Xem hình ảnh lễ Minh Niên do ban điện ảnh GX ĐMHCG
Xem hình ảnh Văn Nghệ Tết do ban điện ảnh GX ĐMHCG
Mồng Một Tết năm nay, giữa hai thành phố Garland TX và thành phố Nha Trang VN có cái gì giống nhau nhỉ?
Xin thưa, dù cách xa nửa vòng Trái Đất, nhưng cả hai đều có mưa!
Và chắc chắn có một điều giống nữa: đó là ở Nha Trang cũng phải có những đôi vợ chồng già dìu dắt nhau đi dưới trời mưa để đến nhà thờ mà thờ phượng Chúa, không khác gì cái cảnh mà tôi đã chụp được ở dưới bầu trời của xứ Garland này. (Xin xem bộ hình đính kèm)
Nhưng có người sẽ hỏi, Nha Trang và Garland thì liên hệ gì với nhau?
Xin thưa, Nha Trang chỉ là cái cớ để chỉ một địa danh thân thuộc bên Việt Nam... như đối với tôi là Vũng Tàu, Bình Tuy và đôi khi là Saigon, Dalat, còn đối với các độc giả khác có thể là Huế hay Hanoi...Những người sống xa quê thì nhậy cảm vào những ngày Tết, vì chúng mang lại nhiều ký ức về quê cha đất tổ thân bằng quyến thuộc. Và vì thế mà vào sáng sớm còn vắng vẻ ngày mồng Một Tết năm nay, câu hỏi đầu tiên khi tôi gặp cha Chánh Xứ Phanxicô Assisi Đặng Phước Hòa, CSsR, là :”Thưa Cha, Cha đã gọi điện thoại về thăm gia đình chưa?”
-Thưa anh có rồi, vừa mới gọi xong, Tết năm nay ở Nha Trang có mưa, nhưng Saigon thì không.
-Thưa Cha, ông bà Cố vẫn mạnh khỏe chứ?
Cha Hòa trầm ngâm:” Bà Cố thì đã mất hai năm rồi, còn ông Cố thì yếu lắm, tai cũng yếu phải nói nhiều mới hiểu, nhưng trí khôn thì vẫn minh mẫn. Năm nay cụ đã 100 tuổi rồi.”
Câu chuyện về gia đình và sinh quán Nha Trang của Cha Xứ đang lan man thì bị cắt ngang khi số giáo dân tới đông và Cha Xứ được giới thiệu một vài khách lạ, trong đó có một bà Sơ từ VN qua.
Nhưng cho dù câu chuyện với cha Chánh Xứ đã chấm dứt, cái dư âm vẫn còn đeo đuổi tôi dai dẳng mãi...Tôi cảm thấy dâng trào một cảm xúc cho các vị linh mục của chúng tôi, và xa hơn là cho tất cả các linh mục nói chung, vì trong lúc xuân về, lúc mà mọi người có thể tạm rời công việc mà trở về đoàn tụ với gia đình, thì các vị linh mục của chúng tôi, vì sứ vụ mà phải đón xuân xa gia đình, chỉ có thể đứng ngoài mà nhìn vào cái hạnh phúc của xứ đạo...một cách cô đơn lặng lẽ...trong sự hy sinh, cả một đời dài...
Những bài ca Tết trong thời chiến, thương cho những chàng trai phải đón xuân xa nhà trên tiền đồn biên giới, bỗng dồn dập trở về ký ức tôi...Đã lâu lắm rồi thì phải, gần 50 năm, chứ còn gì? nhưng hôm nay sao mà vị đắng vẫn còn đọng trong cổ họng?
Cho nên, nhân việc gặp cha Chánh Xứ vào lúc đầu năm, tôi mạn phép mượn câu chuyện riêng tư ấy để ‘khai bút đầu Xuân’, và đồng thời để kính dâng cái tâm tình tri ân đối với tất cả các linh mục đang sống giữa đoàn Chiên.
