Chúa Nhật mùng 4 tháng Bẩy Giáo Hội trên toàn thế giới cử hành Chúa Nhật thứ 14 Mùa Thường Niên. Bài Tin Mừng trình bày với chúng ta thái độ bất tín của những người đồng hương với Chúa Giêsu.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.
Anh chị em thân mến, chào anh chị em!
Bài Tin Mừng Chúa Nhật tuần này (Mc 6:1-6) cho chúng ta biết về thái độ không tin của những người dân cùng làng với Chúa Giêsu. Sau khi rao giảng tại các làng khác ở Galilê, Chúa Giêsu trở về Nagiarét, nơi Ngài đã lớn lên cùng với Đức Mẹ và Thánh Giuse; và, vào một ngày sabát, Ngài bắt đầu giảng dạy trong hội đường. Nhiều người đang lắng nghe đã tự hỏi: “Anh ta lấy đâu ra tất cả sự khôn ngoan này? Chẳng lẽ anh ta không phải là con trai của người thợ mộc và bà Maria, là những người hàng xóm mà chúng ta biết rất rõ sao?” (Xem câu 1-3). Đối mặt với phản ứng này, Chúa Giêsu xác nhận sự thật thậm chí đã trở thành một phần của luận lý phổ biến trên đời này: “Không một tiên tri nào mà không bị khinh bỉ ở quê hương, gia đình họ hàng mình” (câu 4). Chúng tôi nói điều này nhiều lần.
Chúng ta hãy suy ngẫm về thái độ của những người dân làng của Chúa Giêsu. Chúng ta có thể nói rằng họ biết Chúa Giêsu, nhưng họ không nhận ra Ngài. Có một sự khác biệt giữa biết và nhận ra. Về bản chất, sự khác biệt này khiến chúng ta hiểu rằng chúng ta có thể biết nhiều điều khác nhau về một người, hình thành ý tưởng, dựa vào những gì người khác nói về người đó, có lẽ chúng ta có thể gặp người đó thỉnh thoảng trong khu phố; nhưng tất cả những điều đó là không đủ. Đây là một kiến thức, tôi có thể nói là bình thường, hời hợt, không nhận ra sự độc đáo của con người. Tất cả chúng ta đều gặp phải rủi ro này: chúng ta nghĩ rằng chúng ta biết quá nhiều về một người, thậm chí tệ hơn, chúng ta dán nhãn, gắn mác và đóng khung người đó trong định kiến của chính mình. Những người dân làng của Chúa Giêsu đã biết Ngài trong ba mươi năm theo cùng một cách đó và họ nghĩ rằng họ đã biết tất cả! “Nhưng đây không phải là cậu bé mà chúng ta đã thấy khi lớn lên, con trai của người thợ mộc và bà Maria sao? Những kiến thức này đến từ đâu?” Sự ngờ vực dẫn đến thực tế là họ không bao giờ nhận ra Chúa Giêsu thực sự là ai. Họ vẫn ở bình diện bề ngoài và từ chối những gì mới mẻ về Chúa Giêsu.
Và ở đây, chúng ta đi vào mấu chốt thực sự của vấn đề: khi chúng ta cho phép sự tiện lợi của thói quen và sự độc tài của định kiến chiếm ưu thế, thì thật khó để mở lòng ra đón nhận những gì mới mẻ và cho phép bản thân ngạc nhiên. Chúng ta kiểm soát mọi sự thông qua thái độ, thông qua định kiến. Trong cuộc sống, chúng ta thường chỉ tìm kiếm từ kinh nghiệm của mình và thậm chí từ mọi người những gì phù hợp với ý tưởng và cách suy nghĩ của chúng ta để chúng ta không bao giờ phải mất công nỗ lực thay đổi. Và điều này thậm chí có thể xảy ra trong quan hệ của chúng ta Thiên Chúa. Giữa chúng ta, là những người tin Chúa, có nhiều người nghĩ rằng chúng ta biết Chúa Giêsu, biết quá nhiều về Ngài và chỉ cần lặp lại những điều tương tự như mọi khi là đủ. Nhưng điều này là không đủ với Chúa. Nó không cởi mở với những gì mới mẻ và trên hết - anh chị em hãy lắng nghe – nó không cởi mở trước những điều ngạc nhiên của Thiên Chúa. Không ngạc nhiên, đức tin sẽ trở thành một kinh nguyện mệt mỏi, dần dần tàn lụi và trở thành một thói quen, một thói quen xã hội.
