Bác kính mến!
Nhận được thư của bác, cháu rất vui vì sự ưu ái mà bác dành cho cháu. Cháu an tâm và thầm cảm ơn Thượng đế, Đấng mà cháu tin thờ vì bác và gia đình vẫn bằng an, nhất là giữa mùa đại dịch. Cháu cám ơn bác vì đã tin tưởng và chia sẻ những nỗi khắc khoải, băn khoăn của bác về tôn giáo và về Thần linh, điều mà có lẽ ai trong đời cũng phải đối diện và tìm câu trả lời. Viết đến đây, cháu lại nhớ đến một vị thánh bên đạo Công Giáo có lẽ với bác cũng có điểm tương đồng. Ngài cũng có những nỗi khát khao chân lý đích thực cho tới khi gặp được Đấng mà ngài hằng tìm kiếm là Thiên Chúa của Ki-tô giáo[1]. Vì thế, cháu nể phục và trân trọng bác bởi lý tưởng cộng sản mà bác theo đuổi và sống cho lý tưởng ấy bấy lâu. Mỗi người đều có quyền có lý tưởng riêng và không ai có quyền ràng buộc người khác bởi niềm tin và lý tưởng của mình phải không ạ?
Tuy nhiên, sau khi đọc thư của bác, cháu thấy dẫu vẫn sống đúng mực với tư cách một đảng viên liêm khiết, nhưng trong lòng bác lâu nay lại dậy lên nỗi băn khoan về ý nghĩa cuộc đời và mục đích của con người. Cháu thiết tưởng, đó là những câu hỏi căn bản nền tảng mà bất cứ ai, đã là con người, cũng đến lúc phải đối diện: Có Chúa không, và nếu có thì là Chúa nào? Con người đến từ đâu và sẽ đi về đâu? Con người phải chăng chỉ là vật chất hay còn có linh hồn bất tử và cuộc sống mai hậu sau cái chết? Tại sao có đau khổ? Tại sao con người phải chết… Những câu hỏi mà không một hệ tư tưởng, một trường phái triết học nào hay tôn giáo nào có thể trả lời cách rốt ráo và thuyết phục được tất cả mọi người. Dù cố gắng trả lời thì cuối cùng vẫn phải đặt ra vấn đề của niềm tin, nghĩa là chấp nhận những điều không thể chứng minh. Đứng trước những câu hỏi đó, đi đến cùng, cháu nghĩ con người vẫn phải chấp nhận một chữ “tin”: “tin có” hay “tin không có”, tin có hay tin không có Thượng đế, tin có hay tin không có linh hồn bất tử và cuộc sống mai hậu… Nếu tin có thì hãy sống cho những gì mình tin và nếu tin không có thì tại sao và sẽ như thế nào?
Là một sinh vật biết suy tư, nên con người không ngừng đặt câu hỏi về sự hiện hữu của mình, về ý nghĩa cuộc đời, về những gì xảy ra xung quanh. Từ đó, con người bắt đầu lần mò tìm câu trả lời. Những thần thoại dần được hình thành để diễn giải những sự kiện hay biến cố thiên nhiên, hình tượng những vị thần bắt đầu xuất hiện mà khó ai có thể biết nó có nguồn gốc từ đâu và hình thành thế nào. Viết đến đây, cháu thiết tưởng điều đó cũng rất gần gũi với văn hóa Việt Nam, khi mà tuổi thơ của bác và chúng cháu có lẽ ắp đầy những hình ảnh của những vị thần và những câu chuyện cố tích huyền thoại. Tuy nhiên, khi con người suy tư nhiều hơn, quan sát nhiều hơn và nghiên cứu nhiều hơn, con người cũng bắt đầu tìm ra những câu trả lời mang tính khoa học và triết học cho những huyền thoại. Từ đó, triết học ra đời để dùng lý trí mà giải thích vũ trụ và suy tư về cuộc đời, nhất là sau này khi khoa học phát triển thì lý trí ngày càng củng cố vị thế của mình. Nhờ triết học và khoa học, con người đã thoát khỏi tình trạng mông muội và mê tín. Nhiều người tin rằng (vẫn là tin) khi khoa học hay triết học phát triển, thì đến một lúc tôn giáo hay niềm tin vào Thiên Chúa tự sẽ sụp đổ. Nhưng thực tế đã chứng minh ngược lại. Những cố gắng của lý trí thật đáng khen và đáng trân trọng, nhưng cũng có giới hạn, bởi trước những thực tại mà lý trí không thể hiểu được thì vẫn là “tin có” hay “tin không có” một thực tại siêu nhiên. Thậm chí càng phát triển và suy tư, con người nhận ra những bí ẩn trong vũ trụ và trong các nghiên cứu khoa học vượt sức hiểu biết và bất khả chứng minh, ngay cả nơi những người được coi là thông minh bậc nhất cuối cùng phải chấp nhận phải có một trí tuệ siêu phàm đã tạo ra và sắp đặt một cách khôn ngoan, chứ không thể có chuyện ngẫu nhiên như nhiều nhà tư tưởng và khoa học gia quan niệm…
Bác ạ, khi chưa học và đọc nhiều, cháu cũng chỉ nghĩ đơn giản vô thần hay hữu thần thì thần ở đây chỉ là tin hay không tin Thiên Chúa của Ki-tô giáo. Tuy nhiên, lịch sử triết học và tôn giáo cho thấy không phải như vậy. Xét về mặt thuật ngữ thì hữu thần có nghĩa là những người tin vào thần linh và vô thần là những người phủ nhận hay khước từ thần linh. Đôi khi ngay cả những người vô thần cũng không thống nhất về phạm trù thần linh mà họ khước từ hay phủ nhận, vì thế đúng như Ignace Lepp khẳng định: “Có bao nhiêu người vô thần thì có bấy nhiêu thuyết vô thần”. Tuy nhiên, phần lớn vô thần được chia làm ba loại: vô thần khoa học, vô thần nhân bản và vô thần hiện sinh. Trong đó, chủ thuyết vô thần của Marx mà bác đang theo thuộc loại vô thần nhân bản, chủ nghĩa mà ông tổ của nó là Feuerbach, người đã khai thác và viết lại cách hoàn hảo tư tưởng của Hegel. Trong khi Feuerbach trình bày Thiên Chúa như một hiện tượng phát xuất từ chính cấu trúc của con người, hay từ ước muốn cơ bản của con người, thì Marx lại khẳng định những khát vọng và ước muốn đó phát xuất từ nền tảng kinh tế[2]. Đó cũng chính là điểm khác biệt căn bản làm nền tảng xây dựng chủ nghĩa mang tên ông.
