□ Nguyễn Trung Tây
Không Là Ai! Cũng Chẳng Sao!
Người thời hậu hiện đại đã quá quen thuộc với những khẩu hiệu bắt đầu bằng động từ “to be” ở dạng mệnh lệnh: “be successful/trở thành người thành công, be rich/trở thành người giàu có, be the voice/trở thành người có tiếng nói, be leader/trở thành nhà lãnh đạo.” Mẫu số chung của những câu nói “trở thành” vừa liệt kê chính là: “hãy trở thành một ai đó.” Một mặt, “trở thành ai đó” là chìa khóa đo lường mức độ thành công của mỗi cá nhân. Mặt khác, “không là ai cả” là một chuẩn mực để nhận dạng một người thất bại trong xã hội. Triết lý khôn ngoan cũng xác nhận chuẩn mực xã hội này, “Những người có phúc là những người thành công.” Bởi thế, không có gì ngạc nhiên khi mọi người ở mọi lứa tuổi của mọi thế hệ đã cố gắng hết sức để trở thành một người nào đó. Ngay cả nếu người thành công này đã thành công, bởi cái giá mà một người nào đó trên trần gian đã phải trả. Từ ngày đầu tiên cho đến ngày cuối cùng của thế giới, trở thành một ai đó sẽ tiếp tục là một chuẩn mực, hoặc một “sự thật” không ai muốn chối từ.
Nhưng, thật bất ngờ, Đức Giêsu xuất hiện. Ngài tuyên bố một điều ngược lại:
“Phúc cho ai có tâm hồn nghèo khó. Phúc cho ai than khóc. Phúc cho ai đói khát…” (Matt 5:1-12).
Đức Giêsu trong bài Tin Mừng Matthew 5 đang ca ngợi thân phận những kẻ vô danh, những người thất bại, những người không là ai trong xã hội.
Sau khi đến Mỹ vào năm 1984, người viết đã từng làm phu quét sàn nhà vào ban đêm cho những câu lạc bộ đêm ở San Jose, California. Thời đó, để kiếm những đồng tiền cho một cuộc sống mới trên vùng đất mới, người mới tới đã quét dọn nhiều sàn nhà chứa đầy những thứ nôn mửa của khách hàng. Rõ ràng người viết hồi đó chỉ là một người lao công quét rác sàn nhà.
Ngày tác giả rời Melbourne dọn vô sa mạc Úc Châu, ngày hôm đó trong đôi mắt trần gian, cá nhân tác giả đã bị giáng cấp. Từ một người nào đó dạy học tại Divine Word College ở Box Hill, Melbourne, người viết trở thành một kẻ vô danh, sống giữa những người bị xã hội đóng dấu là Thổ dân, những người không có tiếng nói trong sa mạc.
Thế đấy! Nhưng, bởi là một người phu quét rác, rác người và rác đời, tác giả đã học cách đánh giá cao và tôn trọng cuộc sống của chính mình cũng như của tất cả mọi người mà cá nhân gặp gỡ trên đường nhân thế.
Bởi đã phục vụ những người không có tiếng nói ở sa mạc Úc Châu, giống như Thánh Phanxicô Assisi đã gặp Chúa trong một nhà nguyện đổ nát, người viết đã gặp Chúa trong một bình nguyên rộng lớn tên gọi sa mạc Úc Châu, qua khuôn mặt của Thổ Dân Úc Châu, những người bị trần gian đánh giá tầm thường.
Trong mắt Đức Giêsu, những người có phúc là những người bị xếp vào hạng không có thứ hạng theo tiêu chuẩn của loài người.
Trong mắt Đức Giêsu, những người được chúc phúc là những người có tinh thần nghèo khó, những người than khóc, những người đói khát, những người biết thương xót, những người bị bách hại. Dù là hiện thân của người không có tiếng nói, dù trong con mắt trần gian, họ là người thất bại. Nhưng trong con mắt của Đức Giêsu, họ được chúc phúc, vì họ được thừa hưởng Nước Trời, họ được an ủi, họ nhận được Thiên Chúa làm gia nghiệp, họ sẽ được no nê phúc lộc thiên đàng, họ sẽ được thương xót, họ sẽ thấy Thiên Chúa, họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa. Nói tóm lại, những người “không là ai cả” đã trở thành những người được chúc phúc tràn đầy bởi Thiên Chúa.
