1. Đền thờ Tây Ban Nha nơi Đức Mẹ Fatima hiện ra với Chị Lucía đang rơi vào tình trạng đổ nát
Đền thờ Đức Mẹ Fatima hiện ra ở Pontnticra, Tây Ban Nha, đang trong tình trạng đổ nát. Nơi Đức Mẹ kêu gọi làm việc phạt tạ Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ vào ngày Thứ Bảy đầu tháng trong năm tháng liên tục - cần được tái thiết khẩn cấp để tránh bị đổ nát hoàn toàn.
Cha Luis Manuel Romero, đại biểu của Hội đồng Giám mục Tây Ban Nha phụ trách Đền thờ Chúa hiện ra Pontgeonra, cho biết: “Thật đáng tiếc khi một nơi đặc biệt như vậy lại ở trong tình trạng thế này”.
Các kiến trúc sư đã lên kế hoạch cho dự án trùng tu ngôi đền cho biết gỗ làm mái che đã bị nấm và mục nát do ẩm ướt và rò rỉ nước nên “phải thay đổi cấu trúc và chống thấm”.
Ngoài ra, một công trình kiến trúc phụ “các giá đỡ trên các bức tường đá đã xuống cấp”, đã khiến “mưa rơi bên trong đền thờ”, vị linh mục than thở.
Để giải quyết tình trạng này, Hội đồng Giám mục Tây Ban Nha đã mua lại quyền sở hữu đối với địa điểm, mà cho đến một năm trước đây, thuộc sở hữu của Hiệp hội Tông đồ Thế giới Fatima ở Tây Ban Nha.
Cha Romero nói với ACI Prensa rằng người ta hy vọng giai đoạn đầu tiên của công việc trùng tu “sẽ hoàn thành vào tháng 10”. Điều này bao gồm nhiệm vụ cấp bách nhất, đó là “đặt mái nhà mới và làm lại sàn trong phòng nơi diễn ra các cuộc hiện ra.”
Ngài nói: “Một nhà nguyện sẽ được xây dựng lớn hơn cái hiện có, bao gồm phòng nơi người ta có thể tôn kính Đức Mẹ chính xác ở nơi, vào ngày 10 tháng 12 năm 1925, Đức Trinh Nữ Maria với Hài Nhi Giêsu đã hiện ra với Chị Lucía.
Dự án sửa chữa có chi phí ước tính khoảng 900.000 đô la, trong đó chỉ mới thu được khoảng 200.000 đô la, một số tiền không đủ cho ngay cả giai đoạn đầu tiên của công việc cần được thực hiện. Ngoài ra, 200.000 đô la khác phải được huy động để trả cho các khoản thuế không lường trước được trong ước tính đầu tiên.
Theo ACI Prensa, nếu không thu được tài trợ cho giai đoạn đầu này, dự án sẽ bị chấm dứt.
Hiện tại, nguồn tài trợ đang được tìm kiếm thông qua các tổ chức khác nhau cũng như các tổ chức công như chính quyền vùng Galicia, nhưng cũng có sự hỗ trợ của các nhà hảo tâm tư nhân.
Phần lớn các khoản đóng góp tự nguyện được thu thập thông qua trang web gây quỹ cộng đồng cho đền thờ ở Pontnticra, www.santuariodelasapariciones.org, do một nhóm giáo dân được khuyến khích bởi Cha Javier Siegrist, cha xứ của giáo xứ Holy Christ of Mercy ở Boadilla del Monte. ở Giáo phận Getafe, Tây Ban Nha.
Source:Catholic News Agency
2. Chính phủ Hàn Quốc giúp cải tạo khu tưởng niệm các vị tử đạo Công Giáo
Các nhà chức trách ở thủ đô Hán Thành của Hàn Quốc đã lắp đặt một tấm bảng mới trong quá trình cải tạo Quảng trường Quang Hoa Môn (Gwanghawmun, 광화문), nơi Đức Thánh Cha Phanxicô đã phong chân phước cho 124 vị tử đạo Công Giáo trong chuyến thăm năm 2014.
Tấm bảng mới giải thích ý nghĩa đằng sau việc phong chân phước cho Thánh Phaolô Duẫn Chí Trung (Yun Ji-chung, 정윤지) và 123 bạn tử đạo trong thế kỷ 18 và 19. Tờ Catholic Times của Hàn Quốc đưa tin.
Đức Cha Bênêđíctô Tôn Hi Tông (Hee-Song Son, 베네딕토) Giám Mục Phụ Tá Tổng giáo phận Hán Thành, đồng thời là chủ tịch Ủy ban tôn vinh các thánh tử đạo của Tổng giáo phận, đã phối hợp giám sát quá trình tu bổ với chính quyền Thủ đô Hán Thành.
Thủ tướng Hàn Đức Chu (Han Duck-soo, 한덕수) cho biết ông hy vọng đền thánh sẽ giáo dục cho du khách về lịch sử của dân tộc. Ông nói: “Khu vực nối liền Quảng trường Quang Hoa Môn, Cảnh Phúc Cung (Gyeongbok, 경복궁) và Thanh Hoa Đài (Cheong Wa Dae, 청와대) là trung tâm quan trọng của lịch sử lâu đời, nền văn hóa rực rỡ và dân chủ hóa của chúng ta”
“Tôi dự đoán rằng cùng với Thanh Hoa Đài đã trở thành một địa điểm của công chúng, quảng trường sẽ trở thành một điểm thu hút khách du lịch được mọi người từ khắp nơi trên thế giới thường xuyên lui tới”.
