Hình ảnh bài Tám Mối Phúc Thật
Vào ngày Chúa Nhật và lễ trọng, người tín hữu Công Giáo trước thánh lễ thường đọc kinh Tám Mối phúc thật. Kinh cầu nguyện này là những lời của Chúa Giêsu Kitô ngày xưa đã rao giảng đầu tiên cùng đám dân chúng kéo đến đến vừa xem và vừa nghe giảng đạo, như thuật viết lại trong phúc âm ( Mt 5,1-12). Và bài giảng này còn được gọi là Hiến chương nước Trời, hay bài giảng trên núi.
Hình ảnh bài giảng này vẽ diễn tả điều gì?
Phúc âm thuật viết lại “ Thấy đám đông, Chúa Giêsu lên núi. Người ngồi xuống…“ ( Mt 5,1).
Thánh sử Mattheo viết rõ nơi chốn Chúa Giêsu giảng ở trên núi. Qua điều này Thánh sử muốn nhắc nhớ đến núi Sinai, nơi ngày xưa Thánh Tiên Tri Mose đã lên nhận bản 10 điều răn của Thiên Chúa cho dân Israel.
Sự nhắc nhớ này ở ngay phần đầu bài tường thuật bài giảng Tám mối phúc thật: Nơi đây ở ngọn núi đoàn dân mới của Thiên Chúa tụ họp.
Và cung cách ngồi xuống giảng của Chúa Giêsu làm rõ nét truyền thống một Thầy Rabbi của Do Thái, khi giảng vẫn ngồi. Chúa Giêsu rao giảng tôn trọng truyền thống Cựu Ước. Những lời giảng dậy chất chứa nội dung kinh thánh Cựu ước. Nhưng dẫu vậy đó là những lời kinh thánh thời Tân ước.
Chúa Giêsu bắt đầu bài giảng không với chuỗi những đòi hỏi “Con phải…”, nhưng là lời khuyến khích tâm hồn suy nghĩ nảy sinh sáng kiến dẫn đưa đến lòng ăn năn thay đổi cung cách sống với những ca ngợi chúc phúc.
Bài giảng của Ngài có tám lần ( Mt 5,3.-10.) với lời “Phúc cho…” Và lần 9. ( Mt 5,11.) Phúc thay cho anh em nói thẳng trực tiếp tới người nghe Ngài giảng.
Lời chúc ” Phúc thay” ẩn chứa gói ghém tâm tình lời chân thành cầu chúc sự hạnh phúc điều may lành tốt đẹp!
Những lời chúc phúc “ phúc thay” của bài giảng Tám mối phúc thật của Chúa Giêsu không chỉ trái ngược với sự cảm nhận suy nghĩ thời cổ xa xưa, nhưng cũng cả với trí khôn suy nghĩ lành mạnh bình thường nữa. Không chỉ người giầu có, người khoẻ mạnh, người quyền thế cao sang được ca ngợi chúc phúc, nhưng còn cả người nghèo hèn, người đói khát thiếu thốn, người đau buồn, người bị ghét bỏ áp bức, người bị khinh khi ruồng bỏ.
Vậy phải hiểu thế nào?
Trong thực tế đời sống hằng ngày vào các giai đoạn thời đại trên trần gian, đời sống diễn ra rất khác trái ngược nhau: Sức mạnh của quyền hành, của tiền bạc vật chất thắng lướt trên tay ! Người yếu kém cô thế bị đẩy sang một bên ra ngoài bìa bên lề…
Thật là một bức tranh thảm thương đau buồn cho người nghèo hèn yếu kém cô thế!
Văn hào người Anh Gilbert Keith Cheleston có lần suy tư về Bài giảng trên núi, đã có cảm nhận: “ Đọc bài giảng trên núi lần thứ nhất, người ta có cảm tưởng tất cả được đặt đảo lộn lên hết trên đầu!”.
Bài giảng đưa ra những lời ca ngợi chúc phúc như một thách đố giá trị luân lưu trong xã hội về công việc làm ăn sinh sống và về dòng tiêu thụ. Những lời đó vẽ ra một hình ảnh ngược với hình ảnh trần thế hiện tại: Hình ảnh bức tranh nước Thiên Chúa.
