Đức Cha Phaolô Bùi Chu Tạo, vị mục tử tốt lành (1909-2001)
Chiều lễ thánh Phêrô và Phaolô, ngày 29-06-1954, cách nay 57 năm, một buổi chiều đầy bi thảm và đau thương cho giáo phận Phát Diệm. Từ trưa, đồn quân đội Lê Dương ở Trì Chính có khói bốc lên nghi ngút.. Và cổng đồn bỏ ngỏ, không thấy một người lính nào đứng ở vọng gác như thường lệ. Không biết những người lính đã bỏ đồn đi từ bao giờ và đi đâu. Trong khi đó, trên cầu Trì Chính xưa nay vẫn cấm, nay thấy dân chúng từ Kiến Thái tự do tuốn về phía nhà thờ Phát Diệm rồi họ lại chạy quẩn trở ra khu chợ Năm Dân. Thành phố trở nên xôn xao và các cửa tiệm đóng cửa kín sớm hơn thường lệ. Khí trời mùa hè oi ả, thêm ngột ngạt, khó thở vô cùng.
Trời nhá nhem tối, Đức Cha Lê Hữu Từ, các cha, các chủng sinh, các chị Dòng Mến Thánh Giá có cả những nhân viên hành chánh cao cấp của Phát Diệm đã có mặt trên các thuyền lan ở ven sông họ Thủy Cơ, một họ lẻ gồm những người làm nghề chài lưới, của xứ Trì Chính. Trên nền trời lóe sáng những đóm lửa hỏa châu từ đâu vụt lên liên tục, chúng thi nhau xiên qua xiên lại, xé màn đêm đen tối. Trong khoang thuyền, đèn dầu được đốt lên xen lẫn tiếng kinh tối của những người khách tìm đường ra đi. Thuyền nào cũng đầy người, nước ngoài sông ngập mí cạp thuyền. Thuyền nhổ sào và nối đuôi, từ từ rời bến trực chỉ cửa sông Kim Đài... ra khơi. Lòng người buồn hoang mang vô tận, không biết sẽ đi về đâu. Trên thuyền có tiếng rỉ tai nhau : ‘’Cha Tạo không đi à’’? Lại nghe có tiếng khác trả lời : ‘‘Không thấy sao, Cha đứng trên bờ, tiễn chào mọi người’’. Ai hỏi Cha không đi sao? Thì ngài trả lời : Không, tôi đã thưa với Đức Cha tôi ở lại. Tin trong thuyền lúc ấy cho hay là sáng hôm đó, tại sảnh đường tòa giám mục, sau khi mừng các cha có quan thầy là Phêrô hay Phaolô, Đức Cha Từ triệu tập phiên họp bất thường, khẩn cấp vì tình hình khẩn trương xem ai đi ai ở lại. Cha Tạo là người đứng ra nói trước mặt mọi người : ‘‘Con xin ở lại’’.
Mấy dòng đầu sang trang lịch sử Phát Diệm năm 1954 xem ra có vẻ bi quan? Không. Đây là lúc hạt giống được vùi xuống đất chờ ngày nảy mầm và sinh hoa trái. Quả thật, ba năm sau, ngày 30-11-1956, toàn giáo phận Phát Diệm, hay tin Cha Phaolô Bùi Chu Tạo, hôm nào đứng vẫy tay chào người ra đi nay được Tòa Thánh chọn làm Giám Quản Tông Tòa cai sóc Phát Diệm. Niềm vui chan chứa và khôn tả.
Thời thơ âu và Đời linh mục
Đức Cha Bùi Chu Tạo sinh ngày 21-01-1909, trong một gia đình năm trai, hai gái. Người em của Đức Cha còn đang ở Long Thành, các cháu ngài định cư bên Úc và Mỹ, hay về thăm ngài. Song thân là ông bà Bùi văn Liên, thuộc họ Tam Châu xứ Phúc Nhạc. Phúc Nhạc nơi đông giáo dân, đất đai mầu mỡ, là quê ngoại của thánh Nữ Lê Thị Thành. Nơi ẩn trú của thánh linh mục chính xứ Phaolô Phạm Khắc Khoan, thánh Thầy giảng Gioan Nguyễn Văn Hiếu, giúp xứ Phúc Nhạc.
Phúc Nhạc có tiểu chủng viện được xây cất năm 1867. Xưa kia Tam Châu là trung tâm huấn luyện và dạy kinh bổn cho tân tòng do các Thầy Giảng phụ trách. Sau này trung tâm các Thầy Giảng chuyển về Trì Chính Phát Diệm. Năm 1940, Tam Châu được tách khỏi Phúc Nhạc làm thành xứ mới.
Đức Cha Tạo đã sinh sống và lớn lên trong phần đất quê hương đầy thánh tích này. Dân chúng phần đông nghèo, làm ăn lam lũ. Nhưng tinh thần đạo đức thì không đâu bằng. Đó là nơi thuận tiện cho tuổi thơ cậu Bùi Chu Tạo lớn lên và phát triển tài năng giúp ích cho Giáo Hội sau này.
Từ nhỏ, cậu Tạo mảnh khảnh và sức khỏe yếu kém. Năm lên 10 tuổi, ông bà thân sinh gửi con và cậy nhờ Cha Phaolô Dương Quang Liêm giáo dục tại nhà xứ Dưỡng Điềm và Phúc Hải. Lần lượt chú Phaolô Tạo vào học trường Thử Ba Làng, Thanh Hóa, rồi về tiểu chủng viện Thánh Phaolô Phúc Nhạc và lên đại chủng viện Thánh Giuse Thượng Kiệm. Ngày 13-03-1937, Cha Phaolô Bùi Chu Tạo thụ phong linh mục do Đức Cha Gioan Baotixita Nguyễn Bá Tòng đặt tay. Sau khi làm phó xứ Thiết Kỷ được một tuần, Cha Tạo được bổ nhiệm về làm giáo sư tiểu chủng viện Phúc Nhạc. Năm 1946, cha được đặt cử làm linh hướng đại chủng viện Thượng Kiệm. Vì sức khỏe yếu, năm 1951 Cha được phép nghỉ dưỡng bệnh tại đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp. Sau biến cố di cư năm 1954, Cha được chuyển về quê là Tam Châu, làm chính xứ. Ngày 30-11-1956, Cha được Tòa Thánh tiến cử làm Giám Quản coi sóc Phát Diệm thay thế Đức Cha Tadeo Lê Hữu Từ di cư vào nam. Và ngài nhận chức vào ngày 15-01-1957. Ngày 24-01-1959, Tòa Thánh ban hành sắc lệnh bổ nhiệm cha Bùi Chu Tạo làm giám mục hiệu tòa Numidia. Ngày 26-04-1959, Đức Cha Bùi Chu Tạo được thụ phong giám mục tại Hà Nội do Đức Cha Trịnh Như Khuê. Lễ thụ phong giám mục rất âm thầm kín đáo, đơn sơ, không có vị giám mục nào phụ phong. Khẩu hiệu của Đức Cha là : ‘‘Bác ái chân thành không giả dối’’ (In caritate non ficta, 2Cr 6,6). Huy hiệu của ngài có hình con chim lềnh đềnh và hình nhà thờ Phát Diệm.
Người mục tử tốt lành
Phát Diệm được sống và bao bọc trong tình thương của Thiên Chúa qua sự lèo lái của Đức Cha Phaolô suốt 42 năm (1956-1998). Hôm nay Phát Diệm đau đớn khóc người cha đã ra đi trong hãnh diện vì mình có người cha tốt lành đáng qúi và kính trọng. Suốt đời sống chết cho Phát Diệm.
Những năm cuối đời, mặc dầu sức khỏe yếu kém, Đức Cha vẫn làm việc như thường. Ngài kiên tâm trong chức vụ với bao khó khăn và gánh nặng trên hai vai: ‘‘Thư này tôi đã có ý viết trước Noel và năm mới cha. Nhưng bận quá, lại yếu làm việc cứ phải nương dẹ, hơi gắng tí thì áp huyết bốc cao. Từ khi bỏ Roma tới nay tôi không được tin gì về cha. Khi tôi đến Paris thi cha yếu lắm, nay thế nào? Có khá hơn không. Riêng phàn tôi từ khi trở về nhà đã ốm 2,3 chang rồi, mỗi chang là phải ghỉ đến 3,4 tháng. Kỳ này thì được độ ngót tháng nay Chúa cho t5i khá hơn lại tiếp tục công việc mục vụ...’’. (Phát Diệm, 02-01-1984)
Từ ngày về hưu (1998) Đức Cha yếu hẳn, ngày 26-04-2001, kỷ niệm 42 năm thụ phong Giám mục, ngài ngã bệnh nặng, và Đức Cha được đem lên nhà thương Việt Đức ở Hà Nội.
