Đức Thánh Cha mời gọi giới trẻ hãy trở thành ‘những thành viên rừng cột tươi vui’ trong Giáo hội
Sau khi đọc Kinh Truyền Tin vào Chúa nhật (26/11/2023), Đức Thánh Cha Phanxicô cầu nguyện cho người dân Ukraina, vì hôm qua họ cử hành lễ tưởng niệm nạn diệt chủng (Holodomor), và tạ ơn Chúa vì thỏa thuận ngưng chiến giữa Israel và Palestine. Và trong Lễ Chúa Kitô Vua, Đức Thánh Cha khuyến khích giới trẻ hãy trở thành “những thành viên rường cột tươi vui” trong Giáo hội.
(Tin Vatican - Christopher Wells)
Hàng năm, vào Lễ Trọng Chúa Kitô Vua – Chúa Nhật cuối cùng của năm phụng vụ – Ngày Giới Trẻ Thế Giới được cử hành tại các Giáo phận trên khắp thế giới, theo thời kỳ ấn định mới của Đức Thánh Cha Phanxicô.
Trong buổi đọc kinh Truyền Tin Chúa Nhật (26/11/2023), Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhắc lại các Ngày Giới trẻ Thế giới, mô tả giới trẻ là “hiện tại và tương lai của thế giới”, và mời gọi họ trở thành “những thành viên rường cột tươi vui trong đời sống Giáo hội”.
Tưởng nhớ sự kiện diệt chủng (Holodomor)
Đức Thánh Cha cũng lưu ý đến việc tưởng niệm nạn diệt chủng (Holodomor) ở Ukraine, nạn diệt chủng khiến hàng triệu người Ukraine chết đói dưới thời Liên Xô vào những năm 1930. “Vết thương rách nát đó, thay vì được chữa lành, lại càng trở nên sâu thẳm hơn bởi sự tàn bạo của chiến tranh đang tiếp diễn khiến những người dân thân yêu đó phải gánh chịu sự tàn bạo của đau khổ”, Đức Thánh Cha nói thế, khi đề cập đến cuộc xâm lược của Nga đang diễn ra trên đất nước Ukraine.
Đức Thánh Cha kêu gọi hãy tiếp tục cầu nguyện “không mệt mỏi” cho “tất cả các dân tộc bị chia cắt bởi xung đột”, đồng thời ngài nói “cầu nguyện là sức mạnh cho hòa bình, phá tan cơn xoáy hận thù, hay trả oán và đề ra những con đường hòa giải bất ngờ”.
Cảm ơn Chúa vì sự đình chiến
Hướng về Thánh Địa, Đức Thánh Cha Phanxicô tạ ơn Chúa vì cuộc tạm dừng cuộc chiến giữa Israel và Palestine, cũng như đã thả một số con tin và tù nhân bị các bên tham chiến bắt giữ.
ĐTC kêu gọi cầu nguyện để tất cả được trả tự do càng sớm càng tốt, đồng thời kêu gọi chúng ta hãy nhớ đến các gia đình nạn nhân. Đức Thánh Cha cũng cầu xin để có thêm viện trợ nhân đạo đến được Gaza, đồng thời nhấn mạnh đến sự cần thiết phải đối thoại. Ngài nói: “Những ai không muốn đối thoại thì không muốn hòa bình!”
Hướng tới Hội Nghị Khí hậu Thế Giới lần thứ 28 (COP28)
Cuối cùng, Đức Thánh Cha Phanxicô hướng tới Hội nghị Khí hậu Thế giới lần thứ 28 (COP28) sắp tới về nạn biến đổi khí hậu, bắt đầu vào tuần tới tại Dubai. Đức Thánh Cha cảnh báo: “Ngoài chiến tranh, thế giới của chúng ta còn bị đe dọa bởi mối nguy hiểm lớn khác, đó là nạn biến đổi khí hậu, gây nguy hiểm cho sự sống trên trái đất, đặc biệt cho các thế hệ tương lai”. Ngài nói, điều này “đi ngược lại với chương trình của Thiên Chúa, Đấng đã tạo dựng nên mọi sự cho sự sống”.
Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ trở thành vị Giáo hoàng đầu tiên tham dự Hội nghị Khí hậu Thế giới (COP28) khi ngài đến Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất vào thứ Sáu ngày 1 tháng 12 này. Ngài bày tỏ lòng biết ơn đối với “tất cả những ai sẽ đồng hành với Ngài trong chuyến tông du sắp tới bằng cầu nguyện”, đồng thời cảm ơn mọi người trước “sự cam kết bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta”.