Là một đảng viên lâu năm, có lẽ bác đã quá quen, thậm chí lý tưởng hóa tư tưởng của Marx và Lê-nin cũng như tư tưởng Hồ Chí Minh và qua chia sẻ, cháu biết bác có những hiểu biết rất sâu sắc về Marx và Đảng Cộng sản. Cháu cũng được sinh ra và lớn lên trong môi trường ý thức hệ này. Nên dù là người Công Giáo, có những thời điểm cháu thấy những lý tưởng đó thật tuyệt vời và nghĩ rằng nền triết học nhân loại chỉ có thế. Có lẽ cháu, nhất là bác đã quá quen và thấm nhuần những mệnh đề mang tính khẩu hiệu tuyên truyền như: Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là thành tựu trí tuệ vĩ đại của loài người; hay chủ nghĩa Mác - Lênin là hệ thống lý luận toàn diện, học thuyết khoa học, cách mạng hoàn chỉnh.[3] Nhất là trong lĩnh vực tôn giáo, thì ông cho rằng tôn giáo chỉ là thứ thuộc phiện ru ngủ, tôn giáo là sự vong thân của con người… Tuy nhiên, sự thật có phải hoàn toàn như vậy?
Bác ạ, cháu công nhận những lý thuyết của Marx không hoàn toàn tiêu cực. Thật ra, ông không bao giờ chủ trương chống đối hay loại trừ tôn giáo. Trái lại, ông chỉ chủ trương “thực hành” để cải tạo kinh tế, và khi kinh tế phát triển, mọi người no đủ, tôn giáo tự nó sẽ suy tàn[4]. Hơn nữa, nếu không có những điểm hay và tích cực thì làm sao tư tưởng ấy lại có thể chi phối và ảnh hưởng đến một bộ phận không nhỏ trong một giai đoạn không ngắn và vẫn còn ảnh hưởng cho tới ngày nay, dù không còn như trước. Có lẽ những tư tưởng vô thần và chống tôn giáo của ông một phần do những cú sốc quá lớn mà ông gặp phải nơi gia đình, một phần do sự bất mãn của ông với thời cuộc, một thời kỳ mà Giáo hội Ki-tô giáo có những sai lầm. Những phê phán có cơ sở của Marx nhằm vào các chức năng xã hội của Ki-tô giáo, tố giác một số người trong giới lãnh đạo Giáo hội và một số Ki-tô hữu đã phản bội sứ mạng của mình, đứng về phía người giàu có và quyền lực để chống lại người nghèo. Chính vì thế, một tư tưởng gia đã nhận định rất hay về Marx: “Tai họa của thế kỉ XIX không phải là đã có K. Marx nhưng là đã không có một K. Marx Ki-tô giáo.”[5] Những phê bình tôn giáo của ông phần nào giúp Giáo Hội Công Giáo nhìn nhận sai lầm và tiến hành những cải tổ để trở về đúng con đường mà Thiên Chúa muốn.
Tuy nhiên, có bao giờ bác tự hỏi tại sao một tư tưởng tiến bộ và là đỉnh cao tư tưởng của tri thức nhân loại như lý tưởng cộng sản lại bị phần lớn nhân loại quay lưng và từ bỏ, thậm chí kết án sau một thời gian ngắn áp dụng, điển hình là ở Liên Xô và Đông Âu? Hay tại sao một tư tưởng tinh túy như thế lại không thể có chỗ trong nền văn minh Tây phương và Mỹ? Rồi tại sao ngày nay không còn mấy quốc gia theo tư tưởng của Marx, hoặc có thì cũng đã bị lai căng sang một dạng độc tài như ở Trung Quốc? Cháu thiết tưởng có nhiều lý do, nhưng về mặt triết học, cháu cho rằng việc chủ nghĩa Marx không thể thành công và bị phần lớn nhân loại quay lưng là ở ba điểm trọng yếu: đó là quan điểm cho rằng tôn giáo xuất phát từ sự vong thân kinh tế hay là thuốc phiện ru ngủ quần chúng, rồi quan điểm duy vật và nhất là quan điểm vô thần.
Trước hết, theo Marx, trong hoàn cảnh xã hội, khi người lao động bị bóc lột bị tước đoạt do bất công thì tôn giáo xuất hiện. Tôn giáo thật ra chỉ là một hiện tượng ăn theo hiện tượng kinh tế xã hội. Kinh tế là cơ sở hạ tầng quyết định tất cả sự tồn tại kiến trúc thượng tầng, trong đó có tôn giáo. Khi đó tôn giáo ra đời như một thứ thuốc phiện để ru ngủ những con người đang bị vong thân kinh tế, tạo ra những thiên đường ảo để đánh lạc hướng và quyến rũ kẻ đang bị vong thân quên đi tình trạng của mình. Đặt vấn đề như vậy đã đúng chưa? Phải chăng sự xung đột hay mâu thuẫn sâu xa nhất của con người chỉ là vấn đề cơm áo gạo tiền? hay còn ở mức độ sâu hơn, đó chính là xung đột nội tâm. Nếu tôn giáo chỉ là sự vong thân kinh tế và nếu giải quyết được vấn đề kinh tế và tôn giáo sẽ chết êm dịu, thì thực tế không phải như thế, có bao giờ bác tự hỏi tại sao các nước phương Tây và nhất là Mỹ, vấn đề kinh tế hầu như được giải quyết, nhưng các tôn giáo lại không biến mất, thậm chí ngày càng tăng lên?[6] Cháu nghĩ rằng nhu cầu tôn giáo nằm trong chính khát vọng sâu xa của con người muốn được làm và được là người chứ không phải chỉ là chuyện tiền bạc. Đây mới chính là khát vọng chính đáng và dường như con người không thể vượt qua được, như bác đó, có tất cả nhưng tại sao trong lòng bác vẫn trống vắng. Cuộc xung đột nội tâm khiến con người phải lựa chọn sống tốt hay xấu chứ không chỉ hoàn toàn là chuyện tư lợi.
