1. Thánh giá bị phá hoại ở Mumbai

Trong một hành động phá hoại, tượng đài Chúa bị đóng đinh nằm trước Pavan Hans, ở phía tây Mumbai, thủ phủ của bang Maharastra, Ấn Độ, đã bị những kẻ không rõ danh tính cố tình làm hư hỏng. “Chúng tôi kinh hoàng trước hành động khinh miệt và bạo lực vô cớ đối với các tín hữu Kitô”, ông Nicholas Almeida, lãnh đạo giáo dân Công Giáo của Tổng giáo phận Bombay, thành viên của tổ chức phi chính phủ “Tổ chức giám sát” đã nói như trên với thông tấn xã Fides, của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc,

Almeida cho biết các tín hữu đã yêu cầu lắp đặt camera quan sát tại tượng đài.

“Chúng tôi đã chứng kiến một số vụ việc tương tự ở Mumbai, đặc biệt là ở các khu vực Santa Cruz, Juhu và Bandra, ở phía tây thành phố. Những hành vi này đã làm tổn thương đến tình cảm tôn giáo của cộng đồng Kitô Hữu và do đó cần có sự can thiệp của các cơ quan chức năng. Chính quyền bang Maharastra có nhiệm vụ bảo vệ mọi công dân, bất kể tôn giáo và mọi nơi thờ tự của họ”, Vivian D'Souza, một lãnh đạo giáo dân Công Giáo địa phương khác xác nhận.

Trong 45 ngày đầu tiên của năm 2022, 53 vụ bạo lực chống lại Kitô Hữu đã được ghi nhận ở nhiều vùng khác nhau của Ấn Độ, theo báo cáo của nhóm đại kết “Diễn đàn Kitô thống nhất” có trụ sở tại New Delhi. Họ ghi nhận “sự gia tăng đáng lo ngại về bạo lực đối với các tín hữu Kitô”. Diễn đàn Kitô thống nhất đã kích hoạt một đường dây hỗ trợ đặc biệt qua điện thoại để thu thập các báo cáo và giúp đỡ các Kitô hữu gặp khó khăn, cả trong quan hệ với chính quyền và tư vấn pháp lý. Năm 2021, 505 báo cáo đã nhận được.
Source:Fides

2. Thị trưởng Kiev lặp lại mời Đức Thánh Cha Phanxicô đến thủ đô Ukraine

Chính phủ Ukraine đã không ngần ngại lên tiếng sẵn sàng để Vatican giúp làm trung gian trong cuộc chiến với Nga.

Thị trưởng của Kiev, thủ đô của đất nước, đã lặp lại lời mời chính thức xin Đức Thánh Cha Phanxicô đến thăm thành phố.

Bức thư ngày 8/3 do thị trưởng Vitaly Klitshko ký viết:

“Chúng tôi tin rằng sự hiện diện trực tiếp của nhà lãnh đạo tôn giáo thế giới tại Kiev là chìa khóa để cứu sống và mở đường dẫn đến hòa bình ở thành phố, đất nước của chúng tôi và hơn thế nữa”.

Bức thư đã bị rò rỉ cho các phương tiện truyền thông vào hôm thứ Ba và tờ Crux đã có thể xác minh tính xác thực của nó một cách độc lập.

Thị trưởng Klitshko cũng nói rằng nếu hành trình đến Kiev không thể thực hiện được, “chúng tôi vui lòng yêu cầu tổ chức một cuộc họp video chung, được ghi lại hoặc phát sóng trực tiếp. Sẽ nỗ lực để đưa Tổng thống Zelenskyy vào cuộc gọi này”.

“Chúng tôi kêu gọi Đức Thánh Cha, với tư cách là một nhà lãnh đạo tinh thần, hãy thể hiện lòng từ bi của mình, sát cánh với người dân Ukraine bằng cách cùng nhau truyền bá lời kêu gọi hòa bình”

Vatican đã xác nhận rằng bức thư của Klitshko đã được gởi đến Đức Giáo Hoàng.

Đức Thánh Cha Phanxicô và các cố vấn thân cận nhất của ngài đã nhiều lần bày tỏ sự sẵn sàng giúp đỡ bằng mọi cách có thể. Tuần trước, hai vị Hồng Y đã được phái đến Ukraine, là Đức Hồng Y Michael Czerny và Đức Hồng Y Konrad Krajewsky. Ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh đã thông báo hôm thứ Hai rằng Hồng Y Czerny sẽ trở lại vào ngày thứ Tư.

Bức thư bắt đầu được lưu hành vài phút trước khi Klitshko thông báo lệnh giới nghiêm kéo dài 35 giờ trong thành phố do “tình hình khó khăn và nguy hiểm.” Nó sẽ kéo dài đến 7 giờ sáng theo giờ địa phương vào ngày 17 tháng 3.