Sau khi đọc Kinh Truyền Tin vào Chúa nhật (26/11/2023), Đức Thánh Cha Phanxicô cầu nguyện cho người dân Ukraina, vì hôm qua họ cử hành lễ tưởng niệm nạn diệt chủng (Holodomor), và tạ ơn Chúa vì thỏa thuận ngưng chiến giữa Israel và Palestine. Và trong Lễ Chúa Kitô Vua, Đức Thánh Cha khuyến khích giới trẻ hãy trở thành “những thành viên rường cột tươi vui” trong Giáo hội.
(Tin Vatican - Christopher Wells)
Hàng năm, vào Lễ Trọng Chúa Kitô Vua – Chúa Nhật cuối cùng của năm phụng vụ – Ngày Giới Trẻ Thế Giới được cử hành tại các Giáo phận trên khắp thế giới, theo thời kỳ ấn định mới của Đức Thánh Cha Phanxicô.
Trong buổi đọc kinh Truyền Tin Chúa Nhật (26/11/2023), Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhắc lại các Ngày Giới trẻ Thế giới, mô tả giới trẻ là “hiện tại và tương lai của thế giới”, và mời gọi họ trở thành “những thành viên rường cột tươi vui trong đời sống Giáo hội”.
Tưởng nhớ sự kiện diệt chủng (Holodomor)
Đức Thánh Cha cũng lưu ý đến việc tưởng niệm nạn diệt chủng (Holodomor) ở Ukraine, nạn diệt chủng khiến hàng triệu người Ukraine chết đói dưới thời Liên Xô vào những năm 1930. “Vết thương rách nát đó, thay vì được chữa lành, lại càng trở nên sâu thẳm hơn bởi sự tàn bạo của chiến tranh đang tiếp diễn khiến những người dân thân yêu đó phải gánh chịu sự tàn bạo của đau khổ”, Đức Thánh Cha nói thế, khi đề cập đến cuộc xâm lược của Nga đang diễn ra trên đất nước Ukraine.
Đức Thánh Cha kêu gọi hãy tiếp tục cầu nguyện “không mệt mỏi” cho “tất cả các dân tộc bị chia cắt bởi xung đột”, đồng thời ngài nói “cầu nguyện là sức mạnh cho hòa bình, phá tan cơn xoáy hận thù, hay trả oán và đề ra những con đường hòa giải bất ngờ”.
Cảm ơn Chúa vì sự đình chiến
Hướng về Thánh Địa, Đức Thánh Cha Phanxicô tạ ơn Chúa vì cuộc tạm dừng cuộc chiến giữa Israel và Palestine, cũng như đã thả một số con tin và tù nhân bị các bên tham chiến bắt giữ.
ĐTC kêu gọi cầu nguyện để tất cả được trả tự do càng sớm càng tốt, đồng thời kêu gọi chúng ta hãy nhớ đến các gia đình nạn nhân. Đức Thánh Cha cũng cầu xin để có thêm viện trợ nhân đạo đến được Gaza, đồng thời nhấn mạnh đến sự cần thiết phải đối thoại. Ngài nói: “Những ai không muốn đối thoại thì không muốn hòa bình!”
Hướng tới Hội Nghị Khí hậu Thế Giới lần thứ 28 (COP28)
Cuối cùng, Đức Thánh Cha Phanxicô hướng tới Hội nghị Khí hậu Thế giới lần thứ 28 (COP28) sắp tới về nạn biến đổi khí hậu, bắt đầu vào tuần tới tại Dubai. Đức Thánh Cha cảnh báo: “Ngoài chiến tranh, thế giới của chúng ta còn bị đe dọa bởi mối nguy hiểm lớn khác, đó là nạn biến đổi khí hậu, gây nguy hiểm cho sự sống trên trái đất, đặc biệt cho các thế hệ tương lai”. Ngài nói, điều này “đi ngược lại với chương trình của Thiên Chúa, Đấng đã tạo dựng nên mọi sự cho sự sống”.
Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ trở thành vị Giáo hoàng đầu tiên tham dự Hội nghị Khí hậu Thế giới (COP28) khi ngài đến Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất vào thứ Sáu ngày 1 tháng 12 này. Ngài bày tỏ lòng biết ơn đối với “tất cả những ai sẽ đồng hành với Ngài trong chuyến tông du sắp tới bằng cầu nguyện”, đồng thời cảm ơn mọi người trước “sự cam kết bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta”.