Đã Nhìn Thấy Ánh Sáng
Dân đang lần bước giữa tối tăm đã thấy một ánh sáng huy hoàng; đám người sống trong vùng bóng tối, nay được ánh sáng bừng lên chiếu rọi. (Is 9,1).
Cảm nhận về lễ Giáng Sinh 2021 tại nhà thờ Phước Thọ - Giáo xứ Cù Và Giáo Phận Quy Nhơn qua sứ điệp Isaia)
Năm 1965, sau trận chiến Ba Gia đẩm máu giữa quân đội của hai miền Nam Bắc, vùng phía tây Sơn Tịnh tỉnh Quảng Ngãi bị cày nát tan hoang; hai cộng đoàn giáo xứ Cù Và, Tân Lộc gần như bị xóa tên kể từ biến cố đau thương ấy ! Và cũng kể từ dạo đó, giáo dân Cù Và, Tân Lộc, cùng với nhiều giáo dân thuộc các cộng đoàn giáo xứ khác như Trung Tín, Châu Me, Kỳ Tân, Phú Vang, Trà Câu, Bầu Gốc… lần lượt bỏ lại quê hương để bắt đầu những tháng năm di cư “lần bước giữa tối tăm” (Is 9,1) chẳng khác nào đoàn dân Israel, Giuđêa, sống “kiếp lưu đày” sau khi hai vương quốc Bắc (Israel) và Nam (Giuđêa) lần lượt rơi vào ách thống trị của ngoại bang.
Xem Hình
Riêng, giáo xứ Cù Và, một cộng đoàn mục vụ sầm uất, đất ruộng phì nhiêu, nhân sự dồi dào, đã từng được gọi là “vựa lúa của địa phận Qui Nhơn” và là Trung Tâm phía Bắc của Công Giáo Quảng Ngãi (cũng như Bầu Gốc là Trung Tâm của phía Nam), vốn đã mất an ninh ngay từ những ngày cuối năm 1964, cho nên, lễ Giáng Sinh tại Cù Và cũng vắng đi từ đó.
Vâng, kể từ 1965, Cù Và chỉ còn là danh xưng của “một thời vang bóng”; và giáo dân Cù Và tan tác khắp nơi, nhập đoàn với các giáo xứ di cư khác; đặc biệt, với “giáo xứ con” là Tân Lộc do cha sở Tân Lộc đương nhiệm lúc ấy là Gioakim Đoàn Kim Hiền dẫn dắt từ Phú Hòa, sang Thu Lộ rồi trôi dạt vô Nam, để cuối cùng, phần đông tụ lại ở phía Bắc tỉnh Đồng Nai, vùng đất mà từ năm 1971 mang tên gọi là “Căn Cứ Hai hay Xuân Tâm”.
Chính nơi vùng “Rừng Lá” khét tiếng nầy, kể từ năm 1972 đã hình thành hai giáo xứ của giáo dân Quảng Ngãi đối diện hai bên bờ Quốc Lộ 1: Phía tay phải (từ Bắc đi vô) là giáo xứ Tân Ngãi (Tân Lộc Quảng Ngãi) do cha Gioakim Đoàn Kim Hiền quản nhiệm; phía tay trái là Trung Ngãi (Trung Tín Quảng Ngãi) do cha Phaolô Huỳnh Ngọc Cảnh coi sóc. Ngoài giáo dân Tân Lộc (thành phần chính của Tân Ngãi) và giáo dân Trung Tín (thành phần chính của Trung Ngãi), các giáo dân thuộc các giáo xứ khác như Cù Và, Trà Câu, Châu Me, Bầu Gốc… được tự do chọn lựa hoặc nhập vào Tân Ngãi hay Trung Ngãi tùy theo điều kiện và hoàn cảnh thực tế lúc bấy giờ. Mãi cho tới năm 1975, sau khi Cha Gioakim Đoàn Kim Hiền trở về lại giáo phận Qui Nhơn, cha Phaolô Huỳnh Ngọc Cảnh (Chánh xứ Trung Ngãi) kiêm nhiệm Tân Ngãi và sau đó, theo quyết định của giáo phận Xuân Lộc, cả hai giáo xứ nhập chung thành một giáo xứ với tên gọi chính thức là Trung Ngãi và trung tâm đặt tại là nhà thờ Tân Ngãi do cha Gioan Đoàn Kim Hiền kiến lập. Và cách đây không lâu, cộng đoàn giáo dân “phía tay trái”, tức Trung Ngãi cũ, đã được giáo phận Xuân Lộc cho tách khỏi giáo xứ Trung Ngãi để thiết lập giáo xứ mới “Tân Ngãi”; và thế là “giáo xứ Tân Ngãi” đã được tái lập nhưng trên địa bàn mà thuở ban đầu là giáo xứ Trung Ngãi.