Ngày 05-05-2001, Đức Cha được Chúa gọi về hết sức êm ái, để lại bao luyến tiếc cho mọi người, vào thứ bảy trước Chúa Nhật mà cả Giáo Hội mừng ngày ‘‘Chúa Chiên Lành’’. Sứ mạng của Thiên Chúa trao cho Đức Cha ngài đã làm tròn : Người mục tử nhân lành và đoàn chiên biết, yêu quí, nghe và hy sinh cho nhau. Hai bên cùng chung lo lắng, thao thức làm sao có một đoàn chiên hiệp nhất.(x. Ga 10, 1-16) Thi hài Đức Cha được chôn cất tại nhà thờ lớn Phát Diệm ngày 09-05-2001.
Đức Cha là người mục tử hiền lành và thánh thiện.
Lời quả quyết này được ghi trên hai bức trướng mừng Đức Cha Tạo vào lễ Khánh Ngọc 60 năm linh mục. : Mục tử hiền lành - Chủ chăn thánh thiện’’.
Về thể xác Đức Cha rất yếu kém, nặng khoảng 40 kilô. Nhưng tinh thần thì cương quyết và đức tin mạnh mẽ. Ngày nào cũng vậy, từ sáng sớm, Đức Cha đã có mặt tại nhà thờ đọc kinh cầu nguyện và dâng lễ. Sau đó làm gì mới làm. Không thấy trong phòng làm việc thì tìm ngài ở nhà nguyện. Quanh năm suốt tháng ngài làm việc trong căn phòng chật hẹp, ẩm thấp, không có gì là tiện nghi. Nhà thờ chính là nơi ngài tìm được nguồn sinh lực cho công việc mục vụ tông đồ. Đối với ngài nhà thờ : ‘‘Là nơi cầu nguyện với Chúa, với Đức Mẹ và nhận được nhiều ơn thiêng liêng, để khi trở về sẽ hăng hái hơn trong công việc phục vụ Chúa và tha nhân’’. (Lời cám ơn trong lễ bế mạc kỷ niệm 100 năm nhà thờ lớn Phát Diệm, 07-10-1991)
Về nhân bản, ngài cư xử khôn ngoan, lịch sự, mềm dẻo, nhưng cương trực, thẳng thắn không quanh co, không nhân nhượng nhường bước. Sức khỏe yếu thế mà không bao giờ nghe ngài than thở. Trái lại ngài lại lo tới sức khỏe người khác và cộng sự viên hơn lo cho mình. Ngài hết mực sống bác ái và trung thành với khẩu hiệu giám mục : Bác ái chân thành không giả dối (2Cr 6,6). Ai cần gì, nếu ngài có, ngài sẵn sàng giúp ngay.
Trong điện văn Đức Giáo Hoàng gửi Cho Đức Cha nhân dịp Ngân Khánh Linh mục xác nhận về đường lối lãnh đạo của ngài: ‘‘Trong thời gian qua, Đức Cha không quản ngại khó khăn săn sóc và quản trị giáo phận với sự khôn ngoan và kiên nhẫn đáng kính phục... Xin Chúa củng cố Đức Cha, các linh mục và giáo dân trong đức tin kiên trì và lòng trung thành với Giáo Hội’’. (Roma, 13-03-1987)
Năm 1997, nhân dịp Đức Cha Tạo đi Roma triều yết Đức Giáo Hoàng, Đức Cha Phó Nguyễn Văn Yến thế quyền, còn quả quyết hơn nữa về tinh thần mục tử của Đức Cha Tạo, rằng : Thêm vào niềm vui chung của Hội Thánh, đang chuẩn bị mừng năm Toàn Xá, năm nay giáo phận nhà còn được hân hoan mừng hai kỷ niệm lớn của Đức Cha chính kính mến : 60 năm thụ phong linh mục, và 40 năm làm chủ chăn giáo phận. Cách nay 60 năm, ngày 13-01-1937, cha Phaolô Bùi Chu Tạo thụ phong linh mục...Ngày 30-11-1956, ngài được Tòa Thánh đặt làm Giám Quản Tông Tòa giáo phận Phát Diệm và ngày 15-01-1957 ngài về nhậm chức.
Từ ngày ấy đến nay là chẵn 40 năm ngài làm chủ chăn giáo phận, trước tiên là ở cương vị giám quản rồi sau với chức vụ giám mục (do Tòa Thánh bổ nhiệm ngày 24-01-1959). Bốn mươi năm qua quả là một chặng đường dài. Từ khi giáo phận nhà được thành lập tới nay chưa có vị chủ chăn nào lãnh đạo lâu như thế. Với sức khỏe mỏng manh và một số linh mục ít ỏi, nhờ ơn Chúa giúp, Đức Cha chính đã lèo lái con thuyền giáo phận vững vàng tiến tới trong một giai đoạn có nhiều biến chuyển to lớn trong xã hội cũng như trong Hội Thánh. Cuối thư chung Đức Cha kêu gọi giáo dân : Vì thế nhân dịp Đức Cha mừng Ngọc Khánh Linh Mục và kỷ niệm 40 năm làm chủ chăn giáo phận, toàn thể giáo phận xin dâng lên ngài lòng quí mến và biết ơn chân thành’’. (Thư chung dịp tết Tân Sửu, 18-01-1997).
Người mục tử biết và lo lắng cho đoàn chiên.
Đức Cha Tạo, vị chủ chăn đầy nhiệt tình đã lo cho đoàn chiên từ miếng ăn vật chất đến của ăn tinh thần. Sau khi nhận nhiệm vụ Giám Quản Tông Tòa (ngày 15-01-1957), liên tiếp trong ba năm ngài đã lặn lội đi thăm từng xứ, từng cha, xem ai còn ai mất đi, nhà cửa ăn ở làm sao. Đếm ra mới thấy còn có 34 cha trên 159 cha, 30 chị Dòng Mến Thánh Giá, giáo dân còn khoảng 50.000 trên tổng số 110.000 giáo dân. Rồi ngài phân chia phần vụ cho các cha kiêm thêm xứ bên cạnh. Gần thì sáng đi tối về, xa thì nghỉ lại một hai đêm. Chính ngài nhận coi các xứ gần Phát Diệm.
Biết rõ sự tình, đời sống và khát vọng của đoàn chiên, trở về ngài soạn thảo những thư chung hướng dẫn giáo dân sống Mùa Chay, Tết dân tộc, tháng Đức Mẹ, các dịp lễ lớn. Đặc biệt lòng sùng kính Đức Mẹ được ngài cổ võ mạnh mẽ trong các xứ đạo. Hang đá Lộ Đức sau nhà thờ lớn luôn có nến cháy và hương bay nghi ngút. Ngài cho in sách Kinh Bổn nhiều lần, bán giá ủng hộ để khuyến khích giáo dân học giáo lý. Hàng năm, các xứ vẫn còn giữ thói quen ‘‘thi kinh bổn’’, là dịp toàn xứ dấy lên phong trào tìm hiểu và học hỏi kinh bổn. Hơn nữa, ngoài mở ra những lớp đào tạo giáo lý viên trẻ, lớp giáo chức làm thành lớp Tông Đồ Giáo Dân.
Việc đào tạo chủng sinh và nữ tu mới gặp nhiều khó khăn. Chủng viện Phúc Nhạc và Thượng Kiệm, Dòng Mến Thánh Giá, Dòng Châu Sơn... bị đóng cửa. Đức Cha đã truyền chức linh mục cho hai Thầy Giảng, và 24 linh mục và một cha Dòng Châu Sơn. Gần đây, năm 1989, Phát Diệm đã được 7 linh mục trẻ khóa đầu tiên học từ Hà Nội và tiếp tục cho các khóa sau, năm 1993 và 1996, mỗi khóa được 8 chủng sinh. Hiện nay, Phát diệm có hai cha du học ở Roma và Paris.