Lời tuyên bố của Đức Giêsu trong Phúc Thật Tám Mối khá rõ ràng. Nếu tôi “không là ai cả,” cũng chẳng sao. Bởi vào lúc bị xua đẩy sang bên lề xã hội, giây phút đó cá nhân gặp được Thiên Chúa, giây phút đó một người nhận được lời chúc phúc từ trời cao.
Đại dịch Covid 19 đến một cách bất ngờ. Không ai trên trái đất vào tháng 12 năm 2019 có thể ngờ rằng vi khuẩn Coronavirus chủng mới, một chủng vô hình có khả năng đánh bại loài người, một chủng vô hình. Không ai trên thế giới vào tháng 1 năm 2020 có thể tưởng tượng rằng virus chết người dư thừa khả năng đẩy loài người vào bóng tối, biến họ trở thành những người không còn tiếng nói. Tuy nhiên, kể từ khi bị trở thành người câm, nhân loại gặp Thiên Chúa thường xuyên hơn trong thời gian bị nhốt trong bốn bức tường tư gia. Đây chính là điều mà thánh Paul Tông đồ tuyên bố, “Tôi yếu đuối, nhưng tôi trở nên mạnh mẽ trong Đấng Kitô” (2Corin 12:9). Ý ngài muốn nói, “Tôi chẳng là ai cả, nhưng tôi trở thành người được chúc phúc trọn vẹn trong Đức Giêsu Kitô.”
Tôi không là ai cũng được! Xin được nhắc lại, không là ai trong lăng kiếng của trần gian cũng chẳng sao. Dưới ánh nhìn của Đức Giêsu, qua Tám Mối Phúc Thật, tôi không là ai chính là người được chúc phúc. Thật ra, tôi hạnh phúc tràn lan!□
(Trích Suy Niệm Ta Thương Tổn Ta)
Không Là Ai! Cũng Chẳng Sao!
Người thời hậu hiện đại đã quá quen thuộc với những khẩu hiệu bắt đầu bằng động từ “to be” ở dạng mệnh lệnh: “be successful/trở thành người thành công, be rich/trở thành người giàu có, be the voice/trở thành người có tiếng nói, be leader/trở thành nhà lãnh đạo.” Mẫu số chung của những câu nói “trở thành” vừa liệt kê chính là: “hãy trở thành một ai đó.” Một mặt, “trở thành ai đó” là chìa khóa đo lường mức độ thành công của mỗi cá nhân. Mặt khác, “không là ai cả” là một chuẩn mực để nhận dạng một người thất bại trong xã hội. Triết lý khôn ngoan cũng xác nhận chuẩn mực xã hội này, “Những người có phúc là những người thành công.” Bởi thế, không có gì ngạc nhiên khi mọi người ở mọi lứa tuổi của mọi thế hệ đã cố gắng hết sức để trở thành một người nào đó. Ngay cả nếu người thành công này đã thành công, bởi cái giá mà một người nào đó trên trần gian đã phải trả. Từ ngày đầu tiên cho đến ngày cuối cùng của thế giới, trở thành một ai đó sẽ tiếp tục là một chuẩn mực, hoặc một “sự thật” không ai muốn chối từ.
Nhưng, thật bất ngờ, Đức Giêsu xuất hiện. Ngài tuyên bố một điều ngược lại:
“Phúc cho ai có tâm hồn nghèo khó. Phúc cho ai than khóc. Phúc cho ai đói khát…” (Matt 5:1-12).
Đức Giêsu trong bài Tin Mừng Matthew 5 đang ca ngợi thân phận những kẻ vô danh, những người thất bại, những người không là ai trong xã hội.
