1. Âm Thầm Sống Trong Chúa
Ngày lễ thánh Giuse, giáo xứ Vinh Sơn 3 của chúng tôi cũng mừng kính thánh Giuse như nhiều nơi khác. Chúng tôi cũng đi rước kiệu và dự thánh lễ cách trang trọng. Bài giảng có tường thuật lại vài biến cố trong cuộc đời thánh Cả Giuse; nếu bài giảng nào xoáy sâu vào các biến cố ấy, trưng ra được thông điệp cho quí ông gia trưởng và nêu được kinh nghiệm đời thường giúp quí ông mạnh mẽ và bao dung trong các biến cố của đời sống thì...hay hơn nữa!
Sau thánh lễ, chúng tôi không dự tiệc mừng vì đang bị đau mà chỉ hiệp thông trong lời cầu nguyện. Song về đến nhà, chúng tôi bâng khâng vui vẻ về thánh Giuse thế này: Trong ba năm Đức Giêsu đi rao giảng, ông thánh có quan tâm nhóm của con mình đi đến đâu, làm những gì, có an toàn hay không, hiệu quả công việc mà nhóm của con mình đang làm hay không?
Xem Hình
Đó là những việc mà các ông bố đời thường hay chú ý! Lúc con thành công, những người cha hân hoan hạnh phúc, dẫu có được phần hay không! Khi con thất bại nặng nề, nỗi đau lan sang đấng sinh thành cũng đầm đìa, chan chứa. Bỏ qua lăng kính triết học và thần học của Kinh Thánh, trong tâm tư người giáo dân, chúng tôi nghĩ, khi Đức Giêsu trưởng thành thì người cha nuôi đã qua đời; ông đã sống bên cạnh chàng trai Giêsu nhiều năm, trong ân sủng và tương quan thiêng liêng; tư cách làm người và bản tính Thiên Chúa ẩn giấu trong người con Giêsu làm ông có được niềm hạnh phúc tuyệt vời trong đời thường và ông đã hoàn thành vai trò người cha, rõ ràng ông đã âm thầm sống trong Chúa. Mà cuộc sống như thế làm người ta không màng tới của cải bất chính, danh vọng hão huyền, tham vọng thống trị... Dường như Thiên Chúa muốn thánh Giuse xuất hiện với hình ảnh người cha mẫu mực, trong chương trình cứu độ, với nét riên là một hành trình âm thầm, là đủ!
Trong đời sống hiện nay, khi vật chất có vị trí đáng gờm, khi sự nhẫn tâm khá quen thuộc, mối tương quan giữa người với người rất thực dụng, giả trá... thì việc “âm thầm sống trong Chúa” thì thật khó biết bao!
2. TƯƠNG QUAN
“Vì cây dây cuốn”, chúng tôi quen với một tu sĩ còn trẻ, sống rất đơn sơ theo linh đạo của dòng. Một người trong chúng tôi đến cộng đoàn của thầy để xin lễ, thế nên mới biết và khám phá về một cộng đoàn qua một lời thổ lộ: “Cộng đoàn chúng con ở Sài gòn này có mấy chục người, đa số còn trẻ và đang tu tập; ai tặng thứ gì chúng con cũng nhận. Có khi là một sọt rau, thùng bánh, tép khô, bầu bí...”. Vốn chân tình, thế là chúng tôi thỉnh thoảng mang tặng quí thầy những món ăn rất dân giã... và một niềm vui trầm lắng cứ len vào lòng.
Cha phụ trách xúc động có ý muốn mời chúng tôi tham dự một bữa ăn chung trong cộng đoàn. Một ngày, chúng tôi mạo muội thưa rằng: “Chúng con đi đâu, gặp gỡ ai, tham dự sự kiện gì cũng ghi nhận sự việc, rồi viết thành bài, kèm hình ảnh, đăng trên Truyền Thông Công Giáo, cha có đồng ý không khi mời chúng con?”