Những ca ngợi chúc phúc trong bài giảng trên núi đưa hướng tầm nhìn đến thời sau cùng của trần thế, đến đích điểm một trời mới đất mới, nơi đó sự công bằng chính trực ngự trị.
Nước Thiên Chúa xuất hiện trong ánh sáng mới: sự nghèo đói, chiến tranh, sự bất công bị xóa bỏ. Như vậy phải chăng là một hình ảnh yên ủi cho an tâm chịu đựng vượt qua đau khổ thử thách trong đời sống?
Không, những ca ngợi chúc phúc của bài giàng trên núi còn nhiều hơn những hình ảnh về niềm hy vọng gây niềm an ủi phấn khởi cho con người trong thung lũng nước mắt trần thế không mang đến sự bình an cho đời sống.
Những chúc phúc của bài giảng gợi lên sự khao khát ngưỡng vọng mong muốn đạt tới một thế giới khác bên Thiên Chúa: thế giới bình an, thế giới công bình chính trực.
Sự bình an hạnh phúc của con người là trung tâm trái tim tình yêu của Chúa Giêsu Kitô. Chính vì thế Ngài đã chiết giải trong bản hiến chương nước trời: Tám mối phúc thật.
Nó xem ra trái ngược với thực tế mạnh được yếu thua trong đời sống trên trần gian. Nhưng sự bình an ở đời này và nhất là ở đời sau là điều quan trọng hơn tất cả, mà con người luôn phải kiến tạo xây dựng. Bài giảng tám mối phúc thật nêu ra những hướng dẫn cho đời sống đi tìm hạnh phúc bình an hôm nay ngày mai.
Tất cả bắt đầu với hai bàn tay không trước mặt Thiên Chúa từ khi thành hình hài sự sống, rồi sinh ra mở mắt chào đời cho đến ngày sau cùng đời sống trên trần gian, như Martin Luther đã có tâm tình xác tín: Chúng ta là người hành khất!
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Vào ngày Chúa Nhật và lễ trọng, người tín hữu Công Giáo trước thánh lễ thường đọc kinh Tám Mối phúc thật. Kinh cầu nguyện này là những lời của Chúa Giêsu Kitô ngày xưa đã rao giảng đầu tiên cùng đám dân chúng kéo đến đến vừa xem và vừa nghe giảng đạo, như thuật viết lại trong phúc âm ( Mt 5,1-12). Và bài giảng này còn được gọi là Hiến chương nước Trời, hay bài giảng trên núi.
Hình ảnh bài giảng này vẽ diễn tả điều gì?
Phúc âm thuật viết lại “ Thấy đám đông, Chúa Giêsu lên núi. Người ngồi xuống…“ ( Mt 5,1).
Thánh sử Mattheo viết rõ nơi chốn Chúa Giêsu giảng ở trên núi. Qua điều này Thánh sử muốn nhắc nhớ đến núi Sinai, nơi ngày xưa Thánh Tiên Tri Mose đã lên nhận bản 10 điều răn của Thiên Chúa cho dân Israel.
Sự nhắc nhớ này ở ngay phần đầu bài tường thuật bài giảng Tám mối phúc thật: Nơi đây ở ngọn núi đoàn dân mới của Thiên Chúa tụ họp.
Và cung cách ngồi xuống giảng của Chúa Giêsu làm rõ nét truyền thống một Thầy Rabbi của Do Thái, khi giảng vẫn ngồi. Chúa Giêsu rao giảng tôn trọng truyền thống Cựu Ước. Những lời giảng dậy chất chứa nội dung kinh thánh Cựu ước. Nhưng dẫu vậy đó là những lời kinh thánh thời Tân ước.
Chúa Giêsu bắt đầu bài giảng không với chuỗi những đòi hỏi “Con phải…”, nhưng là lời khuyến khích tâm hồn suy nghĩ nảy sinh sáng kiến dẫn đưa đến lòng ăn năn thay đổi cung cách sống với những ca ngợi chúc phúc.
