Sự Chính Trực Của Đường Lối Thiên Chúa
(Thứ Sáu sau CN I Mùa Chay – Ed 18,21-28; Mt 5,20-26)
Đã từng có đó nhiều trường hợp quan chức vi phạm pháp luật đứng trước vành móng ngựa khẩn xin Tòa án xem xét công trạng trước đây (có công với cách mạng), để xin khoan hồng hay giảm nhẹ án. “Pháp bất vị thân”. Lối hành xử của công đường thời xa xưa xem ra khá rõ ràng. Hoàng thân quốc thích hay tiện dân khi có tội đều xử như nhau. “Pháp bất vị công”. Nếu công minh thì các vị trên công đường cũng phài hành xử rõ ràng công ra công, tội ra tội. Dư luận xem ra bất bình khi Tòa án trong nhiều trường hợp đã xem xét công trạng phạm nhân để giảm nhẹ hình phạt kiểu dân xử nhặt, quan xử tình!
“Vì tư tưởng Ta không phải là tư tưởng các ngươi, và đường lối các ngươi không phải là đường lối của Ta, Chúa phán như vậy. Như trời cao hơn đất thế nào, thì đường lối Ta vượt trên đường lối các ngươi, và tư tưởng Ta cũng vượt trên tư tưởng các ngươi thế ấy”(Is 55,8-9). Lời Chúa ngày thứ Sáu sau Chúa Nhật I Mùa Chay cho chúng ta thấy sự chính trực của đường lối Thiên Chúa khi xét xử đó là căn cứ vào thái độ sống của chúng ta trong thời điểm hiện tại và trong sự liên đới với tha nhân như thế nào.
Thiên Chúa đã khẳng định qua lời ngôn sứ Êdêkien rằng: “Hỡi nhà Israel, hãy nghe đây: Có phải đường lối của Ta không chính trực ư? Hay trái lại, đường lối của các người không chính trực? Khi người công chính từ bỏ lẽ công chính và phạm tội ác, nó phải chết, chính vì tội ác nó phạm mà nó phải chết. Nếu kẻ gian ác bỏ đàng gian ác nó đã đi, và thực thi công bình chính trực, nó sẽ được sống” (Ed 18,25-28). Sự công minh của đường lối Thiên Chúa khiến chúng ta không được phép cậy dựa và ỉ lại vào “công trạng” của quá khứ. Và sự chính trực của đường lối Thiên Chúa chính là cơ sở của niềm hy vọng cho bất cứ ai dù trong hoàn cảnh nào đều có thể lại bắt đầu đổi thay bằng sự hoán cải và canh tân. Thiên Chúa nhìn chúng ta luôn trong giây phút hiện tại. Tác giả Thánh Vịnh xác tín: “Nếu Chúa tôi nhớ hoài sự lỗi, lạy Chúa, nào ai chịu nổi được ư?” (Tv 129,3).
Bài Tin Mừng thánh sử Matthêu tường thuật một nét công minh chính trực trong đường lối của Thiên Chúa là xem xét thái độ liên đới của chúng ta với tha nhân. Thiên Chúa sẽ xét xử chúng ta theo cách sống của chúng ta với nhau. Theo luật xưa thì không một ai được phép loại bỏ tha nhân ra khỏi cuộc sống này bằng sự giết người. Nhưng Chúa Giêsu lại còn dạy chúng ta không được phép loại bỏ tha nhân ra khỏi lòng trí của mình bằng “sự phẫn nộ”, “rủa xả”, “khinh thường”. Không chỉ thế, Người đòi hỏi chúng ta phải biết sống liên đới với tha nhân và xem đó như là một điều kiện để khỏi bị xét xử nghiêm nhặt.
“Nếu con đang dâng của lễ nơi bàn thờ mà sực nhớ người anh em đang có điều bất bình với con, thì con hãy để của lễ lại trước bàn thờ, đi làm hòa với người anh em trước đã, rồi hãy trở lại dâng của lễ” (Mt 5,23-24). Nếu sự bất bình xảy ra là do lỗi của chúng ta thì việc đi làm hòa trước khi dâng của lễ thì đúng là việc phải làm. Thế nhưng nếu đó là do lỗi của người anh em thì việc sống tình liên đới đòi hỏi chúng ta cũng phải đi bước trước để làm hòa, giúp người anh em khỏi phải bị xét xử. Những ai chủ trương sống theo “chủ nghĩa mặc kệ nó”, “hồn ai nấy giữ”, “đèn nhà ai nấy rạng”, thì hầu chắc không xứng đáng dâng lời kinh: “Lạy Cha chúng con ở trên trời…” (Mt 6,9-13).