Vị tu sĩ đã trưởng thành trong sứ vụ linh mục trả lời: “Chúng em sống đơn sơ, kín đáo lắm, không xuất hiện trên website như thế đâu ạ!” Chúng tôi trả lời: “Thưa vâng, chúng con xin trân trọng ý kiến của Cha”. Và từ đấy, mối tương quan giữa chúng tôi cũng “âm thầm trong Chúa” mà thôi.
Trường hợp khác, một thầy dòng mới quen, gửi lời mời qua Zalo cho chúng tôi, thầy mời tham gia Hội Bảo Trợ Ơn Gọi do dòng tu của thầy tổ chức. Chúng tôi đồng ý ngay vì số tiền bảo trợ tính ra một năm rất ít so với mức sống người Sài Gòn. Chúng tôi muốn giới thiệu Hội Bảo Trợ Ơn Gọi này trên Truyền Thông Công Giáo nhưng thầy cũng nhẹ nhàng thưa lại: “Hội dòng chúng con mới có mặt ở Việt Nam mười tám năm nay, chúng con nhỏ bé lắm, thôi để dịp khác, cô nhé!” Chúng tôi vẫn vui vẻ: “Quí cha, quí thầy cũng “âm thầm sống trong Chúa” hén!”
Ngược lại, chiêm niệm và hoạt động khác hẳn nhau, thế nên, có những dòng tu, phải "tung bước chân” mà rao giảng Tin Mừng, công khai đến với lương dân... Có một cha dòng, trên đường về quê thăm mẹ, ghé thăm nhà chúng tôi, cha nói: “Cô cứ đăng hình em thoải mái, chẳng sao cả!”. Tôi hỏi: “Cha có cần tủ sách không?”. Khi trả lời, khuôn mặt cha hơi tức tức: “Mẻ bà.... mua sách quá trời mà mấy đứa thiếu nhi có thèm đọc đâu, chỉ ham quẹt quẹt điện thoại không hà!”. Chúng tôi cười vang cả nhà. Cha là cộng tác viên của Nhóm chúng tôi, đi công tác được vài lần thì đã vào nhà dòng rồi.
Hội Thánh Chúa ở trần gian phát triển thật tốt đẹp, trăm hoa đua nở, ngàn mầm cây xanh tươi, hàng triệu việc làm tốt đẹp đang được thực thi từ Tin Mừng của Chúa Kitô; mặc kệ dòng đời ngoài kia, sạn sỏi có “sục sạo” bên dưới những bước chân đang hăng say rao giảng Tin Mừng.
3. BẺ VÀ CHIA
Sắp đến ngày kỷ niệm Chúa lập phép Thánh Thể, chúng tôi bồi hồi xúc động trở lại nhà tạm để tham dự giờ chầu hằng ngày. Khi dịch Covid bắt đầu bùng phát và nguy cơ lây lan trong cộng đồng, chúng tôi chỉ đọc kinh ở nhà. Thế mà đã ba năm trôi qua. Ngồi đối diện với Thánh Thể Chúa, đố ai dám để lòng mình cong queo, đố ai dám có những mưu toan hiểm ác, đó ai dám trí trá về cuộc đời mình? Trước Thánh Thể của Đức Kitô, chỉ có sự sám hối ẩn chứa hổ thẹn, chỉ có sự yếu đuối chứa đựng chút van xin, chỉ có sự trông mong và hy vọng! Từ những yếu tố này, lòng người Kitô hữu thường “bật lên” sự sẻ chia sau lời cầu nguyện, đúng với hành vi “bẻ ra” của Đức Giêsu trước khi tạm biệt trần thế trong sự lưu luyến người thân.
