điểm đó là một chính phủ trong sạch. Những gì họ khao khát ước mơ là một Trung Quốc thực sự hùng mạnh. Sự hy sinh của họ đã thực sự dành cho chúng tôi, và chúng tôi ôm lấy hy vọng chưa được thực hiện của họ: một xã hội công bằng và hòa bình, một dân tộc được tôn trọng bởi chế độ và một Trung Quốc thực sự vĩ đại được thế giới tôn trọng."
Chúng tôi không chấp nhận bi quan yếm thế. Chúng tôi sẽ không mất hy vọng
Phát biểu không lâu sau khi chính quyền Hồng Kông áp đặt một cuộc kiểm tra "yêu nước" đối với các nhà lập pháp và công chức, đúng ra là một cuộc kiểm tra lòng trung thành không phải với Trung Quốc mà là với Đảng Cộng sản Trung Quốc, Đức Hồng Y Thăng Hán nhấn mạnh một lòng yêu nước chân chính, vinh danh những người bị thảm sát năm 1989 là "những người tử vì đạo yêu nước" xứng đáng được tôn vinh và yêu mến. Giống như họ, ĐHY khẳng định thêm, "chúng tôi yêu đất nước của chúng tôi, hy vọng của chúng tôi không bao giờ chết." Bất chấp thời kỳ đen tối đối với Hồng Kông và Trung Quốc ngày nay, ĐHY kết luận: "Chúng tôi không chấp nhận bi quan yếm thế. Chúng tôi sẽ không mất hy vọng."
Tất nhiên, bất chấp hy vọng đó và thực tế là bảy nhà thờ chỉ thực hiện quyền cử hành Thánh lễ của họ, Đức Hồng Y Thăng Hán vẫn cảnh báo rằng "chúng tôi không biết các tờ báo ngày mai sẽ gán ghép cho cuộc gặp mặt của chúng tôi vào tối nay nhãn hiệu nào", và khẳng định rõ ràng rằng: "Đối với chúng tôi, đó là một Thánh lễ tưởng niệm."
Một ngày trước lễ kỷ niệm, các biển ngữ xuất hiện trước các nhà thờ cảnh báo họ không được tổ chức Thánh lễ tưởng niệm. Các biển ngữ, bao gồm hình ảnh của Đức Hồng Y Thăng Hán, cảnh báo chống lại "việc thờ phụng xấu xa" và "quy cho gây ra sự hỗn loạn nhân danh lễ tưởng niệm; chia rẽ tôn giáo bằng đôi bàn tay vấy máu" - ngôn ngữ sặc mùi từ giáo điều của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Những người xúi giục những cảnh báo này trích dẫn luật an ninh quốc gia hà khắc, quy cáo rằng các cuộc tổ chức công khai kỷ niệm vụ thảm sát năm 1989 sẽ vi phạm luật này.
Một thánh lễ tưởng niệm khác được Giám Mục Phụ Tá Giuse Hạ Chí Thành (Joseph Ha Chi-shing) chủ sự, đã nhắc nhở giáo đoàn tại Nhà thờ Thánh Phanxicô ở Cửu Long rằng khi các môn đồ của Chúa Giê-su đang bị chao đảo thử thách, Chúa Giê-su nói với họ rằng "khó khăn lớn nhất trong cuộc sống là thách thức của đức tin."
Ngay cả giám mục mới được bổ nhiệm của giáo phận Hồng Kông, Đức Cha Stêphanô Chu Thủ Nhân (Stephen Chow Sau-yan), bề trên giám tỉnh dòng Tên, đã trình bầy sự kiện với một giọng điệu nhỏ nhẹ hơn, khi tuyên bố tại cuộc họp báo của mình ba tuần trước rằng Ngài sẽ cầu nguyện cho các nạn nhân của vụ thảm sát Quảng trường Thiên An Môn.
Vậy sự kiện này có ý nghĩa gì đối với Giáo Hội? Ba điều.