Sở dĩ hơi dông dài một chút là để giáo dân Cù Và thấm thía cuộc lữ hành mang ý nghĩa lưu đày mà sau hơn nửa thế kỷ (kể từ 1964) vẫn còn rất nhiều người chưa có được “niềm hạnh phúc của dân tộc Israel” là được trở về quê hương cũ để thấy được một Giêrusalem huy hoàng được tái dựng như sứ điệp ngày nào của ngôn sứ Isaia: “Hỡi Giêrusalem điêu tàn hoang phế,
hãy đồng thanh bật tiếng reo mừng, vì Đức Chúa an ủi dân Người, và cứu chuộc Giêrusalem” (Is 52,9). Vâng, rất nhiều giáo dân Cù Và đã ra đi và đã chọn vĩnh viễn nằm lại nơi đất khách quê người; đất khách đó có khi là Cam Ranh, Ba Ngòi; có khi là Bình Tuy, Phan Thiết; là Võ Đắt, La Gi, là Căn Cứ Hai, Căn Cứ Bốn, là Ngã Ba Ông Đồn, Long Khánh, là Bà Tô, Xuyên mộc, Bà Rịa Vũng Tàu, là Bưng Riềng, Bưng Kè vùng rừng sâu Đất Đỏ…; và có khi còn xa tận bên kia Thái Bình Dương tận đất Mỹ, trời u, xứ Úc…
Tuy nhiên, cũng như lời ngôn sứ Isaia: “Trong một thời gian ngắn, Ta đã ruồng bỏ ngươi, nhưng vì lòng thương xót vô bờ, Ta sẽ đón ngươi về tái hợp” (Is 54,7), cộng đoàn tưởng chừng như đã tiêu tan mất dấu, lại được Thiên Chúa xót thương tái lập. Thật vậy, trong cái “đám đông Cù Và” như đàn chiên tan tác đó, Thiên Chúa đã ưu ái và tiên liệu để “một số sót” hoặc bám trụ trên mảnh đất hoang tàn hoặc trở về sau những tháng ngày lang bạt: “Trong nhà Giuđa, những gì đã thoát chết, những gì còn sót lại sẽ cứ tiếp tục đâm rễ sâu, và trên cao trổ sinh hoa trái. Vì từ Giêrusalem, sẽ nảy sinh số còn sót lại, và từ núi Xion, sẽ xuất hiện những người thoát chết. Vì yêu thương cuồng nhiệt, Đức Chúa các đạo binh sẽ thực hiện điều đó” (Is 37,31-32).
