Tukwila. Hôm nay ngày 03 tháng 11 năm 2021, giáo xứ CTTĐVN thuộc Tổng Giáo Phận Seattle cử hành lễ tưởng niệm Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm lần thứ 58 và cùng cầu nguyện cho các quân, dân, cán, chính VNCH đã hy sinh bảo vệ lý tưởng tự do và nhất là cầu nguyyện cho quê hương Việt Nam sớm có một nền công lý, hoà bình đích thực. Thánh lễ cầu nguyện được cử lúc 6 giờ chiều.
Đúng 6 giờ, vị đại diện ban tổ chức đọc diễn từ về ý nghĩa của lễ tưởng niệm với nội dung: Hôm nay Giáo xứ CTTĐVN thuộc Tổng Giáo Phận Seattle cử hành lễ tưởng niệm Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm và bào đệ của Người, và cùng cầu nguyện cho các quân, dân, cán, chính VNCH đã hy sinh cho lý tưởng tự do và nhất là cầu nguyyện cho quê hương Việt Nam sớm được hưỏng một nền công lý và hoà bình đích thực.
Xem Hình
Hàng năm cứ đến tháng 11, tháng giáo hội dành riêng cầu nguyện cho Các Đẳng linh hồn, người Việt Quốc Gia khắp nơi trên thế giới lại có dịp tưởng nhớ đến cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, vị Tổng Thống đầu tiên của nền đệ nhất Cộng Hòa đã bị thảm sát vào tháng 11 trong biến cố 1963 cùng với bào đệ của Người. Cử hành lễ Tưởng Niệm là để cầu nguyện cho các ngài cũng như cầu nguyện cho các chiến sĩ VNCH.
Cố Tổng Thống Ngô Đinh Diệm lúc thiếu thời, được thụ hưởng một nền giáo dục của người cha tinh thần nổi tiếng về kiến thức uyên bác, cũng như đức độ và lòng yêu nước: Đó là Quận Công Nguyễn Hữu Bài, Thượng Thư Bộ Lại dưới triều Vua Duy Tân. Ngài là vị đại thần duy nhất chống lại việc người Pháp muốn đào ngôi mộ vua Tự Đức để lấy vàng bạc châu báu, cho nên dân dân Huế đã có câu truyền tụng: “Đày vua không Khả. Đào mả không Bài ”. Ngô Đình Khả là thân phụ của cố Tổng Thống Diệm nhất quyết không chịu ký lệnh đày vua Thành Thái theo đòi hỏi của chính quyền Pháp lúc bấy giờ. Ngoài việc hấp thụ những đức tính cao đẹp và lòng yêu nước nồng nàn của thân phụ và nghĩa phụ, cụ Diệm còn chịu ảnh hưởng sâu đậm của nền giáo dục Nho Giáo và Thiên Chúa Giáo. Thực vậy, tinh thần Nho Giáo đã khiến cụ Diệm thành một con người thanh liêm, tiết tháo và cương trực thì nền giáo dục Thiên Chúa Giáo đã đào tạo cụ thành một con người giàu lòng bác ái, vị tha và sống đời công chính. Do ảnh hưởng của nền giáo dục đó nên khi nhận lãnh trách nhiệm điều hành đất nước, ngài là một vị Tổng Thống yêu nước, ngài đã kiên cường tranh đấu để bảo vệ nền tự do, độc lập của dân tộc Việt Nam, người luôn đặt quyền lợi tổ quốc trên hết, nhưng rồi vận nước lại đến thời đen tối. Cố Tổng Thống và bào đệ của Người đã bị sát hại một cách bi thương trong biến cố của cái gọi là cuộc đảo chánh năm 1963.
