1. ĐỊA NGỤC CHIẾN TRANH CỦA TÔI: Tôi đã bị quân đội Nga giam giữ - những kẻ tra tấn của Putin đã chích điện gây tê, thực hiện cuộc hành quyết giả và chích điện hai chiều và một chiều không ngừng nghỉ
Ký giả Adrian Zorzut của tờ The Sun có trụ sở ở London có bài tường trình về những đau khổ một nhân viên cứu trợ của Caritas Anh đã phải chịu. Bài viết có nhan đề “MY WAR HELL I was held captive by Russian troops – Putin’s torturers tasered me, performed mock execution & blasted AC/DC non-stop”, nghĩa là “ĐỊA NGỤC CHIẾN TRANH CỦA TÔI: Tôi đã bị quân đội Nga giam giữ - những kẻ tra tấn của Putin đã chích điện gây tê, thực hiện cuộc hành quyết giả và chích điện hai chiều và một chiều không ngừng nghỉ”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.
Một nhân viên cứu trợ của Caritas Anh đã kể về cuộc tra tấn mà anh ta phải chịu đựng dưới bàn tay của quân đội Nga ở Ukraine - những người đã chích điện gây tê anh ta, thực hiện các vụ hành quyết giả và chích điện hai chiều, một chiều không ngừng nghỉ.
Dylan Healy, 22 tuổi, bị phục kích trong khi thi hành một sứ vụ viện trợ nhân đạo ở Ukraine và bị buộc phải ở nhiều tuần trong phòng giam tồi tàn của Nga, nơi anh ta bị đánh đập và tra tấn hàng ngày.
Anh ta và Paul Urey, 45 tuổi, cũng là một nhân viên cứu trợ đang làm việc với Caritas Ukraine, đang đi từ Odessa đến Zaporizhzhia thì đoàn xe của họ bị chặn lại tại một trạm kiểm soát của Nga và buộc phải quỳ bên vệ đường trong khi lính Nga nổ súng để thực hiện một trò hành quyết giả nhằm dọa cho họ sợ hãi.
Những người Anh dũng cảm, những người đang thực hiện công việc cứu trợ quan trọng, sau đó bị tống vào các phòng giam có kích thước chỉ bằng một tấm nệm và chịu sự tra tấn không thể tả xiết.
Dylan có thể sống sót trong cuộc hoán đổi tù nhân nhưng đáng buồn là anh Paul đã chết dưới tay những kẻ bắt giữ anh ta vào ngày 10 tháng 7.
Dylan, sau khi được trả tự do, nói với Sunday Mirror rằng anh và Paul bị la hét mỗi khi họ ngủ say và thường xuyên bị lôi ra ngoài vào lúc nửa đêm và bị bắn xung quanh trong các vụ hành quyết giả bệnh hoạn.
“Tất cả những gì các tay súng này phải làm là bóp cò và chúng tôi biến mất,” anh nói với tờ báo.
“Chúng tôi đã im lặng. Người lính Nga hỏi chúng tôi xem chúng tôi có bất kỳ lời cuối cùng nào mà chúng tôi chưa nói không. Sau đó anh ta bắn một phát vào bùn, vào giữa hai chúng tôi. Paul đã nói, “Hắn ta bắn trong một cự ly rất gần, chỉ một tích tắc sai lầm là chúng tôi đi đời nhà ma”.
Những kẻ bắt giữ Paul viện dẫn “căng thẳng và lý do y tế” cho cái chết của Paul, nhưng phía Ukraine cho thấy cơ thể của anh ta có dấu hiệu bị tra tấn.
Dylan cho biết anh và Paul đã bắt đầu hành trình 460 dặm từ Odessa đến Zaporizhzhia để giải cứu một bà mẹ và hai đứa trẻ khi họ bị bắt vào tháng Năm.
Họ còn cách điểm đến 30 phút thì bị một lính Nga chặn lại sau khi đi qua một trạm kiểm soát của Nga.
Anh ta và Paul bị yêu cầu rời khỏi xe, bị còng, đội túi lên đầu và đưa đến một nhà tù gần Mariupol.
Họ bị giam trong các phòng giam riêng biệt và bị tra tấn trong nhiều ngày liên tục bởi FSB, tức là cơ quan mật vụ của Nga.
“Không có hoảng sợ, tôi đã cam chịu. Tôi không muốn khóc vì nó sẽ không thay đổi được,” Dylan giải thích.
“Họ hét vào mặt bạn nếu bạn ngủ. Họ đã đánh tôi như cái mền. Họ đặt tôi lên bàn, nhét giẻ vào miệng và đổ nước vào cho đến khi tôi bị sặc”.
“Khi tôi nói chuyện với Paul, anh ấy nói rằng điều này không xảy ra với anh ấy. Họ muốn biết làm thế nào chúng tôi lại đứng sau ranh giới và tại sao - và liệu chúng tôi có phải là gián điệp của Anh hay không.”
