Các chính phủ châu Âu bênh vực Đức Hồng Y Thượng phụ Sako của Iraq
Đại diện 11 quốc gia châu Âu khẳng định sự ủng hộ Đức Hồng Y Louis Raphael Sako, người đứng đầu Giáo hội Chaldean của Iraq, trước một chiến dịch truyền thông xã hội chống lại ngài.
(Tin Vatican - Joseph Tulloch)
Mười một quốc gia châu Âu, cùng với Liên minh châu Âu, đã đưa ra một tuyên cáo vào tối Chủ nhật khẳng định sự ủng hộ của họ dành cho Đức Hồng Y Thượng phụ Louis Raphaël Sako của Iraq.
Đức Thượng phụ – người đứng đầu Giáo hội Chaldean của Iraq, và được Đức Thánh Cha Phanxicô tấn phong Hồng Y vào năm 2018 – đang phải đối diện với những chỉ trích về những bình luận liên quan đến đại diện chính trị cho thiểu số Công Giáo lâu đời ở Iraq.
Tuyên bố hôm Chủ nhật bày tỏ “tình đoàn kết” của các chính phủ châu Âu với Thượng phụ Sako, và nhấn mạnh tầm quan trọng của “những nỗ lực bảo vệ quyền tự do của các Kitô hữu trên mảnh đất mà họ đã sinh sống trong hai thiên niên kỷ”.
Tuyên cáo
Vào tối Chủ nhật, Đức Thượng phụ Sako đã tiếp một phái đoàn gồm các đại sứ và phó đại sứ của Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Anh và Liên minh Châu Âu.
Họ cùng nhau đưa ra một tuyên cáo ủng hộ Đức Thượng phụ, với sự chấp thuận của các đại sứ Đức, Ba Lan, Cộng hòa Séc, Romania, Thụy Điển và Hungary.
Trong tuyên cáo, các đại sứ tại Iraq lưu ý rằng họ đã đến thăm Đức Hồng Y “để bày tỏ tình đoàn kết của họ trước các cuộc tấn công công khai gần đây chống lại cá nhân của ĐHY và mối quan tâm của họ đối với các Kitô hữu và các cộng đồng tôn giáo khác nhau ở Iraq”.
Tất cả ca ngợi “những nỗ lực của Đức Thượng phụ bảo vệ quyền của các Kitô hữu trên mảnh đất mà họ đã sinh sống trong hai thiên niên kỷ qua”.
Tuyên cáo tiếp tục kêu gọi các Kitô hữu của Iraq hãy hợp tác với nhau, vì “những phản biện hiện tại không giúp ích gì cho vai trò của họ trong xã hội Iraq”, và hy vọng những “vấn đề sẽ được khắc phục và sự hợp tác ngày càng lớn mạnh giữa các Giáo hội.”
Các vị đại sứ kết thúc lời tuyên cáo bằng cách tái khẳng định sự ủng hộ của họ đối với “sự hiểu biết và đối thoại hòa bình giữa các thành phần khác nhau của dân chúng Iraq” và “việc bảo tồn sự đa dạng của Đất nước, vốn là một trong những tài sản chính yếu của đất nước.”
Cuộc xung đột
Các cuộc tấn công vào Thượng phụ Sako bắt đầu sau khi ngài nhận xét về Phong trào Babylon, một đảng phái chính trị tuyên bố đại diện cho thiểu số Công Giáo ở Iraq.
Phong trào hiện chiếm bốn trong số năm ghế quốc hội mà hiến pháp Iraq đảm bảo dành cho Kitô hữu.
Tuy nhiên, Thượng phụ Sako, cùng với các nhân vật Công Giáo khác, cho rằng những tuyên cáo của họ về việc liên kết với Giáo hội Chaldean là không thật và họ không đại diện cho những người Công Giáo của đất nước. Các thành viên của Phong trào Babylon đã dấy lên những lời chỉ trích đối với Thượng phụ Sako.
Không chỉ các chính phủ châu Âu đứng ra bảo vệ Đức Thượng Phụ mà thôi, mà vào ngày 8 tháng 5, Thủ tướng của khu vực người Kurd ở Iraq cũng tuyên bố ủng hộ ĐHY, vị lãnh đạo Giáo hội Chaldean, nhấn mạnh sự cần thiết phải "cải thiện tình hình của những người theo đạo Công Giáo" ở nước này.