Vào Mùa Chay, chúng tôi thường đi bộ một quãng đường, từ nhà ra phố chợ. Trên quãng đường đó, bạn mới có thể gặp được người kiếm sống trên hè phố, người đang lang thang xin ăn, người trung niên ngồi chờ từng cuốc xe ôm, hay một cụ già bưng bê để rao bán món gì đó.... Ngày trước, khi cho người kiếm sống bên vỉa hè, tôi chỉ gọi lại và cho, đó là thao tác một chiều. Bây giờ, phải thao tác hai chiều, đó là tôi “xin phép” người cùng khổ ấy trước khi cho. Xin mời quan sát cách chúng tôi gặp gỡ người nghèo: “Chào anh, tôi muốn biếu anh bữa cơm trưa hôm nay được không? Đây là năm chục ngàn đồng?”. Đợi có sự đồng ý, chúng tôi mới trao và thường nhận lại câu này: “Dạ, cảm ơn cô!”. Lời xin phép của tôi có thể là: “Từ sáng đến giờ, anh chạy được mấy cuốc xe ôm rồi? Tôi muốn tặng anh hai lít xăng, được không?. “Dạ, sau Tết ế lắm, cô cho thì em cảm ơn nhiều!”. Cái “thao tác hai chiều” làm chúng tôi yên tâm giữa người cho và người nhận.
Mùa Chay, người người làm việc bác ái, nhà nhà làm việc sẻ chia trong cộng đoàn. Cho ít cho nhiều, âm thầm hay nêu gương thì đều tốt lành cả, miễn là có “bẻ ra” là được! Nhiều người làm những việc bác ái to lớn, chắc là sẽ được chỗ “ngon” trên Nước Trời, còn chúng tôi chỉ làm những việc nhỏ bé thôi, sau này được ở “vùng ngoại ô” của Thiên Đàng cũng quí lắm rồi!
Từ khi “có tuổi”, tôi ít đi công tác xã hội bằng xe, thế nên tôi mới tạo một “màng lưới mỏng”, nhờ những người đáng tin cậy (quí cha, quí thầy, quí sơ, quí ông bà trùm xứ đạo, thân hữu...) chia sẻ dùm chúng tôi những hoàn cảnh ngặt nghèo, đáng thương. Không ngờ, cách làm này cũng rất hiệu quả trong hơn năm qua. Chúng tôi hạnh phúc và bình an, một niềm bình an sâu thẳm làm bật lên niềm vui cho đi khi quỳ trước Thánh Thể.
4. TUỔI GIÀ
Càng đi sâu vào tuổi già, tôi càng thấy thương cha mẹ và cảm thông, trân quí các Đức Giám Mục. Vì sao ư? Tuổi già đến thì những giới hạn về thân xác càng rõ rệt: mắt mờ, chân yếu, răng đau, lưng mỏi... làm giảm đi một chút nhiệt thành, bớt nhiều sự năng nổ, dẫu lòng mến vẫn ngập tràn và kinh nghiệm đời có thẳm sâu.
Người sống bậc hôn nhân thì lúc còn trẻ nai lưng ra làm việc để nuôi con, vun quén gia đình; khi đời về chiều, có phước thì hạnh phúc viên mãn khi các con ổn định, thành đạt; chẳng may cuộc sống các thành viên trong gia đình không được như ý muốn hoặc đường đời đầy gian nan, chông gai thì cái sự già nua kia bị "thời gian nhuộm thêm một màu buồn”. Nhưng các bậc cha mẹ vẫn âm thầm chịu đựng. Người Kitô hữu, may mà có Chúa ở bên, để tựa đầu vào mà tìm một sự tựa nương, còn không thì chênh vênh biết bao! Đố ai mà không thấy chơi vơi khi nghĩ về cái chết?! Đức Giêsu mà còn xao xuyến, sợ hãi nữa là...
Còn các Đức Giám Mục, khi trẻ thì cứ học và học xanh cả mắt, bên cạnh đó phải rèn luyện nhân đức, phải vâng phục và giữ phẩm hạnh trong bổn phận của mình. Cho đến khi bề trên ngỏ ý đề cử, lựa chọn vào hàng lãnh đạo dân Chúa. Đa số các vị gần bước vào tuổi thọ mới “mở đầu” sứ vụ giám mục. Chưa hết, phải giữ sức khỏe để có sức dự những nghi lễ; có thánh lễ mừng dài hơn hai giờ đồng hồ; rồi bay cả mười mấy tiếng đồng hồ để tham dự sự kiện hay hội nghị gì đó bên Rôma... còn nhiều điều khác nữa. Nghĩ đến đó thôi, chúng tôi bỗng hiểu phần nào sự âm thầm chịu đựng của các đức cha.