Tôi xin nói một từ, đó là kinh ngạc. Kinh ngạc cái gì? Thưa: đó là sự kinh ngạc xảy ra khi chúng ta gặp Chúa: “Tôi đã gặp Chúa”. Nhưng chúng ta đọc trong Tin Mừng: nhiều lần những người gặp và nhận ra Chúa Giêsu cảm thấy kinh ngạc. Và chúng ta, khi gặp gỡ Thiên Chúa, phải đi theo con đường này: phải cảm thấy kinh ngạc. Nó giống như chứng chỉ bảo đảm rằng cuộc gặp gỡ là chân thật chứ không phải theo thói quen.
Cuối cùng, tại sao những người dân làng của Chúa Giêsu không nhận ra và tin Ngài? Vì lý do gì? Thưa: Nói một cách ngắn gọn, chúng ta có thể nói rằng họ không chấp nhận tai tiếng về Sự Nhập Thể. Họ không biết mầu nhiệm Nhập thể này, nhưng cũng không chấp nhận mầu nhiệm ấy: họ không biết. Họ không biết lý do và họ cho rằng thật tai tiếng khi sự bao la của Thiên Chúa lại có thể được thể hiện trong thân xác bé nhỏ của chúng ta, làm sao mà Con Thiên Chúa lại có thể là con của một người thợ mộc, làm sao Đấng Thánh lại có thể cư trú trong con người, làm sao Thiên Chúa lại được thể hiện trên khuôn mặt, lời nói, cử chỉ của một người bình dân như thế này. Đây là tai tiếng: sự nhập thể của Chúa, sự cụ thể của Chúa Giêsu, 'cuộc sống hàng ngày' của Ngài. Nhưng Thiên Chúa đã trở nên cụ thể nơi một con người, nơi Chúa Giêsu thành Nazareth, Người đã trở thành người bạn đồng hành trên đường đi, Người đã biến mình thành một người trong chúng ta. “Chúa là một trong chúng con”, chúng ta có thể nói với Chúa Giêsu như thế. Thật là một lời cầu nguyện cao đẹp vì ai trong chúng ta cũng hiểu Chúa đang đồng hành với chúng ta, tha thứ cho chúng ta, yêu thương chúng ta rất nhiều. Trong thực tế, một vị thần trừu tượng, xa cách có lẽ thoải mái hơn đối với chúng ta, một vị thần không tham gia vào các tình huống và chấp nhận một đức tin xa rời cuộc sống, xa các vấn đề, tách biệt với xã hội. Chúng ta thậm chí muốn tin vào một vị thần có ‘hiệu ứng đặc biệt’, người chỉ làm những điều ngoại thường và luôn khơi gợi những cảm xúc mạnh mẽ. Trái lại, thưa anh chị em, chính Thiên Chúa đã nhập thể: Thiên Chúa khiêm nhường, Thiên Chúa dịu dàng, Thiên Chúa ẩn mình, Ngài đến gần chúng ta, sống bình thường trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.
Và sau đó, điều tương tự cũng xảy ra với chúng ta như những người dân làng của Chúa Giêsu, chúng ta có nguy cơ rằng khi Ngài đi ngang qua, chúng ta sẽ không nhận ra Ngài. Tôi lặp lại câu nói rất đẹp của Thánh Augustinô: “Tôi sợ hãi Chúa, e sợ Chúa khi Người đi ngang qua”. Nhưng, thưa Thánh Augustinô, tại sao ngài lại sợ hãi? Thưa: “Tôi sợ không nhận ra Ngài. Tôi sợ rằng khi Chúa đi ngang qua mà tôi không hay: Timeo Dominum transeuntem. Chúng ta không nhận ra Ngài, chúng ta gây ra tai tiếng, chúng ta hãy toàn tâm suy nghĩ về thực tại này.
Giờ đây, trong lời cầu nguyện, chúng ta hãy cầu xin Đức Mẹ, đấng đã chào đón mầu nhiệm Thiên Chúa trong cuộc sống hàng ngày ở Nazareth, ban cho chúng ta đôi mắt và trái tim không có định kiến, và cho chúng ta được mở rộng tầm mắt đối với những điều kinh ngạc: “Lạy Chúa, xin Chúa cho chúng con được gặp Chúa!”. Và khi chúng ta gặp Chúa, chúng ta có sự ngạc nhiên. Chúng ta gặp Người trong cuộc sống bình thường: mở mắt trước những ngạc nhiên của Thiên Chúa, trước sự hiện diện khiêm tốn và ẩn giấu của Người trong cuộc sống hàng ngày.