Đại diện 11 quốc gia châu Âu khẳng định sự ủng hộ Đức Hồng Y Louis Raphael Sako, người đứng đầu Giáo hội Chaldean của Iraq, trước một chiến dịch truyền thông xã hội chống lại ngài.
(Tin Vatican - Joseph Tulloch)
Mười một quốc gia châu Âu, cùng với Liên minh châu Âu, đã đưa ra một tuyên cáo vào tối Chủ nhật khẳng định sự ủng hộ của họ dành cho Đức Hồng Y Thượng phụ Louis Raphaël Sako của Iraq.
Đức Thượng phụ – người đứng đầu Giáo hội Chaldean của Iraq, và được Đức Thánh Cha Phanxicô tấn phong Hồng Y vào năm 2018 – đang phải đối diện với những chỉ trích về những bình luận liên quan đến đại diện chính trị cho thiểu số Công Giáo lâu đời ở Iraq.
Tuyên bố hôm Chủ nhật bày tỏ “tình đoàn kết” của các chính phủ châu Âu với Thượng phụ Sako, và nhấn mạnh tầm quan trọng của “những nỗ lực bảo vệ quyền tự do của các Kitô hữu trên mảnh đất mà họ đã sinh sống trong hai thiên niên kỷ”.
Tuyên cáo
Vào tối Chủ nhật, Đức Thượng phụ Sako đã tiếp một phái đoàn gồm các đại sứ và phó đại sứ của Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Anh và Liên minh Châu Âu.
Họ cùng nhau đưa ra một tuyên cáo ủng hộ Đức Thượng phụ, với sự chấp thuận của các đại sứ Đức, Ba Lan, Cộng hòa Séc, Romania, Thụy Điển và Hungary.
Trong tuyên cáo, các đại sứ tại Iraq lưu ý rằng họ đã đến thăm Đức Hồng Y “để bày tỏ tình đoàn kết của họ trước các cuộc tấn công công khai gần đây chống lại cá nhân của ĐHY và mối quan tâm của họ đối với các Kitô hữu và các cộng đồng tôn giáo khác nhau ở Iraq”.
Tất cả ca ngợi “những nỗ lực của Đức Thượng phụ bảo vệ quyền của các Kitô hữu trên mảnh đất mà họ đã sinh sống trong hai thiên niên kỷ qua”.
Tuyên cáo tiếp tục kêu gọi các Kitô hữu của Iraq hãy hợp tác với nhau, vì “những phản biện hiện tại không giúp ích gì cho vai trò của họ trong xã hội Iraq”, và hy vọng những “vấn đề sẽ được khắc phục và sự hợp tác ngày càng lớn mạnh giữa các Giáo hội.”
Các vị đại sứ kết thúc lời tuyên cáo bằng cách tái khẳng định sự ủng hộ của họ đối với “sự hiểu biết và đối thoại hòa bình giữa các thành phần khác nhau của dân chúng Iraq” và “việc bảo tồn sự đa dạng của Đất nước, vốn là một trong những tài sản chính yếu của đất nước.”
Cuộc xung đột
Các cuộc tấn công vào Thượng phụ Sako bắt đầu sau khi ngài nhận xét về Phong trào Babylon, một đảng phái chính trị tuyên bố đại diện cho thiểu số Công Giáo ở Iraq.
Phong trào hiện chiếm bốn trong số năm ghế quốc hội mà hiến pháp Iraq đảm bảo dành cho Kitô hữu.
Tuy nhiên, Thượng phụ Sako, cùng với các nhân vật Công Giáo khác, cho rằng những tuyên cáo của họ về việc liên kết với Giáo hội Chaldean là không thật và họ không đại diện cho những người Công Giáo của đất nước. Các thành viên của Phong trào Babylon đã dấy lên những lời chỉ trích đối với Thượng phụ Sako.
Không chỉ các chính phủ châu Âu đứng ra bảo vệ Đức Thượng Phụ mà thôi, mà vào ngày 8 tháng 5, Thủ tướng của khu vực người Kurd ở Iraq cũng tuyên bố ủng hộ ĐHY, vị lãnh đạo Giáo hội Chaldean, nhấn mạnh sự cần thiết phải "cải thiện tình hình của những người theo đạo Công Giáo" ở nước này.