Thứ nhất, điều đó có nghĩa là Giáo hội đóng một vai trò quan trọng, là một trong số ít không gian "tự do" còn lại ở Hồng Kông. Giáo hội phải là người bảo vệ lẽ thật, công lý và tự do, và Giáo hội phải bảo vệ những giá trị này một cách thích hợp, với sự khôn ngoan và mọi cơ hội. Không bao giờ nên quên rằng rất nhiều người Công Giáo - và Kitô hữu của các truyền thống khác - đã đi đầu trong cuộc đấu tranh nhân quyền của Hồng Kông, không chỉ là "cha đẻ" của phong trào dân chủ Martin Lee, doanh nhân truyền thông Lê Trí Anh (Lai Chee-Ying) được biết đến với cái tên phương Tây là Jimmy Lai, các nhà hoạt động nữ sinh viên Chu Đình (Agnes Chow) và Joshua Wong và giáo sư luật Benny Tai.
Chúng ta không được lãng quên những nhân vật, như Lai và Châu, bị tù tội vì niềm tin của họ. Và việc tưởng nhớ đó phải liên tục chất vấn lương tâm - nếu như lương tâm có còn tồn tại - của Nữ đặc khu trưởng Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga (tên tiếng Anh: Carrie Lam Cheng Yuet-ngor), mang danh mình là một người Công Giáo nhưng lại sẵn sàng là người tạo điều kiện số một của Bắc Kinh trong việc dỡ bỏ các quyền tự do của Hồng Kông. Giáo Hội phải là một tiếng nói ngôn sứ ở Hồng Kông.
Tuy nhiên, thứ hai, điều đó có nghĩa là Giáo Hội hiện đang đương đầu với nguy hiểm lớn hơn. Tuy nhiên, thực ra bất cứ điều gì Giáo hội ra tay hành động đều rơi vào hoàn cảnh tương tự trên đây. Khi tự do bị phá hủy ở Hồng Kông, tự do tôn giáo sớm hay muộn cũng sẽ bị tổn hại. Câu hỏi đặt ra cho Giáo Hội là liệu giáo hội sẽ phải thúc thủ đầu hàng hay đứng lên bảo vệ tự do tôn giáo và lương tâm. Khi đối mặt với nguy hiểm, Giáo Hội sẽ cần phải cân nhắc sự cân bằng đúng đắn giữa lòng can đảm và sự khôn ngoan. Nhưng Giáo hội không bao giờ được thỏa hiệp về sự tự do của nó để nói sự thật.
Và thứ ba, cộng đồng quốc tế hiện có trách nhiệm lớn hơn trong việc giám sát tự do tôn giáo ở Hồng Kông. Đức Giáo Hoàng Phanxicô và Tòa Thánh Vatican nên lượng định lại sự im hơi lặng tiếng của mình về nhân quyền ở Trung Quốc và Hồng Kông. Nếu việc lên tiếng của Giáo hội ở Hồng Kông trở lên nguy hiểm hơn cho chính Giáo Hội tại đây, thì Roma nên can dự vào..
Các quan chức Vatican nên học hỏi nghiên cứu lời khai và bằng chứng được trình bày trong bốn ngày điều trần tại Tòa án Duy Ngô Nhĩ gần đây ở London
Trong một thời gian dài, Đức Giáo Hoàng Phanxicô - một vị giáo hoàng thường xuyên lên tiếng mạnh mẽ tố cáo sự bất công, đàn áp và xung đột trên khắp thế giới – lại rất cẩn trọng im hơi lặng tiếng về Trung Quốc. Ngài đã không lên tiếng chống lại cuộc đàn áp các Kitô hữu, ngài chưa gặp Đức Dalai Lama, ngài cũng đã không tưởng niệm vụ thảm sát Quảng trường Thiên An Môn và ngài hầu như không nói gì về người Duy Ngô Nhĩ.
Chỉ có một tài liệu tham khảo trong cuốn sách Let Us Dream của ĐGH đã quan tâm nhắc đến người Duy Ngô Nhĩ, những người đang phải đối mặt với những gì mà quốc hội Canada, Hà Lan và Anh, chính quyền Hoa Kỳ và ngày càng nhiều chuyên gia tin rằng đó là một cuộc diệt chủng. Các quan chức Vatican nên học hỏi nghiên cứu những lời khai và bằng chứng được trình bày trong bốn ngày điều trần tại Tòa án Duy Ngô Nhĩ gần đây ở London. Nếu như Đức Giáo Hoàng nghe những câu chuyện trực tiếp đó, chắc Ngài sẽ thấy khó mà im hơi lặng tiếng lâu hơn được nữa.
