Xem hình ảnh
Lễ Lá trong một khung cảnh hoa Anh Đào rơi rụng thì không có gì thấm thía cho bằng!
Hoa Anh Đào ở Tokyo năm nay nở sớm 2 tuần, nở rộ (full bloom) đúng vào lúc đoàn Hành Hương ‘Hành Trình Đức Tin’ cuả chúng tôi đáp xuống phi trường Haneda cuả Tokyo và sau đó hai tuần đã bắt đầu rơi khi chúng tôi từ giã xứ Phù Tang.
Ngắm hoa chỉ là cái cớ ‘tiếp thị’ cuả cô Mỹ Linh lo việc tổ chức, còn thăm viếng các Thánh Địa cuả Nhật Bản mà hầu hết là những pháp trường Tử Đạo thì là cái cớ ‘tâm linh’ cuả Cha Chu Quí Ly, chánh xứ St Peter ở Des Moines, Iowa...còn thời khắc được phù hợp khít khao như thế thì, suy rằng thời tiết thì khó đoán ở nước Nhật, cho nên chỉ có một câu giải thích đúng đắn đó là ‘chỉ có Trời mới biết được’! Nói cách khác ‘đó là Ý Chuá’, đấng làm chủ thời gian...
Khoảng thời gian chúng tôi đến được thánh đường Kojimachi St.Ignatius ở Yotsuya, trung tâm Tokyo, là khoảng 2:30 chiều Chúa Nhật, nưả giờ trước lễ 3:00g hằng tuần cuả người Việt Nam. Hôm đó là ngày Lễ Lá.
Lúc bấy giờ, nhiều cánh hoa Anh Đào đã bắt đầu rơi rụng, bay lờ lững như cảnh tuyết rơi, rồi tung tăng trên mặt sân, và luà đi theo chiều cuả những cơn gió vô tình.
Cảnh hoa Anh Đào đẹp lộng lẫy rồi chóng vánh héo tàn làm cho chúng tôi xúc động khi liên tưởng tới cảnh ngày xưa Chuá Giêsu đi lên Đền Thánh giữa những tiếng tung hô và những cành vạn tuế phất phơ, để rồi không lâu sau, những cành vạn tuế bây giờ khô ròn, bị đoàn người chà đạp dưới chân khi rủ nhau đi coi một tử tội vác thập giá lên núi Sọ.
Người tử tội đó đã chết trên thập giá để chuộc tội cho nhân loại, mà ngày hôm nay, ở cuối sân, có một hàng người dài đang xếp hàng xưng tội trước cửa văn phòng Trung Tâm An Việt cuả Lm Giuse Nguyễn Thanh Nhã, dòng Tên.
Cha Nhã sẽ làm chủ tế cho buổi Lễ Lá hôm nay.
Một căn nhà sát bên Trung Tâm An Việt có một căn phòng lớn mà tôi nghĩ là hội trường có nhiều bàn với nhiều người đang ngồi hàn huyên.
Tôi trộm nghĩ đây sẽ là dịp tốt để thăm hỏi bà con VN, nghĩ như thế, tôi mạnh dạn bước vào và tới thẳng cái bàn gần nhất có một số trai gái đang vui vẻ cười đuà.
“Các em có phải là Việt Nam không?” tôi hỏi.
Họ nhìn tôi ngạc nhiên, một thanh niên với gương mặt ranh mãnh trả lời...”Ố ồ, Spanish!”
Phải đó, người Spanish cũng có 1 lễ ngay trước người VN, đây chắc phải là nhửng bạn trẻ Spanish còn ngồi nán lại, nghĩ như thế tôi nhắm tới một chiếc bàn khác có một số ông bà đứng tuổi đang chăm chú nhìn tôi với nụ cười thiện cảm...
“Chào quí vị, là người VN ạ?”
Phải đấy, họ là người VN sinh sống ở vùng này từ lâu. Qua một số trò chuyện tôi cũng biết được chiếc bàn mà tôi vừa tới đều là VN cả...
Ra ngoài hội trường, tôi gặp một thanh niên ngồi lẻ loi với vẻ mặt trầm tư...được làm quen, anh ta thật thà cho biết tuy không có đạo nhưng anh thường đi lễ để có dịp sống trong một khung cảnh ‘đồng hương’.