Tiếp đến, quan điểm duy vật của Marx thật sự khiến nhiều người cảm thấy chới với và hoài nghi. Thật ra quan điểm duy vật của Marx ra đời đúng vào lúc mà thuyết Darwin ra đời và có sức ảnh hưởng lớn. Tuy nhiên, học thuyết này của Darwin đã bộc lộ nhiều thiếu sót và sai lầm mà chính khoa học đã chứng minh là không thuyết phục.[7] Bác ạ, cháu thiết tưởng, với suy luận bình thường thôi, nếu con người hoàn toàn chỉ là vật chất, vậy con người cũng chỉ là một con vật, cũng chỉ giống cỏ cây mà thôi, ý thức hay suy tư cũng chỉ là sản phẩm của vật chất, chỉ có thân xác, chết là hết. Nếu như thế thì có lẽ cuộc đời và sự sống của con người cũng vô ích và tẻ nhạt chư động vật hay thực vật thôi sao? Nếu chỉ là vật chất thì tại sao chúng ta cố gắng sống tốt, sống đạo đức, sống gương mẫu làm gì, cố gắng xây dựng xã hội, cố gắng làm tất cả để nuôi dưỡng con cái, để có sự nghiệp, để thành công, có tiền, có mọi thứ mà cuối cùng cuộc đời đi về với hư vô thì liệu có đáng không ạ? Cháu thiết tưởng những ưu tư và khắc khoải nơi bác có lẽ cũng dày vò bác bởi những câu hỏi như thế phải không ạ? Ý nghĩa cuộc đời và ý nghĩa sự hiện hữu của con người là gì nếu con người chỉ là vật chất vô tri vô giác? Với cháu, thì dù cháu không theo đạo Công Giáo thì cháu cũng không thể chấp nhận ý tưởng cho rằng con người chỉ là vật chất vì trong con người còn một thế giới tinh thần thâm sâu mà chính mình cũng không hiểu nổi mình phải không ạ?
Đặc biệt với quan điểm vô thần, một quan niệm phái sinh tất yếu từ sự vong thân và duy vật của Marx. Lý thuyết này của ông được đẩy mạnh theo hướng cực đoan bởi Lê-nin, khi Lê-nin chủ trương phải hoàn thành bằng bạo lực. Điều này được thực hiện cách cuồng nhiệt bởi Lê-nin và sau là Stalin, mà hậu quả của nó cho nhân loại là vô cùng khốc liệt. Hơn nữa, con người trong lịch sử luôn bị cám dỗ muốn loại bỏ Thiên Chúa và thần linh để sống cho tự do và với tự do của mình, ngay cả nơi các tôn giáo. Khi một số giới lãnh đạo của một tôn giáo, kể cả Ki-tô giáo ở một số giai đoạn trong lịch sử, đã đi ngược với sứ mệnh của mình, thì một cách nào đó cũng là đang muốn loại bỏ Thiên Chúa để xây dựng một “hệ thống vô thần kiểu mới”. Nơi đó, Thiên Chúa mà họ nhân danh để làm khổ người khác không phải là Thiên Chúa đích thực mà họ phải tôn thờ. Họ cho rằng tin vào Thiên Chúa làm con người trở thành phi nhân. Bác có thấy đúng không ạ? Phải chăng niềm tin vào một Thiên Chúa hay một vị thần luôn biến con người thành phi nhân?[8] Nếu tôn giáo biến con người thành phi nhân thì tại sao cho đến nay tôn giáo vẫn tồn tại và không ngừng phát triển và giúp ích cho con người rất nhiều, từ những người dân thường cho đến kẻ tri thức và góp phần duy trì hệ thống đạo đức và chuẩn mực trong xã hội? Khi con người tự do và tôn thờ tự do, thì con người lại bị mất tự do bởi trở thành nô lệ cho tự do, mà từ đó mà cái ác phát sinh và hoành hành, con người tự do nhưng lại tự do trong một thế giới không tự do. Trong một xã hội không Thiên Chúa, thì ai, cái gì sẽ là chuẩn mực? Ai cũng muốn là Thiên Chúa (siêu nhân) thì ai sẽ là Chúa? Và nếu ai cũng là Chúa, ai cũng là tiêu chuẩn thì chắc chắn đến một lúc con người sẽ quay lại cắn xé và loại trừ nhau nhau để thỏa mãn ước mơ trở thành Thiên Chúa. Đây cũng chính là lời cảnh tỉnh của văn hào người Nga Dostoevsky: “Nếu không có Thiên chúa, mọi sự đều được phép làm” và có lẽ cũng phần nào phản ánh tâm trạng của ông tổ vô thần hiện sinh Nietzsche: “Thiên Chúa đã chết” và chính con người là thủ phạm giết Thiên Chúa, khi con người nhân danh tự do để loại trừ Ngài. Hơn nữa, lịch sử đã để lại những trang sử nhuốm máu bởi chiến tranh, bạo lực, đau khổ và chết chóc do chủ nghĩa vô thần hay “vô thần kiểu mới” gây ra. Đó là một sự thật đau lòng và thực tế là nhiều người đã nhận ra và chấp nhận ít ra nơi sâu thẳm tâm hồn mình luôn có một ký ức thần linh, nên không lạ gì ngay cả những người chủ trương vô thần cũng không thể chịu nổi một xã hội vô thần, hay như Voltair, một người chủ trương vô thần tuyệt đối cũng phải thốt lên: “Nếu Chúa không tồ tại thì cần phải phát minh ra ông ta.”[9] Còn bác, bác nghĩ sao ạ?