Sau khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói tiếp như sau:
Anh chị em thân mến,
Tin tức đến từ quốc gia Eswatini thân yêu, ở miền nam Phi Châu, cho thấy những căng thẳng và bạo lực. Tôi mời gọi những người có trách nhiệm và những người đang bày tỏ nguyện vọng của họ cho tương lai của đất nước, hãy cùng nỗ lực hướng tới đối thoại, hòa giải và giải quyết hòa bình qua các quan điểm khác nhau.
Tôi vui mừng thông báo rằng từ ngày 12 đến ngày 15 tháng 9 sắp tới, theo ý muốn của Thiên Chúa, tôi sẽ đến Slovakia để thăm viếng mục vụ, vào buổi chiều ngày 12. Người Slovakia ở đó rất vui… Đầu tiên, sáng ngày Chúa Nhật 12 tháng 9, tôi sẽ cử hành Thánh lễ kết thúc Đại hội Thánh Thể Quốc tế ở Budapest. Tôi chân thành cảm ơn những người đang chuẩn bị cuộc hành trình này và tôi đang cầu nguyện cho họ. Tất cả chúng ta hãy cầu nguyện cho cuộc hành trình này và cho những người đang làm việc trong việc tổ chức chuyến tông du.
Tôi chào tất cả các bạn với tình cảm yêu mến, những người hành hương từ Italia và các quốc gia khác nhau, đặc biệt là những người đến từ Slovakia! Đặc biệt, tôi chào các nhóm tín hữu từ Cosenza, Crotone, Morano Calabro và Ostuni.
Tôi hy vọng tất cả các bạn có một ngày Chúa Nhật tốt lành. Và xin đừng quên cầu nguyện cho tôi.
Cảm ơn bạn! Xin chào! Hẹn gặp lại!
Source:Libreria Editrice VaticanaPOPE FRANCIS ANGELUS Saint Peter's Square Sunday, 4 July 2021
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.
Khi ấy, Chúa Giêsu trở về quê nhà và các môn đệ cùng theo Người. Đến ngày Sabbat, Người vào giảng trong hội đường, và nhiều thính giả sửng sốt về giáo lý của Người, nên nói rằng: “Bởi đâu ông này được như vậy? Sao ông được khôn ngoan như vậy? Bởi đâu tay Người làm được những sự lạ thể ấy? Ông này chẳng phải bác thợ mộc con bà Maria, anh em với Giacôbê, Giuse, Giuđa và Simon sao? Chị em ông không ở với chúng ta đây sao?” Và họ vấp phạm vì Người. Chúa Giêsu liền bảo họ: “Không một tiên tri nào mà không bị khinh bỉ ở quê hương, gia đình họ hàng mình”. Ở đó Người không làm phép lạ nào được, ngoại trừ đặt tay chữa vài bệnh nhân, và Người ngạc nhiên vì họ cứng lòng tin. Người đi rảo qua các làng chung quanh mà giảng dạy.
Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói:Anh chị em thân mến, chào anh chị em!
Bài Tin Mừng Chúa Nhật tuần này (Mc 6:1-6) cho chúng ta biết về thái độ không tin của những người dân cùng làng với Chúa Giêsu. Sau khi rao giảng tại các làng khác ở Galilê, Chúa Giêsu trở về Nagiarét, nơi Ngài đã lớn lên cùng với Đức Mẹ và Thánh Giuse; và, vào một ngày sabát, Ngài bắt đầu giảng dạy trong hội đường. Nhiều người đang lắng nghe đã tự hỏi: “Anh ta lấy đâu ra tất cả sự khôn ngoan này? Chẳng lẽ anh ta không phải là con trai của người thợ mộc và bà Maria, là những người hàng xóm mà chúng ta biết rất rõ sao?” (Xem câu 1-3). Đối mặt với phản ứng này, Chúa Giêsu xác nhận sự thật thậm chí đã trở thành một phần của luận lý phổ biến trên đời này: “Không một tiên tri nào mà không bị khinh bỉ ở quê hương, gia đình họ hàng mình” (câu 4). Chúng tôi nói điều này nhiều lần.