Xem hình ảnh Văn Nghệ Tết do ban điện ảnh GX ĐMHCG
Mồng Một Tết năm nay, giữa hai thành phố Garland TX và thành phố Nha Trang VN có cái gì giống nhau nhỉ?
Xin thưa, dù cách xa nửa vòng Trái Đất, nhưng cả hai đều có mưa!
Và chắc chắn có một điều giống nữa: đó là ở Nha Trang cũng phải có những đôi vợ chồng già dìu dắt nhau đi dưới trời mưa để đến nhà thờ mà thờ phượng Chúa, không khác gì cái cảnh mà tôi đã chụp được ở dưới bầu trời của xứ Garland này. (Xin xem bộ hình đính kèm)
Nhưng có người sẽ hỏi, Nha Trang và Garland thì liên hệ gì với nhau?
Xin thưa, Nha Trang chỉ là cái cớ để chỉ một địa danh thân thuộc bên Việt Nam... như đối với tôi là Vũng Tàu, Bình Tuy và đôi khi là Saigon, Dalat, còn đối với các độc giả khác có thể là Huế hay Hanoi...Những người sống xa quê thì nhậy cảm vào những ngày Tết, vì chúng mang lại nhiều ký ức về quê cha đất tổ thân bằng quyến thuộc. Và vì thế mà vào sáng sớm còn vắng vẻ ngày mồng Một Tết năm nay, câu hỏi đầu tiên khi tôi gặp cha Chánh Xứ Phanxicô Assisi Đặng Phước Hòa, CSsR, là :”Thưa Cha, Cha đã gọi điện thoại về thăm gia đình chưa?”
-Thưa anh có rồi, vừa mới gọi xong, Tết năm nay ở Nha Trang có mưa, nhưng Saigon thì không.
-Thưa Cha, ông bà Cố vẫn mạnh khỏe chứ?
Cha Hòa trầm ngâm:” Bà Cố thì đã mất hai năm rồi, còn ông Cố thì yếu lắm, tai cũng yếu phải nói nhiều mới hiểu, nhưng trí khôn thì vẫn minh mẫn. Năm nay cụ đã 100 tuổi rồi.”
Câu chuyện về gia đình và sinh quán Nha Trang của Cha Xứ đang lan man thì bị cắt ngang khi số giáo dân tới đông và Cha Xứ được giới thiệu một vài khách lạ, trong đó có một bà Sơ từ VN qua.
Nhưng cho dù câu chuyện với cha Chánh Xứ đã chấm dứt, cái dư âm vẫn còn đeo đuổi tôi dai dẳng mãi...Tôi cảm thấy dâng trào một cảm xúc cho các vị linh mục của chúng tôi, và xa hơn là cho tất cả các linh mục nói chung, vì trong lúc xuân về, lúc mà mọi người có thể tạm rời công việc mà trở về đoàn tụ với gia đình, thì các vị linh mục của chúng tôi, vì sứ vụ mà phải đón xuân xa gia đình, chỉ có thể đứng ngoài mà nhìn vào cái hạnh phúc của xứ đạo...một cách cô đơn lặng lẽ...trong sự hy sinh, cả một đời dài...
Những bài ca Tết trong thời chiến, thương cho những chàng trai phải đón xuân xa nhà trên tiền đồn biên giới, bỗng dồn dập trở về ký ức tôi...Đã lâu lắm rồi thì phải, gần 50 năm, chứ còn gì? nhưng hôm nay sao mà vị đắng vẫn còn đọng trong cổ họng?
Cho nên, nhân việc gặp cha Chánh Xứ vào lúc đầu năm, tôi mạn phép mượn câu chuyện riêng tư ấy để ‘khai bút đầu Xuân’, và đồng thời để kính dâng cái tâm tình tri ân đối với tất cả các linh mục đang sống giữa đoàn Chiên.