Bác kính mến! Trong tư cách là một Ki-tô hữu, cháu xác tín và cháu hy vọng bác cũng đồng tình với cháu rằng con người cũng là một sinh vật của niềm tin. Không có niềm tin, con người không thể tồn tại. Nếu bác không tin cháu, thì có lẽ chẳng bao giờ bác tâm sự với cháu phải không ạ? Trong cuộc sống thường nhật, nếu không có niềm tin thì làm sao con người có thể sống chung với nhau, không có niềm tin vào một thứ gì đó, dù là tôn giáo hay một ý thức hệ, làm sao con người có thể bỏ cả đời, dồn bao công sức khó nhọc để sống cho lý tưởng đó và còn nhiều nhiều lắm những vấn đề mà nếu loại bỏ niềm tin, cuộc đời và con người lập tức trở thành phi lý và vô nghĩa phải không ạ? Vì thế, đơn giản nếu hỏi tại sao bác tin cháu hay đặt niềm tin nơi một người hay một điều gì mà bác đang tin hay đã tin và đã theo đuổi, thì có lẽ bác cũng không thể trả lời một cách rõ ràng như 2+2=4, mà thậm chí dù có như 2+2=4 thì cũng đã phải có quy ước, bởi toán học dù chính xác cũng là chính xác dựa trên niềm tin vào những quy ước và những định đề không thể chứng minh. Hơn nữa, cháu nghĩ đã là người Việt Nam, chắc chắn bác cũng đã quen với việc thờ cúng tổ tiên hay rất nhiều tín ngưỡng dân gian, những tín ngưỡng nói lên niềm tin của dân Việt vào thần linh và vào sự bất tử của linh hồn. Như thế, niềm tin có thể không mang lại cho con người cơm áo gạo tiền, nhưng mang lại niềm hy vọng, hy vọng để sống và thấy cuộc đời và sự hiện hữu có ý nghĩa. Không có hy vọng, cuộc đời này chẳng còn nghĩa lý gì. Đồng thời, niềm tin hay đức tin, nhất là nơi tôn giáo giúp những người tin dễ dàng hơn trong việc chấp nhận những khó khăn và đau khổ, nhất là cái chết, điều khó chấp nhận nhất của con người, với một thái độ bình thản hơn vì với họ chết không phải là hết, nhưng vẫn còn một cuộc sống khác đang chờ đón mà họ sẽ vẫn hiện hữu, vẫn sống. Đó chính là khát vọng sâu thẳm nhất của mỗi người là sống và được sống…
Hơn nữa, cháu đồng với quan điểm cho rằng không ai là người vô thần tuyệt đối, nếu có cũng chỉ là vô thần lý thuyết, còn trong thực hành thì không ai là vô thần, đúng như một tư tưởng gia đã khẳng định nếu khi ai đó nói không có thần thì trong đầu anh ta đã phải có một vị thần để phủ nhận[10], hay như một tư tưởng gia khác thì ngay cả chủ nghĩa duy vật cũng đang tôn thờ một vị thần là vật chất hay tiền bạc[11]. Hơn nữa, dù lý trí không thể chứng minh Thiên Chúa như những công thức toán học, nhưng phần nào cũng có thể nhận ra sự hiện hữu của Ngài nơi vũ trụ thiên nhiên, nơi cuộc sống thường nhật và ngay trong chính lòng mình, nơi luôn có một niềm khao khát khôn tả và bất khả chứng minh, cũng như cố gắng diễn tả về Ngài bằng ngôn ngữ giới hạn của mình, dù đó chỉ là “những tiếng bập bẹ đáng thương của con người”[12]
Bác kính mến! Trái đất vẫn quay và cuộc đời sẽ vẫn vần xoay. Những câu hỏi và những tranh luận sẽ không thể có hồi kết khi nào trái đất chưa dừng quay, bởi trái đất vẫn quay, con người vẫn hiện hữu, cuộc đời và những vấn đề trên vẫn xoay quanh cùng với sự hiện hữu của con người. Bác ạ, ai cũng có một cuộc đời và ai cũng có một kiếp người để sống, nên “tin có” hay “tin không có” hoàn toàn là quyền tự do của mỗi cá nhân vì tin đơn giản là chấp nhận hay từ chối mà thôi. Tất cả những gì cháu viết trên đây không phải để đả phá hay phê bình lý tưởng mà bác đã và đang đặt vào, bởi cháu cũng tin rằng để một người, nhất là một người tri thức như bác tin vào Thiên Chúa, thì lý thuyết là chưa đủ, mà hơn hết là chính qua đời sống của những người tin vào Thiên Chúa như chúng cháu cũng là nhân tố rất quan trọng. Vì thế, cháu hy vọng mỗi người Ki-tô hữu sẽ ý thức và sống đúng niềm tin của mình để giúp người khác cũng tin vào Thiên Chúa.
Cháu còn rất nhiều điều muốn chia sẻ, nhưng cháu xin dừng bút tại đây. Trong giới hạn một bức thư và hiểu biết hữu hạn, cháu chỉ hy vọng bác sẽ có một cái nhìn khác về tôn giáo và Thiên Chúa, đồng thời phần nào giải tỏa được phần nào đó nỗi băn khăn trong lòng bác. Cháu cũng hy vọng dịch bệnh sẽ sớm chấm dứt để cháu có cơ hội vào thăm bác trong dịp hè tới. Lúc đó, bác cháu mình sẽ tiếp tục bàn luận và chia sẻ về những vấn đề này, nhất là về đức tin và đạo Công Giáo, đạo mà bác đang có nhiều thắc mắc và muốn tìm hiểu. Trước khi dừng bút, bác cho cháu gửi lời hỏi thăm tới bác gái và các anh chị, kính chúc bác và gia đình luôn mạnh khỏe, bình an, và cháu thầm xin Thiên Chúa, Đấng cháu tin thờ luôn che chở và phù hộ cho bác và gia đình.
Bùi chu ngày 30 tháng 05 năm 2021
Kính thư!