Nhưng có một người không phải là VN nhưng lại thích hoà nhập với người VN, đó là Lm Saturnino Ochoa, SJ, cha xứ. Trước buổi lễ tôi thấy ngài đi lang thang thăm hỏi và tiếp chuyện với bất kỳ ai, ngài thành thạo tiếng Anh và cho tôi biết đã từng sống ở Hoa Kỳ một thời gian dài, người Công Giáo ở Tokyo có được 10 ngàn người, riêng người VN đã cung cấp cho Giaó Phận rất nhiều Lm và Nữ Tu.
Nhà thờ St.Ignatius mỗi tuần có ít ra là 7 lễ: 3 lễ tiếng Nhật, 2 lễ tiếng Mỹ, 1 lễ Spanish và 1 lễ tiếng VN. Ngoài ra mỗi tháng đều có thêm lễ cho người Bồ (Portuguese,) người Ba Lan và người Indonesia.
Ngài than thở là sau muà Phục Sinh này thì vì nhu cầu ít đi cho nên một lễ bằng tiếng Anh (Sau lễ 3g cuả VN) sẽ phải cắt giảm. Tôi bỗng nguyện thầm rằng Ngài tặng giờ lễ ấy cho người VN để không còn cái cảnh Ca đoàn phải vất vả ‘dọn nhà’ gấp rút và bị xua đuổi ra khỏi nhà thờ mau chóng để dành chỗ cho buổi lễ tiếng Anh ngay sau đó.
Một lý do khác, đó là số người VN tăng, phần lớn là giới trẻ.
Có ít ra là 3 loại thanh niên thiếu nữ khác nhau, một số là ‘định cư’, một số là ‘lao động’ và một số khác là ‘sinh viên du học’.
Hình như các anh chị em ‘định cư’ thì phần lớn đang tham gia tích cực vào các hội đoàn cuả nhà thờ, như Ca đoàn (họ chỉ có 1 lễ mỗi tuần mà có tới 2 ca đoàn luân phiên nhau hát), giữ trật tự (có 7 nhóm lận...) và khi leo lên lầu cuả nhà thờ, tôi thấy một nhóm chuyên viên đông đảo về video, audio để lo âm thanh và thu hình buổi lễ.
Nói về buổi lễ thì khi Cha Nhã và cha giảng lễ đứng vào hàng rước (Xin lỗi Cha vì làm mất Tên cuả cha rồi) thì những người ‘đi lễ’ đã vào ghế ngồi cả rồi, sức chứa nhà thờ là 700 chố, sẽ không có cái cảnh người ra kẻ vào lai rai xuốt buổi như các nhà thờ VN ớ những nơi khác.
Có vẻ người VN ở Nhật rất đúng giờ, bỏ đi được cái tiếng xấu ‘giờ cao su’. Có thể là vì sự di chuyển cuả mọi người phải chịu ảnh hưởng cuả xe điện chăng? Dùng xe điện thì một chuyến đi phải qua nhiều trạm đổi xe, cho nên hễ trễ một trạm là bị dây chuyền trễ các trạm kế tiếp và cái trễ đó có thể leo thang lên đến nhiều giờ.
Cũng nói về thời gian, thì tuy cuộc sống là luôn phải chạy đua với giòng giao thông như vừa nói trên, nhưng sau lúc tan lễ người Việt ở đây đã nán lại rất đông ở bên ngoài nhà thờ để thăm hỏi chào mừng nhau. Họ thường tụ hội thành nhiều nhóm quanh những Sơ dòng St Paul và các Sơ truyền giáo.
Và ở bên kia đường, một cảnh rất quen thuộc với cảnh các nhà thờ ở vùng Houston TX bên Hoa Kỳ, đó là có những bà bán hàng rong xuất hiện ngay sau giờ lễ...
Ghi chú: Những hình ảnh trong Album là sự góp công cuả nhiều anh em trong đoàn Hành Hương, đó là các anh John Sinh Bui, Hieu Quang Nguyen, Linh Hoang Khong.
