Cha Pierre Blet là nhà chuyên môn về những hồ sơ thời chiến tranh

ROME 31/10/2002 (Zenit. org). - Nhà sử học biết rõ nhất những văn khố bí mật đối với những liên quan của Tòa Thánh với chế độ Nazi, hoan nghênh tin tức nói các văn kiện sẽ được mở cho công chúng.

Việc loan báo được thực hiện ngày thứ Ba do Hồng YJorge Maria Mejia, thủ thư của Thánh Giáo hội Roman, ngài xác nhận rằng, bắt đầu 1/1/2005, Vatican sẽ mở phần này trong văn khố của mình.

Hồng Y cũng nói bắt đầu năm 2003, các văn kiện sẽ sẵn sàng cho việc nghiên cứu có liên hệ tới tòa khâm sứ tông đồ tại nước Đức, nơi Tổng Giám mục Eugenio Pacelli, Giáo hoàng Pius XII tương lai, làm việc.

Cha Dòng Tên Pierre Blet là người duy nhất còn sống trong đội bốn-người sử gia mà Giáo hoàng Paul VI ủy quyền nghiên cứu những văn khố bí mật Vatican và phổ biến những văn kiện quan trọng nhất thành 12 quyển ("Những giác thư và những Văn kiện của Tòa Thánh liên quan với Thế chiến thứ hai"). Cha ấy nói mình tin việc mở các văn khố sẽ giúp rọi ánh sáng trên những gì Giáo hội đã làm để giúp người Do thái.

Cha Blet người Pháp, người đã làm việc với các linh mục Dòng Tên Burkhart Schneider nước Đức, Angelo Martini người Ý và Robert A. Gragam thuộc Huê kỳ, đã hiến gần như suốt đời từ năm 1960 để nghiên cứu những văn kiện này. Quyển thứ nhất các "Giác thư" được phổ biến năm 1965; quyển cuối, năm 1982.

"Trong suốt thời Thế chiến thứ Hai, do lệnh riêng biệt của đức Giáo hoàng Pius XII, Toà Thánh đã chăm sóc những người tị nạn và những kẻ đau khổ vì vụ xung đột, " nhà sử học giải thích.

"Muốn làm được vậy, Cơ quan Thông tin được thiết lập... [để gom góp] những đơn xin giúp đỡ và tìm ra những thân nhân của những kẻ mất tích trong chiến tranh, " cha nói. "Lối 3. 5 triệu mẫu đơn được cơ quan này biên soạn. Công việc ít biết này mang lại những lợi ích to lớn. "

Tất cả thông tin này sẽ được sớm phổ biến trên sáu CD-ROMs, cũng như trong một quyển dẫn nhập và sáu quyển sách.

"Cách riêng, công việc này giúp những người Do thái. Trong phần Cơ quan Thông tin tại Đức, có một đơn vị riêng biệt dành ra để lo cho họ. Điều này là do sự kiện các đơn xin đến từ nhiều phần trên thế giới muốn biết số phận của những người Do thái còn sống tại Đức".

Giữa 1941 và 1945, những đơn xin liên quan tới những người Do thái đếm được 102. 026, đang khi những điều tra kết thúc do Cơ quan Vatican đếm được 36. 877, " Cha Blet giải thích như trên.

Cha nói thêm "Sự khác biệt giữa những đơn xin và tín tức truyền thông là do sự kiện tại Đức không thể sử dụng phương tiện bình thường để điều tra, " cha nói. Nếu có sử dụng những phương tiện đó, "những người đương được điều tra có thể bị nguy hiểm có khi lớn hơn ".

"Mặc dầu vậy, năm 1943 có thể trả lời cho 20. 375 đơn xin. Trong năm 1944 những cuộc điều tra trở nên khó khăn hơn nhiều."

"Sáng kiến biên tập này rất lý thú bởi vì cho phép người ta biết một phần quan trọng của những hoạt động giúp đỡ mà Giáo hội đã góp phần cho những kẻ đau khổ, và đồng thời chứng tỏ sự nhiệt tình to lớn về phía chúng ta muốn cho biết tất cả thông tin chứa đựng trong các văn khố. "