Nguyễn Văn A
[1] Thánh Augustino
[2] Dương Hữu Tình, Vấn đề Thiên Chúa, lưu hành nội bộ, tr. 28
[3] https://student.tdtu.edu.vn/doan-hoi/chu-nghia-mac-lenin-tu-tuong-ho-chi-minh-la-nen-tang-tu-tuong-co-so-ly-luan-cua-cach-mang
[4] Dương Hữu Tình, Vấn đề Thiên Chúa, lưu hành nội bộ, tr. 101-107
[5] Ibid, tr. 104-105
[6] Lm. Athanasio Nguyễn Quốc Lâm, Triết học tôn giáo, 2014, tr. 22
[7] https://viethungpham.com/2016/05/13/the-truth-of-evolution-su-that-thuyet-tien-hoa/
[8] Dương Hữu Tình, Vấn đề Thiên Chúa, lưu hành nội bộ, tr. 107
[9] https://vi.wikipedia.org/wiki/Voltaire
[10] Thánh Anselmo
[11] Joseph Ratzinger, Đức tin Ki-tô giáo hôm qua và hôm nay, Nxb Tôn Giáo, 2009, tr. 107-108
[12] Ibid, tr. 177
Nhận được thư của bác, cháu rất vui vì sự ưu ái mà bác dành cho cháu. Cháu an tâm và thầm cảm ơn Thượng đế, Đấng mà cháu tin thờ vì bác và gia đình vẫn bằng an, nhất là giữa mùa đại dịch. Cháu cám ơn bác vì đã tin tưởng và chia sẻ những nỗi khắc khoải, băn khoăn của bác về tôn giáo và về Thần linh, điều mà có lẽ ai trong đời cũng phải đối diện và tìm câu trả lời. Viết đến đây, cháu lại nhớ đến một vị thánh bên đạo Công Giáo có lẽ với bác cũng có điểm tương đồng. Ngài cũng có những nỗi khát khao chân lý đích thực cho tới khi gặp được Đấng mà ngài hằng tìm kiếm là Thiên Chúa của Ki-tô giáo[1]. Vì thế, cháu nể phục và trân trọng bác bởi lý tưởng cộng sản mà bác theo đuổi và sống cho lý tưởng ấy bấy lâu. Mỗi người đều có quyền có lý tưởng riêng và không ai có quyền ràng buộc người khác bởi niềm tin và lý tưởng của mình phải không ạ?
Tuy nhiên, sau khi đọc thư của bác, cháu thấy dẫu vẫn sống đúng mực với tư cách một đảng viên liêm khiết, nhưng trong lòng bác lâu nay lại dậy lên nỗi băn khoan về ý nghĩa cuộc đời và mục đích của con người. Cháu thiết tưởng, đó là những câu hỏi căn bản nền tảng mà bất cứ ai, đã là con người, cũng đến lúc phải đối diện: Có Chúa không, và nếu có thì là Chúa nào? Con người đến từ đâu và sẽ đi về đâu? Con người phải chăng chỉ là vật chất hay còn có linh hồn bất tử và cuộc sống mai hậu sau cái chết? Tại sao có đau khổ? Tại sao con người phải chết… Những câu hỏi mà không một hệ tư tưởng, một trường phái triết học nào hay tôn giáo nào có thể trả lời cách rốt ráo và thuyết phục được tất cả mọi người. Dù cố gắng trả lời thì cuối cùng vẫn phải đặt ra vấn đề của niềm tin, nghĩa là chấp nhận những điều không thể chứng minh. Đứng trước những câu hỏi đó, đi đến cùng, cháu nghĩ con người vẫn phải chấp nhận một chữ “tin”: “tin có” hay “tin không có”, tin có hay tin không có Thượng đế, tin có hay tin không có linh hồn bất tử và cuộc sống mai hậu… Nếu tin có thì hãy sống cho những gì mình tin và nếu tin không có thì tại sao và sẽ như thế nào?
Là một sinh vật biết suy tư, nên con người không ngừng đặt câu hỏi về sự hiện hữu của mình, về ý nghĩa cuộc đời, về những gì xảy ra xung quanh. Từ đó, con người bắt đầu lần mò tìm câu trả lời. Những thần thoại dần được hình thành để diễn giải những sự kiện hay biến cố thiên nhiên, hình tượng những vị thần bắt đầu xuất hiện mà khó ai có thể biết nó có nguồn gốc từ đâu và hình thành thế nào. Viết đến đây, cháu thiết tưởng điều đó cũng rất gần gũi với văn hóa Việt Nam, khi mà tuổi thơ của bác và chúng cháu có lẽ ắp đầy những hình ảnh của những vị thần và những câu chuyện cố tích huyền thoại. Tuy nhiên, khi con người suy tư nhiều hơn, quan sát nhiều hơn và nghiên cứu nhiều hơn, con người cũng bắt đầu tìm ra những câu trả lời mang tính khoa học và triết học cho những huyền thoại. Từ đó, triết học ra đời để dùng lý trí mà giải thích vũ trụ và suy tư về cuộc đời, nhất là sau này khi khoa học phát triển thì lý trí ngày càng củng cố vị thế của mình. Nhờ triết học và khoa học, con người đã thoát khỏi tình trạng mông muội và mê tín. Nhiều người tin rằng (vẫn là tin) khi khoa học hay triết học phát triển, thì đến một lúc tôn giáo hay niềm tin vào Thiên Chúa tự sẽ sụp đổ. Nhưng thực tế đã chứng minh ngược lại. Những cố gắng của lý trí thật đáng khen và đáng trân trọng, nhưng cũng có giới hạn, bởi trước những thực tại mà lý trí không thể hiểu được thì vẫn là “tin có” hay “tin không có” một thực tại siêu nhiên. Thậm chí càng phát triển và suy tư, con người nhận ra những bí ẩn trong vũ trụ và trong các nghiên cứu khoa học vượt sức hiểu biết và bất khả chứng minh, ngay cả nơi những người được coi là thông minh bậc nhất cuối cùng phải chấp nhận phải có một trí tuệ siêu phàm đã tạo ra và sắp đặt một cách khôn ngoan, chứ không thể có chuyện ngẫu nhiên như nhiều nhà tư tưởng và khoa học gia quan niệm…
Bác ạ, khi chưa học và đọc nhiều, cháu cũng chỉ nghĩ đơn giản vô thần hay hữu thần thì thần ở đây chỉ là tin hay không tin Thiên Chúa của Ki-tô giáo. Tuy nhiên, lịch sử triết học và tôn giáo cho thấy không phải như vậy. Xét về mặt thuật ngữ thì hữu thần có nghĩa là những người tin vào thần linh và vô thần là những người phủ nhận hay khước từ thần linh. Đôi khi ngay cả những người vô thần cũng không thống nhất về phạm trù thần linh mà họ khước từ hay phủ nhận, vì thế đúng như Ignace Lepp khẳng định: “Có bao nhiêu người vô thần thì có bấy nhiêu thuyết vô thần”. Tuy nhiên, phần lớn vô thần được chia làm ba loại: vô thần khoa học, vô thần nhân bản và vô thần hiện sinh. Trong đó, chủ thuyết vô thần của Marx mà bác đang theo thuộc loại vô thần nhân bản, chủ nghĩa mà ông tổ của nó là Feuerbach, người đã khai thác và viết lại cách hoàn hảo tư tưởng của Hegel. Trong khi Feuerbach trình bày Thiên Chúa như một hiện tượng phát xuất từ chính cấu trúc của con người, hay từ ước muốn cơ bản của con người, thì Marx lại khẳng định những khát vọng và ước muốn đó phát xuất từ nền tảng kinh tế[2]. Đó cũng chính là điểm khác biệt căn bản làm nền tảng xây dựng chủ nghĩa mang tên ông.