Lễ Lá trong một khung cảnh hoa Anh Đào rơi rụng thì không có gì thấm thía cho bằng!
Hoa Anh Đào ở Tokyo năm nay nở sớm 2 tuần, nở rộ (full bloom) đúng vào lúc đoàn Hành Hương ‘Hành Trình Đức Tin’ cuả chúng tôi đáp xuống phi trường Haneda cuả Tokyo và sau đó hai tuần đã bắt đầu rơi khi chúng tôi từ giã xứ Phù Tang.
Ngắm hoa chỉ là cái cớ ‘tiếp thị’ cuả cô Mỹ Linh lo việc tổ chức, còn thăm viếng các Thánh Địa cuả Nhật Bản mà hầu hết là những pháp trường Tử Đạo thì là cái cớ ‘tâm linh’ cuả Cha Chu Quí Ly, chánh xứ St Peter ở Des Moines, Iowa...còn thời khắc được phù hợp khít khao như thế thì, suy rằng thời tiết thì khó đoán ở nước Nhật, cho nên chỉ có một câu giải thích đúng đắn đó là ‘chỉ có Trời mới biết được’! Nói cách khác ‘đó là Ý Chuá’, đấng làm chủ thời gian...
Khoảng thời gian chúng tôi đến được thánh đường Kojimachi St.Ignatius ở Yotsuya, trung tâm Tokyo, là khoảng 2:30 chiều Chúa Nhật, nưả giờ trước lễ 3:00g hằng tuần cuả người Việt Nam. Hôm đó là ngày Lễ Lá.
Lúc bấy giờ, nhiều cánh hoa Anh Đào đã bắt đầu rơi rụng, bay lờ lững như cảnh tuyết rơi, rồi tung tăng trên mặt sân, và luà đi theo chiều cuả những cơn gió vô tình.
Cảnh hoa Anh Đào đẹp lộng lẫy rồi chóng vánh héo tàn làm cho chúng tôi xúc động khi liên tưởng tới cảnh ngày xưa Chuá Giêsu đi lên Đền Thánh giữa những tiếng tung hô và những cành vạn tuế phất phơ, để rồi không lâu sau, những cành vạn tuế bây giờ khô ròn, bị đoàn người chà đạp dưới chân khi rủ nhau đi coi một tử tội vác thập giá lên núi Sọ.
Người tử tội đó đã chết trên thập giá để chuộc tội cho nhân loại, mà ngày hôm nay, ở cuối sân, có một hàng người dài đang xếp hàng xưng tội trước cửa văn phòng Trung Tâm An Việt cuả Lm Giuse Nguyễn Thanh Nhã, dòng Tên.
Cha Nhã sẽ làm chủ tế cho buổi Lễ Lá hôm nay.
Một căn nhà sát bên Trung Tâm An Việt có một căn phòng lớn mà tôi nghĩ là hội trường có nhiều bàn với nhiều người đang ngồi hàn huyên.
Tôi trộm nghĩ đây sẽ là dịp tốt để thăm hỏi bà con VN, nghĩ như thế, tôi mạnh dạn bước vào và tới thẳng cái bàn gần nhất có một số trai gái đang vui vẻ cười đuà.
“Các em có phải là Việt Nam không?” tôi hỏi.
Họ nhìn tôi ngạc nhiên, một thanh niên với gương mặt ranh mãnh trả lời...”Ố ồ, Spanish!”
Phải đó, người Spanish cũng có 1 lễ ngay trước người VN, đây chắc phải là nhửng bạn trẻ Spanish còn ngồi nán lại, nghĩ như thế tôi nhắm tới một chiếc bàn khác có một số ông bà đứng tuổi đang chăm chú nhìn tôi với nụ cười thiện cảm...
“Chào quí vị, là người VN ạ?”
Phải đấy, họ là người VN sinh sống ở vùng này từ lâu. Qua một số trò chuyện tôi cũng biết được chiếc bàn mà tôi vừa tới đều là VN cả...
Ra ngoài hội trường, tôi gặp một thanh niên ngồi lẻ loi với vẻ mặt trầm tư...được làm quen, anh ta thật thà cho biết tuy không có đạo nhưng anh thường đi lễ để có dịp sống trong một khung cảnh ‘đồng hương’.