Nhìn lại 58 năm trôi qua, một khoảng thời gian dài hơn nửa thế kỷ, theo dòng thời gian, nhiều tài liệu lịch sử đã minh chứng về sự thật bi thương của cuộc đảo chánh này vì tự nó đã không mang lại một lợi ích nào cho Miền Nam VN, mà còn gây nên cái hệ lụy đưa miền Nam đến thảm họa của biến cố 30 tháng 4 năm 1975, lịch sử cũng đã làm sáng ngời về đức hạnh và lòng yêu nước của cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Hôm nay, nhân ngày tưởng niệm cố Tồng Thống Ngô Đinh Diệm và bào đệ của Người, chúng ta cùng cầu nguyện cho các ngài cùng các Quân Dân Cán Chính VNCH đã hy sinh cho đại nghĩa, xin cho các đồng bào ruột thịt đã chết trên vạn nẻo đường khi đi tìm tự do, và tất cả các anh hùng vị quốc vong thân qua các thời đại. Nhất là xin Chúa đoái thương ban cho quê hương Việt Nam sớm thoát khỏi nạn cộng sản vô thần để mọi người dân được sống trong an bình. Tưởng niệm cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm cũng là dịp để các thế hệ trẻ nhận biết lòng yêu nước của vị Tổng Thống đầu tiên tại Miền Nam Việt Nam.
Trân trọng kính chào quý vị. Mời cộng đoàn cùng đứng và dành một phút Mặc Niệm để tưởng nhớ Cố Tổng Thống và các anh hùng vị Quốc vong thân. (Cộng Đoàn đứng giữ thinh lặnh trong chốc lát). Sau 1 phút mặc niệm : ba hồi chiêng trống ngân vang làm tăng thêm vẻ trang trọng của buổi lễ. Tiếng chiêng trống vừa dứt. Ca Đoàn hát bài ca nhập lễ: “Từ muôn phương ta về đây sánh vai lên đường, đường ta đi lên đền Chúa ta. Lòng hân hoan ta hòa chung tiếng hát nhịp nhàng, vui hát mừng danh Chúa cứu độ ta. Tiến bước lên đền đền thánh của Người.Cất tiếng hát vui lên dân thánh của Người. Tiến tiến bước loan truyền hồng ân Thiên Chúa Trời. Ta hát mừng thiên thu Chúa ta” (Ca Đoàn Chiên Con phụ trách hát lễ ). Nghi đoàn cùng với quý cha cung nghinh Thánh Giá tiến lên bàn thánh theo tiếng hát ca đoàn. Cha chánh xứ Đào Xuân Thành Chủ tế và cha Trần Hữu Lân đồng tế.
Bài ca nhập lễ dứt là phần niệm hương, trước hết là Quý Cha dâng hương trước bàn thờ có di ảnh cố Tổng Thống, kế đến là phần dâng hương của các vị đại diện ba miền Bắc Trung Nam với lời dẫn dâng hương cho từng miền một cách trang trọng có nội dung :
-Nén hương trong tay đại diện miền Bắc dâng lên Chúa để tưởng nhớ đến các anh anh hùng vị Quốc vong thân, các chiến sĩ VNCH đã hy sinh để bảo vệ lý tưởng tự do cho miền Nam Việt Nam. Xin cho tất cả được an nghỉ nơi nước Chúa.
- Miền Trung nơi quê hương của cố Tổng Thống Gioan Baotixita Ngô Đình Diệm. Nén hương trong tay đại diện miền Trung dâng lên Chúa với lời nguyện cầu: Xin Chúa đón nhận linh hồn Cố Tổng Thống Gioanbaotixia Ngô Đình Diệm và các bào đệ của ngài được vào hưởng phúc muôn đời trên Thiên Quốc.
-Nén hương trong tay những đại diện miền Nam dâng lên Chúa với lời khẩn nguyện thiết tha. Xin cho những chiến sĩ đã chết cho nền công lý và hoà bình được đơm hoa kết trái trên mảnh đất đầy tình người đơn sơ và chân thật. Xin cho tất cả được an nghỉ nơi nước Chúa.
Phần dâng hương kết thúc, thánh lễ bắt đầu. ( Sau mỗi lời dẫn ca đoàn hát : Hương trầm toả bay lên trước Thiên Nhan và ba tiếng chiêng trống điểm ngân vang làm tăng thêm phân trang trọng của phần dâng hương một cách long trọng.) Phần dâng hương kết thúc, thánh lễ được bắt đầu.
