CHÚA NHẬT VI Tn -C-
Giêrêmia 17: 5-8; Tvịnh 1; I Cor. 15: 12, 16-20; Luca 6: 17, 20-26

Bài phúc âm hôm nay, được gọi là "Bài giảng ở đồng bằng" của thánh Luca. Nó không giống như "Bài giảng trên núi" thường được trích dẫn trong phúc âm thánh Mátthêu, vì có những điểm khác nhau. Theo như thánh Luca, Chúa Giêsu thường lên núi để cầu nguyện, việc Ngài thường làm trước những thời điểm quan trọng trong đời Ngài. Sau khi cầu nguyện, Ngài chọn 12 tông đồ. Sau đó Ngài từ trên núi đi xuống đồng bằng cùng với 12 môn đệ của Ngài. Ở đồng bằng nơi có số lượng quần chúng đông đảo cùng một số đông môn đồ theo Ngài đang chờ đợi. Họ là những người đến từ vùng Giu-đê, Giê-ru-sa-lem và các vùng ven bờ biển Tyre và Si-đon. Nói cách khác, là tất cả dân Israel điều có đại diện ở đó, họ chờ đợi Chúa Giêsu giảng dạy và chữa lành. Ngài và các môn đồ đang ở đó với họ trên “đồng bằng”.

Chúa Giêsu vừa chọn các môn đồ cho mình và Ngài đang dạy cho họ về cách trở thành môn đệ và người ta làm thế nào để tìm xem môn đệ Ngài ở đâu – Họ không ở nơi cao trọng quyền uy hơn dân chúng, nhưng họ ở giữa dân chúng. Ở đó các môn đệ có thể thấy và nghe biết được dân chúng là ai và họ cần gì.

Chỉ có một số ít được gọi sống đời sống ẩn tu, sống cách biệt với thế giới. Nhưng, ngay cả, các tu sĩ nam nữ cũng phải cần kết nối với thế giới bên ngoài. Để lời cầu nguyện của họ không còn phải là những lời quan tâm chung chung lo lắng cho nhau, nhưng họ ý thức được những nhu cầu của người đói, người đau khổ của thế giới bên ngoài tu viện. Cha timothy Ratcliff dòng Đa Minh, trong bài nói chuyện với dòng Đa Minh nói lên thế giới tâm linh không thể cách xa thế giới bên ngoài, nhưng phải sống liên kết chặt đến sự hoàn thiện để ràng buộc đời sống của kẻ khác và quan tâm đến những gì đang xãy ra cho họ.

Hay, như thánh Luca nói hôm nay "Chúa Giêsu từ trên núi đi xuống đồng bằng với 12 tông đồ. Ở đó cũng có một số đông các môn đồ Chúa Giêsu và cả dân chúng nữa...” Tinh thần không phải là đưa ra những chiều hướng gì trái biệt với đời sống tinh thần mà thế giới đang theo đuổi. Theo kinh thánh, tinh thần có Thiên Chúa và sự cứu rỗi của Ngài đã hiện diện từ rất lâu trong thế giới chúng ta. “Mạc khải sự hiện diện” của Thiên Chúa rất quan trọng với chúng ta. Thánh Luca tóm tắt về ơn gọi của các Kitô Hữu là hãy phục vụ theo giống như Chúa Giêsu và các môn đồ của Ngài ở "đồng bằng" với thế giới.

Bài giảng trong phúc âm thánh Luca gần giống như bài giảng trong phúc âm thánh Mátthêu vì nó bắt đầu từ những mối phúc nhưng ngắn hơn chỉ có bốn mối thôi, còn thánh Mátthêu (Mt 5: 2-12) có tới tám mối phúc. Nhưng, thánh Luca (Lc 6: 20-26) còn thêm bốn "mối khốn" trái ngược với các mối phúc của ông. Thánh Luca còn nói thêm là sẽ có một sự đảo ngược lớn khi Thiên Chúa đến để làm mọi sự nên ngay chính. Trong Chúa Nhật thứ III thường niên (Lc 4: 14-24), khi Chúa Giêsu công bố trong hội đường, Ngài loan báo những thời điểm khởi sự của Thiên Chúa, Chúa Giêsu trích dẫn từ sách ngôn sứ Isaia: "Thần Khí Chúa ngự trên tôi... để loan báo tin mừng cho kẻ nghèo hèn..., công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha". Chúa Giêsu đang khởi xướng và công bố một sự trái ngược lớn, điều mà các ngôn sứ đã hứa với Thiên Chúa là sẽ thực hiện khi Đấng Mê-sia đến.

Và vì vậy, sau khi Chúa Giêsu cầu nguyện trên núi, Ngài đã đi xuống đồng bằng để khởi sự công việc gây đảo lộn, và giới thiệu triều đại Thiên Chúa. Ai là người nghèo trong thế giới của chúng ta, ai là người bị đói khát, những người than khóc, người bị sỉ nhục và bị giam giữ? Họ có rất ít, trong khi người giàu có tất cả. "Người nghèo" là một thuật ngữ trong Kinh Thánh, có phạm trù rất rộng, nhưng giữa những người đang lo lắng và thoải mái, "người nghèo" là những người dễ bị bỏ qua. Bí tích rửa tội đã ban cho chúng ta cái nhìn của ân sũng để thấy được; vậy chúng ta thấy được gì? Và chúng ta sẽ làm gì để giúp những người được Chúa Giêsu “chúc phúc”?

Bài giảng theo thánh Luca và theo thánh Mátthêu khác nhau, nhưng, không chỉ vì thánh Luca có thêm bốn "mối khốn" và thánh Mátthêu chỉ nói đến tám mối phúc. Lời văn của thánh Luca ngắn gọn và không khoan nhượng. Trong phúc âm thánh Luca. Chúa Giêsu là người hay nói thẳng và chú trọng đến điều gì là quan trọng và điều gì không quan trọng. Ngài cho thấy dưới triều đại của Thiên Chúa, những gì xã hội cho là có giá trị thì – đều vô giá trị. Bài phúc âm thách thức chúng ta thử xét mình một các trung thật về các thứ tự ưu tiên trong cuộc sống là gì. Điều gì nói rõ về con chúng ta?

"Các mối khốn" chỉ ra sự thái quá trong cách sống của chú ta, đó là chủ nghĩa vật chất và thú vui. Các mối họa nhiều nơi chúng ta hơn là các mối phúc phải không? Nếu vậy, chúng ta phải tìm cách thay đổi, và trước hết phải biết cách hy sinh và chịu đau khổ, nhưng sẽ mang lại "phúc lành" cho những người mà đời sống của họ đã được Chúa Giêsu mô tả là sống hướng đến người khác. Đời sống như thể đòi hỏi: Phải có sự khó nghèo biết sẻ chia, khát khao sự công chính, biết than khóc với người cùng khốn và sẵn lòng chịu đau khổ vì mối quan hệ của chúng ta với Đấng Con Người.

Các mối Phúc và mối khốn mà Chúa Giêsu đã nói nhấn mạnh đến việc liệu một người có sẵn sàng quy về Thiên Chúa hay không. Đoạn văn nầy mời gọi chúng ta nên biết dấn thân phục vụ Thiên Chúa. Không phải chỉ là sự trung thành mà còn phải kết hiệp với Ngài bằng cách để ý tận hưởng sự an vui mà thế giới mang đến.

Phúc âm thánh Luca là một phúc âm nói về những nghịch lý. Trong bốn sách phúc âm, phúc âm thánh Luca nói mạnh về những nghịch lý trong việc sống theo Tân Ước. Trong phúc âm thánh Luca chúng ta thấy một thế giới đảo ngược. Trong phúc âm này, mọi việc sẽ được nhìn từ nhiều khía cạnh. Nhất là trong đoạn văn này, phúc âm cho chúng ta đối diện với thử thách là làm sao chúng ta nhìn thấy được bản thân chúng ta và những người khác? Tiêu chuẩn và thước đo nào để chúng ta đo lường và tính toán? Đối với chúng ta, hình thức nào là "lẽ thường" và "thực tế" của chúng ta, thì được thấy như là điều đe dọa khi nhìn theo quan niệm của phúc âm. Điều gì mà chúng ta cho là đối tượng tốt đẹp của cuộc sống cần được trui rèn, thì theo phúc âm mời gọi là hãy trở nên là người khó nghèo, người đói khát và người sầu khổ mới là những người được chúc phúc. Trong khi nói đến những người giàu có, người đầy đủ, và người vui cười là những người bị nguyền rủa. Thật là điều trái ngược! Tuy vậy, nếu suy nghĩ sâu hơn, chúng ta biết trái nghịch này điều có ý nghĩa. Nếu chúng ta tin tưởng vào bất cứ người nào hay bất cứ ai khác ngoài Thiên Chúa và sự hy vọng trong Chúa Giêsu, đó là điều đe dọa.

Trong lúc chúng ta thực hàng phụng vụ hôm nay, chúng ta đã đến với Chúa Giêsu dưới chân núi. Chúng ta đến tìm Ngài vì chúng ta thấy chúng ta là những người đói nghèo, người thiếu thốn, mệt mỏi cần được giúp đở. Chúng ta hy vọng được nghe Chúa Giêsu phản hồi về một cách sống khác để trông thấy và để hay đổi đời sống của chúng ta. Chúng ta muốn được công chính hơn, hạnh phúc hơn cho đời sống của chúng ta. Cũng như Chúa Giêsu đã tìm thấy các môn đệ và Ngài đã ban phúc cho họ. Xin Ngài ban phúc cho chúng ta là những người đã tìm đến Ngài để tìm kiếm hạnh phúc cho những ai chấp nhận triều đại Thiên Chúa.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


6th SUNDAY -C-
Jeremiah 17: 5-8; Psalm 1; I Cor. 15: 12, 16-20; Luke 6: 17, 20-26

The gospel today is called Luke’s "Sermon on the Plain." While it is similar to Matthew’s more often quoted "Sermon on the Mount," there are obvious differences. Jesus has gone to a mountain to pray, which Luke tells us he does before important moments in his life. After he prays He chooses the 12 apostles. Then he comes down from the mountain with the 12 to level ground, where there is a large crowd of his disciples, as well as a large number of people waiting for them. They are from "all Judea, and Jerusalem and the coastal waters of Tyre and Sidon." In other words, all of Israel is represented there, waiting for Jesus to teach and heal. He and his disciples are there with them – on "level ground."