“Có những trận đòn thường xuyên, mỗi ngày. Họ có dùi cui cảnh sát kiểu cũ và xương sườn của tôi đã bị gãy”.
Anh cho rằng người Nga có “sự yêu thích cảm giác mạnh” và sẽ cắm những chiếc ngạnh dài vào da của họ.
Hai tuần sau, họ được chuyển đến một nhà tù ở Makiivka, nơi họ được cho bàn chải đánh răng và được phép xem túc cầu - đó cũng là nơi họ gặp những người đồng nghiệp bị bắt là Aiden Aslin và Shaun Pinner.
Họ đã ở đó khi Aiden và Shaun bị kết án tử hình.
“Tôi biết chúng tôi đang ở trong một tình huống tồi tệ và các phán quyết không có gì đáng ngạc nhiên,” Dylan nói.
“Shaun là một người tốt cố gắng và hợp lý hóa mọi thứ. Giống như tôi, anh ấy không thực sự khóc. Chúng tôi đã vượt qua với sự hài hước khuôn mẫu của người Anh”.
Vào ngày 8 tháng 7, Dylan và Paul bị đuổi ra khỏi phòng giam và buộc phải ký vào bản thú tội giả để “giảm thiểu rủi ro cho bản thân”.
Dylan được cho biết anh ta đã nhận 14 năm tù và án tử hình, trong khi Paul phải đối mặt với 7 năm và bị tra tấn trên đường trở về phòng giam của họ.
“Họ đã làm điều gì đó để khiến anh ấy hét lên trong 10 đến 20 giây,” Dylan nói.
“Tôi không nghĩ mình sẽ lại nghe thấy ai đó hét lên như vậy. Đó là lần cuối cùng tôi nhìn thấy Paul còn sống “.
Hai ngày sau, Paul bắt đầu ho và nghẹt thở.
“Tại thời điểm đó, người ta nói, 'Paul đã chết',” Dylan nói.
“Tôi không thể chấp nhận được. Anh ấy là một người bạn rất tốt.”
Vào tháng 9, Dylan đã bị “còng, và bịt miệng” và buộc phải ngồi trên xe cùng 30 người khác trong 18 giờ.
Anh ta lo sợ cuối cùng mình sẽ bị hành quyết và bất ngờ khi thấy mình tại một đường băng của Nga được chào đón bởi các đại diện từ Ả Rập Xê-út, những người nói với anh ta rằng anh ta an toàn.
Anh ta đã được được sang Ả Rập Xê Út đến Heathrow và đoàn tụ với cha mẹ.
Anh ấy vẫn đang phải điều trị về tâm lý và thể lý sau những thử thách của mình.”
2. Độc tài mắng chửi các Đức Giám Mục và cả Đức Giáo Hoàng
Trong một bài diễn văn nóng nảy đánh dấu kỷ niệm 43 năm thành lập lực lượng Cảnh sát Quốc gia, Ortega gọi Giáo Hội Công Giáo là “chế độ độc tài hoàn hảo”.
Tổng thống Nicaragua, Daniel Ortega cáo buộc các nhà lãnh đạo Công Giáo là “một băng nhóm giết người”, tuyên bố rằng các giám mục ở Nicaragua đã kêu gọi những người biểu tình giết ông ta trong các cuộc biểu tình năm 2018. Ông cũng khinh bỉ lời kêu gọi đối thoại trong nước của Đức Thánh Cha Phanxicô.
Trong một bài phát biểu quan trọng đánh dấu kỷ niệm 43 năm thành lập Cảnh sát Quốc gia, Ortega gọi Giáo Hội Công Giáo là “chế độ độc tài hoàn hảo”: “Ai đã bầu chọn các giám mục, giáo hoàng, Hồng Y? Họ nói về dân chủ với thẩm quyền đạo đức nào? Mọi thứ trong Giáo Hội đều bị áp đặt. Đó là một chế độ độc tài, một chế độ độc tài hoàn hảo. Đó là một chế độ chuyên chế, một chế độ chuyên chế hoàn hảo.”
Ortega, người luôn xưng mình là người Công Giáo, đã thắng trong cuộc bầu cử năm 2021 sau khi bỏ tù tất cả các ứng cử viên đối lập. Kể từ đó, chế độ của ông đã đàn áp các linh mục và giám mục đứng ra bảo vệ nhân quyền và các thể chế dân chủ. Trên thực tế, Giáo Hội Công Giáo ở Nicaragua đã trải qua hơn 190 cuộc tấn công và khủng bố, bao gồm vụ hỏa hoạn ở Nhà thờ Managua, trục xuất các nữ tu Thừa Sai Bác ái, cấm tổ chức các buổi lễ lớn và các đám rước truyền thống, và việc quản thúc tại gia liên tục rất bất thường đối với hàng giáo phẩm. Đức Cha Rolando Álvarez, bị tên độc tài cáo buộc phạm “tội ác chống lại tâm linh.” Các linh mục bị bắt cùng với ngài đbị giam giữ trong nhà tù El Chipote, nơi chế độ giam giữ các tù nhân chính trị. Trung tâm Nhân quyền Nicaragua đã nhiều lần tố cáo cơ sở này là một trung tâm tra tấn tâm lý.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói rằng ngài tin chắc rằng đối thoại có thể thiết lập cơ sở cho sự chung sống và giao phó ý định này cho Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, được gọi ở Nicaragua là “Đức Mẹ Thanh khiết nhất”, Purísima.
Đức Giáo Hoàng đã đưa ra lời kêu gọi trên sau khi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật ở Rôma vào ngày 21 tháng 8 vừa qua.
Tôi đang theo dõi sát sao, với sự lo lắng và buồn bã, hoàn cảnh ở Nicaragua liên quan đến con người và các tổ chức. Tôi muốn bày tỏ niềm tin và hy vọng rằng, thông qua một cuộc đối thoại cởi mở và chân thành, cơ sở cho một sự chung sống hòa bình và tôn trọng vẫn có thể được tìm thấy.
Chúng ta hãy cầu xin Chúa, qua sự chuyển cầu của Đức Mẹ Purísima, khơi dậy trong lòng mọi người ý chí cụ thể này.
3. Sứ điệp của Đức Thánh Cha gửi Tổ chức Lương nông Quốc tế
Trong sứ điệp gửi Tổ chức Lương nông Quốc tế, gọi tắt là FAO, hôm 29 tháng Chín vừa qua, nhân Ngày Thế giới chống nạn phung phí lương thực, Đức Thánh Cha Phanxicô tố giác tình trạng bất công xã hội khiến cho khoảng một phần ba dân số thế giới không có đủ lương thực, và ngài kêu gọi thu thập để tái phân phát lương thực, và đừng sản xuất để phung phí.
Trong sứ điệp gửi ông Khuất Đông Ngọc (Qu Dongyu), Tổng giám đốc tổ chức FAO, Đức Thánh Cha nhận định rằng “một vấn đề chúng ta không thể cho phép mình làm ngơ, mà ngày hôm nay muốn nêu bật, đó là nạn phung phí lương thực. Sự phung phí này có nghĩa là phung phí con người. Hiện nay, trong thế giới có sự chênh lệch sâu rộng giữa những người sống trong sung túc thừa thãi, và những người còn phải chịu đau khổ hoặc chết vì đói. Chúng ta không thể chỉ giới hạn vào những lời nói, điều cấp thiết là đáp lại một cách hữu hiệu tiếng kêu xé lòng của những người đói đang đòi hỏi công lý”.
Đức Thánh Cha cũng tố giác rằng “thật là điều đáng xấu hổ khi vứt bỏ thức ăn... Sử dụng thức ăn một cách không thích hợp, phung phí hoặc làm thất thoát chúng, đó là sống theo nền văn hóa ‘dùng rồi vứt bỏ’, tỏ ra không quan tâm đến điều có giá trị cơ bản”.... “Ý thức rằng rất nhiều người không có lương thực thích đáng hoặc không có những phương thế để kiếm lương thực, - vốn là quyền căn bản và ưu tiên của mỗi người, vì thế thật là điều đáng xấu hổ và đáng lo khi thấy lương thực bị vứt bỏ vào thùng rác hoặc bị hư hỏng vì thiếu những phương thế cần thiết để đưa lương thực tới nơi những người cần sử dụng. Do đó, “Chúng ta phải thu thập để tái phân phối, không sản xuất để phung phí. Điều tôi đã nói trong quá khứ và không ngừng nhắc lại: đó là “Phí phạm lương thực có nghĩa là phung phí chính con người!”.
Đức Thánh Cha nêu nhận xét về tình trạng nghịch lý trong thế giới ngày nay, đó là có đủ lương thực trên thế giới để không ai phải đi ngủ với bao tử trống rỗng! Nguồn lương thực được sản xuất trên thế giới quá đủ để nuôi sống tám tỷ người, thế mà nạn đòi vẫn không bị bài trừ. Điều bị thiếu ở đây chính là công bằng xã hội, hay đúng lớn đó là cách thức điều hành việc phân phối tài nguyên và sự phân phát chúng. Ngoài ra, lương thực không thể là đối tượng của nạn đầu cơ. Thật là điều gương mù khi những nhà sản xuất lớn khuyến khích tiêu thụ để họ làm giàu, mà chẳng chú ý tới nhu cầu thực sự của con người. Cần phải chấm dứt nạn đầu cơ lương thực. Chúng ta cần phải ngưng đối xử với lương thực như một món hàng trao đổi giữa thiểu số người, vì lương thực chính là thiện ích căn bản của tất cả mọi người”.
Theo thống kê của tổ chức FAO, hơn ba tỷ người trên thế giới không được lương thực lành mạnh, và khoảng 828 triệu người đói. Vì thế, việc giảm bớt sự phung phí lương thực là điều thiết yếu. Vẫn theo FAO, có tới 17% lương thực, tức là khoảng 900 triệu tấn, bị phung phí trong giai đoạn bán lẻ và do những người tiêu thụ.