Tình trạng thiếu linh mục là mối đáng ngại và khó khăn trong việc điều hành địa phận : ‘‘Giáo phận nhà bây giờ tình cảnh đi đát. Mới vừa rồi mất hai cha liền : Cha già Joseph Nghiễm mất hôm 17-12-83, ngày sau là 18-12-83 thì mất cha Vịnh. Cha già Cúc Bình Sa hôm đám cha Vịnh ngài có cố gắng ra đây, nhưng ra tới nơi thì chỉ nằm ở trong phòng thôi. Không tham dự được một nghi lễ nào, mặt bủng ra, chân sưng, nước da kém lắm, mắt coi dại ra, tôi nghĩ ngài khó qua được năm 84. Cha già Năng 90 tuổi cũng yếu lắm. Cha già Ven gần như mất trí nhớ, khi làm lễ, làm các phép, phải có người đứng bên chỉ cho từng dòng. Cha già Hậu 86 tuổi mới bị ngã phải nằm hơn một tháng. Cha Vọng cha Tường yếu ốm lắm, cũng vào sổ candidats ra đi năm nay. Vài năm nữa thì có lẽ chỉ còn 6/14. Đức cha phó thì còn đang phải đợi chờ. Chủng sinh : ơn gọi thì nhiều, mà sự chấp nhận thì gặp khó khăn, không dễ nào thắng vượt. Kỳ tĩnh tâm tháng 10/83 vừa qua, ở các xứ cả thảy có 12 cha, mà về được có 5. Bảy cha không về được là vì ốm yếu hay tuổi cao. Như cha già Năng. Vào phòng được hai hôm thì cha Quỳnh phó cha già Nghiễm được tin ngài ở nhà bị mệt, nên phải về giúp đỡ bố. Còn một cha nữa lại bị cúm thành ra còn lại ba cha vừa già vừa điếc, có cấm phòng với tôi và hai cha ở đây với tôi, nên lúc giảng khuyên hay đọc sách chỉ có hai cha vẫn ở nhà chung nghe thôi. Tôi kể qua tình hình địa phận để cha biết và cầu cho chúng tôi. Giáo dân những người đứng tuổi thì đại đa số lòng đạo tốt thật. Nhưng giới trẻ ít biết đạo ít biết giáo lý, đi kết bạn với người lương nhiều. Kính chúc cha an mạnh’’. (Phát Diệm. 02-01-1984)
Ơn đặc biệt mà Phát Diệm cho là phi thường, đó là thời Đức Cha Tạo, đã được Tòa Thánh bổ nhiệm ba Giám mục phó :
- Đức Cha Giuse Lê Quí Thanh (1964-1974)
- Đức Cha Giuse Nguyễn Thiện Khuyến (1977-1981).
- Đức Cha Giuse Nguyễn Văn Yến (1988- )
Đồng thời Đức Cha bổ nhiệm các cha Tổng Đại Diện :
- Cha Giuse Lê Qúi Thanh (1959-1974)
- Cha Giuse Nguyễn Thiện Khuyến (1974-1980)
- Cha Phêrô Vũ Hiến Cúc ( 1980-1984)
- Đức Ông Guise Nguyễn Quang Thiều (1984-1989)
Vào năm 1960, Đức Cha mới tổ chức lại Dòng Mến Thánh Giá, thâu nhận đệ tử và cho khấn đơn. Ngày 11-10-1962, có cuộc bầu bề trên và bề trên phó. Nhà Dòng cũng thay đổi tu phục nhẹ nhàng phù hợp với công việc và điều kiện sinh sống. Năm 1965, và 1972, Dòng Mến Thánh Giá Lưu Phương bị bom đạn tàn phá. Năm 1988, các nữ tu mới trở lại nền nhà xưa gầy dựng lại cơ nghiệp.
Ý thức rằng gia đình là nền tảng xứ đạo nên Đức Cha đã quan tâm đến người chủ gia đình. Họ lả người có trách nhiệm giáo dục và giữ vững đức tin cho con cái. Năm 1990, ngài lập ra Hội Gia Trưởng, có 7 điều lệ để giúp các gia đình sống đạo. Nội qui hội được ghi trong lịch địa phận. Ngài ấn định ngày thứ Tư đầu tháng, là ngày cầu nguyện cho gia đình.
Về vật chất, Đức Cha thích sống như giáo dân, có ngô ăn ngô, có khoai ăn khoai. Mãy chũc ăm chưa thấy được bát cơm trắng. Đến năm 1979, tòa giám mục Phát Diệm vẫn còn ăn độn. Trong thư gửi cho Cha Nguyễn Văn Long, ở Paris, bạn thân cùng lớp, Đức Cha đã ghi lại tinh thần khiêm tốn sống nghèo và khổ cực : Hôm 06-01-79, chúng tôi đã truyền chức được hai thày phó tế, trông sang năm truyền chức linh mục. Tôi gửi đây biếu cha tấm ảnh (cỡ 4x7) chúng tôi lấy với hai Thầy Sáu mới. Phần chúng tôi ở nhà được bình thường. Riêng tôi năm nay khá hơn năm ngoái. Ở bên nhà năm ngoái mất mùa, vẫn tiếp tục trồng khoai màu ăn độn. Chúng tôi có phiếu đong gạo và có cấy thêm được 6 sào ở trong châu thổ nhà chung. Cái ao sau trường Trần Lục xưa lấy đất vườn lấp xuống làm ruộng. Vụ vừa rồi gặt được 6 tạ, ăn thêm thì không đói. (Phát Diệm, 09-03-1979)
Năm 1965 và 1972, hai lần khu nhà chung Phát Diệm và vùng phụ cận bị bom tàn phá. Dòng Lưu Phương nhà hát Kim Thanh, Dòng Kín Trì Chính bị san bằng. Nhà thờ chính tòa bị hư nặng khúc giữa. Đức Cha đã tu sửa lại phần hư hại của nhà thờ lớn theo điêu khắc như cũ. Hầu hết các nhà thờ khác trong giáo phận được tu sửa, do tiền ngài cung cấp. Đức Cha ưu tiên cho việc sửa nhà thờ, khó khăn nhất là tài chánh : ‘‘Chúng tôi đang lo sửa chữa các nhà thờ. Hầu hết đã sửa. Có các nhà thờ bị bom phá hoại như nhà thờ Khoan Dụ, Vô Hốt, Ninh Bình... cả thảy 6 cái thì chưa xây dựng lại được, vì tổn phí nhiều hơn, còn đang phải lo kiếm tiền. Nhà thờ Cồn Tho đang xây, trù tính 150 nghìn đôla mà mới kiếm được vài chục ngàn thôi. Giáo dân đóng góp không đáng kể, may ra được 1/5, còn phải đi kiếm thêm. Cha cầu cho chúng tôi. Kiểu như xin làm nhà thờ, thì người ta cho ít hơn là xin làm việc bác ái’’ (Thư gửi qua Paris, 08-02-1992). Khu nhà chung được xây cất lại với một nhà 3 tầng, xứ đường có 2 tầng, khang trang, đẹp mắt.
Và ngài được con chiên qúi mến nghe theo
Các dịp lễ cưới bạc giám mục (26-4-1984), cưới vàng linh mục (13-03-1987) và kỷ niệm 100 xây dựng nhà thờ lớn dâng kính Đức Mẹ Mân Côi là dịp giáo dân tỏ lòng quì mến và biết ơn người cha. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã chấp thuận đơn thỉnh nguyện của Đức Cha Phát Diệm Bùi Chu Tạo, ban ơn toàn xá trong cả năm cho những ai đến viếng ngôi thánh đường chính tòa, từ Lễ Đức Mẹ Mân Côi ngày 07-10-1990 đe&n ngày 7-10-1991. (Sắc lệnh số 23/90/1, ngày 24-04-1990). Giáo dân nhiệt liệt hưởng ứng tham gia dịp kỷ niệm 100 năm xây cất nhà thờ chính (1891- 1991). Trong 15 tháng có tới 400 phái đoàn khắp nơi trên toàn quốc đến viếng thăm, ước lượng hơn 1 triệu người đến lãnh nhận ơn toàn xá. Hãy đọc thư ngài viết gừi qua Paris sẽ rõ : ‘‘Các đoàn hành hương ở địa phận miền Bắc vẫn tới đều đều, hầu như mỗi ngày, ngày 1, 2 trăm, ngày 5,6 trăm có ngày 2,3 ngàn người. Còn giáo phận nhà, thì các xứ lần lượt, cứ chủ nhật một xứ về viếng tập thể. Tới nơi, họ vào nhà chung, thăm hai Đức Cha, nghỉ ngơi, uống nước. Rồi xếp hàng như đi kiệu, vừa đi vừa hát, từ nhà chung, qua sân nhà thờ phía tây, đến trước cửa nhà thờ viếng mộ Cha Sáu. Vào cửa lớn, làm việc viếng nhà thờ có người hướng dẫn, sau dự Thánh Lễ, rồi đi tham quan. Các địa phận khác đến cũng làm giống như vậy. Tổ chức Năm Thánh kỷ niệm mừng nhà thờ Phát Diệm là công việc mới mẻ, chưa đâu làm, thế mà ngài đã mạnh dạn tổ chức. Phải chăng do lòng tin tưởng phó thác vào Chúa. Như cuối bức thư ngài viết : Tôi dự đoán kỳ cuối năm có lẽ đông hơn. Nhưng tháng 10 hay có mưa, mà mưa lại giai. Chúng tôi lo ngày bế mạc mà mưa thì vất vả lắm. Nhưng mọi sự là do ý Chúa, mà ý Chúa là luôn tốt đẹp ’’. (Phát Diệm, 20-07-1991)
Tình người mục tử không giới hạn tới con chiên gần mà cón lan rộng cho các con chiên xa nhà bỏ xứ làm ăn tha phương cầu thực : ‘‘Tôi nghe bên ấy cũng nhiều người muốn về. Tôi biết lắm vì nhẽ nhân dịp về thăm quê cha đất tổ yêu qúi. Những ai về được thì chúng tôi cầu chúc về bình yên. Ai không về được thì dâng cái đó lên Chúa làm lễ hy sinh caếu cho giáo phận nhà, cho quê hương đất nước bình an thịnh vượng cho chúng tôi ở nhà nhờ hồng ân năm kỷ niệm này, năm mà Đức Thánh Cha đã thương ban ơn trọng đại như vậy mà giữ đạo cho sốt sắng.