Là một đảng viên lâu năm, có lẽ bác đã quá quen, thậm chí lý tưởng hóa tư tưởng của Marx và Lê-nin cũng như tư tưởng Hồ Chí Minh và qua chia sẻ, cháu biết bác có những hiểu biết rất sâu sắc về Marx và Đảng Cộng sản. Cháu cũng được sinh ra và lớn lên trong môi trường ý thức hệ này. Nên dù là người Công Giáo, có những thời điểm cháu thấy những lý tưởng đó thật tuyệt vời và nghĩ rằng nền triết học nhân loại chỉ có thế. Có lẽ cháu, nhất là bác đã quá quen và thấm nhuần những mệnh đề mang tính khẩu hiệu tuyên truyền như: Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là thành tựu trí tuệ vĩ đại của loài người; hay chủ nghĩa Mác - Lênin là hệ thống lý luận toàn diện, học thuyết khoa học, cách mạng hoàn chỉnh.[3] Nhất là trong lĩnh vực tôn giáo, thì ông cho rằng tôn giáo chỉ là thứ thuộc phiện ru ngủ, tôn giáo là sự vong thân của con người… Tuy nhiên, sự thật có phải hoàn toàn như vậy?
Bác ạ, cháu công nhận những lý thuyết của Marx không hoàn toàn tiêu cực. Thật ra, ông không bao giờ chủ trương chống đối hay loại trừ tôn giáo. Trái lại, ông chỉ chủ trương “thực hành” để cải tạo kinh tế, và khi kinh tế phát triển, mọi người no đủ, tôn giáo tự nó sẽ suy tàn[4]. Hơn nữa, nếu không có những điểm hay và tích cực thì làm sao tư tưởng ấy lại có thể chi phối và ảnh hưởng đến một bộ phận không nhỏ trong một giai đoạn không ngắn và vẫn còn ảnh hưởng cho tới ngày nay, dù không còn như trước. Có lẽ những tư tưởng vô thần và chống tôn giáo của ông một phần do những cú sốc quá lớn mà ông gặp phải nơi gia đình, một phần do sự bất mãn của ông với thời cuộc, một thời kỳ mà Giáo hội Ki-tô giáo có những sai lầm. Những phê phán có cơ sở của Marx nhằm vào các chức năng xã hội của Ki-tô giáo, tố giác một số người trong giới lãnh đạo Giáo hội và một số Ki-tô hữu đã phản bội sứ mạng của mình, đứng về phía người giàu có và quyền lực để chống lại người nghèo. Chính vì thế, một tư tưởng gia đã nhận định rất hay về Marx: “Tai họa của thế kỉ XIX không phải là đã có K. Marx nhưng là đã không có một K. Marx Ki-tô giáo.”[5] Những phê bình tôn giáo của ông phần nào giúp Giáo Hội Công Giáo nhìn nhận sai lầm và tiến hành những cải tổ để trở về đúng con đường mà Thiên Chúa muốn.
Tuy nhiên, có bao giờ bác tự hỏi tại sao một tư tưởng tiến bộ và là đỉnh cao tư tưởng của tri thức nhân loại như lý tưởng cộng sản lại bị phần lớn nhân loại quay lưng và từ bỏ, thậm chí kết án sau một thời gian ngắn áp dụng, điển hình là ở Liên Xô và Đông Âu? Hay tại sao một tư tưởng tinh túy như thế lại không thể có chỗ trong nền văn minh Tây phương và Mỹ? Rồi tại sao ngày nay không còn mấy quốc gia theo tư tưởng của Marx, hoặc có thì cũng đã bị lai căng sang một dạng độc tài như ở Trung Quốc? Cháu thiết tưởng có nhiều lý do, nhưng về mặt triết học, cháu cho rằng việc chủ nghĩa Marx không thể thành công và bị phần lớn nhân loại quay lưng là ở ba điểm trọng yếu: đó là quan điểm cho rằng tôn giáo xuất phát từ sự vong thân kinh tế hay là thuốc phiện ru ngủ quần chúng, rồi quan điểm duy vật và nhất là quan điểm vô thần.
Trước hết, theo Marx, trong hoàn cảnh xã hội, khi người lao động bị bóc lột bị tước đoạt do bất công thì tôn giáo xuất hiện. Tôn giáo thật ra chỉ là một hiện tượng ăn theo hiện tượng kinh tế xã hội. Kinh tế là cơ sở hạ tầng quyết định tất cả sự tồn tại kiến trúc thượng tầng, trong đó có tôn giáo. Khi đó tôn giáo ra đời như một thứ thuốc phiện để ru ngủ những con người đang bị vong thân kinh tế, tạo ra những thiên đường ảo để đánh lạc hướng và quyến rũ kẻ đang bị vong thân quên đi tình trạng của mình. Đặt vấn đề như vậy đã đúng chưa? Phải chăng sự xung đột hay mâu thuẫn sâu xa nhất của con người chỉ là vấn đề cơm áo gạo tiền? hay còn ở mức độ sâu hơn, đó chính là xung đột nội tâm. Nếu tôn giáo chỉ là sự vong thân kinh tế và nếu giải quyết được vấn đề kinh tế và tôn giáo sẽ chết êm dịu, thì thực tế không phải như thế, có bao giờ bác tự hỏi tại sao các nước phương Tây và nhất là Mỹ, vấn đề kinh tế hầu như được giải quyết, nhưng các tôn giáo lại không biến mất, thậm chí ngày càng tăng lên?[6] Cháu nghĩ rằng nhu cầu tôn giáo nằm trong chính khát vọng sâu xa của con người muốn được làm và được là người chứ không phải chỉ là chuyện tiền bạc. Đây mới chính là khát vọng chính đáng và dường như con người không thể vượt qua được, như bác đó, có tất cả nhưng tại sao trong lòng bác vẫn trống vắng. Cuộc xung đột nội tâm khiến con người phải lựa chọn sống tốt hay xấu chứ không chỉ hoàn toàn là chuyện tư lợi.