Cách đây mười mấy năm, tôi dự một sự kiện ở Bình Phước; sau thánh lễ vô tình tôi được chụp hình cạnh Đức Cha, tôi khẽ nói: “Con xin phép thực hiện bài phỏng vấn Đức Cha có được không ạ? Ngài nhìn thẳng vào tôi trả lời: “Thôi, dịp khác đi nhé!” Thấy vẻ dịu dàng của Đức Cha, tôi không buồn mà buột miệng nói: “Sao Đức Cha đẹp quá nhỉ, trắng sáng ngời ngời, con nói thật đấy!”. Đức Cha im lặng. Thế rồi mới đây, dự lễ truyền chức linh mục, tôi đến gần bàn Ngài dự tiệc mừng, thưa vài câu chuyện liên quan đến truyền thông. Ngài ngồi bẻ miếng bánh tráng, ăn nhẹ nhàng. Nhìn Đức Cha đã ngăm đen, tôi nghĩ đến ý nghĩa câu hát: “Nếu hạt lúa mì rơi xuống đất không thối đi, không chết đi thì nó chỉ trơ trọi một mình thôi....”.
Hiện nay, với sự tiến bộ và dễ dãi của công nghệ (Youtube, tiktok, facebook...) người ta phô bày của cải, sắc đẹp, quyền hành, tâm tư, nhận định về sự viêc trên đó nhưng chắc chắn công nghệ ấy không thể trưng bày được sự hy sinh âm thầm trong Chúa, cho dù đó là trí tuệ nhân tạo AI, vốn đang ầm ĩ ở ngoài kia, trên toàn cầu.
Giáo Hội Chúa Kitô luôn mạnh mẽ xanh tươi vì có nhiều sự hy sinh thầm lặng. Từng con người, từng gia đình, từng cộng đoàn... luôn cố gắng trong bậc sống, âm thầm bước đi, đến cùng đích là “sự Phục Sinh của Đức Kitô”.
Ngày lễ thánh Giuse, giáo xứ Vinh Sơn 3 của chúng tôi cũng mừng kính thánh Giuse như nhiều nơi khác. Chúng tôi cũng đi rước kiệu và dự thánh lễ cách trang trọng. Bài giảng có tường thuật lại vài biến cố trong cuộc đời thánh Cả Giuse; nếu bài giảng nào xoáy sâu vào các biến cố ấy, trưng ra được thông điệp cho quí ông gia trưởng và nêu được kinh nghiệm đời thường giúp quí ông mạnh mẽ và bao dung trong các biến cố của đời sống thì...hay hơn nữa!
Sau thánh lễ, chúng tôi không dự tiệc mừng vì đang bị đau mà chỉ hiệp thông trong lời cầu nguyện. Song về đến nhà, chúng tôi bâng khâng vui vẻ về thánh Giuse thế này: Trong ba năm Đức Giêsu đi rao giảng, ông thánh có quan tâm nhóm của con mình đi đến đâu, làm những gì, có an toàn hay không, hiệu quả công việc mà nhóm của con mình đang làm hay không?
Xem Hình
Đó là những việc mà các ông bố đời thường hay chú ý! Lúc con thành công, những người cha hân hoan hạnh phúc, dẫu có được phần hay không! Khi con thất bại nặng nề, nỗi đau lan sang đấng sinh thành cũng đầm đìa, chan chứa. Bỏ qua lăng kính triết học và thần học của Kinh Thánh, trong tâm tư người giáo dân, chúng tôi nghĩ, khi Đức Giêsu trưởng thành thì người cha nuôi đã qua đời; ông đã sống bên cạnh chàng trai Giêsu nhiều năm, trong ân sủng và tương quan thiêng liêng; tư cách làm người và bản tính Thiên Chúa ẩn giấu trong người con Giêsu làm ông có được niềm hạnh phúc tuyệt vời trong đời thường và ông đã hoàn thành vai trò người cha, rõ ràng ông đã âm thầm sống trong Chúa. Mà cuộc sống như thế làm người ta không màng tới của cải bất chính, danh vọng hão huyền, tham vọng thống trị... Dường như Thiên Chúa muốn thánh Giuse xuất hiện với hình ảnh người cha mẫu mực, trong chương trình cứu độ, với nét riên là một hành trình âm thầm, là đủ!
