Dân thành Samarita và môn đệ Đức Kitô, cả hai đều ứng xử tương tự nhau. Dân thành Samarita hành xử theo thói thế gian là sự thường, nhưng môn đệ Đức Kitô cũng hành xử theo thói thế gian là điều khác thường. Dân thành muốn Đức Kitô ở lâu trong thành, nhưng Ngài chỉ trú ngụ qua đêm trên đường đi Jerusalem; bởi không được như í muốn, họ không đón nhận Ngài. Bị dân thành từ chối, môn đệ Đức Kitô, Giacôbê và Gioan, cảm thấy Thầy mình bị xúc phạm, các ông nổi đoá, phản ứng bằng cách xin Đức Kitô cho phép để các ông xin lửa từ trời xuống đốt thành. Đức Kitô không hành xử theo thói thế gian, nhưng theo cách của Thiên Chúa. Ngài không những đã không đồng í, còn sửa sai, trách các ông, và bảo các ông sang thành khác.

Phản ứng cách vội vàng thường thiếu đắn đo, suy nghĩ, nên luôn có những hậu quả không lường. Dân thành từ chối đón nhận Đức Kitô, họ bị thua thiệt nặng nề, bởi Đức Kitô không phải đến đón nhận; Ngài đến để ban ơn, và ơn Ngài ban luôn cao trọng hơn nhiều ngàn lần điều người ta mong đợi. Môn đệ Đức Kitô phản ứng vội vàng nên bị khiển trách, Giacôbê và Gioan là môn đệ Đức Kitô một thời gian nhưng các ông chậm hiểu trong việc hành xử theo cách của Thiên Chúa. Các ông biết Đức Kitô làm phép lạ, Ngài là Đấng có quyền. Nếu Ngài không đồng í, các ông không có khả năng thực hiện điều các ông định làm, là sai lửa từ trời xuống đốt thành. Các ông biết Đức Kitô xuống trần gian cứu độ nhân loại, Ngài không diệt trừ, loại bỏ bất cứ ai, nhưng cứu tất cả mọi người. Dân thành Samarita cũng nằm trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa.

Giacôbê và Gioan cũng biết, kẻ tốt, người xấu, thánh nhân và tội đồ, chung sống trong cùng một xã hội. Dùng lửa thiêu đốt toàn thành là giết cả người tốt lành, thánh thiện, trẻ em vô tội sao? Sứ mạng của các ông là rao giảng Tin Mừng, Tin Vui. Hơn nữa không phải tất cả dân thành Samarita là xấu cả đâu. Dụ ngôn người Samarita tốt lành đối xử nhân ái với nạn nhân bị cướp dọc đường trở thành dụ ngôn chung cho toàn thể nhân loại noi gương bắt chước, học theo cách sống yêu thương tha nhân như chính mình. (Lk 10,29tt)

Đi theo Đức Kitô là chấp nhận cả được đón nhận lẫn bị từ chối, loại bỏ. Người ta đón nhận môn đệ cũng đón nhận Tin Mừng, từ chối Tin Mừng người ta cũng từ chối luôn người mang Tin Mừng. Như thế Tin Mừng và người mang Tin Mừng chung vai, sát cánh.

Ba cuộc đối thoại tiếp theo cho thấy, không phải ai cũng chân thành đón nhận Tin Mừng như điều người rao giảng mong muốn. Cả ba trường hợp người đón nhận Tin Mừng đều chần chờ, lừa khứa, tìm cách thoái thác nhẹ nhàng.
Trường hợp thứ nhất, người đó hứa sẽ đi theo bất cứ nơi nào Đức Kitô đi đến (c.57). Đức Kitô đáp lại anh, đi theo Ngài là chấp nhận cuộc sống của người lữ hành, nay đây, mai đó, không có địa chỉ nhất định. Nghe thế anh ta âm thàm rút lui, bởi không hề thấy nhắc đến anh trong cuộc tử nạn của Đức Kitô, ngay cả đứng đàng xa ngó đến, cũng không thấy bóng dáng anh.