Thanh Hoa Đài thường được biết đến với cái tên Nhà Xanh, nơi ở của tổng thống trước đây. Quảng trường Quang Hoa Môn nằm phía trước Cảnh Phúc Cung, nơi nhiều tín hữu Kitô bị bách hại và giết chết trong thời kỳ cai trị của triều đại Tiên Quốc (Joseon, 조선). Triều đại này đã cai trị Hàn quốc hơn 500 năm, cụ thể là từ năm 1392 đến năm 1910.
Thánh Phaolô Duẫn Chí Trung sinh năm 1759 và qua đời năm 1791; và 123 vị tử vì đạo khác đã bị giết trong thời gian từ năm 1791 đến năm 1888 vì không chịu từ bỏ đức tin của họ.
Ông là người Công Giáo Hàn Quốc đầu tiên bị đàn áp và sát hại khi các vua của triều đại Tiên Quốc bắt đầu một cuộc đàn áp tàn bạo trong những ngày đầu của Kitô giáo trên bán đảo này.
Hồ sơ của Giáo hội Hàn Quốc cho biết có khoảng 8.000 đến 10.000 người Công Giáo đã tử vì đạo vì đức tin của họ trong cuộc đàn áp kéo dài hơn một thế kỷ.
Trong buổi lễ phong chân phước tại Hán Thành vào ngày 16 tháng 8 năm 2014, Đức Thánh Cha Phanxicô đã ca ngợi các vị tử đạo Hàn Quốc vì sự hy sinh cao cả của họ.
“Trong sự quan phòng bí ẩn của Thiên Chúa, đức tin Công Giáo đã không được các nhà truyền giáo mang đến bờ biển Hàn Quốc. Đúng hơn, nó đã đi vào trái tim và khối óc của chính người dân Hàn Quốc.”
124 vị tử đạo chỉ còn một bước nữa là được phong thánh trong Giáo Hội Công Giáo.
Quảng trường Quang Hoa Môn đã được cải tạo, được mở rộng và tân trang lại một phần thành một công viên.
Nơi đây đặt một bức tượng đồng lớn của Vua Thế Tông (Sejong, 세종) ở trung tâm.
Vua Thế Tông sinh năm 1397 và qua đời năm 1450 là vị vua thứ tư của triều đại Tiên Quốc và được ca ngợi là một trong những nhà cai trị vĩ đại nhất trong lịch sử Hàn Quốc.
Quảng trường được cải tạo có diện tích hơn 40.000 mét vuông, hơn gấp đôi so với trước đó là 18.840 mét vuông.
Chính quyền đã trồng mới 5.000 cây xanh, trong đó có 300 cây cao, giúp tăng hiệu quả không gian xanh của quảng trường từ khoảng 2.800m2 lên hơn 9.300m2, giúp che bớt nắng nhiều hơn vào mùa hè.
Source:UCANews
3. Hành hương Đền thánh Đức Mẹ Jasna Gora nhân lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời
Hôm 11 tháng Tám vừa qua, gần 150 tín hữu thuộc giáo phận Kalisz ở miền trung Ba Lan, đã lên đường hành hương bằng xe đạp, trong đó có Đức Cha Lukasz Buzun, Giám Mục Phụ Tá, tiến về Đền thánh Đức Mẹ Jasna Gora.
Đây là lần thứ 21 giáo phận này tổ chức hành hương bằng xe đẹp, tiến qua đường dài hơn 160 cây số. Khi đến Jasna Gora, đoàn này sẽ họp chung với các tín hữu khác tham dự cuộc hành hương thường niên lần thứ 385 bằng cách đi bộ hướng về Đền thánh.
Người khởi xướng cuộc hành hương bằng xe đạp này của giáo phận Kalisz là ông Ireneusz Reder thuộc đoàn Công Giáo tiến hành tại địa phương. Ông kể rằng: tôi đã tổ chức cuộc hành hương xe đạp ở nhiều nơi tại Ba Lan và năm 2000, chúng tôi đến Roma bằng phương tiện này, rồi nảy ra ý tưởng hành hương tại Đền thánh Quốc gia ở Jasna Gora. Sau khi được phép của cha Krzytosztof Ordiziniak, Giám đốc hành hương, cuộc hành hương xe đạp đã được tổ chức, với hai nhóm từ hai địa điểm khác nhau trong giáo phận. Và năm nay là lần thứ tư, Đức Cha Buzun tham gia cuộc hành hương này.
Còn Đức Cha Buzun kể với hãng tin Công Giáo Kai của Ba Lan rằng:
“Từ nhỏ tôi vẫn đạp xe đạp nhưng nay thì ít hơn vì không có nhiều thời giờ. Tôi rất thích các cuộc hành hương này và cố gắng dung hòa hai thực tại khác nhau. Có lần tôi đạp xe 180 cây số và không xuống khỏi xe. Trong khi đi, tôi cầu nguyện cho nhiều ý nguyện, đặc biệt cho giáo phận, để có những linh mục tốt lành thánh thiện, cho các ơn gọi tu tri cho hòa bình tại Ukraine và theo những ý nguyện các tín hữu xin tôi.”
Theo Đức Cha, hành hương chủ yếu là một thời điểm cầu nguyện: “Hành hương mở rộng tâm hồn chúng ta với Chúa. Trong cuộc hành hương, chúng tôi dừng lại vào các thánh đường và cầu nguyện trước Mình Thánh Chúa. Chúng tôi cũng cầu nguyện chung với nhau, lần chuỗi Lòng Thương Xót và đọc kinh chiều.”
Trước khi lên đường, các tín hữu hành hương bằng xe đạp đã tham dự thánh lễ tại nhà nguyện quốc gia thánh Giuse ở Kalisz, do Đức Cha Buzun chủ sự.