Vâng, chính những con người “thuộc số sót ít oi” đó âm thầm giữ lửa đức tin trên những vùng đất tưởng rằng đã mãi mãi điêu tàn hoang phế: Cù Và, Phước Thọ, Đồng Cọ, Tịnh Bắc, Tịnh Giang…. Chính họ đã cùng với bao anh chị em Cù Và tha phương khác vững lòng trông cậy, trung thành với truyền thống đức tin và nuôi giữ niềm hy vọng sẽ có một ngày thấy ược “Thành Giêrusalem mới”: “Nhưng những người cậy trông Đức Chúa thì được thêm sức mạnh. Như thể chim bằng, họ tung cánh. Họ chạy hoài mà không mỏi mệt, và đi mãi mà chẳng chùn chân” (Is 40,31). Vâng, phải chăng nhờ “những thao thức sống và giữ vững đức tin của những người cha người mẹ đạo đức, những bước chân trung thành không mệt mỏi giữ ngày Chúa Nhật, những đêm hội họp đọc kinh gia đình, những ngày gió mưa đi công tác của hội viên Legio Mariae, những đắng cay dãi dầu và cả chịu đựng nhục nhã của những lần “ăn xin” nới xứ lạ quê người để có chút đỉnh về xây dựng giáo họ…” mà giáo xứ Cù Và từng bước, từng bước được phục hồi tái dựng (Theo bài viết “Những guồng xe nước vẫn quay lặng thầm” của Sơn ca Linh).
Kể từ năm 2009, khi lá đơn đầu tiên được gởi đến chính quyền để xin xây dựng nhà thờ Phước Thọ, Thiên Chúa cũng gởi đến cho Cù Và những nhân vật, những con người, những mục tử; kẻ thì tìm kiếm đất đai, lo toan thủ tục như cha sở Phú Hòa Tađêo Lê Văn Ý; người thì hoàn thiện thiết kế, ổn định mặt bằng… như cha sở Phú Hòa tiếp theo Phêrô Hà Đức Ngọc hay anh Anrê Nguyễn Đăng Nghĩa, nguyên chủ tịch Hội Đồng Giáo xữ Quảng Ngãi... Đặc biệt, Chúa cũng đã gởi đến những ân nhân mà có thể ví von như một “Cyro” ngoại giáo trong lịch sử Israel, chẳng hạn như anh Phaolô Huỳnh Công Lập, Tổng Giám Đốc Tập đoàn Thiên Tân Group, một Kitô hữu mới trở lại đạo nhờ di chúc của người cha đạo hạnh, đem hết nhiệt tình và đóng góp phần lớn chi phí… để sau cùng, “Ngày 09 tháng 8 năm 2018, Đức cha Matthêô Nguyễn Văn Khôi, Giám mục Giáo phận đã đến cử hành thánh lễ làm phép và đặt viên đá xây dựng nhà thờ Cù Và tại Phước Thọ. Tuy nhiên, do thay đổi bản thiết kế, nên phải xin giấy phép xây dựng mới. Ngày 19 tháng 03 năm 2019, chính quyền cấp giấy phép xây dựng mới và ngày 25 tháng 03 năm 2019 khởi công xây dựng nhà thờ” (Theo Lược sử giáo xứ Cù Và trên trang mạng giáo phận Qui Nhơn).
Thế là, sau 57 năm vắng bóng hang Đá Giáng Sinh, im bặt tiếng câu ca “Hát khen mừng Chúa Giang Sinh ra đời” trong chính ngôi thánh đường thân thương của quê hương miền Tây Núi Ấn Sông Trà, Cù Và với đêm Giáng Sinh 2021, trong ngôi thánh đường mới tinh, đã như dân tộc Israel, “Dân đang lần bước giữa tối tăm đã thấy một ánh sáng huy hoàng; đám người sống trong vùng bóng tối, nay được ánh sáng bừng lên chiếu rọi. (Is 9,1). Vâng, vào chính Đêm trọng đại Giáng Sinh – 24.12.2021, giáo xứ Cù Và chính thức được tái lập do Bản Quyền giáo phận là Đức Giám Mục Matthêô Nguyễn Văn Khôi và đã được cha Giuse Trương Đình Hiền, Tổng Đại Diện giáo phận Qui Nhơn long trọng công bố “Văn Thư Thành lập” cùng với “Văn Thư Bổ nhiệm” linh mục chánh xứ Carôlô Nguyễn Phan Huy Dũng, một linh mục trẻ mới chịu chức năm 2013, thuộc hàng linh mục giáo phận Qui Nhơn.