He has just chosen his disciples and he is already teaching them what it means to be a disciple and where one should find a follower of Jesus – not in a place above people, but in their midst; where disciples can see and hear who the people are and what they need.

Only a few are called to the monastic life, to live apart from the world. But even monks and nuns are to be connected to the world outside. Their prayer is not to be an obsessive concern with self, but they are to be aware of the hungers and pains of the world beyond their monastic enclosure. Timothy Ratcliff, OP in talks he gave to the Dominican Order, told us that spirituality does not mean segregation from the world, but to live with a passion for the good, bound up in the lives of others and what happens to them.

Or, as Luke has it today, "Jesus came down with the Twelve on a stretch of level ground, with a great crowd of his disciples and a large number of the people…" Spirituality is not an other-worldly pursuit. The Bible presents the God of salvation already present in our world. Some describe this as God’s "involved presence," very much in solidarity with us. Saint Luke sums up the Christian’s call to service in his simple description of Jesus and his disciples on "level ground" with the world.

Luke’s sermon is much like Matthew’s as it begins with Beatitudes. But it is shorter, containing only four, while Matthew’s Beatitudes number eight. However Luke adds four "woes" that stand in contrast to his Beatitudes. He is suggesting that there is going to be a great reversal when God comes to set things right. On the Third Sunday (January 23, Lk 4: 14-21), when he preached in the synagogue. Jesus announced what God was beginning. He quoted the prophet Isaiah. "The Spirit of the Lord is upon me… to bring glad tidings to the poor… proclaim liberty to captives...." Jesus was initiating and proclaiming a great reversal, something the prophets promised God would do when the Messiah came.

And so after praying on the mountain Jesus comes down to begin God’s work of reversal, and introduce the kingdom of God. Who are the poor in our world, the hungry, those who weep, are insulted and locked out? They have little, while the rich seem to have everything. The "poor" is a biblical term that has extensive reach, but among the preoccupied and comfortable the "poor" are easily overlooked. Baptism has given us the gift of sight: look around, what do we see? And, what are we going to do about helping those Jesus has "Blessed?"

Luke and Matthew’s versions of the Sermon differ, but not just because Luke has four Beatitudes and Matthew has eight. Luke’s language is much more blunt and uncompromising. Luke’s Jesus is very straightforward and focused upon what is important and what is not. He shows, in light of God’s coming reign, what society values – to be worthless. The gospel challenges us to honestly examine what are our priorities. What we treasure says much about who we are.

The "woes" point to our excesses, materialism and pleasure seeking. Do they speak more about us than the blessings? If so, we have changes to make, which at first may require sacrifice and pain, but will yield the "blessedness" of gospel people whose lives Jesus describes are turned to others. Such lives require: the poverty of sharing; the hunger for justice; the weeping with the downcast and a willingness to suffer for our kinship with the Son of Man.

The blessings and the woes voiced by Jesus, underline whether a person is disposed to God, or not. The passage calls for primary commitment to God; not a loyalty that compromises by keeping an eye out for enjoying all that the world has to offer..

Luke’s Gospel is a gospel of paradox. Of the four Gospels, his is strongest about how the New Testament life is paradoxical. In Luke we find an upside down world. In the light of this Gospel, everything has to be looked at from a different perspective. This Gospel, and particularly this passage, confronts us with challenge; how do we view ourselves and others? What is the standard by which we measure who and what truly count? What seems like "common sense" and "practical" to us, is seen as disastrous logic when viewed through the eyes of the Gospel. What we consider objects of the good life to be striven for, are challenged in a Gospel that calls those who are poor, hungry and weeping – blessed. While telling the rich, the full and those laughing that they are cursed. What a paradox! Yet at a deep level, we know the paradox makes sense. To put our trust in anyone or anything other than God and the hope held out for us in Jesus, is to court disaster.

At our worship today we have come to Jesus at the foot of the mountain. We come looking for him because we see ourselves as poor, hungry, in need, searching, weary, or confused. We hope to hear from him about an alternative way of seeing and living our lives. We want more integrity, to live in ways that promote the dignity of all people and that will bring justice and happiness into our lives. Just as Jesus saw the disciples and blessed them, so he blesses us who have come to him searching for the happiness of those who accept the Kingdom of God.