Thế vận hội 2024 tại Pháp là cơ hội để mừng vui làm chứng cho Chúa Kitô
Đức Thánh Cha Phanxicô gửi một thông điệp tới người Công Giáo Pháp trước thềm Thế vận hội Olympic 2024, và ca ngợi thể thao tạo cơ hội để mang mọi người xích lại gần nhau và khơi dậy tình huynh đệ.
(Tin Vatican - Devin Watkins)
Nước Pháp đang chuẩn bị khai mạc Thế vận hội Olympic lần thứ 33 vào mùa hè năm 2024, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một thông điệp tới người Công Giáo Pháp để khích lệ họ tham gia vào sự kiện thể thao quan trọng này.
Thông điệp của Đức Thánh Cha đã được Đức Hồng Y Quốc vụ khanh Pietro Parolin ký và công bố vào thứ Ba (18/4/2023).
Thủ đô Paris sẽ khai mở Thế vận hội Mùa hè vào ngày 26 tháng 7 đến ngày 11 tháng 8 năm 2024, cùng với 16 thành phố khác trên khắp nước Pháp và Tahiti, một hòn đảo ở Polynesia thuộc Pháp.
Cởi mở hào phóng và vui tươi
Trong thông điệp, Đức Thánh Cha Phanxicô bày tỏ hy vọng rằng Thế vận hội có thể là “cơ hội gặp gỡ sâu sắc và hiệu quả giữa những người thuộc mọi tầng lớp xã hội, thuộc các dân tộc, nền văn hóa và tôn giáo khác nhau”.
Đức Thánh Cha nói đây là một “niềm vui được chào đón cả thế giới” đến Pháp tham dự Thế vận hội, nhưng cũng là một “trách nhiệm” lớn lao.
ĐTC mời gọi những người Công Giáo Pháp hãy hợp lực đoàn kết để cho sự kiện độc đáo này trở thành một trải nghiệm tích cực cho mọi người.
Đức Thánh Cha nói: “Các bạn được mời trở thành tình nguyện viên, để mở các nhà thờ, trường học và gia đình của mình, nhưng trên tất cả, hãy mở rộng trái tim các bạn để tiếp đón và cống hiến cách nhưng không và quảng đại với tha nhân, anh chị em sẽ làm chứng cho Chúa Kitô đang sống trong anh chị em và là Đấng chia sẻ niềm vui của Ngài với anh chị em.”
Cơ hội kết thân huynh đệ
Để kết luận, Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi người Công Giáo Pháp hãy tìm cách giúp “những người khuyết tật, người nghèo và bị gạt ra ngoài lề xã hội vào hòa nhập vào lễ hội thể thao tuyệt vời này”.
Đức Thánh Cha nói rằng ngài hy vọng Thế vận hội Olympic 2024 “có thể mang đến cơ hội, thông qua thể thao, làm chứng cho một biểu hiện đích thực của tình huynh đệ, điều mà thế giới đang rất cần”.
Đức Thánh Cha Phanxicô gửi một thông điệp tới người Công Giáo Pháp trước thềm Thế vận hội Olympic 2024, và ca ngợi thể thao tạo cơ hội để mang mọi người xích lại gần nhau và khơi dậy tình huynh đệ.
(Tin Vatican - Devin Watkins)
Nước Pháp đang chuẩn bị khai mạc Thế vận hội Olympic lần thứ 33 vào mùa hè năm 2024, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một thông điệp tới người Công Giáo Pháp để khích lệ họ tham gia vào sự kiện thể thao quan trọng này.
Thông điệp của Đức Thánh Cha đã được Đức Hồng Y Quốc vụ khanh Pietro Parolin ký và công bố vào thứ Ba (18/4/2023).
Thủ đô Paris sẽ khai mở Thế vận hội Mùa hè vào ngày 26 tháng 7 đến ngày 11 tháng 8 năm 2024, cùng với 16 thành phố khác trên khắp nước Pháp và Tahiti, một hòn đảo ở Polynesia thuộc Pháp.
Cởi mở hào phóng và vui tươi
Trong thông điệp, Đức Thánh Cha Phanxicô bày tỏ hy vọng rằng Thế vận hội có thể là “cơ hội gặp gỡ sâu sắc và hiệu quả giữa những người thuộc mọi tầng lớp xã hội, thuộc các dân tộc, nền văn hóa và tôn giáo khác nhau”.
Đức Thánh Cha nói đây là một “niềm vui được chào đón cả thế giới” đến Pháp tham dự Thế vận hội, nhưng cũng là một “trách nhiệm” lớn lao.
ĐTC mời gọi những người Công Giáo Pháp hãy hợp lực đoàn kết để cho sự kiện độc đáo này trở thành một trải nghiệm tích cực cho mọi người.
Đức Thánh Cha nói: “Các bạn được mời trở thành tình nguyện viên, để mở các nhà thờ, trường học và gia đình của mình, nhưng trên tất cả, hãy mở rộng trái tim các bạn để tiếp đón và cống hiến cách nhưng không và quảng đại với tha nhân, anh chị em sẽ làm chứng cho Chúa Kitô đang sống trong anh chị em và là Đấng chia sẻ niềm vui của Ngài với anh chị em.”
Cơ hội kết thân huynh đệ
Để kết luận, Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi người Công Giáo Pháp hãy tìm cách giúp “những người khuyết tật, người nghèo và bị gạt ra ngoài lề xã hội vào hòa nhập vào lễ hội thể thao tuyệt vời này”.
Đức Thánh Cha nói rằng ngài hy vọng Thế vận hội Olympic 2024 “có thể mang đến cơ hội, thông qua thể thao, làm chứng cho một biểu hiện đích thực của tình huynh đệ, điều mà thế giới đang rất cần”.