Iran đã dẹp bỏ lực lượng cảnh sát đạo đức Hồi Giáo sau hai tháng biểu tình bạo lực chống lại luật Hồi Giáo về khăn trùm đầu khiến 200 người thiệt mạng trong tình trạng bất ổn đẫm máu
Bạo loạn nổ ra trên khắp đất nước sau cái chết của Mahsa Amini, người bị bắt ở thủ đô Tehran và bị cảnh sát đánh đập vì không tuân thủ luật trùm đầu nghiêm ngặt của Iran.
Bạo loạn nổ ra khắp Iran sau khi cô bị cảnh sát đánh đập đến chết
Được biết, cô gái 22 tuổi đã chết vào ngày 16 tháng 9 sau khi bị cảnh sát đạo đức của chế độ đánh tới tấp trước khi bỏ rơi cô ta trong tình trạng hôn mê.
Sự phẫn nộ của công chúng về cái chết của Mahsa đã biến thành một cuộc tắm máu với ít nhất 200 người thiệt mạng trong các cuộc bạo động, theo một cơ quan an ninh hàng đầu của nhà nước.
Cô bị cáo buộc đã bị cảnh sát bắt và đánh đập vì để lộ một số sợi tóc dưới khăn trùm đầu mà phụ nữ Iran bắt buộc phải đội theo luật bất kể người phụ nữ ấy theo Hồi Giáo hay không.
Các cuộc biểu tình đã nổ ra trên toàn quốc sau cái chết của cô khi hàng ngàn công dân chán nản tập hợp chống lại luật pháp nghiêm ngặt.
Những phụ nữ tham gia các cuộc biểu tình đã không đội khăn. Nhiều người thậm chí còn mang khăn ra đốt trên đường phố và chia sẻ video họ xé khăn quàng cổ.
Nhưng sau nhiều tuần bất ổn, người ta hiểu rằng Iran sẽ bãi bỏ lực lượng cảnh sát đạo đức Hồi Giáo để thoát khỏi tình trạng bạo loạn kéo dài.
Hãng thông tấn ISNA dẫn lời Tổng chưởng lý Mohammad Jafar Montazeri cho biết: “Cảnh sát đạo đức không liên quan gì đến cơ quan tư pháp” và đã bị bãi bỏ.
Bình luận của anh ấy được đưa ra tại một hội nghị tôn giáo, nơi anh ấy trả lời một người tham gia đã hỏi “tại sao cảnh sát đạo đức lại bị đóng cửa”.
Cảnh sát đạo đức Hồi Giáo - được biết đến với tên chính thức là Gasht-e Ershad hoặc “Tuần tra hướng dẫn” - được thành lập dưới thời tổng thống theo đường lối cứng rắn Mahmoud Ahmadinejad, để “truyền bá văn hóa khiêm tốn và đoan trang của khăn trùm đầu”.
Các đơn vị bắt đầu tuần tra vào năm 2006.
Biến cố giải tán lực lượng cảnh sát đạo đức Hồi Giáo xảy ra khi Iran tái xét luật hijab hàng chục năm tuổi.
Montazeri nói rằng “cả quốc hội và cơ quan tư pháp đang làm việc về vấn đề có cần thay đổi luật yêu cầu phụ nữ che đầu hay không.
Tổng thống Ebrahim Raisi cho biết trong các bình luận trên truyền hình hôm thứ Bảy rằng các nền cộng hòa và Hồi giáo của Iran đã được củng cố theo hiến pháp “nhưng có những phương pháp thực thi hiến pháp có thể linh hoạt”.
Trước năm 1978, cách ăn mặc của phụ nữ Iran được kể là cấp tiến nhất trong vùng Vịnh và Trung Đông. Nhiều người du học từ Hoa Kỳ và các quốc gia phương Tây đã đưa vào Iran các hình thức thời trang thịnh hành nhất bây giờ.
Cách mạng 1979, sau này được gọi là Cách mạng Hồi giáo, bắt đầu vào tháng Giêng năm 1978 với các cuộc biểu tình lớn đầu tiên chống lại Quốc vương Mohammad Reza Pahlavi. Sau một năm đình công và biểu tình làm tê liệt đất nước và nền kinh tế, Pahlavi trốn sang Hoa Kỳ, và Ruhollah Khomeini sau thời gian lưu vong trở về Tehran vào tháng 2 năm 1979, thành lập chính phủ mới. Sau khi tổ chức trưng cầu dân ý, Iran chính thức trở thành một nước cộng hòa Hồi giáo vào tháng 4 năm 1979. Một cuộc trưng cầu dân ý thứ hai vào tháng 12 năm 1979 đã phê chuẩn một hiến pháp dựa trên luật Hồi Giáo Sharia.
Source:aljazeera.com