Tiếp đến, quan điểm duy vật của Marx thật sự khiến nhiều người cảm thấy chới với và hoài nghi. Thật ra quan điểm duy vật của Marx ra đời đúng vào lúc mà thuyết Darwin ra đời và có sức ảnh hưởng lớn. Tuy nhiên, học thuyết này của Darwin đã bộc lộ nhiều thiếu sót và sai lầm mà chính khoa học đã chứng minh là không thuyết phục.[7] Bác ạ, cháu thiết tưởng, với suy luận bình thường thôi, nếu con người hoàn toàn chỉ là vật chất, vậy con người cũng chỉ là một con vật, cũng chỉ giống cỏ cây mà thôi, ý thức hay suy tư cũng chỉ là sản phẩm của vật chất, chỉ có thân xác, chết là hết. Nếu như thế thì có lẽ cuộc đời và sự sống của con người cũng vô ích và tẻ nhạt chư động vật hay thực vật thôi sao? Nếu chỉ là vật chất thì tại sao chúng ta cố gắng sống tốt, sống đạo đức, sống gương mẫu làm gì, cố gắng xây dựng xã hội, cố gắng làm tất cả để nuôi dưỡng con cái, để có sự nghiệp, để thành công, có tiền, có mọi thứ mà cuối cùng cuộc đời đi về với hư vô thì liệu có đáng không ạ? Cháu thiết tưởng những ưu tư và khắc khoải nơi bác có lẽ cũng dày vò bác bởi những câu hỏi như thế phải không ạ? Ý nghĩa cuộc đời và ý nghĩa sự hiện hữu của con người là gì nếu con người chỉ là vật chất vô tri vô giác? Với cháu, thì dù cháu không theo đạo Công Giáo thì cháu cũng không thể chấp nhận ý tưởng cho rằng con người chỉ là vật chất vì trong con người còn một thế giới tinh thần thâm sâu mà chính mình cũng không hiểu nổi mình phải không ạ?
Đặc biệt với quan điểm vô thần, một quan niệm phái sinh tất yếu từ sự vong thân và duy vật của Marx. Lý thuyết này của ông được đẩy mạnh theo hướng cực đoan bởi Lê-nin, khi Lê-nin chủ trương phải hoàn thành bằng bạo lực. Điều này được thực hiện cách cuồng nhiệt bởi Lê-nin và sau là Stalin, mà hậu quả của nó cho nhân loại là vô cùng khốc liệt. Hơn nữa, con người trong lịch sử luôn bị cám dỗ muốn loại bỏ Thiên Chúa và thần linh để sống cho tự do và với tự do của mình, ngay cả nơi các tôn giáo. Khi một số giới lãnh đạo của một tôn giáo, kể cả Ki-tô giáo ở một số giai đoạn trong lịch sử, đã đi ngược với sứ mệnh của mình, thì một cách nào đó cũng là đang muốn loại bỏ Thiên Chúa để xây dựng một “hệ thống vô thần kiểu mới”. Nơi đó, Thiên Chúa mà họ nhân danh để làm khổ người khác không phải là Thiên Chúa đích thực mà họ phải tôn thờ. Họ cho rằng tin vào Thiên Chúa làm con người trở thành phi nhân. Bác có thấy đúng không ạ? Phải chăng niềm tin vào một Thiên Chúa hay một vị thần luôn biến con người thành phi nhân?[8] Nếu tôn giáo biến con người thành phi nhân thì tại sao cho đến nay tôn giáo vẫn tồn tại và không ngừng phát triển và giúp ích cho con người rất nhiều, từ những người dân thường cho đến kẻ tri thức và góp phần duy trì hệ thống đạo đức và chuẩn mực trong xã hội? Khi con người tự do và tôn thờ tự do, thì con người lại bị mất tự do bởi trở thành nô lệ cho tự do, mà từ đó mà cái ác phát sinh và hoành hành, con người tự do nhưng lại tự do trong một thế giới không tự do. Trong một xã hội không Thiên Chúa, thì ai, cái gì sẽ là chuẩn mực? Ai cũng muốn là Thiên Chúa (siêu nhân) thì ai sẽ là Chúa? Và nếu ai cũng là Chúa, ai cũng là tiêu chuẩn thì chắc chắn đến một lúc con người sẽ quay lại cắn xé và loại trừ nhau nhau để thỏa mãn ước mơ trở thành Thiên Chúa. Đây cũng chính là lời cảnh tỉnh của văn hào người Nga Dostoevsky: “Nếu không có Thiên chúa, mọi sự đều được phép làm” và có lẽ cũng phần nào phản ánh tâm trạng của ông tổ vô thần hiện sinh Nietzsche: “Thiên Chúa đã chết” và chính con người là thủ phạm giết Thiên Chúa, khi con người nhân danh tự do để loại trừ Ngài. Hơn nữa, lịch sử đã để lại những trang sử nhuốm máu bởi chiến tranh, bạo lực, đau khổ và chết chóc do chủ nghĩa vô thần hay “vô thần kiểu mới” gây ra. Đó là một sự thật đau lòng và thực tế là nhiều người đã nhận ra và chấp nhận ít ra nơi sâu thẳm tâm hồn mình luôn có một ký ức thần linh, nên không lạ gì ngay cả những người chủ trương vô thần cũng không thể chịu nổi một xã hội vô thần, hay như Voltair, một người chủ trương vô thần tuyệt đối cũng phải thốt lên: “Nếu Chúa không tồ tại thì cần phải phát minh ra ông ta.”[9] Còn bác, bác nghĩ sao ạ?