Chúng ta hãy suy ngẫm về thái độ của những người dân làng của Chúa Giêsu. Chúng ta có thể nói rằng họ biết Chúa Giêsu, nhưng họ không nhận ra Ngài. Có một sự khác biệt giữa biết và nhận ra. Về bản chất, sự khác biệt này khiến chúng ta hiểu rằng chúng ta có thể biết nhiều điều khác nhau về một người, hình thành ý tưởng, dựa vào những gì người khác nói về người đó, có lẽ chúng ta có thể gặp người đó thỉnh thoảng trong khu phố; nhưng tất cả những điều đó là không đủ. Đây là một kiến thức, tôi có thể nói là bình thường, hời hợt, không nhận ra sự độc đáo của con người. Tất cả chúng ta đều gặp phải rủi ro này: chúng ta nghĩ rằng chúng ta biết quá nhiều về một người, thậm chí tệ hơn, chúng ta dán nhãn, gắn mác và đóng khung người đó trong định kiến của chính mình. Những người dân làng của Chúa Giêsu đã biết Ngài trong ba mươi năm theo cùng một cách đó và họ nghĩ rằng họ đã biết tất cả! “Nhưng đây không phải là cậu bé mà chúng ta đã thấy khi lớn lên, con trai của người thợ mộc và bà Maria sao? Những kiến thức này đến từ đâu?” Sự ngờ vực dẫn đến thực tế là họ không bao giờ nhận ra Chúa Giêsu thực sự là ai. Họ vẫn ở bình diện bề ngoài và từ chối những gì mới mẻ về Chúa Giêsu.
Và ở đây, chúng ta đi vào mấu chốt thực sự của vấn đề: khi chúng ta cho phép sự tiện lợi của thói quen và sự độc tài của định kiến chiếm ưu thế, thì thật khó để mở lòng ra đón nhận những gì mới mẻ và cho phép bản thân ngạc nhiên. Chúng ta kiểm soát mọi sự thông qua thái độ, thông qua định kiến. Trong cuộc sống, chúng ta thường chỉ tìm kiếm từ kinh nghiệm của mình và thậm chí từ mọi người những gì phù hợp với ý tưởng và cách suy nghĩ của chúng ta để chúng ta không bao giờ phải mất công nỗ lực thay đổi. Và điều này thậm chí có thể xảy ra trong quan hệ của chúng ta Thiên Chúa. Giữa chúng ta, là những người tin Chúa, có nhiều người nghĩ rằng chúng ta biết Chúa Giêsu, biết quá nhiều về Ngài và chỉ cần lặp lại những điều tương tự như mọi khi là đủ. Nhưng điều này là không đủ với Chúa. Nó không cởi mở với những gì mới mẻ và trên hết - anh chị em hãy lắng nghe – nó không cởi mở trước những điều ngạc nhiên của Thiên Chúa. Không ngạc nhiên, đức tin sẽ trở thành một kinh nguyện mệt mỏi, dần dần tàn lụi và trở thành một thói quen, một thói quen xã hội.
Tôi xin nói một từ, đó là kinh ngạc. Kinh ngạc cái gì? Thưa: đó là sự kinh ngạc xảy ra khi chúng ta gặp Chúa: “Tôi đã gặp Chúa”. Nhưng chúng ta đọc trong Tin Mừng: nhiều lần những người gặp và nhận ra Chúa Giêsu cảm thấy kinh ngạc. Và chúng ta, khi gặp gỡ Thiên Chúa, phải đi theo con đường này: phải cảm thấy kinh ngạc. Nó giống như chứng chỉ bảo đảm rằng cuộc gặp gỡ là chân thật chứ không phải theo thói quen.
Cuối cùng, tại sao những người dân làng của Chúa Giêsu không nhận ra và tin Ngài? Vì lý do gì? Thưa: Nói một cách ngắn gọn, chúng ta có thể nói rằng họ không chấp nhận tai tiếng về Sự Nhập Thể. Họ không biết mầu nhiệm Nhập thể này, nhưng cũng không chấp nhận mầu nhiệm ấy: họ không biết. Họ không biết lý do và họ cho rằng thật tai tiếng khi sự bao la của Thiên Chúa lại có thể được thể hiện trong thân xác bé nhỏ của chúng ta, làm sao mà Con Thiên Chúa lại có thể là con của một người thợ mộc, làm sao Đấng Thánh lại có thể cư trú trong con người, làm sao Thiên Chúa lại được thể hiện trên khuôn mặt, lời nói, cử chỉ của một người bình dân như thế này. Đây là tai tiếng: sự nhập thể của Chúa, sự cụ thể của Chúa Giêsu, 'cuộc sống hàng ngày' của Ngài. Nhưng Thiên Chúa đã trở nên cụ thể nơi một con người, nơi Chúa Giêsu thành Nazareth, Người đã trở thành người bạn đồng hành trên đường đi, Người đã biến mình thành một người trong chúng ta. “Chúa là một trong chúng con”, chúng ta có thể nói với Chúa Giêsu như thế. Thật là một lời cầu nguyện cao đẹp vì ai trong chúng ta cũng hiểu Chúa đang đồng hành với chúng ta, tha thứ cho chúng ta, yêu thương chúng ta rất nhiều. Trong thực tế, một vị thần trừu tượng, xa cách có lẽ thoải mái hơn đối với chúng ta, một vị thần không tham gia vào các tình huống và chấp nhận một đức tin xa rời cuộc sống, xa các vấn đề, tách biệt với xã hội. Chúng ta thậm chí muốn tin vào một vị thần có ‘hiệu ứng đặc biệt’, người chỉ làm những điều ngoại thường và luôn khơi gợi những cảm xúc mạnh mẽ. Trái lại, thưa anh chị em, chính Thiên Chúa đã nhập thể: Thiên Chúa khiêm nhường, Thiên Chúa dịu dàng, Thiên Chúa ẩn mình, Ngài đến gần chúng ta, sống bình thường trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.