Xin các cha và anh chị em giáo phận nhà nhớ cầu nguyện cho chúng tôi, cách riêng trong năm kỷ niệm này. Chúng tôi cũng hứa hằng ngày không quên các cha, các chị em tu sỹ và mọi người giáo dân. Tôi thương anh chị em lắm. Khi vào Nam, tôi đã nói cái tình thương nhớ quê hương nó giống như cái giây cao su càng kéo dài ra, thì nó càng co lại... Chúng ta xa cách nhau từng ấy năm trời, từ chân trời này đến chân trời kia, thì tình thương nhớ đó nói sao cho hết’’.’ (Thư từ Phát Diệm gửi qua Paris, 07-10-1990)
Đức Cha Nguyễn Văn Yến đã trình bày về kết quả năm Toàn Xá trong bai giảng lễ bế mạc (31-12-1991): ‘‘Biết bao nhiêu người nghỉ đạo, đã ăn năn trở lại sau nhiều năm bỏ đạo. Biết bao nhiêu người đã sống đạo tích cực hơn. Biết bao người can đảm đương đầu với những khó khăn thử thách. Biết bao người đã trở thành tông đồ nhiệt thành’’.
Kết quả này là do người giáo dân được hướng dẫn và sống tinh thần xây dựng cộng đoàn chặt chẽ, trung thành với Giáo Hội. Như trong thư chung kỷ niệm 100 năm nhà thờ Phát Diệm, Đức Cha Tạo ghi: ‘‘Nhà thờ Phát Diệm chúng ta là một hình ảnh của Hội Thánh nói chung và của Giáo Phận nói riêng. Muốn xây nhà thờ phải có cột, xà, kèo, đá, gạch ngói.v.v. Những vật liệu ấy, có khi phải đục đẽo, cưa, bào, rồi mới lắp lại cho ăn khớp với nhau thành một cái gì vững chắc. Trong một nhà thờ, hết mọi thành phần, dù là những gì nhỏ bé nhất như viên đá, miếng ngói, hòn gạch, đều quan trọng và đều có một vai trò, vì có nó mới xây nên nhà thờ. Trong Hội Thánh và cách riêng trong Giáo Phận chúng ta cũng thế. Như lời Kinh Thánh nói: ‘‘Anh em là những viên đá sống. Hãy để Thiên Chúa xây dựng anh em thành tòa nhà thiêng liêng, để dâng lễ thiêng liêng rất đẹp lòng Chúa ’’(1P 2, 5). Hội Thánh trong Giáo Phận chính là đền thờ thiêng liêng của Thiên Chúa, xây bằng những viên đá sống là mỗi người chúng ta. Nếu chúng ta sống Đức Tin và đoàn kết với nhau thì chúng ta sẽ góp phần xây dựng nên đền thờ thiêng liêng của Thiên Chúa, trong đó chúng ta dâng tế lễ thiêng liêng tức là bản thân mình và tế lễ này rất đẹp lòng Thiên Chúa. Như vậy, trong năm nay, khi chúng ta kỷ niệm và đến viếng Nhà Thờ Chính Tòa, chúng ta cũng ý thức bổn phận của mình phải góp công xây dựng Giáo Phận nhà cho tốt đẹp hơn’’. (Phát Diệm, 25-10-1990)
Dịp lễ Ngọc Khánh linh mục năm 1997, giáo dân hân hoan chung quanh Đức Cha để tạ ơn và cầu nguyện cho ngài. Đức Cha khiêm tốn thành thực viết thư kể lại cho cha Giuse Phạm Ngọc Khuê, đang du học ở Paris: ‘‘Ở bên nhà, Đức Cha Phó, các Cha và giáo dân tổ chức mừng ngày kỷ niệm của tôi lớn quá. Tôi hơi ái ngại. Các xứ chia từng vùng cử đại diện về mừng. Số đại diện mỗi lần cũng tới gần 1000 người. Tới nhà chung họ nghỉ ngơi uống nước rồi tôi ra cho họ gặp, có bài diễn văn, có hát, xong thì ra nhà thờ lớn, các cha đặt Mình Thánh cho họ chầu nửa giờ. Chầu xong thì họ về xứ của họ, ăn bữa cơm thanh đạm. Cha quản lý chi cho mỗi người đại diện 10đ (người ở xứ gần). Người ở xa thì 15đ họ đưa về xứ của họ, thêm nếm vào làm bữa ăn rau mắm, cốt lấy vui vẻ, họ về xứ họ thích hơn, ở nhà chung thì chật chội, cả thảy họ về ba đợt. Nay đã xong rồi còn chờ đến ngày 13 này nữa. Chắc là đông lắm. Đức Cha kết thúc lá thư : Thôi tôi ngừng ở đây. Xin cha cầu nhiều cho tôi. Tôi lấy mấy ngày này cầm trí lại để dọn mình kỷ niệm 60 năm linh mục của tôi. Xét lại cả cuộc đời linh mục chỉ thấy phàn nàn thôi. Lạy Chúa nếu Chúa chấp tội tôi, thì nào ai rỗi được’’. (Phát Diệm, 10-03-1997)
Về Phát Diệm, thấy người dân có nghèo, nhưng họ có lòng, hiếu khách và nhà cửa lớp lang. Không thấy vết tích đổ nát. Chứng tỏ cha con chung lòng : đói khổ và vui sướng có nhau. Đó là kỷ niệm đẹp nhất Đức Cha để lại.
Năm nay Phát Diệm mừng kỷ niệm 100 năm thành lập giáo phận (1901-2001). Năm Thánh kỷ niệm khai mạc vào ngày 19-04-2001 và bế mạc ngày 02-08-2002.
Phát Diệm được hân hạnh và có phúc được nhiều vị thời danh đến làm chủ chăn. Cha Sáu Trần Lục (1865-1899) từ vũng bùn hoang dơ, Cha đã xây một khu thánh đường nguy nga, di tích lịch sử văn hóa. Đức Cha Alexandre Marcou Thành (1901-1935) dày công xây dựng đặt nền móng về cơ cấu tổ chức. Đức Cha G.B. Nguyễn Bá Tòng (1935-1944) giám mục tiên khởi Việt Nam và cũng là giám mục Việt Nam đầu tiên của Phát Diệm. Ngài khai phá mở đầu cho giáo phận được hoàn toàn tự lập. Đức Cha Tadeo Lê Hữu Từ (1945-1954) đã lèo lái con thuyền giáo phận vượt qua nhiều sóng gió ba đào. Còn Đức Cha Phaolô Bùi Chu Tạo (1956-1998), 42 năm, gần nửa thế kỷ, gặp không biết bao nhiêu khó khăn, tuởng là không qua nổi. Nhưng giáo phận vẫn vượt thắng và vươn lên.
Hôm nay, trong niềm vui và tin tưởng vào Chúa Phục Sinh, chúng ta tin rằng, như lời sách Khải Huyền : Các ngài đang mặc áo trắng, xếp hàng trước ngai Thiên Chúa (Kh 7, 9), nối đuôi là những người con chiên ngoan, để chờ Thiên Chúa loan báo thưởng công : Phúc cho ai có lòng trong sạch, phúc cho ai có tinh thần nghèo khó vì Nước Trời là của họ’’. (Mt 5, 3; 8). Riêng với Đức Cha khả kính Phaolô Bùi Chu Tạo, chúng ta sẽ còn nghe được lời đầy yêu thương khác của Người Mục Tử Tối Cao phán : Đây là tôi trung của Ta đã chọn. Đây là người Ta yêu dấu, Ta hài lòng về Người’’. (Mt 12,18).