Nhưng có một người không phải là VN nhưng lại thích hoà nhập với người VN, đó là Lm Saturnino Ochoa, SJ, cha xứ. Trước buổi lễ tôi thấy ngài đi lang thang thăm hỏi và tiếp chuyện với bất kỳ ai, ngài thành thạo tiếng Anh và cho tôi biết đã từng sống ở Hoa Kỳ một thời gian dài, người Công Giáo ở Tokyo có được 10 ngàn người, riêng người VN đã cung cấp cho Giaó Phận rất nhiều Lm và Nữ Tu.
Nhà thờ St.Ignatius mỗi tuần có ít ra là 7 lễ: 3 lễ tiếng Nhật, 2 lễ tiếng Mỹ, 1 lễ Spanish và 1 lễ tiếng VN. Ngoài ra mỗi tháng đều có thêm lễ cho người Bồ (Portuguese,) người Ba Lan và người Indonesia.
Ngài than thở là sau muà Phục Sinh này thì vì nhu cầu ít đi cho nên một lễ bằng tiếng Anh (Sau lễ 3g cuả VN) sẽ phải cắt giảm. Tôi bỗng nguyện thầm rằng Ngài tặng giờ lễ ấy cho người VN để không còn cái cảnh Ca đoàn phải vất vả ‘dọn nhà’ gấp rút và bị xua đuổi ra khỏi nhà thờ mau chóng để dành chỗ cho buổi lễ tiếng Anh ngay sau đó.
Một lý do khác, đó là số người VN tăng, phần lớn là giới trẻ.
Có ít ra là 3 loại thanh niên thiếu nữ khác nhau, một số là ‘định cư’, một số là ‘lao động’ và một số khác là ‘sinh viên du học’.
Hình như các anh chị em ‘định cư’ thì phần lớn đang tham gia tích cực vào các hội đoàn cuả nhà thờ, như Ca đoàn (họ chỉ có 1 lễ mỗi tuần mà có tới 2 ca đoàn luân phiên nhau hát), giữ trật tự (có 7 nhóm lận...) và khi leo lên lầu cuả nhà thờ, tôi thấy một nhóm chuyên viên đông đảo về video, audio để lo âm thanh và thu hình buổi lễ.
Nói về buổi lễ thì khi Cha Nhã và cha giảng lễ đứng vào hàng rước (Xin lỗi Cha vì làm mất Tên cuả cha rồi) thì những người ‘đi lễ’ đã vào ghế ngồi cả rồi, sức chứa nhà thờ là 700 chố, sẽ không có cái cảnh người ra kẻ vào lai rai xuốt buổi như các nhà thờ VN ớ những nơi khác.
Có vẻ người VN ở Nhật rất đúng giờ, bỏ đi được cái tiếng xấu ‘giờ cao su’. Có thể là vì sự di chuyển cuả mọi người phải chịu ảnh hưởng cuả xe điện chăng? Dùng xe điện thì một chuyến đi phải qua nhiều trạm đổi xe, cho nên hễ trễ một trạm là bị dây chuyền trễ các trạm kế tiếp và cái trễ đó có thể leo thang lên đến nhiều giờ.
Cũng nói về thời gian, thì tuy cuộc sống là luôn phải chạy đua với giòng giao thông như vừa nói trên, nhưng sau lúc tan lễ người Việt ở đây đã nán lại rất đông ở bên ngoài nhà thờ để thăm hỏi chào mừng nhau. Họ thường tụ hội thành nhiều nhóm quanh những Sơ dòng St Paul và các Sơ truyền giáo.
Và ở bên kia đường, một cảnh rất quen thuộc với cảnh các nhà thờ ở vùng Houston TX bên Hoa Kỳ, đó là có những bà bán hàng rong xuất hiện ngay sau giờ lễ...
Ghi chú: Những hình ảnh trong Album là sự góp công cuả nhiều anh em trong đoàn Hành Hương, đó là các anh John Sinh Bui, Hieu Quang Nguyen, Linh Hoang Khong.