Sau khi đến Mỹ vào năm 1984, người viết đã từng làm phu quét sàn nhà vào ban đêm cho những câu lạc bộ đêm ở San Jose, California. Thời đó, để kiếm những đồng tiền cho một cuộc sống mới trên vùng đất mới, người mới tới đã quét dọn nhiều sàn nhà chứa đầy những thứ nôn mửa của khách hàng. Rõ ràng người viết hồi đó chỉ là một người lao công quét rác sàn nhà.
Ngày tác giả rời Melbourne dọn vô sa mạc Úc Châu, ngày hôm đó trong đôi mắt trần gian, cá nhân tác giả đã bị giáng cấp. Từ một người nào đó dạy học tại Divine Word College ở Box Hill, Melbourne, người viết trở thành một kẻ vô danh, sống giữa những người bị xã hội đóng dấu là Thổ dân, những người không có tiếng nói trong sa mạc.
Thế đấy! Nhưng, bởi là một người phu quét rác, rác người và rác đời, tác giả đã học cách đánh giá cao và tôn trọng cuộc sống của chính mình cũng như của tất cả mọi người mà cá nhân gặp gỡ trên đường nhân thế.
Bởi đã phục vụ những người không có tiếng nói ở sa mạc Úc Châu, giống như Thánh Phanxicô Assisi đã gặp Chúa trong một nhà nguyện đổ nát, người viết đã gặp Chúa trong một bình nguyên rộng lớn tên gọi sa mạc Úc Châu, qua khuôn mặt của Thổ Dân Úc Châu, những người bị trần gian đánh giá tầm thường.
Trong mắt Đức Giêsu, những người có phúc là những người bị xếp vào hạng không có thứ hạng theo tiêu chuẩn của loài người.
Trong mắt Đức Giêsu, những người được chúc phúc là những người có tinh thần nghèo khó, những người than khóc, những người đói khát, những người biết thương xót, những người bị bách hại. Dù là hiện thân của người không có tiếng nói, dù trong con mắt trần gian, họ là người thất bại. Nhưng trong con mắt của Đức Giêsu, họ được chúc phúc, vì họ được thừa hưởng Nước Trời, họ được an ủi, họ nhận được Thiên Chúa làm gia nghiệp, họ sẽ được no nê phúc lộc thiên đàng, họ sẽ được thương xót, họ sẽ thấy Thiên Chúa, họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa. Nói tóm lại, những người “không là ai cả” đã trở thành những người được chúc phúc tràn đầy bởi Thiên Chúa.
Lời tuyên bố của Đức Giêsu trong Phúc Thật Tám Mối khá rõ ràng. Nếu tôi “không là ai cả,” cũng chẳng sao. Bởi vào lúc bị xua đẩy sang bên lề xã hội, giây phút đó cá nhân gặp được Thiên Chúa, giây phút đó một người nhận được lời chúc phúc từ trời cao.
Đại dịch Covid 19 đến một cách bất ngờ. Không ai trên trái đất vào tháng 12 năm 2019 có thể ngờ rằng vi khuẩn Coronavirus chủng mới, một chủng vô hình có khả năng đánh bại loài người, một chủng vô hình. Không ai trên thế giới vào tháng 1 năm 2020 có thể tưởng tượng rằng virus chết người dư thừa khả năng đẩy loài người vào bóng tối, biến họ trở thành những người không còn tiếng nói. Tuy nhiên, kể từ khi bị trở thành người câm, nhân loại gặp Thiên Chúa thường xuyên hơn trong thời gian bị nhốt trong bốn bức tường tư gia. Đây chính là điều mà thánh Paul Tông đồ tuyên bố, “Tôi yếu đuối, nhưng tôi trở nên mạnh mẽ trong Đấng Kitô” (2Corin 12:9). Ý ngài muốn nói, “Tôi chẳng là ai cả, nhưng tôi trở thành người được chúc phúc trọn vẹn trong Đức Giêsu Kitô.”
Tôi không là ai cũng được! Xin được nhắc lại, không là ai trong lăng kiếng của trần gian cũng chẳng sao. Dưới ánh nhìn của Đức Giêsu, qua Tám Mối Phúc Thật, tôi không là ai chính là người được chúc phúc. Thật ra, tôi hạnh phúc tràn lan!□
(Trích Suy Niệm Ta Thương Tổn Ta)