Phó tế Phạm Bá Nha
Chiều lễ thánh Phêrô và Phaolô, ngày 29-06-1954, cách nay 57 năm, một buổi chiều đầy bi thảm và đau thương cho giáo phận Phát Diệm. Từ trưa, đồn quân đội Lê Dương ở Trì Chính có khói bốc lên nghi ngút.. Và cổng đồn bỏ ngỏ, không thấy một người lính nào đứng ở vọng gác như thường lệ. Không biết những người lính đã bỏ đồn đi từ bao giờ và đi đâu. Trong khi đó, trên cầu Trì Chính xưa nay vẫn cấm, nay thấy dân chúng từ Kiến Thái tự do tuốn về phía nhà thờ Phát Diệm rồi họ lại chạy quẩn trở ra khu chợ Năm Dân. Thành phố trở nên xôn xao và các cửa tiệm đóng cửa kín sớm hơn thường lệ. Khí trời mùa hè oi ả, thêm ngột ngạt, khó thở vô cùng.
Trời nhá nhem tối, Đức Cha Lê Hữu Từ, các cha, các chủng sinh, các chị Dòng Mến Thánh Giá có cả những nhân viên hành chánh cao cấp của Phát Diệm đã có mặt trên các thuyền lan ở ven sông họ Thủy Cơ, một họ lẻ gồm những người làm nghề chài lưới, của xứ Trì Chính. Trên nền trời lóe sáng những đóm lửa hỏa châu từ đâu vụt lên liên tục, chúng thi nhau xiên qua xiên lại, xé màn đêm đen tối. Trong khoang thuyền, đèn dầu được đốt lên xen lẫn tiếng kinh tối của những người khách tìm đường ra đi. Thuyền nào cũng đầy người, nước ngoài sông ngập mí cạp thuyền. Thuyền nhổ sào và nối đuôi, từ từ rời bến trực chỉ cửa sông Kim Đài... ra khơi. Lòng người buồn hoang mang vô tận, không biết sẽ đi về đâu. Trên thuyền có tiếng rỉ tai nhau : ‘’Cha Tạo không đi à’’? Lại nghe có tiếng khác trả lời : ‘‘Không thấy sao, Cha đứng trên bờ, tiễn chào mọi người’’. Ai hỏi Cha không đi sao? Thì ngài trả lời : Không, tôi đã thưa với Đức Cha tôi ở lại. Tin trong thuyền lúc ấy cho hay là sáng hôm đó, tại sảnh đường tòa giám mục, sau khi mừng các cha có quan thầy là Phêrô hay Phaolô, Đức Cha Từ triệu tập phiên họp bất thường, khẩn cấp vì tình hình khẩn trương xem ai đi ai ở lại. Cha Tạo là người đứng ra nói trước mặt mọi người : ‘‘Con xin ở lại’’.
Mấy dòng đầu sang trang lịch sử Phát Diệm năm 1954 xem ra có vẻ bi quan? Không. Đây là lúc hạt giống được vùi xuống đất chờ ngày nảy mầm và sinh hoa trái. Quả thật, ba năm sau, ngày 30-11-1956, toàn giáo phận Phát Diệm, hay tin Cha Phaolô Bùi Chu Tạo, hôm nào đứng vẫy tay chào người ra đi nay được Tòa Thánh chọn làm Giám Quản Tông Tòa cai sóc Phát Diệm. Niềm vui chan chứa và khôn tả.
Thời thơ âu và Đời linh mục
Đức Cha Bùi Chu Tạo sinh ngày 21-01-1909, trong một gia đình năm trai, hai gái. Người em của Đức Cha còn đang ở Long Thành, các cháu ngài định cư bên Úc và Mỹ, hay về thăm ngài. Song thân là ông bà Bùi văn Liên, thuộc họ Tam Châu xứ Phúc Nhạc. Phúc Nhạc nơi đông giáo dân, đất đai mầu mỡ, là quê ngoại của thánh Nữ Lê Thị Thành. Nơi ẩn trú của thánh linh mục chính xứ Phaolô Phạm Khắc Khoan, thánh Thầy giảng Gioan Nguyễn Văn Hiếu, giúp xứ Phúc Nhạc.
Phúc Nhạc có tiểu chủng viện được xây cất năm 1867. Xưa kia Tam Châu là trung tâm huấn luyện và dạy kinh bổn cho tân tòng do các Thầy Giảng phụ trách. Sau này trung tâm các Thầy Giảng chuyển về Trì Chính Phát Diệm. Năm 1940, Tam Châu được tách khỏi Phúc Nhạc làm thành xứ mới.
Đức Cha Tạo đã sinh sống và lớn lên trong phần đất quê hương đầy thánh tích này. Dân chúng phần đông nghèo, làm ăn lam lũ. Nhưng tinh thần đạo đức thì không đâu bằng. Đó là nơi thuận tiện cho tuổi thơ cậu Bùi Chu Tạo lớn lên và phát triển tài năng giúp ích cho Giáo Hội sau này.
Từ nhỏ, cậu Tạo mảnh khảnh và sức khỏe yếu kém. Năm lên 10 tuổi, ông bà thân sinh gửi con và cậy nhờ Cha Phaolô Dương Quang Liêm giáo dục tại nhà xứ Dưỡng Điềm và Phúc Hải. Lần lượt chú Phaolô Tạo vào học trường Thử Ba Làng, Thanh Hóa, rồi về tiểu chủng viện Thánh Phaolô Phúc Nhạc và lên đại chủng viện Thánh Giuse Thượng Kiệm. Ngày 13-03-1937, Cha Phaolô Bùi Chu Tạo thụ phong linh mục do Đức Cha Gioan Baotixita Nguyễn Bá Tòng đặt tay. Sau khi làm phó xứ Thiết Kỷ được một tuần, Cha Tạo được bổ nhiệm về làm giáo sư tiểu chủng viện Phúc Nhạc. Năm 1946, cha được đặt cử làm linh hướng đại chủng viện Thượng Kiệm. Vì sức khỏe yếu, năm 1951 Cha được phép nghỉ dưỡng bệnh tại đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp. Sau biến cố di cư năm 1954, Cha được chuyển về quê là Tam Châu, làm chính xứ. Ngày 30-11-1956, Cha được Tòa Thánh tiến cử làm Giám Quản coi sóc Phát Diệm thay thế Đức Cha Tadeo Lê Hữu Từ di cư vào nam. Và ngài nhận chức vào ngày 15-01-1957. Ngày 24-01-1959, Tòa Thánh ban hành sắc lệnh bổ nhiệm cha Bùi Chu Tạo làm giám mục hiệu tòa Numidia. Ngày 26-04-1959, Đức Cha Bùi Chu Tạo được thụ phong giám mục tại Hà Nội do Đức Cha Trịnh Như Khuê. Lễ thụ phong giám mục rất âm thầm kín đáo, đơn sơ, không có vị giám mục nào phụ phong. Khẩu hiệu của Đức Cha là : ‘‘Bác ái chân thành không giả dối’’ (In caritate non ficta, 2Cr 6,6). Huy hiệu của ngài có hình con chim lềnh đềnh và hình nhà thờ Phát Diệm.
Người mục tử tốt lành
Phát Diệm được sống và bao bọc trong tình thương của Thiên Chúa qua sự lèo lái của Đức Cha Phaolô suốt 42 năm (1956-1998). Hôm nay Phát Diệm đau đớn khóc người cha đã ra đi trong hãnh diện vì mình có người cha tốt lành đáng qúi và kính trọng. Suốt đời sống chết cho Phát Diệm.
Những năm cuối đời, mặc dầu sức khỏe yếu kém, Đức Cha vẫn làm việc như thường. Ngài kiên tâm trong chức vụ với bao khó khăn và gánh nặng trên hai vai: ‘‘Thư này tôi đã có ý viết trước Noel và năm mới cha. Nhưng bận quá, lại yếu làm việc cứ phải nương dẹ, hơi gắng tí thì áp huyết bốc cao. Từ khi bỏ Roma tới nay tôi không được tin gì về cha. Khi tôi đến Paris thi cha yếu lắm, nay thế nào? Có khá hơn không. Riêng phàn tôi từ khi trở về nhà đã ốm 2,3 chang rồi, mỗi chang là phải ghỉ đến 3,4 tháng. Kỳ này thì được độ ngót tháng nay Chúa cho t5i khá hơn lại tiếp tục công việc mục vụ...’’. (Phát Diệm, 02-01-1984)
Từ ngày về hưu (1998) Đức Cha yếu hẳn, ngày 26-04-2001, kỷ niệm 42 năm thụ phong Giám mục, ngài ngã bệnh nặng, và Đức Cha được đem lên nhà thương Việt Đức ở Hà Nội.