Bài giảng của Ngài có tám lần ( Mt 5,3.-10.) với lời “Phúc cho…” Và lần 9. ( Mt 5,11.) Phúc thay cho anh em nói thẳng trực tiếp tới người nghe Ngài giảng.
Lời chúc ” Phúc thay” ẩn chứa gói ghém tâm tình lời chân thành cầu chúc sự hạnh phúc điều may lành tốt đẹp!
Những lời chúc phúc “ phúc thay” của bài giảng Tám mối phúc thật của Chúa Giêsu không chỉ trái ngược với sự cảm nhận suy nghĩ thời cổ xa xưa, nhưng cũng cả với trí khôn suy nghĩ lành mạnh bình thường nữa. Không chỉ người giầu có, người khoẻ mạnh, người quyền thế cao sang được ca ngợi chúc phúc, nhưng còn cả người nghèo hèn, người đói khát thiếu thốn, người đau buồn, người bị ghét bỏ áp bức, người bị khinh khi ruồng bỏ.
Vậy phải hiểu thế nào?
Trong thực tế đời sống hằng ngày vào các giai đoạn thời đại trên trần gian, đời sống diễn ra rất khác trái ngược nhau: Sức mạnh của quyền hành, của tiền bạc vật chất thắng lướt trên tay ! Người yếu kém cô thế bị đẩy sang một bên ra ngoài bìa bên lề…
Thật là một bức tranh thảm thương đau buồn cho người nghèo hèn yếu kém cô thế!
Văn hào người Anh Gilbert Keith Cheleston có lần suy tư về Bài giảng trên núi, đã có cảm nhận: “ Đọc bài giảng trên núi lần thứ nhất, người ta có cảm tưởng tất cả được đặt đảo lộn lên hết trên đầu!”.
Bài giảng đưa ra những lời ca ngợi chúc phúc như một thách đố giá trị luân lưu trong xã hội về công việc làm ăn sinh sống và về dòng tiêu thụ. Những lời đó vẽ ra một hình ảnh ngược với hình ảnh trần thế hiện tại: Hình ảnh bức tranh nước Thiên Chúa.
Những ca ngợi chúc phúc trong bài giảng trên núi đưa hướng tầm nhìn đến thời sau cùng của trần thế, đến đích điểm một trời mới đất mới, nơi đó sự công bằng chính trực ngự trị.
Nước Thiên Chúa xuất hiện trong ánh sáng mới: sự nghèo đói, chiến tranh, sự bất công bị xóa bỏ. Như vậy phải chăng là một hình ảnh yên ủi cho an tâm chịu đựng vượt qua đau khổ thử thách trong đời sống?
Không, những ca ngợi chúc phúc của bài giàng trên núi còn nhiều hơn những hình ảnh về niềm hy vọng gây niềm an ủi phấn khởi cho con người trong thung lũng nước mắt trần thế không mang đến sự bình an cho đời sống.
Những chúc phúc của bài giảng gợi lên sự khao khát ngưỡng vọng mong muốn đạt tới một thế giới khác bên Thiên Chúa: thế giới bình an, thế giới công bình chính trực.
Sự bình an hạnh phúc của con người là trung tâm trái tim tình yêu của Chúa Giêsu Kitô. Chính vì thế Ngài đã chiết giải trong bản hiến chương nước trời: Tám mối phúc thật.
Nó xem ra trái ngược với thực tế mạnh được yếu thua trong đời sống trên trần gian. Nhưng sự bình an ở đời này và nhất là ở đời sau là điều quan trọng hơn tất cả, mà con người luôn phải kiến tạo xây dựng. Bài giảng tám mối phúc thật nêu ra những hướng dẫn cho đời sống đi tìm hạnh phúc bình an hôm nay ngày mai.
Tất cả bắt đầu với hai bàn tay không trước mặt Thiên Chúa từ khi thành hình hài sự sống, rồi sinh ra mở mắt chào đời cho đến ngày sau cùng đời sống trên trần gian, như Martin Luther đã có tâm tình xác tín: Chúng ta là người hành khất!
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long