Trường hợp thứ hai, người này xin được chôn cất cha trước khi tim theo Đức Kitô. Không rõ cha anh còn sống hay qua đời, chưa chôn cất. Trường hợp cha anh còn sống thì chờ bao lâu? Không thể xác định, bởi giờ chết của cha anh không thể xác định. Nếu mong cha chết sớm để tin theo là điều trái Tin Mừng. Có sự khác biệt về chết. Người thanh niên nói về chết thể xác của cha anh; trong khi Đức kitô nói chết tâm linh, chết phần linh hồn. Từ chối tin theo Đức Kitô chính là chết về tâm linh. Lời Đức Kitô chết trong anh, hay cách khác trái tim anh chết vì tim đó từ chối Tin Mừng. Người thanh niên thứ ba đi theo nhưng đưa ra điều kiện bất thường. Lần đầu tiên Phúc Âm ghi lại sự việc mở tiệc tiễn chân trước khi tin theo Đức Kitô. Tin theo Đức Kitô và tiệc tiễn biệt thứ nào quan trọng hơn? Với Đức Kitô thì việc tin theo, rao giảng Tin Mừng là quan trọng hơn cả. Tin theo, mọi thứ khác Đức Kitô sẽ ban cho. Đức Kitô đáp với anh. Người nông gia chân chính là người cầy ruộng ngay hàng, thẳng lối. Kẻ làm thuê mong chóng hết việc, mau hết giờ nên làm qua loa cho xong việc, qua mặt chủ là coi như xong. Luống cầy không thẳng, cầy sót, cầy đất lấp lên luống chưa cầy cho mau xong việc là công việc người làm thuê thiếu lương tâm. Tin theo Đức Kitô đòi hỏi lòng chân thành, thành thật tự trọng tim, hoàn toàn tự nguyện. Thiếu chân thành thì không thể trở thành môn đệ chân chính. Thực sự hiến thân vì nước trời là mau mắn đáp lại bất cứ khi nào nghe tiếng gọi. Chần chờ, đợi đúng lúc, đúng thời, điều đó không bao giờ đến, bởi cánh đồng truyền giáo, việc rao giảng Tin Mừng, không theo thời vụ.

TiengChuong.org

Pilgrimage

The people at Samaritan village and Jesus' apostles, both reacted in a similar manner when thing didn't go their way. Jesus sent his messengers ahead of him to a Samaritan village. The people there refused to welcome him. Not having their way- the people wanted Jesus to stay, but he was going up to Jerusalem- they rejected him. The apostles James and John reacted in a similar fashion. They felt they were being humiliated and sought Jesus' approval to burn down the town. Jesus acted not in a human way, but a divine way, He corrected His apostles and asked them to move on.

An immediate response often results in regret. We know for sure that rejecting Jesus is a huge loss rather than a gain, because Jesus comes to give, not to take, and whatever Jesus gives is always beyond human expectation. James and John had followed Jesus for sometimes, but they were slow to adapt the divine way. They knew Jesus worked miracles. He had power. Without Jesus' approval, they themselves couldn't call the fire from heaven to burn the town. They were slow to learn that Jesus would exclude no one from his saving mission. His mission was to save, to give life, not to destroy life.

James and John should have know that a human society is a mixed bag, where both good and bad people live together, and their mission was to preach God's way, God's love and mercy, not vengeance. Furthermore, not all Samaritans were rejecting Jesus. The parable of the Good Samaritan becomes the universal model of hospitality for us all (Lk 10,29ff).

Following Jesus means embarking on a journey where both the messengers and their message would experience either being welcomed or rejected. When people make Jesus' messengers welcome; they welcome their message. In this sense, Jesus' messengers and their message become one reality.

The next 'three dialogues' shows a lack of commitment to follow. The first man desired to follow Jesus, saying, 'I will follow you wherever you go' v.57. Jesus replied that following him means to venture a new way of life, a life which has no fixed address. It is a pilgrimage way of life in which some places will make one feel welcome; others will be hostile. Hearing that the man probably changed his mind, because he was nowhere to be seen at the Passion of Jesus. The second and the third man also wanted to follow Jesus but they would do it according to their own agenda. The second man delayed following, because he wanted to bury his father first and then follow. The time for him to follow is unspecified, because it is not clear whether his father was still with him or if he had just passed away? The conversation gives a contrast picture. The second man talked about the sad news and biological death, and burial; Jesus, on the other hand, talked about the spiritual life, everlasting life, and proclaiming the Good News of the kingdom. Death in this context would include spiritual death for those who failed to follow Jesus.

To the third man would have liked to have a formal goodbye for his departure. This is the first time we meet this unusual request. At the time of Jesus, no one had ever had a farewell celebration before the mission. A farewell party and following Jesus, which one is his first priority? When one feels the mission is not his first priority, then he would not be seriously committed to the mission. He is like a hired farmer who just wants to finish the job, regardless for the quality of the job. This attitude would convince no one of the Good News. The commitment to follow requires a single mindedness for the mission. The right moment to response to the call is when one hears the call.