Và sau đó, điều tương tự cũng xảy ra với chúng ta như những người dân làng của Chúa Giêsu, chúng ta có nguy cơ rằng khi Ngài đi ngang qua, chúng ta sẽ không nhận ra Ngài. Tôi lặp lại câu nói rất đẹp của Thánh Augustinô: “Tôi sợ hãi Chúa, e sợ Chúa khi Người đi ngang qua”. Nhưng, thưa Thánh Augustinô, tại sao ngài lại sợ hãi? Thưa: “Tôi sợ không nhận ra Ngài. Tôi sợ rằng khi Chúa đi ngang qua mà tôi không hay: Timeo Dominum transeuntem. Chúng ta không nhận ra Ngài, chúng ta gây ra tai tiếng, chúng ta hãy toàn tâm suy nghĩ về thực tại này.
Giờ đây, trong lời cầu nguyện, chúng ta hãy cầu xin Đức Mẹ, đấng đã chào đón mầu nhiệm Thiên Chúa trong cuộc sống hàng ngày ở Nazareth, ban cho chúng ta đôi mắt và trái tim không có định kiến, và cho chúng ta được mở rộng tầm mắt đối với những điều kinh ngạc: “Lạy Chúa, xin Chúa cho chúng con được gặp Chúa!”. Và khi chúng ta gặp Chúa, chúng ta có sự ngạc nhiên. Chúng ta gặp Người trong cuộc sống bình thường: mở mắt trước những ngạc nhiên của Thiên Chúa, trước sự hiện diện khiêm tốn và ẩn giấu của Người trong cuộc sống hàng ngày.
Sau khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói tiếp như sau:
Anh chị em thân mến,
Tin tức đến từ quốc gia Eswatini thân yêu, ở miền nam Phi Châu, cho thấy những căng thẳng và bạo lực. Tôi mời gọi những người có trách nhiệm và những người đang bày tỏ nguyện vọng của họ cho tương lai của đất nước, hãy cùng nỗ lực hướng tới đối thoại, hòa giải và giải quyết hòa bình qua các quan điểm khác nhau.
Tôi vui mừng thông báo rằng từ ngày 12 đến ngày 15 tháng 9 sắp tới, theo ý muốn của Thiên Chúa, tôi sẽ đến Slovakia để thăm viếng mục vụ, vào buổi chiều ngày 12. Người Slovakia ở đó rất vui… Đầu tiên, sáng ngày Chúa Nhật 12 tháng 9, tôi sẽ cử hành Thánh lễ kết thúc Đại hội Thánh Thể Quốc tế ở Budapest. Tôi chân thành cảm ơn những người đang chuẩn bị cuộc hành trình này và tôi đang cầu nguyện cho họ. Tất cả chúng ta hãy cầu nguyện cho cuộc hành trình này và cho những người đang làm việc trong việc tổ chức chuyến tông du.
Tôi chào tất cả các bạn với tình cảm yêu mến, những người hành hương từ Italia và các quốc gia khác nhau, đặc biệt là những người đến từ Slovakia! Đặc biệt, tôi chào các nhóm tín hữu từ Cosenza, Crotone, Morano Calabro và Ostuni.
Tôi hy vọng tất cả các bạn có một ngày Chúa Nhật tốt lành. Và xin đừng quên cầu nguyện cho tôi.
Cảm ơn bạn! Xin chào! Hẹn gặp lại!
Source:Libreria Editrice Vaticana