Trong đời sống hiện nay, khi vật chất có vị trí đáng gờm, khi sự nhẫn tâm khá quen thuộc, mối tương quan giữa người với người rất thực dụng, giả trá... thì việc “âm thầm sống trong Chúa” thì thật khó biết bao!
2. TƯƠNG QUAN
“Vì cây dây cuốn”, chúng tôi quen với một tu sĩ còn trẻ, sống rất đơn sơ theo linh đạo của dòng. Một người trong chúng tôi đến cộng đoàn của thầy để xin lễ, thế nên mới biết và khám phá về một cộng đoàn qua một lời thổ lộ: “Cộng đoàn chúng con ở Sài gòn này có mấy chục người, đa số còn trẻ và đang tu tập; ai tặng thứ gì chúng con cũng nhận. Có khi là một sọt rau, thùng bánh, tép khô, bầu bí...”. Vốn chân tình, thế là chúng tôi thỉnh thoảng mang tặng quí thầy những món ăn rất dân giã... và một niềm vui trầm lắng cứ len vào lòng.
Cha phụ trách xúc động có ý muốn mời chúng tôi tham dự một bữa ăn chung trong cộng đoàn. Một ngày, chúng tôi mạo muội thưa rằng: “Chúng con đi đâu, gặp gỡ ai, tham dự sự kiện gì cũng ghi nhận sự việc, rồi viết thành bài, kèm hình ảnh, đăng trên Truyền Thông Công Giáo, cha có đồng ý không khi mời chúng con?”
Vị tu sĩ đã trưởng thành trong sứ vụ linh mục trả lời: “Chúng em sống đơn sơ, kín đáo lắm, không xuất hiện trên website như thế đâu ạ!” Chúng tôi trả lời: “Thưa vâng, chúng con xin trân trọng ý kiến của Cha”. Và từ đấy, mối tương quan giữa chúng tôi cũng “âm thầm trong Chúa” mà thôi.
Trường hợp khác, một thầy dòng mới quen, gửi lời mời qua Zalo cho chúng tôi, thầy mời tham gia Hội Bảo Trợ Ơn Gọi do dòng tu của thầy tổ chức. Chúng tôi đồng ý ngay vì số tiền bảo trợ tính ra một năm rất ít so với mức sống người Sài Gòn. Chúng tôi muốn giới thiệu Hội Bảo Trợ Ơn Gọi này trên Truyền Thông Công Giáo nhưng thầy cũng nhẹ nhàng thưa lại: “Hội dòng chúng con mới có mặt ở Việt Nam mười tám năm nay, chúng con nhỏ bé lắm, thôi để dịp khác, cô nhé!” Chúng tôi vẫn vui vẻ: “Quí cha, quí thầy cũng “âm thầm sống trong Chúa” hén!”
Ngược lại, chiêm niệm và hoạt động khác hẳn nhau, thế nên, có những dòng tu, phải "tung bước chân” mà rao giảng Tin Mừng, công khai đến với lương dân... Có một cha dòng, trên đường về quê thăm mẹ, ghé thăm nhà chúng tôi, cha nói: “Cô cứ đăng hình em thoải mái, chẳng sao cả!”. Tôi hỏi: “Cha có cần tủ sách không?”. Khi trả lời, khuôn mặt cha hơi tức tức: “Mẻ bà.... mua sách quá trời mà mấy đứa thiếu nhi có thèm đọc đâu, chỉ ham quẹt quẹt điện thoại không hà!”. Chúng tôi cười vang cả nhà. Cha là cộng tác viên của Nhóm chúng tôi, đi công tác được vài lần thì đã vào nhà dòng rồi.