Và nếu Ngôi Lời Nhập Thể là “Ánh sáng chiếu vào nơi tăm tối” (Ga 1,5), thì khởi từ đêm “ánh sáng huyền diệu của Giáng Sinh” nầy, cộng đoàn giáo xứ Cù Và mang lấy sứ mệnh “anh em là ánh sáng cho trần gian” (Mt 5,14) để chiếu tỏa ánh sáng và Tin Mừng Giáng Sinh trên vùng đất vốn đã một thời chìm trong u tối, để kêu mời muôn dân tìm về ánh sáng chân thật, như dự báo ngày nào của ngôn sứ Isaia: “Chư dân sẽ đi về phía ánh sáng của ngươi, vua chúa hướng về ánh bình minh của ngươi mà tiến bước. Đưa mắt nhìn tứ phía mà xem, tất cả đều tập hợp, kéo đến với ngươi: con trai ngươi từ phương xa tới, con gái ngươi được ẵm bên hông” (Is 60,3-4).
Vâng, kể từ đêm Giáng Sinh 24.12.2021, Phước Thọ - Cù Và đã “nhìn thấy ánh sáng” !
Trương Đình Hiền (GS 2021)
Dân đang lần bước giữa tối tăm đã thấy một ánh sáng huy hoàng; đám người sống trong vùng bóng tối, nay được ánh sáng bừng lên chiếu rọi. (Is 9,1).
Cảm nhận về lễ Giáng Sinh 2021 tại nhà thờ Phước Thọ - Giáo xứ Cù Và Giáo Phận Quy Nhơn qua sứ điệp Isaia)
Năm 1965, sau trận chiến Ba Gia đẩm máu giữa quân đội của hai miền Nam Bắc, vùng phía tây Sơn Tịnh tỉnh Quảng Ngãi bị cày nát tan hoang; hai cộng đoàn giáo xứ Cù Và, Tân Lộc gần như bị xóa tên kể từ biến cố đau thương ấy ! Và cũng kể từ dạo đó, giáo dân Cù Và, Tân Lộc, cùng với nhiều giáo dân thuộc các cộng đoàn giáo xứ khác như Trung Tín, Châu Me, Kỳ Tân, Phú Vang, Trà Câu, Bầu Gốc… lần lượt bỏ lại quê hương để bắt đầu những tháng năm di cư “lần bước giữa tối tăm” (Is 9,1) chẳng khác nào đoàn dân Israel, Giuđêa, sống “kiếp lưu đày” sau khi hai vương quốc Bắc (Israel) và Nam (Giuđêa) lần lượt rơi vào ách thống trị của ngoại bang.
Xem Hình
Riêng, giáo xứ Cù Và, một cộng đoàn mục vụ sầm uất, đất ruộng phì nhiêu, nhân sự dồi dào, đã từng được gọi là “vựa lúa của địa phận Qui Nhơn” và là Trung Tâm phía Bắc của Công Giáo Quảng Ngãi (cũng như Bầu Gốc là Trung Tâm của phía Nam), vốn đã mất an ninh ngay từ những ngày cuối năm 1964, cho nên, lễ Giáng Sinh tại Cù Và cũng vắng đi từ đó.
Vào mùa hè 1965, toàn bộ địa bàn mục vụ của Cù Và nằm trong vùng giao tranh ác liệt của “chiến dịch Ba Gia” nên hậu quả khong tránh khỏi đó là “không còn hòn đá nào nằm trên hòn đá nào”; chẳng khác nào Sion hay Giêrusalem trên môi miệng của ngôn sứ Isaia: “Các thành thánh của Ngài đã trở nên sa mạc, Xion đã trở nên sa mạc, Giêrusalem thành chốn hoang tàn. Ngôi nhà thánh và vinh hiển của chúng con, là nơi cha ông chúng con ca tụng Ngài, đã làm mồi cho lửa, và tất cả những gì chúng con quý nhất đã bị tàn phá” (Is 64,9-10).