Ngày 05-05-2001, Đức Cha được Chúa gọi về hết sức êm ái, để lại bao luyến tiếc cho mọi người, vào thứ bảy trước Chúa Nhật mà cả Giáo Hội mừng ngày ‘‘Chúa Chiên Lành’’. Sứ mạng của Thiên Chúa trao cho Đức Cha ngài đã làm tròn : Người mục tử nhân lành và đoàn chiên biết, yêu quí, nghe và hy sinh cho nhau. Hai bên cùng chung lo lắng, thao thức làm sao có một đoàn chiên hiệp nhất.(x. Ga 10, 1-16) Thi hài Đức Cha được chôn cất tại nhà thờ lớn Phát Diệm ngày 09-05-2001.
Đức Cha là người mục tử hiền lành và thánh thiện.
Lời quả quyết này được ghi trên hai bức trướng mừng Đức Cha Tạo vào lễ Khánh Ngọc 60 năm linh mục. : Mục tử hiền lành - Chủ chăn thánh thiện’’.
Về thể xác Đức Cha rất yếu kém, nặng khoảng 40 kilô. Nhưng tinh thần thì cương quyết và đức tin mạnh mẽ. Ngày nào cũng vậy, từ sáng sớm, Đức Cha đã có mặt tại nhà thờ đọc kinh cầu nguyện và dâng lễ. Sau đó làm gì mới làm. Không thấy trong phòng làm việc thì tìm ngài ở nhà nguyện. Quanh năm suốt tháng ngài làm việc trong căn phòng chật hẹp, ẩm thấp, không có gì là tiện nghi. Nhà thờ chính là nơi ngài tìm được nguồn sinh lực cho công việc mục vụ tông đồ. Đối với ngài nhà thờ : ‘‘Là nơi cầu nguyện với Chúa, với Đức Mẹ và nhận được nhiều ơn thiêng liêng, để khi trở về sẽ hăng hái hơn trong công việc phục vụ Chúa và tha nhân’’. (Lời cám ơn trong lễ bế mạc kỷ niệm 100 năm nhà thờ lớn Phát Diệm, 07-10-1991)
Về nhân bản, ngài cư xử khôn ngoan, lịch sự, mềm dẻo, nhưng cương trực, thẳng thắn không quanh co, không nhân nhượng nhường bước. Sức khỏe yếu thế mà không bao giờ nghe ngài than thở. Trái lại ngài lại lo tới sức khỏe người khác và cộng sự viên hơn lo cho mình. Ngài hết mực sống bác ái và trung thành với khẩu hiệu giám mục : Bác ái chân thành không giả dối (2Cr 6,6). Ai cần gì, nếu ngài có, ngài sẵn sàng giúp ngay.
Trong điện văn Đức Giáo Hoàng gửi Cho Đức Cha nhân dịp Ngân Khánh Linh mục xác nhận về đường lối lãnh đạo của ngài: ‘‘Trong thời gian qua, Đức Cha không quản ngại khó khăn săn sóc và quản trị giáo phận với sự khôn ngoan và kiên nhẫn đáng kính phục... Xin Chúa củng cố Đức Cha, các linh mục và giáo dân trong đức tin kiên trì và lòng trung thành với Giáo Hội’’. (Roma, 13-03-1987)
Năm 1997, nhân dịp Đức Cha Tạo đi Roma triều yết Đức Giáo Hoàng, Đức Cha Phó Nguyễn Văn Yến thế quyền, còn quả quyết hơn nữa về tinh thần mục tử của Đức Cha Tạo, rằng : Thêm vào niềm vui chung của Hội Thánh, đang chuẩn bị mừng năm Toàn Xá, năm nay giáo phận nhà còn được hân hoan mừng hai kỷ niệm lớn của Đức Cha chính kính mến : 60 năm thụ phong linh mục, và 40 năm làm chủ chăn giáo phận. Cách nay 60 năm, ngày 13-01-1937, cha Phaolô Bùi Chu Tạo thụ phong linh mục...Ngày 30-11-1956, ngài được Tòa Thánh đặt làm Giám Quản Tông Tòa giáo phận Phát Diệm và ngày 15-01-1957 ngài về nhậm chức.
Từ ngày ấy đến nay là chẵn 40 năm ngài làm chủ chăn giáo phận, trước tiên là ở cương vị giám quản rồi sau với chức vụ giám mục (do Tòa Thánh bổ nhiệm ngày 24-01-1959). Bốn mươi năm qua quả là một chặng đường dài. Từ khi giáo phận nhà được thành lập tới nay chưa có vị chủ chăn nào lãnh đạo lâu như thế. Với sức khỏe mỏng manh và một số linh mục ít ỏi, nhờ ơn Chúa giúp, Đức Cha chính đã lèo lái con thuyền giáo phận vững vàng tiến tới trong một giai đoạn có nhiều biến chuyển to lớn trong xã hội cũng như trong Hội Thánh. Cuối thư chung Đức Cha kêu gọi giáo dân : Vì thế nhân dịp Đức Cha mừng Ngọc Khánh Linh Mục và kỷ niệm 40 năm làm chủ chăn giáo phận, toàn thể giáo phận xin dâng lên ngài lòng quí mến và biết ơn chân thành’’. (Thư chung dịp tết Tân Sửu, 18-01-1997).
Người mục tử biết và lo lắng cho đoàn chiên.
Đức Cha Tạo, vị chủ chăn đầy nhiệt tình đã lo cho đoàn chiên từ miếng ăn vật chất đến của ăn tinh thần. Sau khi nhận nhiệm vụ Giám Quản Tông Tòa (ngày 15-01-1957), liên tiếp trong ba năm ngài đã lặn lội đi thăm từng xứ, từng cha, xem ai còn ai mất đi, nhà cửa ăn ở làm sao. Đếm ra mới thấy còn có 34 cha trên 159 cha, 30 chị Dòng Mến Thánh Giá, giáo dân còn khoảng 50.000 trên tổng số 110.000 giáo dân. Rồi ngài phân chia phần vụ cho các cha kiêm thêm xứ bên cạnh. Gần thì sáng đi tối về, xa thì nghỉ lại một hai đêm. Chính ngài nhận coi các xứ gần Phát Diệm.
Biết rõ sự tình, đời sống và khát vọng của đoàn chiên, trở về ngài soạn thảo những thư chung hướng dẫn giáo dân sống Mùa Chay, Tết dân tộc, tháng Đức Mẹ, các dịp lễ lớn. Đặc biệt lòng sùng kính Đức Mẹ được ngài cổ võ mạnh mẽ trong các xứ đạo. Hang đá Lộ Đức sau nhà thờ lớn luôn có nến cháy và hương bay nghi ngút. Ngài cho in sách Kinh Bổn nhiều lần, bán giá ủng hộ để khuyến khích giáo dân học giáo lý. Hàng năm, các xứ vẫn còn giữ thói quen ‘‘thi kinh bổn’’, là dịp toàn xứ dấy lên phong trào tìm hiểu và học hỏi kinh bổn. Hơn nữa, ngoài mở ra những lớp đào tạo giáo lý viên trẻ, lớp giáo chức làm thành lớp Tông Đồ Giáo Dân.
Việc đào tạo chủng sinh và nữ tu mới gặp nhiều khó khăn. Chủng viện Phúc Nhạc và Thượng Kiệm, Dòng Mến Thánh Giá, Dòng Châu Sơn... bị đóng cửa. Đức Cha đã truyền chức linh mục cho hai Thầy Giảng, và 24 linh mục và một cha Dòng Châu Sơn. Gần đây, năm 1989, Phát Diệm đã được 7 linh mục trẻ khóa đầu tiên học từ Hà Nội và tiếp tục cho các khóa sau, năm 1993 và 1996, mỗi khóa được 8 chủng sinh. Hiện nay, Phát diệm có hai cha du học ở Roma và Paris.