Hội Thánh Chúa ở trần gian phát triển thật tốt đẹp, trăm hoa đua nở, ngàn mầm cây xanh tươi, hàng triệu việc làm tốt đẹp đang được thực thi từ Tin Mừng của Chúa Kitô; mặc kệ dòng đời ngoài kia, sạn sỏi có “sục sạo” bên dưới những bước chân đang hăng say rao giảng Tin Mừng.
3. BẺ VÀ CHIA
Sắp đến ngày kỷ niệm Chúa lập phép Thánh Thể, chúng tôi bồi hồi xúc động trở lại nhà tạm để tham dự giờ chầu hằng ngày. Khi dịch Covid bắt đầu bùng phát và nguy cơ lây lan trong cộng đồng, chúng tôi chỉ đọc kinh ở nhà. Thế mà đã ba năm trôi qua. Ngồi đối diện với Thánh Thể Chúa, đố ai dám để lòng mình cong queo, đố ai dám có những mưu toan hiểm ác, đó ai dám trí trá về cuộc đời mình? Trước Thánh Thể của Đức Kitô, chỉ có sự sám hối ẩn chứa hổ thẹn, chỉ có sự yếu đuối chứa đựng chút van xin, chỉ có sự trông mong và hy vọng! Từ những yếu tố này, lòng người Kitô hữu thường “bật lên” sự sẻ chia sau lời cầu nguyện, đúng với hành vi “bẻ ra” của Đức Giêsu trước khi tạm biệt trần thế trong sự lưu luyến người thân.
Vào Mùa Chay, chúng tôi thường đi bộ một quãng đường, từ nhà ra phố chợ. Trên quãng đường đó, bạn mới có thể gặp được người kiếm sống trên hè phố, người đang lang thang xin ăn, người trung niên ngồi chờ từng cuốc xe ôm, hay một cụ già bưng bê để rao bán món gì đó.... Ngày trước, khi cho người kiếm sống bên vỉa hè, tôi chỉ gọi lại và cho, đó là thao tác một chiều. Bây giờ, phải thao tác hai chiều, đó là tôi “xin phép” người cùng khổ ấy trước khi cho. Xin mời quan sát cách chúng tôi gặp gỡ người nghèo: “Chào anh, tôi muốn biếu anh bữa cơm trưa hôm nay được không? Đây là năm chục ngàn đồng?”. Đợi có sự đồng ý, chúng tôi mới trao và thường nhận lại câu này: “Dạ, cảm ơn cô!”. Lời xin phép của tôi có thể là: “Từ sáng đến giờ, anh chạy được mấy cuốc xe ôm rồi? Tôi muốn tặng anh hai lít xăng, được không?. “Dạ, sau Tết ế lắm, cô cho thì em cảm ơn nhiều!”. Cái “thao tác hai chiều” làm chúng tôi yên tâm giữa người cho và người nhận.
Mùa Chay, người người làm việc bác ái, nhà nhà làm việc sẻ chia trong cộng đoàn. Cho ít cho nhiều, âm thầm hay nêu gương thì đều tốt lành cả, miễn là có “bẻ ra” là được! Nhiều người làm những việc bác ái to lớn, chắc là sẽ được chỗ “ngon” trên Nước Trời, còn chúng tôi chỉ làm những việc nhỏ bé thôi, sau này được ở “vùng ngoại ô” của Thiên Đàng cũng quí lắm rồi!
Từ khi “có tuổi”, tôi ít đi công tác xã hội bằng xe, thế nên tôi mới tạo một “màng lưới mỏng”, nhờ những người đáng tin cậy (quí cha, quí thầy, quí sơ, quí ông bà trùm xứ đạo, thân hữu...) chia sẻ dùm chúng tôi những hoàn cảnh ngặt nghèo, đáng thương. Không ngờ, cách làm này cũng rất hiệu quả trong hơn năm qua. Chúng tôi hạnh phúc và bình an, một niềm bình an sâu thẳm làm bật lên niềm vui cho đi khi quỳ trước Thánh Thể.