Vâng, kể từ 1965, Cù Và chỉ còn là danh xưng của “một thời vang bóng”; và giáo dân Cù Và tan tác khắp nơi, nhập đoàn với các giáo xứ di cư khác; đặc biệt, với “giáo xứ con” là Tân Lộc do cha sở Tân Lộc đương nhiệm lúc ấy là Gioakim Đoàn Kim Hiền dẫn dắt từ Phú Hòa, sang Thu Lộ rồi trôi dạt vô Nam, để cuối cùng, phần đông tụ lại ở phía Bắc tỉnh Đồng Nai, vùng đất mà từ năm 1971 mang tên gọi là “Căn Cứ Hai hay Xuân Tâm”.
Chính nơi vùng “Rừng Lá” khét tiếng nầy, kể từ năm 1972 đã hình thành hai giáo xứ của giáo dân Quảng Ngãi đối diện hai bên bờ Quốc Lộ 1: Phía tay phải (từ Bắc đi vô) là giáo xứ Tân Ngãi (Tân Lộc Quảng Ngãi) do cha Gioakim Đoàn Kim Hiền quản nhiệm; phía tay trái là Trung Ngãi (Trung Tín Quảng Ngãi) do cha Phaolô Huỳnh Ngọc Cảnh coi sóc. Ngoài giáo dân Tân Lộc (thành phần chính của Tân Ngãi) và giáo dân Trung Tín (thành phần chính của Trung Ngãi), các giáo dân thuộc các giáo xứ khác như Cù Và, Trà Câu, Châu Me, Bầu Gốc… được tự do chọn lựa hoặc nhập vào Tân Ngãi hay Trung Ngãi tùy theo điều kiện và hoàn cảnh thực tế lúc bấy giờ. Mãi cho tới năm 1975, sau khi Cha Gioakim Đoàn Kim Hiền trở về lại giáo phận Qui Nhơn, cha Phaolô Huỳnh Ngọc Cảnh (Chánh xứ Trung Ngãi) kiêm nhiệm Tân Ngãi và sau đó, theo quyết định của giáo phận Xuân Lộc, cả hai giáo xứ nhập chung thành một giáo xứ với tên gọi chính thức là Trung Ngãi và trung tâm đặt tại là nhà thờ Tân Ngãi do cha Gioan Đoàn Kim Hiền kiến lập. Và cách đây không lâu, cộng đoàn giáo dân “phía tay trái”, tức Trung Ngãi cũ, đã được giáo phận Xuân Lộc cho tách khỏi giáo xứ Trung Ngãi để thiết lập giáo xứ mới “Tân Ngãi”; và thế là “giáo xứ Tân Ngãi” đã được tái lập nhưng trên địa bàn mà thuở ban đầu là giáo xứ Trung Ngãi.