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
(Thứ Sáu sau CN I Mùa Chay – Ed 18,21-28; Mt 5,20-26)
Đã từng có đó nhiều trường hợp quan chức vi phạm pháp luật đứng trước vành móng ngựa khẩn xin Tòa án xem xét công trạng trước đây (có công với cách mạng), để xin khoan hồng hay giảm nhẹ án. “Pháp bất vị thân”. Lối hành xử của công đường thời xa xưa xem ra khá rõ ràng. Hoàng thân quốc thích hay tiện dân khi có tội đều xử như nhau. “Pháp bất vị công”. Nếu công minh thì các vị trên công đường cũng phài hành xử rõ ràng công ra công, tội ra tội. Dư luận xem ra bất bình khi Tòa án trong nhiều trường hợp đã xem xét công trạng phạm nhân để giảm nhẹ hình phạt kiểu dân xử nhặt, quan xử tình!
“Vì tư tưởng Ta không phải là tư tưởng các ngươi, và đường lối các ngươi không phải là đường lối của Ta, Chúa phán như vậy. Như trời cao hơn đất thế nào, thì đường lối Ta vượt trên đường lối các ngươi, và tư tưởng Ta cũng vượt trên tư tưởng các ngươi thế ấy”(Is 55,8-9). Lời Chúa ngày thứ Sáu sau Chúa Nhật I Mùa Chay cho chúng ta thấy sự chính trực của đường lối Thiên Chúa khi xét xử đó là căn cứ vào thái độ sống của chúng ta trong thời điểm hiện tại và trong sự liên đới với tha nhân như thế nào.
Thiên Chúa đã khẳng định qua lời ngôn sứ Êdêkien rằng: “Hỡi nhà Israel, hãy nghe đây: Có phải đường lối của Ta không chính trực ư? Hay trái lại, đường lối của các người không chính trực? Khi người công chính từ bỏ lẽ công chính và phạm tội ác, nó phải chết, chính vì tội ác nó phạm mà nó phải chết. Nếu kẻ gian ác bỏ đàng gian ác nó đã đi, và thực thi công bình chính trực, nó sẽ được sống” (Ed 18,25-28). Sự công minh của đường lối Thiên Chúa khiến chúng ta không được phép cậy dựa và ỉ lại vào “công trạng” của quá khứ. Và sự chính trực của đường lối Thiên Chúa chính là cơ sở của niềm hy vọng cho bất cứ ai dù trong hoàn cảnh nào đều có thể lại bắt đầu đổi thay bằng sự hoán cải và canh tân. Thiên Chúa nhìn chúng ta luôn trong giây phút hiện tại. Tác giả Thánh Vịnh xác tín: “Nếu Chúa tôi nhớ hoài sự lỗi, lạy Chúa, nào ai chịu nổi được ư?” (Tv 129,3).
Bài Tin Mừng thánh sử Matthêu tường thuật một nét công minh chính trực trong đường lối của Thiên Chúa là xem xét thái độ liên đới của chúng ta với tha nhân. Thiên Chúa sẽ xét xử chúng ta theo cách sống của chúng ta với nhau. Theo luật xưa thì không một ai được phép loại bỏ tha nhân ra khỏi cuộc sống này bằng sự giết người. Nhưng Chúa Giêsu lại còn dạy chúng ta không được phép loại bỏ tha nhân ra khỏi lòng trí của mình bằng “sự phẫn nộ”, “rủa xả”, “khinh thường”. Không chỉ thế, Người đòi hỏi chúng ta phải biết sống liên đới với tha nhân và xem đó như là một điều kiện để khỏi bị xét xử nghiêm nhặt.
“Nếu con đang dâng của lễ nơi bàn thờ mà sực nhớ người anh em đang có điều bất bình với con, thì con hãy để của lễ lại trước bàn thờ, đi làm hòa với người anh em trước đã, rồi hãy trở lại dâng của lễ” (Mt 5,23-24). Nếu sự bất bình xảy ra là do lỗi của chúng ta thì việc đi làm hòa trước khi dâng của lễ thì đúng là việc phải làm. Thế nhưng nếu đó là do lỗi của người anh em thì việc sống tình liên đới đòi hỏi chúng ta cũng phải đi bước trước để làm hòa, giúp người anh em khỏi phải bị xét xử. Những ai chủ trương sống theo “chủ nghĩa mặc kệ nó”, “hồn ai nấy giữ”, “đèn nhà ai nấy rạng”, thì hầu chắc không xứng đáng dâng lời kinh: “Lạy Cha chúng con ở trên trời…” (Mt 6,9-13).
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột