1. Phe diều hâu của Nga muốn Vladimir Putin tuyên bố Thế chiến thứ 3

Mối đe dọa đáng nguyền rủa về thế chiến thứ ba được đưa ra trong bối cảnh phe diều hâu tại Nga thúc bách Putin tuyên bố thiết quân luật và tổng động viên tại 5 khu vực của Nga giáp biên giới với Ukraine trong một nỗ lực tuyệt vọng để mở rộng cuộc chiến.

Theo CNN, các đồng minh của Vladimir Putin ngày nay đang nhe răng chống lại các quốc gia thuộc Liên Xô cũ là Lithuania và Kazakhstan với những lời đe dọa trực tiếp về hành động quân sự.

Lithuania - một quốc gia thuộc NATO - ngày nay đã nhanh chóng trở thành tâm điểm chú ý sau khi nước này ngăn chặn hàng hóa bị Liên Hiệp Âu Châu trừng phạt không được đến Kaliningrad của Nga.

Các nhà ngoại giao của Lithuania ở Mạc Tư Khoa được thông báo rằng trừ khi quá trình vận chuyển hàng hóa được nối lại trong tương lai gần, Nga có quyền hành động để bảo vệ lợi ích quốc gia của mình.

Phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Nga Maria Zakharova nói: “Chúng tôi coi các biện pháp khiêu khích của phía Lithuania là sự vi phạm các nghĩa vụ pháp lý quốc tế của Lithuania, chủ yếu là Tuyên bố chung năm 2002 của Liên bang Nga và Liên minh Âu Châu về quá cảnh giữa khu vực Kaliningrad và phần còn lại của Liên bang Nga, và đó là một hành vi công khai thù địch.”

Thượng nghị sĩ Andrey Klimov, một người trung thành với Putin, cảnh báo đây là “hành động gây hấn trực tiếp chống lại Nga, theo nghĩa đen, buộc chúng tôi phải ngay lập tức sử dụng biện pháp tự vệ thích hợp”.

Người đứng đầu ủy ban bảo vệ chủ quyền của quốc hội tuyên bố rằng Nga sẽ giải quyết việc phong tỏa của Lithuania “theo BẤT KỲ cách nào chúng tôi chọn”.

Tưởng cũng nên biết thêm: Bất kỳ cuộc tấn công trực tiếp nào của Nga vào quốc gia thành viên liên minh Lithuania sẽ được coi là hành động chiến tranh chống lại NATO.

Như vậy, nó có thể sẽ gây ra Chiến tranh thế giới thứ ba.

Phát ngôn nhân của Putin, Dmitry Peskov, nói về cuộc phong tỏa Lithuania: “Quyết định này thực sự là chưa từng có. Đó là vi phạm mọi thứ”.

Ông ta cảnh báo rằng: “Chúng tôi coi điều này là bất hợp pháp. Tình hình còn nghiêm trọng hơn nhiều... chúng tôi cần một phân tích chuyên sâu nghiêm túc để tìm ra cách ứng phó”.

Konstantin Kosachyov, Phó Chủ tịch Thượng viện Nga, tuyên bố Lithuania đang chà đạp luật pháp quốc tế trong việc cấm hàng hóa quá cảnh Lithuania từ Nga và Belarus.

Phóng viên truyền hình nhà nước Nga Grigory Yemelyanov, từ Kênh 1, đã cảnh báo qua đoạn phim về các đoàn tàu bị chặn: “Nỗ lực cô lập khu vực - theo quan điểm của luật pháp quốc tế - trên thực tế là một lý do chính thức để tuyên bố chiến tranh.”

Một thượng nghị sĩ khác Andrey Klishas tuyên bố: “Nỗ lực của Lithuania nhằm thiết lập một khu vực phong tỏa thực sự đối với khu vực Kaliningrad là vi phạm chủ quyền của Nga đối với khu vực này và có thể là cơ sở cho các hành động rất cứng rắn và hoàn toàn hợp pháp từ phía Nga”.

Mikhail Khodorkovsky, một nhà đối lập chống lại Putin, đã cảnh báo trên tờ Financial Times rằng “bước tiếp theo” của nhà lãnh đạo Điện Cẩm Linh sẽ là “một cuộc phong tỏa trên không đối với Lithuania.

Ông nói thêm: “Nga cũng có thể cho phép hàng không Nga bay qua không phận Lithuania, giữa Nga và Kaliningrad. Khi đó Nato sẽ phải đối mặt với câu hỏi phải làm gì”.

Cựu ứng cử viên tổng thống Nga Ksenia Sobchak - một người dẫn chương trình truyền hình - cảnh báo: “Sau khi Lithuania cấm vận chuyển hàng hóa bị trừng phạt đến vùng Kaliningrad qua lãnh thổ của mình, các chính trị gia Nga và giới truyền thông đã bắt đầu nói về… cơ sở để tuyên chiến”.

Một dự luật sắp được đưa ra Duma, tức là Hạ Viện Nga, trong đó khẳng định việc Lithuania rời khỏi Liên Bang Xô Viết là bất hợp pháp.

Lithuania, tên chính thức là Cộng hòa Litva, là một quốc gia ở khu vực Baltic của Âu Châu. Lithuania là một trong ba quốc gia vùng Baltic và nằm trên bờ biển phía đông của Biển Baltic. Lithuania có chung biên giới trên bộ với Latvia ở phía bắc, Belarus ở phía đông và nam, Ba Lan ở phía nam và vùng Kaliningrad của Nga ở phía tây nam. Lithuania có biên giới hàng hải với Thụy Điển ở phía tây trên Biển Baltic. Quốc gia này có diện tích 65.300 km2, với dân số 2,8 triệu người. Thủ đô và thành phố lớn nhất của nó là Vilnius; các thành phố lớn khác là Kaunas và Klaipėda.

Tưởng cũng nên biết thêm, sau khi các lực lượng vũ trang Đức rút lui, Liên Xô tái lập quyền kiểm soát của họ đối với Lithuania vào tháng 7 năm 1944. Các cuộc trục xuất lớn đến Siberia được tiếp tục và kéo dài cho đến khi Stalin qua đời vào năm 1953. Antanas Sniečkus, lãnh đạo Đảng Cộng sản Lithuania từ năm 1940 đến năm 1974, giám sát các vụ bắt giữ và trục xuất.

Cuộc chiếm đóng lần thứ hai của Liên Xô diễn ra nhằm đối phó với cuộc chiến tranh du kích của người dân Lithuania, diễn ra từ năm 1944 đến 1953. Người dân Lithuania tìm cách khôi phục một nhà nước độc lập của Lithuania, củng cố nền dân chủ bằng cách tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản, trả lại các giá trị quốc gia và tự do tôn giáo. Khoảng 50.000 người Lithuania đã vào rừng và chiến đấu với quân xâm lược Liên Xô.

Vào ngày 11 tháng 3 năm 1990, Hội đồng tối cao tuyên bố khôi phục nền độc lập của Lithuania. Các lực lượng Liên Xô xông vào Cung điện Seimas, là trụ sở Quốc Hội Lithuania, trong khi người Lithuania bảo vệ Hội đồng được bầu một cách dân chủ của họ. Lithuania trở thành quốc gia đầu tiên bị Liên Xô chiếm đóng tuyên bố độc lập. Vào ngày 20 tháng 4 năm 1990, Liên Xô áp đặt lệnh phong tỏa kinh tế bằng cách ngừng cung cấp dầu thô cho Lithuania. Không chỉ ngành sản xuất trong nước, mà người dân cũng bắt đầu cảm thấy thiếu nhiên liệu, các mặt hàng thiết yếu và thậm chí cả nước nóng. Mặc dù cuộc phong tỏa kéo dài trong 74 ngày, Lithuania vẫn không từ bỏ tuyên bố độc lập.

Dần dần, các mối quan hệ kinh tế đã được khôi phục. Tuy nhiên, căng thẳng lại lên đến đỉnh điểm vào tháng Giêng năm 1991. Khi đó, các nỗ lực nhằm thực hiện một cuộc đảo chính bằng cách sử dụng Lực lượng vũ trang Liên Xô, Quân đội thuộc Bộ Nội vụ và Ủy ban An ninh Nhà nước Liên Xô, gọi tắt là KGB. Vì tình hình kinh tế tồi tệ ở Lithuania, các lực lượng ở Mạc Tư Khoa nghĩ rằng cuộc đảo chính sẽ nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của công chúng.

Vào ngày 13 tháng Giêng năm 1991, lực lượng Liên Xô đã bắn đạn thật vào những người ủng hộ độc lập không có vũ khí và dùng xe tăng nghiền nát hai người trong số họ, giết chết tổng cộng 13 người. Cho đến ngày nay, Nga vẫn từ chối dẫn độ thủ phạm, những người bị kết án tội ác chiến tranh.

Người dân từ khắp Lithuania tràn đến Vilnius để bảo vệ Hội đồng tối cao được bầu hợp pháp của Cộng hòa Lithuania và nền độc lập. Cuộc đảo chính kết thúc với một số thương vong của dân thường và gây ra tổn thất lớn về vật chất. Không một người nào bảo vệ Quốc hội Lithuania hoặc các tổ chức nhà nước khác sử dụng vũ khí. Lính Liên Xô giết chết 14 người và hàng trăm người bị thương. Một phần lớn dân số Lithuania đã tham gia các Sự kiện Tháng Giêng. Vào ngày 31 tháng 7 năm 1991, quân đội Liên Xô đã giết chết bảy lính biên phòng Lithuania ở biên giới Belarus trong vụ thảm sát Medininkai. Ngày 17 tháng 9 năm 1991, Lithuania được gia nhập Liên Hiệp Quốc.

Vào ngày 25 tháng 10 năm 1992, công dân Lithuania đã bỏ phiếu trong một cuộc trưng cầu dân ý để thông qua hiến pháp hiện hành. Vào ngày 14 tháng 2 năm 1993, trong cuộc tổng tuyển cử trực tiếp, Algirdas Brazauskas trở thành tổng thống đầu tiên sau khi khôi phục nền độc lập của Lithuania. Vào ngày 31 tháng 8 năm 1993, các đơn vị cuối cùng của Quân đội Liên Xô rời khỏi lãnh thổ Lithuania.

Kể từ ngày 29 tháng 3 năm 2004, Lithuania là một phần của NATO.

Các tay sai của Putin cũng đang cảnh báo về nguy cơ chiến tranh ở Kazakhstan sau khi Putin bị nhà lãnh đạo Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev “làm nhục” trong hội nghị thượng đỉnh kinh tế lớn của Nga ở St Petersburg.

Tokayev đã chọc tức Putin bằng cách từ chối công nhận các nước cộng hòa nhân dân Donetsk và Luhansk là các quốc gia độc lập.

Một tài khoản nói rằng Putin “tức giận theo đúng nghĩa đen” và cảm thấy bị sỉ nhục - một số người nói rằng ông đã sẵn sàng để “trả thù”.

Nghị sĩ ủng hộ Putin Konstantin Zatulin cảnh báo Nga sẽ có 'các biện pháp giống Ukraine' đối với Kazakhstan.

Nhà lãnh đạo Chechnya Ramzan Kadyrov cảnh báo Kazakhstan: “Bạn phải đứng về phía Nga và thể hiện lập trường của mình, đồng thời không sợ các lệnh trừng phạt của Mỹ và Liên Hiệp Âu Châu”.

Kazakhstan và các quốc gia thuộc Liên Xô cũ khác “tất cả đều im lặng, lo sợ các lệnh trừng phạt của Mỹ hoặc Âu Châu”.

Theo các báo cáo, một nhà ga xuất khẩu dầu ở Kazakhstan đã bị Nga làm gián đoạn.

Trong một báo cáo khác, kênh General SVR tuyên bố Putin không loại trừ khả năng huy động nửa triệu đàn ông ở 5 khu vực phía tây nước Nga gần với Ukraine. Các khu vực được đề cập là Bryansk, Kursk, Belgorod, Voronezh và Rostov.

Các báo cáo của Ukraine nói rằng Putin đang tìm cách gây áp lực với nhà độc tài Belarus Alexander Lukashenko để mở mặt trận thứ hai bằng cách xâm lược các vùng Volyn, Rivne và Kyiv.

2. Charles Michel mời các nhà lãnh đạo Liên Hiệp Âu Châu tham dự hội nghị thượng đỉnh có thể trở thành lịch sử đối với Ukraine

Chủ tịch Hội đồng Âu Châu Charles Michel đã công bố thư mời cho các thành viên của Hội đồng trước cuộc họp của họ tại Brussels vào ngày 23-24 tháng 6 năm 2022, mà Michel tin rằng có thể có ý nghĩa to lớn đối với sự hội nhập Âu Châu của Ukraine.

Bức thư đã được công bố trên trang web của Hội đồng. Ông Charles Michel nói: “Chiến tranh đã quay trở lại Âu Châu, chúng ta đã thực hiện hành động chưa từng có trước các dự báo ảnh hưởng địa chính trị của cuộc chiến này đối với Liên Hiệp Âu Châu. Giờ đây, chúng ta cần thực hiện các bước tiếp theo để củng cố an ninh và ổn định của lục địa. Đây sẽ là trọng tâm chính của cuộc họp Hội đồng Âu Châu của chúng ta vào hai ngày 23 và 24 tháng 6. Bây giờ là lúc để thừa nhận rằng tương lai của Ukraine, Moldova và Georgia nằm trong Liên Hiệp Âu Châu. Tôi sẽ mời các bạn cấp tư cách ứng viên cho Ukraine và Moldova. Song song, chúng ta sẽ tiếp tục cung cấp cho Ukraine hỗ trợ nhân đạo, quân sự, kinh tế và tài chính mạnh mẽ”

Ông Michel nói, Tây Balkan quan trọng đối với Liên Hiệp Âu Châu, và Liên Hiệp Âu Châu cũng quan trọng đối với Tây Balkan, đồng thời cho biết thêm rằng do đó Liên Hiệp Âu Châu phải tiếp thêm năng lượng cho quá trình mở rộng và thúc đẩy sự hội nhập của các đối tác Tây Balkan của chúng ta. “Chúng tôi sẽ gặp họ trước Hội đồng Âu Châu chính thức của chúng ta,” ông viết.

“Hậu quả của chiến tranh đang được cảm nhận vượt xa khu vực của chúng ta. Nga đang vũ khí hóa nguồn cung cấp lương thực, ăn cắp ngũ cốc, phong tỏa các cảng và biến các vùng đất nông nghiệp của Ukraine thành bãi chiến trường. Điều này ảnh hưởng đến nhiều quốc gia, đặc biệt là ở Phi Châu, có nguy cơ xảy ra nạn đói và bất ổn chính trị, xã hội. Dựa trên những nỗ lực của chúng ta để giúp Ukraine xuất khẩu ngũ cốc, chúng ta sẽ thảo luận thêm về các biện pháp để giải quyết những vấn đề này.”

Michel lưu ý rằng Hội nghị về Tương lai của Âu Châu có sự tham gia của các công dân Âu Châu và đưa ra các đề xuất nhằm cải thiện hoạt động của Liên minh của chúng ta. Tình hình hiện tại đòi hỏi phải có một cuộc thảo luận sâu trong Hội nghị thượng đỉnh Euro, với sự có mặt của Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Âu Châu và Chủ tịch Nhóm Euro.

Vào ngày 17/6, Ủy ban Âu Châu đã đưa ra ý kiến về đơn xin gia nhập Liên Hiệp Âu Châu của Ukraine, Moldova và Georgia. Theo ý kiến sẽ được Hội đồng Âu Châu xem xét vào hai ngày 23 v2 24/6, Ukraine và Moldova đã nhận được triển vọng của Âu Châu và khuyến nghị để có được tư cách ứng viên, cùng với một số nhiệm vụ vẫn chưa được hoàn thành. Ở giai đoạn này, chưa có các bước cụ thể cho Georgia, nhưng con đường rõ ràng của đất nước này là hội nhập Âu Châu.

3. Người Nga tiến dọc theo đường cao tốc Lysychansk - Bakhmut, cuộc đọ súng đang diễn ra tại khu công nghiệp Siverodonetsk

Tại thành phố Siverodonetsk, vùng Luhansk, các trận chiến đang diễn ra trong khu công nghiệp, trong khi quân phòng thủ Ukraine giữ quyền kiểm soát nhà máy Azot.

Thống đốc Luhansk Serhiy Haidai đã cho biết như trên. Theo Ông Serhiy Haidai, tình hình dọc theo mặt trận Luhansk là vô cùng khó khăn do quân đội Nga đã tích lũy đủ lực lượng dự trữ và đang tiến hành một cuộc tấn công quy mô lớn trong khu vực. Ngày nay, tất cả các khu định cư tự do trong khu vực đều nằm dưới làn đạn của quân Nga.

Haidai lưu ý rằng những kẻ xâm lược đang tiến dọc theo đường cao tốc Lysychansk-Bakhmut, trong khi các khu định cư gần đó đang bị địch liên tục tấn công.

“Lysychansk đã phải hứng chịu những đợt pháo kích lớn của Nga suốt cả ngày. Hiện chưa thể xác định được số nạn nhân”

Đồng thời, ông Haidai nhấn mạnh, quân trú phòng Ukraine không bị bao vây vẫn gây tổn thất đáng kể cho đối phương. Ông nói: “Các bệnh viện và nhà xác ở các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng đều chật kín các nhà tử thi”.

Tại khu vực Luhansk, các cuộc đọ súng đang diễn ra tại nhiều ngôi làng xung quanh Siverodonetsk và Lysychansk, trong khi Ukraine mất quyền kiểm soát đối với ngôi làng Metiolkine gần trung tâm khu vực.

4. Những kẻ xâm lược trục xuất 1,2 triệu người Ukraine đến Nga

Những kẻ xâm lược Nga đã trục xuất 1,2 triệu công dân Ukraine sang Nga. Điều này đã được thông báo bởi Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tái hòa nhập các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng tạm thời Iryna Vereshchuk, người đã phát biểu tại một cuộc họp báo tại Trung tâm Truyền thông Ukrinform Ukraine.

“ Tôi có con số tổng cộng có bao nhiêu người bị trục xuất, và nó hơi khác so với số liệu do phía Nga cung cấp. Nhưng bạn hiểu rằng phía Nga không bao giờ nói sự thật… Họ nói rằng đó là khoảng gần 2 triệu người. Thông tin tình báo của chúng tôi cho thấy đó là khoảng 1,2 triệu người,” Vereshchuk nói.

Bà lưu ý rằng 240.000 người bị trục xuất là trẻ em, trong đó có 2.000 trẻ mồ côi. Vereshchuk bày tỏ hy vọng rằng Ukraine sẽ có thể đưa công dân của mình trở về nhà.

5. Biden nói tư cách thành viên Liên Hiệp Âu Châu của Ukraine là 'rất có thể'

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nói rằng “rất có thể” Ukraine sẽ trở thành thành viên đầy đủ của Liên minh Âu Châu.

Ông đã nói điều này vào hôm thứ Hai trong chuyến đi đến Delaware. “Tôi nghĩ đó là điều rất có thể xảy ra”, Biden nói khi được hỏi liệu ông có tự tin rằng Ukraine sẽ gia nhập Liên Hiệp Âu Châu hay không.

Ông Biden cũng cho biết không có khả năng ông sẽ thăm Ukraine trong chuyến công du Âu Châu vào tháng này để tham dự hội nghị thượng đỉnh G7 và NATO. Ông cũng lưu ý rằng ông và chính quyền của mình thường xuyên liên lạc với giới lãnh đạo Ukraine.

Các báo cáo trước đó cho biết Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin đã thăm chính thức Kyiv vào tháng 4.

6. Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine gọi cuộc chiến cho khu vực Luhansk là “rất khó khăn” và “năng động”

Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine Hanna Maliar hôm thứ Hai cho biết “cuộc chiến là rất khó khăn” ở khu vực phía đông Luhansk và việc đưa ra bất kỳ dự đoán nào là “cực kỳ khó khăn” do tính chất “năng động” của cuộc giao tranh.

Cô nói thêm rằng thông tin đang thay đổi nhanh chóng “cứ sau nửa giờ, tình hình sẽ thay đổi.” Bà nói rằng trừ khi các lực lượng Ukraine hoặc Nga kiểm soát hoàn toàn biên giới thị trấn hoặc làng mạc, “không thể nói tình hình hiện nay là gì.”

Về trận chiến giành giật Severodonetsk, Mailar nói rằng cô sẽ không đưa ra bất kỳ dự đoán nào về kết quả của trận chiến giành thành phố chiến lược quan trọng ở vùng Luhansk.

Maliar cũng tiếp tục nói rằng các lực lượng Nga trong khu vực có lợi thế hơn về quân số và vũ khí.