Sở dĩ hơi dông dài một chút là để giáo dân Cù Và thấm thía cuộc lữ hành mang ý nghĩa lưu đày mà sau hơn nửa thế kỷ (kể từ 1964) vẫn còn rất nhiều người chưa có được “niềm hạnh phúc của dân tộc Israel” là được trở về quê hương cũ để thấy được một Giêrusalem huy hoàng được tái dựng như sứ điệp ngày nào của ngôn sứ Isaia: “Hỡi Giêrusalem điêu tàn hoang phế,
hãy đồng thanh bật tiếng reo mừng, vì Đức Chúa an ủi dân Người, và cứu chuộc Giêrusalem” (Is 52,9). Vâng, rất nhiều giáo dân Cù Và đã ra đi và đã chọn vĩnh viễn nằm lại nơi đất khách quê người; đất khách đó có khi là Cam Ranh, Ba Ngòi; có khi là Bình Tuy, Phan Thiết; là Võ Đắt, La Gi, là Căn Cứ Hai, Căn Cứ Bốn, là Ngã Ba Ông Đồn, Long Khánh, là Bà Tô, Xuyên mộc, Bà Rịa Vũng Tàu, là Bưng Riềng, Bưng Kè vùng rừng sâu Đất Đỏ…; và có khi còn xa tận bên kia Thái Bình Dương tận đất Mỹ, trời u, xứ Úc…
Tuy nhiên, cũng như lời ngôn sứ Isaia: “Trong một thời gian ngắn, Ta đã ruồng bỏ ngươi, nhưng vì lòng thương xót vô bờ, Ta sẽ đón ngươi về tái hợp” (Is 54,7), cộng đoàn tưởng chừng như đã tiêu tan mất dấu, lại được Thiên Chúa xót thương tái lập. Thật vậy, trong cái “đám đông Cù Và” như đàn chiên tan tác đó, Thiên Chúa đã ưu ái và tiên liệu để “một số sót” hoặc bám trụ trên mảnh đất hoang tàn hoặc trở về sau những tháng ngày lang bạt: “Trong nhà Giuđa, những gì đã thoát chết, những gì còn sót lại sẽ cứ tiếp tục đâm rễ sâu, và trên cao trổ sinh hoa trái. Vì từ Giêrusalem, sẽ nảy sinh số còn sót lại, và từ núi Xion, sẽ xuất hiện những người thoát chết. Vì yêu thương cuồng nhiệt, Đức Chúa các đạo binh sẽ thực hiện điều đó” (Is 37,31-32).
Vâng, chính những con người “thuộc số sót ít oi” đó âm thầm giữ lửa đức tin trên những vùng đất tưởng rằng đã mãi mãi điêu tàn hoang phế: Cù Và, Phước Thọ, Đồng Cọ, Tịnh Bắc, Tịnh Giang…. Chính họ đã cùng với bao anh chị em Cù Và tha phương khác vững lòng trông cậy, trung thành với truyền thống đức tin và nuôi giữ niềm hy vọng sẽ có một ngày thấy ược “Thành Giêrusalem mới”: “Nhưng những người cậy trông Đức Chúa thì được thêm sức mạnh. Như thể chim bằng, họ tung cánh. Họ chạy hoài mà không mỏi mệt, và đi mãi mà chẳng chùn chân” (Is 40,31). Vâng, phải chăng nhờ “những thao thức sống và giữ vững đức tin của những người cha người mẹ đạo đức, những bước chân trung thành không mệt mỏi giữ ngày Chúa Nhật, những đêm hội họp đọc kinh gia đình, những ngày gió mưa đi công tác của hội viên Legio Mariae, những đắng cay dãi dầu và cả chịu đựng nhục nhã của những lần “ăn xin” nới xứ lạ quê người để có chút đỉnh về xây dựng giáo họ…” mà giáo xứ Cù Và từng bước, từng bước được phục hồi tái dựng (Theo bài viết “Những guồng xe nước vẫn quay lặng thầm” của Sơn ca Linh).
Kể từ năm 2009, khi lá đơn đầu tiên được gởi đến chính quyền để xin xây dựng nhà thờ Phước Thọ, Thiên Chúa cũng gởi đến cho Cù Và những nhân vật, những con người, những mục tử; kẻ thì tìm kiếm đất đai, lo toan thủ tục như cha sở Phú Hòa Tađêo Lê Văn Ý; người thì hoàn thiện thiết kế, ổn định mặt bằng… như cha sở Phú Hòa tiếp theo Phêrô Hà Đức Ngọc hay anh Anrê Nguyễn Đăng Nghĩa, nguyên chủ tịch Hội Đồng Giáo xữ Quảng Ngãi... Đặc biệt, Chúa cũng đã gởi đến những ân nhân mà có thể ví von như một “Cyro” ngoại giáo trong lịch sử Israel, chẳng hạn như anh Phaolô Huỳnh Công Lập, Tổng Giám Đốc Tập đoàn Thiên Tân Group, một Kitô hữu mới trở lại đạo nhờ di chúc của người cha đạo hạnh, đem hết nhiệt tình và đóng góp phần lớn chi phí… để sau cùng, “Ngày 09 tháng 8 năm 2018, Đức cha Matthêô Nguyễn Văn Khôi, Giám mục Giáo phận đã đến cử hành thánh lễ làm phép và đặt viên đá xây dựng nhà thờ Cù Và tại Phước Thọ. Tuy nhiên, do thay đổi bản thiết kế, nên phải xin giấy phép xây dựng mới. Ngày 19 tháng 03 năm 2019, chính quyền cấp giấy phép xây dựng mới và ngày 25 tháng 03 năm 2019 khởi công xây dựng nhà thờ” (Theo Lược sử giáo xứ Cù Và trên trang mạng giáo phận Qui Nhơn).