Đây không phải là lần đầu tiên thị trưởng Kiev mời Đức Thánh Cha Phanxicô đến thăm thủ đô Ukraine. Ông đã phát hành một video vào ngày 5 tháng 3 mời các nhà lãnh đạo tôn giáo từ khắp nơi trên thế giới - cụ thể là Đức Giáo Hoàng, Đâi Giáo Trưởng của Al-Azhar, Đức Đạt Lai Lạt Ma, Giáo sĩ trưởng của Israel và Giáo chủ Chính thống giáo Nga Kirill - đến Kiev.

“Nhân phẩm của con người đang bị đặt câu hỏi,” vị thị trưởng nói trong video bằng tiếng Anh. “Những gì đang diễn ra ở trung tâm Âu Châu chạm đến trái tim của tất cả cư dân trên hành tinh của chúng ta, những người yêu công lý và các giá trị của lòng tốt, bất kể khu vực hay tôn giáo của họ. Tôi thể hiện rõ sự kêu gọi các nhà lãnh đạo tôn giáo đứng lên và đảm nhận chức năng đạo đức đương nhiệm với họ và tự hào đảm nhận trách nhiệm của các tôn giáo vì hòa bình”.

Sau đó, ông mời tất cả họ đến thăm Kiev và “thể hiện tình đoàn kết của họ với người dân Ukraine”, đồng thời kêu gọi thành phố trở thành thủ đô của “nhân loại, tâm linh và hòa bình”.

Đầu năm nay, Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk của Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương nói rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã từng có ý định đến thăm Ukraine trong năm nay.

“Chúng tôi đã nhiều lần bày tỏ mong muốn Đức Thánh Cha đến thăm Ukraine. Chúng tôi đã mời ngài và thường xuyên lặp lại điều đó”, Đức Tổng Giám Mục Shevchuk nói ngay trước cuộc xâm lược của Nga. “Chúng tôi rất hy vọng. Cử chỉ là rất quan trọng và đến thăm Ukraine sẽ là một cử chỉ rất mạnh mẽ đối với toàn thể nhân loại.”

Đức Tổng Giám Mục Shevchuk nói: “Có một sự nhất trí ở Ukraine, không chỉ giữa những người Công Giáo mà còn giữa những người Chính thống giáo và thậm chí cả những người ngoại đạo, rằng Đức Thánh Cha Phanxicô là người có thẩm quyền đạo đức quan trọng nhất trên thế giới hiện nay”.

“Người dân nói rằng nếu Đức Giáo Hoàng đến Ukraine thì chiến tranh sẽ kết thúc. Họ coi cử chỉ chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng là một trong những sứ giả của hòa bình. “

Đức Phanxicô đã chứng tỏ là không sợ hãi nếu ngài tin rằng một chuyến thăm có thể giúp mang lại hòa bình: Năm 2015, ngài đến thăm Cộng hòa Trung Phi khi đang có nội chiến và cuối năm nay, ngài dự kiến đến thăm Nam Sudan, nơi đang có một lệnh ngừng bắn được coi là mong manh nhất trong cuộc nội chiến đang diễn ra.

3. Đức Thánh Cha Phanxicô có thể thăm Ukraine không? Đây là những gì Sứ thần Tòa Thánh ở Kiev nói

Theo Sứ thần Tòa thánh tại Ukraine, mặc dù việc Đức Thánh Cha Phanxicô đến Kiev là khả thi về mặt hậu cần, như thị trưởng thành phố đã mời ngài, nhưng mối nguy hiểm liên quan đến việc tổ chức bất kỳ cuộc tụ họp nào với ngài khi ngài đến đó khiến chuyến thăm như vậy khó xảy ra. Sứ thần Tòa thánh Vatican tại Ukraine, là Đức Tổng Giám Mục Visvaldas Kulbokas đã đưa ra lập trường trên.

“Ba vị thủ tướng đã đến Kiev - thủ tướng của Ba Lan, Cộng hòa Séc và Slovenia. Vì vậy, về mặt hậu cần, có, có thể đến Kiev,” Đức Cha Kulbokas, đại diện của Đức Giáo Hoàng tại Ukraine, nói với Raymond Arroyo, người dẫn chương trình “The World Over” của EWTN vào ngày 17 tháng 3.

“Tôi biết rằng Đức Thánh Cha Phanxicô muốn làm tất cả những gì có thể để đóng góp cho hòa bình, vì vậy tôi biết chắc rằng ngài đang đánh giá, ngài đang suy nghĩ về tất cả các khả năng,” Đức Tổng Giám Mục nói.

Tuy nhiên, Đức Cha Kulbokas giải thích rằng hy vọng một chuyến thăm của Giáo hoàng có thể bao gồm nhiều hơn là một cuộc thảo luận. Nếu chỉ đơn giản là một cụ thể là thì có thể xảy ra dễ dàng thông qua các phương tiện thông thường hoặc trực tuyến. Người Công Giáo và các nhà lãnh đạo Giáo Hội cũng muốn cầu nguyện với ngài, cũng như các thành viên của Giáo Hội Chính thống giáo và các tín ngưỡng khác.

Mặc dù chắc chắn đó là điều đáng để hy vọng, nhưng anh ấy nói, tình hình “quá nguy hiểm ở Kiev”.