Tưởng cũng nên nhắc lại, một lời kêu gọi cầu nguyện hiếm hoi nhưng rất được hoan nghênh cho Giáo hội ở Trung Quốc từ Đức Giáo Hoàng Phanxicô trước Tuần lễ Cầu nguyện Toàn cầu cho Trung Quốc vào tháng trước thực sự đã là một khích lệ, và Ngài thực sự đã quyết định ủng hộ ý tưởng đó. Bảy giáo xứ đủ can đảm để tổ chức Thánh lễ tưởng niệm vào ngày 4 tháng 6 chắc chắn sẽ rất biết ơn nếu Đức Giáo Hoàng lên tiếng nhiều hơn.
Giáo hội ở Hồng Kông - và trên toàn thế giới - đang phải đối mặt với một khoảnh khắc vừa là cơ may lớn và vừa là nguy hiểm lớn. Một cơ hội để tỏa sáng và nói sự thật, nhưng khi đối mặt với những nguy hiểm kép: ngược đãi hoặc thỏa hiệp. Chúng ta hãy hy vọng Giáo hội vượt qua mọi gian lao thử thách, và chúng ta hãy cầu nguyện xin Chúa thương bảo vệ Giáo hội.
* Benedict Rogers là một nhà hoạt động nhân quyền và nhà văn. Ông là người đồng sáng lập và giám đốc điều hành của Hong Kong Watch, nhà phân tích cao cấp về Đông Á tại tổ chức nhân quyền quốc tế CSW, đồng sáng lập và phó chủ tịch Ủy ban Nhân quyền Đảng Bảo thủ Vương quốc Anh, thành viên của nhóm cố vấn của Liên minh liên nghị viện về Trung Quốc (IPAC) và là thành viên hội đồng quản trị của Chiến dịch diệt chủng Stop Uyghur. Ông là tác giả của sáu cuốn sách, và hành trình đức tin của ông được kể trong cuốn sách "From Burma to Rome: A Journey into the Catholic Church" (Gracewing, 2015).
Source:UCANewsChurch faces its moment of truth over Hong Kong's repression
Lần đầu tiên kể từ 32 năm, Công viên Victoria của Hồng Kông đã chìm ngập trong bóng tối vào thứ Sáu tuần trước. Những người Hồng Kông dũng cảm đã thắp nến ở các khu vực khác của thành phố để tưởng nhớ vụ thảm sát Quảng trường Thiên An Môn, nhưng địa điểm tụ tập truyền thống vào ngày 4 tháng 6 đã trở thành vùng cấm địa trong năm nay, được bao vây bởi không dưới 7.000 sĩ quan cảnh sát với mệnh lệnh phải ngăn chặn không cho bất cứ ai xâm nhập.
Cho đến thời gian gần đây, Thành phố Hồng Kông là địa điểm duy nhất thuộc chủ quyền của Trung Quốc, còn có thể tổ chức lễ kỷ niệm ngày 4 tháng 6, nhưng từ nay trở đi đã buộc phải đi theo con đường của Trung Quốc đại lục, vì nhà nước đã áp đặt xóa bỏ mọi tưởng niệm tập thể về biến cố đáng ghi nhớ này. Việc công khai tưởng nhớ vụ thảm sát các nhà hoạt động ủng hộ dân chủ năm 1989 của chế độ Trung Quốc bị coi là hành vi phạm pháp nặng nề ở Hồng Kông, có thể bị phạt tới năm năm tù. Những người tổ chức cuộc biểu tình ở Công viên Victoria năm ngoái đều đã bị tống ngục.
Một trong số ít những thành luỹ bảo vệ còn lại - hoặc có lẽ là ốc đảo của sự thật - chống lại sự tuyên truyền nhồi sọ này là Giáo Hội Công Giáo. Hoặc, chính xác hơn, bảy giáo xứ Công Giáo. Trong bảy nhà thờ đó, Thánh lễ tưởng niệm các nạn nhân của vụ thảm sát Quảng trường Thiên An Môn và gia đình của họ đã được tổ chức vào lúc 8 giờ tối – vào đúng thời điểm đêm canh thức Công viên Victoria thường bắt đầu.
Quyết định của bảy thánh đường này để dâng Thánh lễ tưởng niệm có tầm quan trọng sống còn, cả về phần thiêng liêng lẫn biểu tượng. Bẩy giáo xứ này có thể buông xuôi dễ dàng đi theo con đường của những người khác trong Giáo phận Hồng Kông, nghiêng về phía sợ hãi và thận trọng hơn. Nhưng chính vào thời điểm thực sự u tối này, ánh sáng của chân lý - và đức tin – lại tỏa sáng rực rỡ nhất, và hoàn toàn chính đáng, khi các giáo xứ này nhận ra trách nhiệm đạo đức của mình để mở cửa cho ánh sáng đó.
Một cuộc biểu tình hoặc một đêm canh thức có thể không còn hợp pháp ở Hồng Kông nhưng việc thờ phượng tôn giáo vẫn chưa bị cấm. Như Porson Chan, một nhân viên đảm trách dự án của Ủy ban Công lý và Hòa bình của giáo phận, đã phát biểu, " Thánh lễ Công Giáo là một hoạt động tôn giáo được luật cơ bản của chúng tôi bảo vệ," liên quan đến „Tiểu Hiến Pháp“ của Hồng Kông.
Không có gì đáng ngạc nhiên, một trong những nhân vật nổi tiếng của thánh lễ tưởng niệm là giám mục danh dự can đảm của Hồng Kông, Đức Hồng Y Giuse Thăng Hán (Joseph Zen), một nhà phê bình thẳng thừng lâu năm chống Bắc Kinh. Trong bài giảng của mình, Đức Hồng Y đã minh xác: "Chúng tôi dâng Thánh lễ tưởng niệm này để tưởng nhớ các anh chị em đã hy sinh mạng sống của họ vì tự do và dân chủ của chúng tôi ở Quảng trường Thiên An Môn và các con hẻm gần đó 32 năm trước. Những gì họ lên tiếng yêu cầu vào thời điểm đó là một chính phủ trong sạch. Những gì họ khao khát ước mơ là một Trung Quốc thực sự hùng mạnh. Sự hy sinh của họ đã thực sự dành cho chúng tôi, và chúng tôi ôm lấy hy vọng chưa được thực hiện của họ: một xã hội công bằng và hòa bình, một dân tộc được tôn trọng bởi chế độ và một Trung Quốc thực sự vĩ đại được thế giới tôn trọng."
Chúng tôi không chấp nhận bi quan yếm thế. Chúng tôi sẽ không mất hy vọng
Phát biểu không lâu sau khi chính quyền Hồng Kông áp đặt một cuộc kiểm tra "yêu nước" đối với các nhà lập pháp và công chức, đúng ra là một cuộc kiểm tra lòng trung thành không phải với Trung Quốc mà là với Đảng Cộng sản Trung Quốc, Đức Hồng Y Thăng Hán nhấn mạnh một lòng yêu nước chân chính, vinh danh những người bị thảm sát năm 1989 là "những người tử vì đạo yêu nước" xứng đáng được tôn vinh và yêu mến. Giống như họ, ĐHY khẳng định thêm, "chúng tôi yêu đất nước của chúng tôi, hy vọng của chúng tôi không bao giờ chết." Bất chấp thời kỳ đen tối đối với Hồng Kông và Trung Quốc ngày nay, ĐHY kết luận: "Chúng tôi không chấp nhận bi quan yếm thế. Chúng tôi sẽ không mất hy vọng."
Tất nhiên, bất chấp hy vọng đó và thực tế là bảy nhà thờ chỉ thực hiện quyền cử hành Thánh lễ của họ, Đức Hồng Y Thăng Hán vẫn cảnh báo rằng "chúng tôi không biết các tờ báo ngày mai sẽ gán ghép cho cuộc gặp mặt của chúng tôi vào tối nay nhãn hiệu nào", và khẳng định rõ ràng rằng: "Đối với chúng tôi, đó là một Thánh lễ tưởng niệm."