Thế là, sau 57 năm vắng bóng hang Đá Giáng Sinh, im bặt tiếng câu ca “Hát khen mừng Chúa Giang Sinh ra đời” trong chính ngôi thánh đường thân thương của quê hương miền Tây Núi Ấn Sông Trà, Cù Và với đêm Giáng Sinh 2021, trong ngôi thánh đường mới tinh, đã như dân tộc Israel, “Dân đang lần bước giữa tối tăm đã thấy một ánh sáng huy hoàng; đám người sống trong vùng bóng tối, nay được ánh sáng bừng lên chiếu rọi. (Is 9,1). Vâng, vào chính Đêm trọng đại Giáng Sinh – 24.12.2021, giáo xứ Cù Và chính thức được tái lập do Bản Quyền giáo phận là Đức Giám Mục Matthêô Nguyễn Văn Khôi và đã được cha Giuse Trương Đình Hiền, Tổng Đại Diện giáo phận Qui Nhơn long trọng công bố “Văn Thư Thành lập” cùng với “Văn Thư Bổ nhiệm” linh mục chánh xứ Carôlô Nguyễn Phan Huy Dũng, một linh mục trẻ mới chịu chức năm 2013, thuộc hàng linh mục giáo phận Qui Nhơn.
Đêm nay, bên bờ thượng nguồn Trà Khúc, trên vùng đất xanh tươi phía dưới đập nước hùng vĩ Thạch Nham, sát với khu vực Trường Lũy, nhà thờ mới Phước Thọ lung linh rực sáng, chẳng khác nào ánh sáng mà ngôn sứ Isaia đã mặc cho thành thánh Giêrusalem trong thời Cựu Ước: “Đứng lên, bừng sáng lên! Vì ánh sáng của ngươi đến rồi. Vinh quang của Đức Chúa như bình minh chiếu toả trên ngươi. Kìa bóng tối bao trùm mặt đất, và mây mù phủ lấp chư dân; còn trên ngươi ĐỨC CHÚA như bình minh chiếu toả, vinh quang Người xuất hiện trên ngươi” (Is 60,1-2).
Và nếu Ngôi Lời Nhập Thể là “Ánh sáng chiếu vào nơi tăm tối” (Ga 1,5), thì khởi từ đêm “ánh sáng huyền diệu của Giáng Sinh” nầy, cộng đoàn giáo xứ Cù Và mang lấy sứ mệnh “anh em là ánh sáng cho trần gian” (Mt 5,14) để chiếu tỏa ánh sáng và Tin Mừng Giáng Sinh trên vùng đất vốn đã một thời chìm trong u tối, để kêu mời muôn dân tìm về ánh sáng chân thật, như dự báo ngày nào của ngôn sứ Isaia: “Chư dân sẽ đi về phía ánh sáng của ngươi, vua chúa hướng về ánh bình minh của ngươi mà tiến bước. Đưa mắt nhìn tứ phía mà xem, tất cả đều tập hợp, kéo đến với ngươi: con trai ngươi từ phương xa tới, con gái ngươi được ẵm bên hông” (Is 60,3-4).
Vâng, kể từ đêm Giáng Sinh 24.12.2021, Phước Thọ - Cù Và đã “nhìn thấy ánh sáng” !
Trương Đình Hiền (GS 2021)