Tình trạng thiếu linh mục là mối đáng ngại và khó khăn trong việc điều hành địa phận : ‘‘Giáo phận nhà bây giờ tình cảnh đi đát. Mới vừa rồi mất hai cha liền : Cha già Joseph Nghiễm mất hôm 17-12-83, ngày sau là 18-12-83 thì mất cha Vịnh. Cha già Cúc Bình Sa hôm đám cha Vịnh ngài có cố gắng ra đây, nhưng ra tới nơi thì chỉ nằm ở trong phòng thôi. Không tham dự được một nghi lễ nào, mặt bủng ra, chân sưng, nước da kém lắm, mắt coi dại ra, tôi nghĩ ngài khó qua được năm 84. Cha già Năng 90 tuổi cũng yếu lắm. Cha già Ven gần như mất trí nhớ, khi làm lễ, làm các phép, phải có người đứng bên chỉ cho từng dòng. Cha già Hậu 86 tuổi mới bị ngã phải nằm hơn một tháng. Cha Vọng cha Tường yếu ốm lắm, cũng vào sổ candidats ra đi năm nay. Vài năm nữa thì có lẽ chỉ còn 6/14. Đức cha phó thì còn đang phải đợi chờ. Chủng sinh : ơn gọi thì nhiều, mà sự chấp nhận thì gặp khó khăn, không dễ nào thắng vượt. Kỳ tĩnh tâm tháng 10/83 vừa qua, ở các xứ cả thảy có 12 cha, mà về được có 5. Bảy cha không về được là vì ốm yếu hay tuổi cao. Như cha già Năng. Vào phòng được hai hôm thì cha Quỳnh phó cha già Nghiễm được tin ngài ở nhà bị mệt, nên phải về giúp đỡ bố. Còn một cha nữa lại bị cúm thành ra còn lại ba cha vừa già vừa điếc, có cấm phòng với tôi và hai cha ở đây với tôi, nên lúc giảng khuyên hay đọc sách chỉ có hai cha vẫn ở nhà chung nghe thôi. Tôi kể qua tình hình địa phận để cha biết và cầu cho chúng tôi. Giáo dân những người đứng tuổi thì đại đa số lòng đạo tốt thật. Nhưng giới trẻ ít biết đạo ít biết giáo lý, đi kết bạn với người lương nhiều. Kính chúc cha an mạnh’’. (Phát Diệm. 02-01-1984)
Ơn đặc biệt mà Phát Diệm cho là phi thường, đó là thời Đức Cha Tạo, đã được Tòa Thánh bổ nhiệm ba Giám mục phó :
- Đức Cha Giuse Lê Quí Thanh (1964-1974)
- Đức Cha Giuse Nguyễn Thiện Khuyến (1977-1981).
- Đức Cha Giuse Nguyễn Văn Yến (1988- )
Đồng thời Đức Cha bổ nhiệm các cha Tổng Đại Diện :
- Cha Giuse Lê Qúi Thanh (1959-1974)
- Cha Giuse Nguyễn Thiện Khuyến (1974-1980)
- Cha Phêrô Vũ Hiến Cúc ( 1980-1984)
- Đức Ông Guise Nguyễn Quang Thiều (1984-1989)
Vào năm 1960, Đức Cha mới tổ chức lại Dòng Mến Thánh Giá, thâu nhận đệ tử và cho khấn đơn. Ngày 11-10-1962, có cuộc bầu bề trên và bề trên phó. Nhà Dòng cũng thay đổi tu phục nhẹ nhàng phù hợp với công việc và điều kiện sinh sống. Năm 1965, và 1972, Dòng Mến Thánh Giá Lưu Phương bị bom đạn tàn phá. Năm 1988, các nữ tu mới trở lại nền nhà xưa gầy dựng lại cơ nghiệp.
Ý thức rằng gia đình là nền tảng xứ đạo nên Đức Cha đã quan tâm đến người chủ gia đình. Họ lả người có trách nhiệm giáo dục và giữ vững đức tin cho con cái. Năm 1990, ngài lập ra Hội Gia Trưởng, có 7 điều lệ để giúp các gia đình sống đạo. Nội qui hội được ghi trong lịch địa phận. Ngài ấn định ngày thứ Tư đầu tháng, là ngày cầu nguyện cho gia đình.
Về vật chất, Đức Cha thích sống như giáo dân, có ngô ăn ngô, có khoai ăn khoai. Mãy chũc ăm chưa thấy được bát cơm trắng. Đến năm 1979, tòa giám mục Phát Diệm vẫn còn ăn độn. Trong thư gửi cho Cha Nguyễn Văn Long, ở Paris, bạn thân cùng lớp, Đức Cha đã ghi lại tinh thần khiêm tốn sống nghèo và khổ cực : Hôm 06-01-79, chúng tôi đã truyền chức được hai thày phó tế, trông sang năm truyền chức linh mục. Tôi gửi đây biếu cha tấm ảnh (cỡ 4x7) chúng tôi lấy với hai Thầy Sáu mới. Phần chúng tôi ở nhà được bình thường. Riêng tôi năm nay khá hơn năm ngoái. Ở bên nhà năm ngoái mất mùa, vẫn tiếp tục trồng khoai màu ăn độn. Chúng tôi có phiếu đong gạo và có cấy thêm được 6 sào ở trong châu thổ nhà chung. Cái ao sau trường Trần Lục xưa lấy đất vườn lấp xuống làm ruộng. Vụ vừa rồi gặt được 6 tạ, ăn thêm thì không đói. (Phát Diệm, 09-03-1979)
Năm 1965 và 1972, hai lần khu nhà chung Phát Diệm và vùng phụ cận bị bom tàn phá. Dòng Lưu Phương nhà hát Kim Thanh, Dòng Kín Trì Chính bị san bằng. Nhà thờ chính tòa bị hư nặng khúc giữa. Đức Cha đã tu sửa lại phần hư hại của nhà thờ lớn theo điêu khắc như cũ. Hầu hết các nhà thờ khác trong giáo phận được tu sửa, do tiền ngài cung cấp. Đức Cha ưu tiên cho việc sửa nhà thờ, khó khăn nhất là tài chánh : ‘‘Chúng tôi đang lo sửa chữa các nhà thờ. Hầu hết đã sửa. Có các nhà thờ bị bom phá hoại như nhà thờ Khoan Dụ, Vô Hốt, Ninh Bình... cả thảy 6 cái thì chưa xây dựng lại được, vì tổn phí nhiều hơn, còn đang phải lo kiếm tiền. Nhà thờ Cồn Tho đang xây, trù tính 150 nghìn đôla mà mới kiếm được vài chục ngàn thôi. Giáo dân đóng góp không đáng kể, may ra được 1/5, còn phải đi kiếm thêm. Cha cầu cho chúng tôi. Kiểu như xin làm nhà thờ, thì người ta cho ít hơn là xin làm việc bác ái’’ (Thư gửi qua Paris, 08-02-1992). Khu nhà chung được xây cất lại với một nhà 3 tầng, xứ đường có 2 tầng, khang trang, đẹp mắt.
Và ngài được con chiên qúi mến nghe theo
Các dịp lễ cưới bạc giám mục (26-4-1984), cưới vàng linh mục (13-03-1987) và kỷ niệm 100 xây dựng nhà thờ lớn dâng kính Đức Mẹ Mân Côi là dịp giáo dân tỏ lòng quì mến và biết ơn người cha. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã chấp thuận đơn thỉnh nguyện của Đức Cha Phát Diệm Bùi Chu Tạo, ban ơn toàn xá trong cả năm cho những ai đến viếng ngôi thánh đường chính tòa, từ Lễ Đức Mẹ Mân Côi ngày 07-10-1990 đe&n ngày 7-10-1991. (Sắc lệnh số 23/90/1, ngày 24-04-1990). Giáo dân nhiệt liệt hưởng ứng tham gia dịp kỷ niệm 100 năm xây cất nhà thờ chính (1891- 1991). Trong 15 tháng có tới 400 phái đoàn khắp nơi trên toàn quốc đến viếng thăm, ước lượng hơn 1 triệu người đến lãnh nhận ơn toàn xá. Hãy đọc thư ngài viết gừi qua Paris sẽ rõ : ‘‘Các đoàn hành hương ở địa phận miền Bắc vẫn tới đều đều, hầu như mỗi ngày, ngày 1, 2 trăm, ngày 5,6 trăm có ngày 2,3 ngàn người. Còn giáo phận nhà, thì các xứ lần lượt, cứ chủ nhật một xứ về viếng tập thể. Tới nơi, họ vào nhà chung, thăm hai Đức Cha, nghỉ ngơi, uống nước. Rồi xếp hàng như đi kiệu, vừa đi vừa hát, từ nhà chung, qua sân nhà thờ phía tây, đến trước cửa nhà thờ viếng mộ Cha Sáu. Vào cửa lớn, làm việc viếng nhà thờ có người hướng dẫn, sau dự Thánh Lễ, rồi đi tham quan. Các địa phận khác đến cũng làm giống như vậy. Tổ chức Năm Thánh kỷ niệm mừng nhà thờ Phát Diệm là công việc mới mẻ, chưa đâu làm, thế mà ngài đã mạnh dạn tổ chức. Phải chăng do lòng tin tưởng phó thác vào Chúa. Như cuối bức thư ngài viết : Tôi dự đoán kỳ cuối năm có lẽ đông hơn. Nhưng tháng 10 hay có mưa, mà mưa lại giai. Chúng tôi lo ngày bế mạc mà mưa thì vất vả lắm. Nhưng mọi sự là do ý Chúa, mà ý Chúa là luôn tốt đẹp ’’. (Phát Diệm, 20-07-1991)
Tình người mục tử không giới hạn tới con chiên gần mà cón lan rộng cho các con chiên xa nhà bỏ xứ làm ăn tha phương cầu thực : ‘‘Tôi nghe bên ấy cũng nhiều người muốn về. Tôi biết lắm vì nhẽ nhân dịp về thăm quê cha đất tổ yêu qúi. Những ai về được thì chúng tôi cầu chúc về bình yên. Ai không về được thì dâng cái đó lên Chúa làm lễ hy sinh caếu cho giáo phận nhà, cho quê hương đất nước bình an thịnh vượng cho chúng tôi ở nhà nhờ hồng ân năm kỷ niệm này, năm mà Đức Thánh Cha đã thương ban ơn trọng đại như vậy mà giữ đạo cho sốt sắng.