Một ngày trước lễ kỷ niệm, các biển ngữ xuất hiện trước các nhà thờ cảnh báo họ không được tổ chức Thánh lễ tưởng niệm. Các biển ngữ, bao gồm hình ảnh của Đức Hồng Y Thăng Hán, cảnh báo chống lại "việc thờ phụng xấu xa" và "quy cho gây ra sự hỗn loạn nhân danh lễ tưởng niệm; chia rẽ tôn giáo bằng đôi bàn tay vấy máu" - ngôn ngữ sặc mùi từ giáo điều của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Những người xúi giục những cảnh báo này trích dẫn luật an ninh quốc gia hà khắc, quy cáo rằng các cuộc tổ chức công khai kỷ niệm vụ thảm sát năm 1989 sẽ vi phạm luật này.
Một thánh lễ tưởng niệm khác được Giám Mục Phụ Tá Giuse Hạ Chí Thành (Joseph Ha Chi-shing) chủ sự, đã nhắc nhở giáo đoàn tại Nhà thờ Thánh Phanxicô ở Cửu Long rằng khi các môn đồ của Chúa Giê-su đang bị chao đảo thử thách, Chúa Giê-su nói với họ rằng "khó khăn lớn nhất trong cuộc sống là thách thức của đức tin."
Ngay cả giám mục mới được bổ nhiệm của giáo phận Hồng Kông, Đức Cha Stêphanô Chu Thủ Nhân (Stephen Chow Sau-yan), bề trên giám tỉnh dòng Tên, đã trình bầy sự kiện với một giọng điệu nhỏ nhẹ hơn, khi tuyên bố tại cuộc họp báo của mình ba tuần trước rằng Ngài sẽ cầu nguyện cho các nạn nhân của vụ thảm sát Quảng trường Thiên An Môn.
Vậy sự kiện này có ý nghĩa gì đối với Giáo Hội? Ba điều.
Thứ nhất, điều đó có nghĩa là Giáo hội đóng một vai trò quan trọng, là một trong số ít không gian "tự do" còn lại ở Hồng Kông. Giáo hội phải là người bảo vệ lẽ thật, công lý và tự do, và Giáo hội phải bảo vệ những giá trị này một cách thích hợp, với sự khôn ngoan và mọi cơ hội. Không bao giờ nên quên rằng rất nhiều người Công Giáo - và Kitô hữu của các truyền thống khác - đã đi đầu trong cuộc đấu tranh nhân quyền của Hồng Kông, không chỉ là "cha đẻ" của phong trào dân chủ Martin Lee, doanh nhân truyền thông Lê Trí Anh (Lai Chee-Ying) được biết đến với cái tên phương Tây là Jimmy Lai, các nhà hoạt động nữ sinh viên Chu Đình (Agnes Chow) và Joshua Wong và giáo sư luật Benny Tai.
Chúng ta không được lãng quên những nhân vật, như Lai và Châu, bị tù tội vì niềm tin của họ. Và việc tưởng nhớ đó phải liên tục chất vấn lương tâm - nếu như lương tâm có còn tồn tại - của Nữ đặc khu trưởng Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga (tên tiếng Anh: Carrie Lam Cheng Yuet-ngor), mang danh mình là một người Công Giáo nhưng lại sẵn sàng là người tạo điều kiện số một của Bắc Kinh trong việc dỡ bỏ các quyền tự do của Hồng Kông. Giáo Hội phải là một tiếng nói ngôn sứ ở Hồng Kông.
Tuy nhiên, thứ hai, điều đó có nghĩa là Giáo Hội hiện đang đương đầu với nguy hiểm lớn hơn. Tuy nhiên, thực ra bất cứ điều gì Giáo hội ra tay hành động đều rơi vào hoàn cảnh tương tự trên đây. Khi tự do bị phá hủy ở Hồng Kông, tự do tôn giáo sớm hay muộn cũng sẽ bị tổn hại. Câu hỏi đặt ra cho Giáo Hội là liệu giáo hội sẽ phải thúc thủ đầu hàng hay đứng lên bảo vệ tự do tôn giáo và lương tâm. Khi đối mặt với nguy hiểm, Giáo Hội sẽ cần phải cân nhắc sự cân bằng đúng đắn giữa lòng can đảm và sự khôn ngoan. Nhưng Giáo hội không bao giờ được thỏa hiệp về sự tự do của nó để nói sự thật.
Và thứ ba, cộng đồng quốc tế hiện có trách nhiệm lớn hơn trong việc giám sát tự do tôn giáo ở Hồng Kông. Đức Giáo Hoàng Phanxicô và Tòa Thánh Vatican nên lượng định lại sự im hơi lặng tiếng của mình về nhân quyền ở Trung Quốc và Hồng Kông. Nếu việc lên tiếng của Giáo hội ở Hồng Kông trở lên nguy hiểm hơn cho chính Giáo Hội tại đây, thì Roma nên can dự vào..
Các quan chức Vatican nên học hỏi nghiên cứu lời khai và bằng chứng được trình bày trong bốn ngày điều trần tại Tòa án Duy Ngô Nhĩ gần đây ở London
Trong một thời gian dài, Đức Giáo Hoàng Phanxicô - một vị giáo hoàng thường xuyên lên tiếng mạnh mẽ tố cáo sự bất công, đàn áp và xung đột trên khắp thế giới – lại rất cẩn trọng im hơi lặng tiếng về Trung Quốc. Ngài đã không lên tiếng chống lại cuộc đàn áp các Kitô hữu, ngài chưa gặp Đức Dalai Lama, ngài cũng đã không tưởng niệm vụ thảm sát Quảng trường Thiên An Môn và ngài hầu như không nói gì về người Duy Ngô Nhĩ.
Chỉ có một tài liệu tham khảo trong cuốn sách Let Us Dream của ĐGH đã quan tâm nhắc đến người Duy Ngô Nhĩ, những người đang phải đối mặt với những gì mà quốc hội Canada, Hà Lan và Anh, chính quyền Hoa Kỳ và ngày càng nhiều chuyên gia tin rằng đó là một cuộc diệt chủng. Các quan chức Vatican nên học hỏi nghiên cứu những lời khai và bằng chứng được trình bày trong bốn ngày điều trần tại Tòa án Duy Ngô Nhĩ gần đây ở London. Nếu như Đức Giáo Hoàng nghe những câu chuyện trực tiếp đó, chắc Ngài sẽ thấy khó mà im hơi lặng tiếng lâu hơn được nữa.
Tưởng cũng nên nhắc lại, một lời kêu gọi cầu nguyện hiếm hoi nhưng rất được hoan nghênh cho Giáo hội ở Trung Quốc từ Đức Giáo Hoàng Phanxicô trước Tuần lễ Cầu nguyện Toàn cầu cho Trung Quốc vào tháng trước thực sự đã là một khích lệ, và Ngài thực sự đã quyết định ủng hộ ý tưởng đó. Bảy giáo xứ đủ can đảm để tổ chức Thánh lễ tưởng niệm vào ngày 4 tháng 6 chắc chắn sẽ rất biết ơn nếu Đức Giáo Hoàng lên tiếng nhiều hơn.
Giáo hội ở Hồng Kông - và trên toàn thế giới - đang phải đối mặt với một khoảnh khắc vừa là cơ may lớn và vừa là nguy hiểm lớn. Một cơ hội để tỏa sáng và nói sự thật, nhưng khi đối mặt với những nguy hiểm kép: ngược đãi hoặc thỏa hiệp. Chúng ta hãy hy vọng Giáo hội vượt qua mọi gian lao thử thách, và chúng ta hãy cầu nguyện xin Chúa thương bảo vệ Giáo hội.
* Benedict Rogers là một nhà hoạt động nhân quyền và nhà văn. Ông là người đồng sáng lập và giám đốc điều hành của Hong Kong Watch, nhà phân tích cao cấp về Đông Á tại tổ chức nhân quyền quốc tế CSW, đồng sáng lập và phó chủ tịch Ủy ban Nhân quyền Đảng Bảo thủ Vương quốc Anh, thành viên của nhóm cố vấn của Liên minh liên nghị viện về Trung Quốc (IPAC) và là thành viên hội đồng quản trị của Chiến dịch diệt chủng Stop Uyghur. Ông là tác giả của sáu cuốn sách, và hành trình đức tin của ông được kể trong cuốn sách "From Burma to Rome: A Journey into the Catholic Church" (Gracewing, 2015).
Source:UCANews