Bác kính mến! Trong tư cách là một Ki-tô hữu, cháu xác tín và cháu hy vọng bác cũng đồng tình với cháu rằng con người cũng là một sinh vật của niềm tin. Không có niềm tin, con người không thể tồn tại. Nếu bác không tin cháu, thì có lẽ chẳng bao giờ bác tâm sự với cháu phải không ạ? Trong cuộc sống thường nhật, nếu không có niềm tin thì làm sao con người có thể sống chung với nhau, không có niềm tin vào một thứ gì đó, dù là tôn giáo hay một ý thức hệ, làm sao con người có thể bỏ cả đời, dồn bao công sức khó nhọc để sống cho lý tưởng đó và còn nhiều nhiều lắm những vấn đề mà nếu loại bỏ niềm tin, cuộc đời và con người lập tức trở thành phi lý và vô nghĩa phải không ạ? Vì thế, đơn giản nếu hỏi tại sao bác tin cháu hay đặt niềm tin nơi một người hay một điều gì mà bác đang tin hay đã tin và đã theo đuổi, thì có lẽ bác cũng không thể trả lời một cách rõ ràng như 2+2=4, mà thậm chí dù có như 2+2=4 thì cũng đã phải có quy ước, bởi toán học dù chính xác cũng là chính xác dựa trên niềm tin vào những quy ước và những định đề không thể chứng minh. Hơn nữa, cháu nghĩ đã là người Việt Nam, chắc chắn bác cũng đã quen với việc thờ cúng tổ tiên hay rất nhiều tín ngưỡng dân gian, những tín ngưỡng nói lên niềm tin của dân Việt vào thần linh và vào sự bất tử của linh hồn. Như thế, niềm tin có thể không mang lại cho con người cơm áo gạo tiền, nhưng mang lại niềm hy vọng, hy vọng để sống và thấy cuộc đời và sự hiện hữu có ý nghĩa. Không có hy vọng, cuộc đời này chẳng còn nghĩa lý gì. Đồng thời, niềm tin hay đức tin, nhất là nơi tôn giáo giúp những người tin dễ dàng hơn trong việc chấp nhận những khó khăn và đau khổ, nhất là cái chết, điều khó chấp nhận nhất của con người, với một thái độ bình thản hơn vì với họ chết không phải là hết, nhưng vẫn còn một cuộc sống khác đang chờ đón mà họ sẽ vẫn hiện hữu, vẫn sống. Đó chính là khát vọng sâu thẳm nhất của mỗi người là sống và được sống…
Hơn nữa, cháu đồng với quan điểm cho rằng không ai là người vô thần tuyệt đối, nếu có cũng chỉ là vô thần lý thuyết, còn trong thực hành thì không ai là vô thần, đúng như một tư tưởng gia đã khẳng định nếu khi ai đó nói không có thần thì trong đầu anh ta đã phải có một vị thần để phủ nhận[10], hay như một tư tưởng gia khác thì ngay cả chủ nghĩa duy vật cũng đang tôn thờ một vị thần là vật chất hay tiền bạc[11]. Hơn nữa, dù lý trí không thể chứng minh Thiên Chúa như những công thức toán học, nhưng phần nào cũng có thể nhận ra sự hiện hữu của Ngài nơi vũ trụ thiên nhiên, nơi cuộc sống thường nhật và ngay trong chính lòng mình, nơi luôn có một niềm khao khát khôn tả và bất khả chứng minh, cũng như cố gắng diễn tả về Ngài bằng ngôn ngữ giới hạn của mình, dù đó chỉ là “những tiếng bập bẹ đáng thương của con người”[12]
Bác kính mến! Trái đất vẫn quay và cuộc đời sẽ vẫn vần xoay. Những câu hỏi và những tranh luận sẽ không thể có hồi kết khi nào trái đất chưa dừng quay, bởi trái đất vẫn quay, con người vẫn hiện hữu, cuộc đời và những vấn đề trên vẫn xoay quanh cùng với sự hiện hữu của con người. Bác ạ, ai cũng có một cuộc đời và ai cũng có một kiếp người để sống, nên “tin có” hay “tin không có” hoàn toàn là quyền tự do của mỗi cá nhân vì tin đơn giản là chấp nhận hay từ chối mà thôi. Tất cả những gì cháu viết trên đây không phải để đả phá hay phê bình lý tưởng mà bác đã và đang đặt vào, bởi cháu cũng tin rằng để một người, nhất là một người tri thức như bác tin vào Thiên Chúa, thì lý thuyết là chưa đủ, mà hơn hết là chính qua đời sống của những người tin vào Thiên Chúa như chúng cháu cũng là nhân tố rất quan trọng. Vì thế, cháu hy vọng mỗi người Ki-tô hữu sẽ ý thức và sống đúng niềm tin của mình để giúp người khác cũng tin vào Thiên Chúa.
Cháu còn rất nhiều điều muốn chia sẻ, nhưng cháu xin dừng bút tại đây. Trong giới hạn một bức thư và hiểu biết hữu hạn, cháu chỉ hy vọng bác sẽ có một cái nhìn khác về tôn giáo và Thiên Chúa, đồng thời phần nào giải tỏa được phần nào đó nỗi băn khăn trong lòng bác. Cháu cũng hy vọng dịch bệnh sẽ sớm chấm dứt để cháu có cơ hội vào thăm bác trong dịp hè tới. Lúc đó, bác cháu mình sẽ tiếp tục bàn luận và chia sẻ về những vấn đề này, nhất là về đức tin và đạo Công Giáo, đạo mà bác đang có nhiều thắc mắc và muốn tìm hiểu. Trước khi dừng bút, bác cho cháu gửi lời hỏi thăm tới bác gái và các anh chị, kính chúc bác và gia đình luôn mạnh khỏe, bình an, và cháu thầm xin Thiên Chúa, Đấng cháu tin thờ luôn che chở và phù hộ cho bác và gia đình.
Bùi chu ngày 30 tháng 05 năm 2021
Kính thư!
Nguyễn Văn A
[1] Thánh Augustino
[2] Dương Hữu Tình, Vấn đề Thiên Chúa, lưu hành nội bộ, tr. 28
[3] https://student.tdtu.edu.vn/doan-hoi/chu-nghia-mac-lenin-tu-tuong-ho-chi-minh-la-nen-tang-tu-tuong-co-so-ly-luan-cua-cach-mang
[4] Dương Hữu Tình, Vấn đề Thiên Chúa, lưu hành nội bộ, tr. 101-107
[5] Ibid, tr. 104-105
[6] Lm. Athanasio Nguyễn Quốc Lâm, Triết học tôn giáo, 2014, tr. 22
[7] https://viethungpham.com/2016/05/13/the-truth-of-evolution-su-that-thuyet-tien-hoa/
[8] Dương Hữu Tình, Vấn đề Thiên Chúa, lưu hành nội bộ, tr. 107
[9] https://vi.wikipedia.org/wiki/Voltaire
[10] Thánh Anselmo
[11] Joseph Ratzinger, Đức tin Ki-tô giáo hôm qua và hôm nay, Nxb Tôn Giáo, 2009, tr. 107-108
[12] Ibid, tr. 177