Đức Tổng Giám Mục Kulbokas, 47 tuổi, đến từ Lithuania, hiện đang làm việc tại Tòa sứ thần ở một khu dân cư của thủ đô Ukraine.

Ngài nói với Arroyo rằng vì sự nguy hiểm của hỏa tiễn, các tầng trên của tòa nhà không thể được sử dụng. Các nhà chức trách đã yêu cầu người dân giảm việc di chuyển của họ xuống trong vòng những nơi thiết yếu mà thôi.

Ngài cho biết giấc ngủ, cầu nguyện và cử hành Thánh lễ đều được tổ chức trong cùng một phòng không có cửa sổ, đồng thời cho biết thêm rằng tình hình rất “bi thảm”. Chính phủ đã ra lệnh cho một số cửa hàng địa phương mở cửa để thực phẩm và các nhu yếu phẩm khác có thể được cung cấp cho người dân. Đức Tổng Giám Mục nói rằng ngài có những trợ lý thực hiện chuyến đi đến các cửa hàng để mua thực phẩm và các vật dụng khác.

Đức Cha Kulbokas cũng tiết lộ với Arroyo rằng ngài đã không rời khỏi nơi cư trú của mình trong 21 ngày, vì các cuộc tấn công thường xuyên vào thành phố.

Trong cuộc phỏng vấn, Đức Cha Kulbokas đã nói về tình đoàn kết mà ngài cảm thấy với Đức Giáo Hoàng và Giáo hội rộng lớn hơn trong thử thách này.

Ngài đã chia sẻ một cuộc trò chuyện mà ngài đã có với Đức Hồng Y Ba Lan Konrad Krajewski về những khó khăn mà chính quyền đang phải đối phó khi di tản trẻ em khỏi một trại trẻ mồ côi trong thành phố. Một công việc như vậy là cực kỳ phức tạp và rủi ro vì các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn và pháo binh của Nga đang diễn ra và những thiệt hại mà những cuộc tấn công này đã gây ra cho cơ sở hạ tầng của thành phố.

Xúc động trước tình thế khó khăn, Đức Hồng Y Krajewski cam kết sẽ tự hành động nếu cần thiết.

“Visvalda, nếu anh thấy tình hình vẫn còn khó khăn như bây giờ trong vài giờ nữa, thì tôi sẽ đến. Tôi sẽ đi một chiếc xe hơi và tôi sẽ cố gắng. Tôi sẽ cố gắng đưa các em ra ngoài,” vị Hồng Y Ba Lan nói với Đức Tổng Giám Mục. “Ngay cả khi bị ném bom. Ngay cả khi bị pháo kích. Nếu tôi chết, thì tôi chết vậy. Nhưng ít nhất tôi sẽ cố gắng”.

Cuộc trao đổi đã gây ấn tượng rất lớn đối với Sứ thần Tòa Thánh.

Mặc dù ngài đang nói chuyện với một đặc phái viên của Đức Thánh Cha Phanxicô, không phải chính Đức Thánh Cha, “Tôi cảm thấy sự hiện diện của ngài,” Đức Tổng Giám Mục Kulbokas nói.

“Ngài ở cách Kiev khoảng 500 hoặc 600 km, nhưng tôi cảm thấy sự hiện diện của ngài mạnh mẽ đến mức nó cũng mang lại cho tôi sự can đảm.”

Đức Hồng Y Krajewski, quan phát chẩn của Đức Giáo Hoàng với tư cách là người thay mặt Đức Thánh Cha, sẽ đóng một vai trò nổi bật trong việc Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ thánh hiến Nga và Ukraine sắp tới cho Trái tim Vô nhiễm Nguyên tội của Mẹ Maria vào ngày 25 tháng Ba.

Vào ngày hôm đó, trong khi Đức Giáo Hoàng chủ sự hành động thánh hiến tại quảng trường Thánh Phêrô Thánh Phêrô ở Vatican, Đức Hồng Y Krajewski cũng sẽ làm điều tương tự ở Fatima, Bồ Đào Nha, nơi Đức Trinh Nữ Maria lần đầu tiên yêu cầu thánh hiến nước Nga trong lần hiện ra với ba đứa trẻ vào năm 1917.

Khi được hỏi về suy nghĩ của mình về việc thánh hiến Nga và Ukraine cho Đức Mẹ, Đức Cha Kulbokas nói với Arroyo rằng cuộc chiến không chỉ có khía cạnh chính trị và quân sự, mà còn cả khía cạnh tinh thần.

Theo Đức Tổng Giám Mục Sứ Thần Tòa Thánh, ngài tin rằng “Chúa muốn nói với chúng ta điều gì đó” khi cho phép cuộc chiến này xảy ra.

Đức Trinh Nữ Maria “là người có thể đối mặt với những việc làm của Satan”.

Kulbokas nói thêm rằng việc thánh hiến Nga và Ukraine là chưa đủ; “tất cả các tín hữu” nên cùng với Đức Thánh Cha dâng mình cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ Maria.
Source:Catholic News Agency