Mở đầu thánh lễ cha chủ tế ngỏ lời: Hôm nay giáo xứ có thánh lễ đặc biệt tưởng niệm cố Tổng Thống GioanBaotixia Ngô Đình Diệm để cầu nguyện cho cố Tổng Thống cùng bào đệ của ngài và các quân, dân, cán, chính VNCH đã hy sinh để bảo vệ nền tự do miền Nam Việt Nam cũng như cầu nguyện cho quê hương Việt Nam có được nền công lý và hòa bình. Hôm nay có cha Trần Hữu Lân cùng dâng thánh lễ. Kính chào quý quan khách và cộng đoàn dân Chúa hiện diện, xin cho một tràng pháo tay để cùng chào đón nhau (tiếng vỗ tay).
Thánh lễ được tiếp nối qua phần phụng vụ Lời Chúa theo phụng vụ ý lễ cầu nguyện cho các linh hồn. Cha chủ tế phụ trách giảng lễ, trong bài giảng ngài nhấn mạnh : “Hàng năm cứ sau ngày lễ cầu cho các linh hồn, giáo xứ lại có truyền thống cử hành lễ tưởng niệm cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm để cầu nguyện cho ngài và bào đệ của ngài cũng như cầu nguyện cho các quân, dân, cán, chính VNCH đã hy sinh cho đất nước và cầu nguyện cho quê hương Việt Nam. Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm là vị Tổng Thống yêu nước, ngài hết lòng vì nước vì dân, ngài lại là một tín hữu Công Giáo luôn trung thành với Chúa, ngài luôn sống tín thác vào Chúa và siêng năng cầu nguyện với Chúa hàng ngày...”
Trước khi kết thánh lễ, vị đại diện ban tổ chức có lời cám ơn quý cha, cám ơn cộng đoàn dân Chúa hiện diện, cám ơn Ca Đoàn Chiên Con hát lễ, đặc biệt cám ơn ông Tôn Thất Qúy một nhân sĩ người Việt Quốc Gia tại Seattle cùng tham dự. Cha chánh xứ cũng cám ơn BanTổ Chức và toàn thể cộng đoàn dân Chúa đã tham dự thánh lễ cầu nguyện cho cố Tổng Thống, các Bào Đệ của Người cùng chiến sĩ VNCH.
Thánh lễ kết thúc lúc 7 giờ 20 phút, sau phép lành cuối lễ, mọi người ra về trong tâm tình tạ ơn
Nguyễn An Quý
Đúng 6 giờ, vị đại diện ban tổ chức đọc diễn từ về ý nghĩa của lễ tưởng niệm với nội dung: Hôm nay Giáo xứ CTTĐVN thuộc Tổng Giáo Phận Seattle cử hành lễ tưởng niệm Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm và bào đệ của Người, và cùng cầu nguyện cho các quân, dân, cán, chính VNCH đã hy sinh cho lý tưởng tự do và nhất là cầu nguyyện cho quê hương Việt Nam sớm được hưỏng một nền công lý và hoà bình đích thực.
Xem Hình
Hàng năm cứ đến tháng 11, tháng giáo hội dành riêng cầu nguyện cho Các Đẳng linh hồn, người Việt Quốc Gia khắp nơi trên thế giới lại có dịp tưởng nhớ đến cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, vị Tổng Thống đầu tiên của nền đệ nhất Cộng Hòa đã bị thảm sát vào tháng 11 trong biến cố 1963 cùng với bào đệ của Người. Cử hành lễ Tưởng Niệm là để cầu nguyện cho các ngài cũng như cầu nguyện cho các chiến sĩ VNCH.
Cố Tổng Thống Ngô Đinh Diệm lúc thiếu thời, được thụ hưởng một nền giáo dục của người cha tinh thần nổi tiếng về kiến thức uyên bác, cũng như đức độ và lòng yêu nước: Đó là Quận Công Nguyễn Hữu Bài, Thượng Thư Bộ Lại dưới triều Vua Duy Tân. Ngài là vị đại thần duy nhất chống lại việc người Pháp muốn đào ngôi mộ vua Tự Đức để lấy vàng bạc châu báu, cho nên dân dân Huế đã có câu truyền tụng: “Đày vua không Khả. Đào mả không Bài ”. Ngô Đình Khả là thân phụ của cố Tổng Thống Diệm nhất quyết không chịu ký lệnh đày vua Thành Thái theo đòi hỏi của chính quyền Pháp lúc bấy giờ. Ngoài việc hấp thụ những đức tính cao đẹp và lòng yêu nước nồng nàn của thân phụ và nghĩa phụ, cụ Diệm còn chịu ảnh hưởng sâu đậm của nền giáo dục Nho Giáo và Thiên Chúa Giáo. Thực vậy, tinh thần Nho Giáo đã khiến cụ Diệm thành một con người thanh liêm, tiết tháo và cương trực thì nền giáo dục Thiên Chúa Giáo đã đào tạo cụ thành một con người giàu lòng bác ái, vị tha và sống đời công chính. Do ảnh hưởng của nền giáo dục đó nên khi nhận lãnh trách nhiệm điều hành đất nước, ngài là một vị Tổng Thống yêu nước, ngài đã kiên cường tranh đấu để bảo vệ nền tự do, độc lập của dân tộc Việt Nam, người luôn đặt quyền lợi tổ quốc trên hết, nhưng rồi vận nước lại đến thời đen tối. Cố Tổng Thống và bào đệ của Người đã bị sát hại một cách bi thương trong biến cố của cái gọi là cuộc đảo chánh năm 1963.
Nhìn lại 58 năm trôi qua, một khoảng thời gian dài hơn nửa thế kỷ, theo dòng thời gian, nhiều tài liệu lịch sử đã minh chứng về sự thật bi thương của cuộc đảo chánh này vì tự nó đã không mang lại một lợi ích nào cho Miền Nam VN, mà còn gây nên cái hệ lụy đưa miền Nam đến thảm họa của biến cố 30 tháng 4 năm 1975, lịch sử cũng đã làm sáng ngời về đức hạnh và lòng yêu nước của cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Hôm nay, nhân ngày tưởng niệm cố Tồng Thống Ngô Đinh Diệm và bào đệ của Người, chúng ta cùng cầu nguyện cho các ngài cùng các Quân Dân Cán Chính VNCH đã hy sinh cho đại nghĩa, xin cho các đồng bào ruột thịt đã chết trên vạn nẻo đường khi đi tìm tự do, và tất cả các anh hùng vị quốc vong thân qua các thời đại. Nhất là xin Chúa đoái thương ban cho quê hương Việt Nam sớm thoát khỏi nạn cộng sản vô thần để mọi người dân được sống trong an bình. Tưởng niệm cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm cũng là dịp để các thế hệ trẻ nhận biết lòng yêu nước của vị Tổng Thống đầu tiên tại Miền Nam Việt Nam.
Trân trọng kính chào quý vị. Mời cộng đoàn cùng đứng và dành một phút Mặc Niệm để tưởng nhớ Cố Tổng Thống và các anh hùng vị Quốc vong thân. (Cộng Đoàn đứng giữ thinh lặnh trong chốc lát). Sau 1 phút mặc niệm : ba hồi chiêng trống ngân vang làm tăng thêm vẻ trang trọng của buổi lễ. Tiếng chiêng trống vừa dứt. Ca Đoàn hát bài ca nhập lễ: “Từ muôn phương ta về đây sánh vai lên đường, đường ta đi lên đền Chúa ta. Lòng hân hoan ta hòa chung tiếng hát nhịp nhàng, vui hát mừng danh Chúa cứu độ ta. Tiến bước lên đền đền thánh của Người.Cất tiếng hát vui lên dân thánh của Người. Tiến tiến bước loan truyền hồng ân Thiên Chúa Trời. Ta hát mừng thiên thu Chúa ta” (Ca Đoàn Chiên Con phụ trách hát lễ ). Nghi đoàn cùng với quý cha cung nghinh Thánh Giá tiến lên bàn thánh theo tiếng hát ca đoàn. Cha chánh xứ Đào Xuân Thành Chủ tế và cha Trần Hữu Lân đồng tế.