4. TUỔI GIÀ
Càng đi sâu vào tuổi già, tôi càng thấy thương cha mẹ và cảm thông, trân quí các Đức Giám Mục. Vì sao ư? Tuổi già đến thì những giới hạn về thân xác càng rõ rệt: mắt mờ, chân yếu, răng đau, lưng mỏi... làm giảm đi một chút nhiệt thành, bớt nhiều sự năng nổ, dẫu lòng mến vẫn ngập tràn và kinh nghiệm đời có thẳm sâu.
Người sống bậc hôn nhân thì lúc còn trẻ nai lưng ra làm việc để nuôi con, vun quén gia đình; khi đời về chiều, có phước thì hạnh phúc viên mãn khi các con ổn định, thành đạt; chẳng may cuộc sống các thành viên trong gia đình không được như ý muốn hoặc đường đời đầy gian nan, chông gai thì cái sự già nua kia bị "thời gian nhuộm thêm một màu buồn”. Nhưng các bậc cha mẹ vẫn âm thầm chịu đựng. Người Kitô hữu, may mà có Chúa ở bên, để tựa đầu vào mà tìm một sự tựa nương, còn không thì chênh vênh biết bao! Đố ai mà không thấy chơi vơi khi nghĩ về cái chết?! Đức Giêsu mà còn xao xuyến, sợ hãi nữa là...
Còn các Đức Giám Mục, khi trẻ thì cứ học và học xanh cả mắt, bên cạnh đó phải rèn luyện nhân đức, phải vâng phục và giữ phẩm hạnh trong bổn phận của mình. Cho đến khi bề trên ngỏ ý đề cử, lựa chọn vào hàng lãnh đạo dân Chúa. Đa số các vị gần bước vào tuổi thọ mới “mở đầu” sứ vụ giám mục. Chưa hết, phải giữ sức khỏe để có sức dự những nghi lễ; có thánh lễ mừng dài hơn hai giờ đồng hồ; rồi bay cả mười mấy tiếng đồng hồ để tham dự sự kiện hay hội nghị gì đó bên Rôma... còn nhiều điều khác nữa. Nghĩ đến đó thôi, chúng tôi bỗng hiểu phần nào sự âm thầm chịu đựng của các đức cha.
Cách đây mười mấy năm, tôi dự một sự kiện ở Bình Phước; sau thánh lễ vô tình tôi được chụp hình cạnh Đức Cha, tôi khẽ nói: “Con xin phép thực hiện bài phỏng vấn Đức Cha có được không ạ? Ngài nhìn thẳng vào tôi trả lời: “Thôi, dịp khác đi nhé!” Thấy vẻ dịu dàng của Đức Cha, tôi không buồn mà buột miệng nói: “Sao Đức Cha đẹp quá nhỉ, trắng sáng ngời ngời, con nói thật đấy!”. Đức Cha im lặng. Thế rồi mới đây, dự lễ truyền chức linh mục, tôi đến gần bàn Ngài dự tiệc mừng, thưa vài câu chuyện liên quan đến truyền thông. Ngài ngồi bẻ miếng bánh tráng, ăn nhẹ nhàng. Nhìn Đức Cha đã ngăm đen, tôi nghĩ đến ý nghĩa câu hát: “Nếu hạt lúa mì rơi xuống đất không thối đi, không chết đi thì nó chỉ trơ trọi một mình thôi....”.
Hiện nay, với sự tiến bộ và dễ dãi của công nghệ (Youtube, tiktok, facebook...) người ta phô bày của cải, sắc đẹp, quyền hành, tâm tư, nhận định về sự viêc trên đó nhưng chắc chắn công nghệ ấy không thể trưng bày được sự hy sinh âm thầm trong Chúa, cho dù đó là trí tuệ nhân tạo AI, vốn đang ầm ĩ ở ngoài kia, trên toàn cầu.
Giáo Hội Chúa Kitô luôn mạnh mẽ xanh tươi vì có nhiều sự hy sinh thầm lặng. Từng con người, từng gia đình, từng cộng đoàn... luôn cố gắng trong bậc sống, âm thầm bước đi, đến cùng đích là “sự Phục Sinh của Đức Kitô”.