Xin các cha và anh chị em giáo phận nhà nhớ cầu nguyện cho chúng tôi, cách riêng trong năm kỷ niệm này. Chúng tôi cũng hứa hằng ngày không quên các cha, các chị em tu sỹ và mọi người giáo dân. Tôi thương anh chị em lắm. Khi vào Nam, tôi đã nói cái tình thương nhớ quê hương nó giống như cái giây cao su càng kéo dài ra, thì nó càng co lại... Chúng ta xa cách nhau từng ấy năm trời, từ chân trời này đến chân trời kia, thì tình thương nhớ đó nói sao cho hết’’.’ (Thư từ Phát Diệm gửi qua Paris, 07-10-1990)
Đức Cha Nguyễn Văn Yến đã trình bày về kết quả năm Toàn Xá trong bai giảng lễ bế mạc (31-12-1991): ‘‘Biết bao nhiêu người nghỉ đạo, đã ăn năn trở lại sau nhiều năm bỏ đạo. Biết bao nhiêu người đã sống đạo tích cực hơn. Biết bao người can đảm đương đầu với những khó khăn thử thách. Biết bao người đã trở thành tông đồ nhiệt thành’’.
Kết quả này là do người giáo dân được hướng dẫn và sống tinh thần xây dựng cộng đoàn chặt chẽ, trung thành với Giáo Hội. Như trong thư chung kỷ niệm 100 năm nhà thờ Phát Diệm, Đức Cha Tạo ghi: ‘‘Nhà thờ Phát Diệm chúng ta là một hình ảnh của Hội Thánh nói chung và của Giáo Phận nói riêng. Muốn xây nhà thờ phải có cột, xà, kèo, đá, gạch ngói.v.v. Những vật liệu ấy, có khi phải đục đẽo, cưa, bào, rồi mới lắp lại cho ăn khớp với nhau thành một cái gì vững chắc. Trong một nhà thờ, hết mọi thành phần, dù là những gì nhỏ bé nhất như viên đá, miếng ngói, hòn gạch, đều quan trọng và đều có một vai trò, vì có nó mới xây nên nhà thờ. Trong Hội Thánh và cách riêng trong Giáo Phận chúng ta cũng thế. Như lời Kinh Thánh nói: ‘‘Anh em là những viên đá sống. Hãy để Thiên Chúa xây dựng anh em thành tòa nhà thiêng liêng, để dâng lễ thiêng liêng rất đẹp lòng Chúa ’’(1P 2, 5). Hội Thánh trong Giáo Phận chính là đền thờ thiêng liêng của Thiên Chúa, xây bằng những viên đá sống là mỗi người chúng ta. Nếu chúng ta sống Đức Tin và đoàn kết với nhau thì chúng ta sẽ góp phần xây dựng nên đền thờ thiêng liêng của Thiên Chúa, trong đó chúng ta dâng tế lễ thiêng liêng tức là bản thân mình và tế lễ này rất đẹp lòng Thiên Chúa. Như vậy, trong năm nay, khi chúng ta kỷ niệm và đến viếng Nhà Thờ Chính Tòa, chúng ta cũng ý thức bổn phận của mình phải góp công xây dựng Giáo Phận nhà cho tốt đẹp hơn’’. (Phát Diệm, 25-10-1990)
Dịp lễ Ngọc Khánh linh mục năm 1997, giáo dân hân hoan chung quanh Đức Cha để tạ ơn và cầu nguyện cho ngài. Đức Cha khiêm tốn thành thực viết thư kể lại cho cha Giuse Phạm Ngọc Khuê, đang du học ở Paris: ‘‘Ở bên nhà, Đức Cha Phó, các Cha và giáo dân tổ chức mừng ngày kỷ niệm của tôi lớn quá. Tôi hơi ái ngại. Các xứ chia từng vùng cử đại diện về mừng. Số đại diện mỗi lần cũng tới gần 1000 người. Tới nhà chung họ nghỉ ngơi uống nước rồi tôi ra cho họ gặp, có bài diễn văn, có hát, xong thì ra nhà thờ lớn, các cha đặt Mình Thánh cho họ chầu nửa giờ. Chầu xong thì họ về xứ của họ, ăn bữa cơm thanh đạm. Cha quản lý chi cho mỗi người đại diện 10đ (người ở xứ gần). Người ở xa thì 15đ họ đưa về xứ của họ, thêm nếm vào làm bữa ăn rau mắm, cốt lấy vui vẻ, họ về xứ họ thích hơn, ở nhà chung thì chật chội, cả thảy họ về ba đợt. Nay đã xong rồi còn chờ đến ngày 13 này nữa. Chắc là đông lắm. Đức Cha kết thúc lá thư : Thôi tôi ngừng ở đây. Xin cha cầu nhiều cho tôi. Tôi lấy mấy ngày này cầm trí lại để dọn mình kỷ niệm 60 năm linh mục của tôi. Xét lại cả cuộc đời linh mục chỉ thấy phàn nàn thôi. Lạy Chúa nếu Chúa chấp tội tôi, thì nào ai rỗi được’’. (Phát Diệm, 10-03-1997)
Về Phát Diệm, thấy người dân có nghèo, nhưng họ có lòng, hiếu khách và nhà cửa lớp lang. Không thấy vết tích đổ nát. Chứng tỏ cha con chung lòng : đói khổ và vui sướng có nhau. Đó là kỷ niệm đẹp nhất Đức Cha để lại.
Năm nay Phát Diệm mừng kỷ niệm 100 năm thành lập giáo phận (1901-2001). Năm Thánh kỷ niệm khai mạc vào ngày 19-04-2001 và bế mạc ngày 02-08-2002.
Phát Diệm được hân hạnh và có phúc được nhiều vị thời danh đến làm chủ chăn. Cha Sáu Trần Lục (1865-1899) từ vũng bùn hoang dơ, Cha đã xây một khu thánh đường nguy nga, di tích lịch sử văn hóa. Đức Cha Alexandre Marcou Thành (1901-1935) dày công xây dựng đặt nền móng về cơ cấu tổ chức. Đức Cha G.B. Nguyễn Bá Tòng (1935-1944) giám mục tiên khởi Việt Nam và cũng là giám mục Việt Nam đầu tiên của Phát Diệm. Ngài khai phá mở đầu cho giáo phận được hoàn toàn tự lập. Đức Cha Tadeo Lê Hữu Từ (1945-1954) đã lèo lái con thuyền giáo phận vượt qua nhiều sóng gió ba đào. Còn Đức Cha Phaolô Bùi Chu Tạo (1956-1998), 42 năm, gần nửa thế kỷ, gặp không biết bao nhiêu khó khăn, tuởng là không qua nổi. Nhưng giáo phận vẫn vượt thắng và vươn lên.
Hôm nay, trong niềm vui và tin tưởng vào Chúa Phục Sinh, chúng ta tin rằng, như lời sách Khải Huyền : Các ngài đang mặc áo trắng, xếp hàng trước ngai Thiên Chúa (Kh 7, 9), nối đuôi là những người con chiên ngoan, để chờ Thiên Chúa loan báo thưởng công : Phúc cho ai có lòng trong sạch, phúc cho ai có tinh thần nghèo khó vì Nước Trời là của họ’’. (Mt 5, 3; 8). Riêng với Đức Cha khả kính Phaolô Bùi Chu Tạo, chúng ta sẽ còn nghe được lời đầy yêu thương khác của Người Mục Tử Tối Cao phán : Đây là tôi trung của Ta đã chọn. Đây là người Ta yêu dấu, Ta hài lòng về Người’’. (Mt 12,18).
Phó tế Phạm Bá Nha