Bài ca nhập lễ dứt là phần niệm hương, trước hết là Quý Cha dâng hương trước bàn thờ có di ảnh cố Tổng Thống, kế đến là phần dâng hương của các vị đại diện ba miền Bắc Trung Nam với lời dẫn dâng hương cho từng miền một cách trang trọng có nội dung :
-Nén hương trong tay đại diện miền Bắc dâng lên Chúa để tưởng nhớ đến các anh anh hùng vị Quốc vong thân, các chiến sĩ VNCH đã hy sinh để bảo vệ lý tưởng tự do cho miền Nam Việt Nam. Xin cho tất cả được an nghỉ nơi nước Chúa.
- Miền Trung nơi quê hương của cố Tổng Thống Gioan Baotixita Ngô Đình Diệm. Nén hương trong tay đại diện miền Trung dâng lên Chúa với lời nguyện cầu: Xin Chúa đón nhận linh hồn Cố Tổng Thống Gioanbaotixia Ngô Đình Diệm và các bào đệ của ngài được vào hưởng phúc muôn đời trên Thiên Quốc.
-Nén hương trong tay những đại diện miền Nam dâng lên Chúa với lời khẩn nguyện thiết tha. Xin cho những chiến sĩ đã chết cho nền công lý và hoà bình được đơm hoa kết trái trên mảnh đất đầy tình người đơn sơ và chân thật. Xin cho tất cả được an nghỉ nơi nước Chúa.
Phần dâng hương kết thúc, thánh lễ bắt đầu. ( Sau mỗi lời dẫn ca đoàn hát : Hương trầm toả bay lên trước Thiên Nhan và ba tiếng chiêng trống điểm ngân vang làm tăng thêm phân trang trọng của phần dâng hương một cách long trọng.) Phần dâng hương kết thúc, thánh lễ được bắt đầu.
Mở đầu thánh lễ cha chủ tế ngỏ lời: Hôm nay giáo xứ có thánh lễ đặc biệt tưởng niệm cố Tổng Thống GioanBaotixia Ngô Đình Diệm để cầu nguyện cho cố Tổng Thống cùng bào đệ của ngài và các quân, dân, cán, chính VNCH đã hy sinh để bảo vệ nền tự do miền Nam Việt Nam cũng như cầu nguyện cho quê hương Việt Nam có được nền công lý và hòa bình. Hôm nay có cha Trần Hữu Lân cùng dâng thánh lễ. Kính chào quý quan khách và cộng đoàn dân Chúa hiện diện, xin cho một tràng pháo tay để cùng chào đón nhau (tiếng vỗ tay).
Thánh lễ được tiếp nối qua phần phụng vụ Lời Chúa theo phụng vụ ý lễ cầu nguyện cho các linh hồn. Cha chủ tế phụ trách giảng lễ, trong bài giảng ngài nhấn mạnh : “Hàng năm cứ sau ngày lễ cầu cho các linh hồn, giáo xứ lại có truyền thống cử hành lễ tưởng niệm cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm để cầu nguyện cho ngài và bào đệ của ngài cũng như cầu nguyện cho các quân, dân, cán, chính VNCH đã hy sinh cho đất nước và cầu nguyện cho quê hương Việt Nam. Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm là vị Tổng Thống yêu nước, ngài hết lòng vì nước vì dân, ngài lại là một tín hữu Công Giáo luôn trung thành với Chúa, ngài luôn sống tín thác vào Chúa và siêng năng cầu nguyện với Chúa hàng ngày...”
Trước khi kết thánh lễ, vị đại diện ban tổ chức có lời cám ơn quý cha, cám ơn cộng đoàn dân Chúa hiện diện, cám ơn Ca Đoàn Chiên Con hát lễ, đặc biệt cám ơn ông Tôn Thất Qúy một nhân sĩ người Việt Quốc Gia tại Seattle cùng tham dự. Cha chánh xứ cũng cám ơn BanTổ Chức và toàn thể cộng đoàn dân Chúa đã tham dự thánh lễ cầu nguyện cho cố Tổng Thống, các Bào Đệ của Người cùng chiến sĩ VNCH.
Thánh lễ kết thúc lúc 7 giờ 20 phút, sau phép lành cuối lễ, mọi người ra về trong tâm tình tạ ơn
Nguyễn An Quý