□ Nguyễn Trung Tây
Sinh Nhật Người Xóa Bình Vôi
https://www.youtube.com/watch?v=OfXaiP4m70g
Gia đình đó, ông có địa vị trong xã hội.
Nhưng lại không có con.
Bao năm rồi, hai vợ chồng cứ thế, héo quắt trái táo, ngậm nhấm cô đơn!
Cả hai bình vôi, bình vôi ông, bình vôi bà,
cả hai vôi đặc, vôi khô, vôi mốc!
cả hai thiên hạ gọi, ông bà bình vôi!
Bao nhiêu ngày tháng rồi, mặt trời rực rỡ đổ dài nơi khung cửa.
Lá xanh non chuyển đổi sang xanh đậm, rồi chuyển màu đỏ rực lửa.
Nhưng ông vẫn đi vô, bà đi ra.
Cả hai vẫn thế, cùng nhìn nhau, cùng thở dài, tựa bóng ma!
Hai bóng yên lặng, hai hình nhân hàng mã.
Thiên hạ đi chợ, tới Phố Hàng Mã, nhìn ông nhìn bà bình vôi, người người ngáp dài, chán ngán!
Ông bà bình vôi ngần ngại bước ra đường, bởi sợ miệng đời độc sâu,
Những tiếng thì thào tinh quái nho nhỏ nổi lên sau lưng như đàn ruồi trâu,
“Nhà ông bà bình vôi, không biết tại ông hay tại bà,
hay bởi cả hai, bụng vợ cứ thế, khô đét trái mướp, đen nâu nâu.”
Những lần phải bước tới Hội đường ngày Sabát.
Hết buổi kinh ngày Hưu Lễ, bà bước về nhà, nhớ lại lời thiên hạ vo ve bên tai,
bà trằn trọc mất ngủ, nguyên đêm dài.
Nước mắt ứa tuôn hai khóe mắt loang lổ chân chim, bà tủi hờn, thở dài!
Ngày nào cũng thế, sáng trưa tối,
bàn ăn bánh mì dọn ra, hai ổ bánh mì mới.
Ông một ổ, bà một ổ. Ông uể oải nhai nhai như nhai bánh mì nguội.
Bà trộn bánh mì, nước mắt hờn tủi!
Đĩa bánh mì thứ ba trên bàn vẫn như thế, nguyên vẹn hình hài, vẫn trống trơn.
Đêm đêm ông thức dậy, dâng lời kinh cầu nguyện, “Lạy Ngài, xin thương xót con!”
Ông nhìn bà, ông biết bà cũng đêm đêm trằn trọc, mắt trắng mắt.
Bà ngồi dậy, nhìn mái tóc bạc trắng của chồng, nhìn lưng còng của chồng.
Bà thở dài! Bà biết đã qua rồi, một thời.
Bà không hy vọng gì. Không trông mong gì.
Ông đôi khi nghĩ về một hậu duệ, nối dõi tông đường.
Nhưng người đàn ông biết giấc mơ viễn vông,
bởi ông biết mình, biết rõ về mình.
Tất cả những điều bình thường của một người đàn ông đã cạn kiệt nơi ông.
Bà nhớ lại những khi trời sáng, tiếng gà gáy vang vang, tai bỗng nghe tiếng khóc trẻ thơ.
Bà mơ ước, một lần làm mẹ, một lần cho con dòng sữa thơm tho.
Bà thầm thì lời kinh, nếu phải đánh đổi tuổi đời,
bà cũng xin được có người gọi mình, “Mẹ! Mẹ ơi!”
Bà ứa nước mắt! Một điều bình thường như thế, nhỏ nhoi như thế, mà sao vẫn không một lần xảy đến trong cuộc đời.
Bà nhớ lại, hôm nay, ông bước về nhà sau buổi đốt hương tế lễ Thiên Chúa trong gian Thánh Cực Thánh.
Bước vô nhà, mặt ông tái xanh.
Bà hỏi ông. Nhưng ông ú ớ.
Hàng xóm thì thào nho nhỏ,
chồng bà sáng nay hốt hoảng bỏ chạy ra khỏi gian Thánh Cực Thánh!
Nhưng thật bất ngờ, người một thời cây khô không lộc bỗng nẩy lộc.
Bà biết cung lòng khô héo của bà chuyển động.
Bà biết có một điều gì đó, mới tinh khôi trong dạ.
Giữa bữa bánh mì trưa, bà đứng dậy bỏ đi xuống bếp,
đất đen mời gọi bà ngồi xuống, ngồi lệt bệt!
Ông nhìn theo, nhưng không ngạc nhiên!
Bà quay lại bàn bánh mì. Nhưng bước đi những bước hiên ngang.
Bà không còn vừa đi vừa cúi gầm mặt xuống đất nữa, bởi hài nhi nảy mầm trong bụng.
Ông vẫn thế, vẫn ngồi đó, ngọng nghịu ú ớ, âm thanh người câm, nhưng nhìn bụng vợ, mặt tươi tươi hồng.
Cả hai không hẹn cùng nhìn về một phía, đĩa bánh mì trống trơn trên bàn.
Cả hai đều biết, bắt đầu từ ngày mai, họ sẽ phải để một ổ bánh mì lên đĩa bánh mì trống trơn đó.
Cả hai kiên nhẫn đợi chờ.
Cả hai một thời bình vôi đặc, bình vôi mốc hồi hộp mong chờ.
Ngày phải tới rồi cũng tới.
Người đàn bà cao niên đưa vào đời một bé trai.
Tiếng khóc trẻ thơ vang vang xóa tan một thời tủi nhục của ông bà,
một thời ông bà bình vôi.
Niềm vui nối tiếp niềm vui.
Bởi ông bật tiếng nói, ngay sau khi viết tên trên tấm bảng, “Tên cháu là Gioan.”
Ngày bé Gioan chào đời, sinh nhật em xóa bỏ chữ bình vôi khắc sâu trên khuôn mặt của bố và của mẹ!
Ngày sinh nhật của Gioan Tiền Hô, báo hiệu một ngày sinh nhật khác, sinh nhật Ngôi Lời.
Sinh nhật “tên cháu là Gioan”, một dấu hiệu báo Sinh nhật Emmanuel, ánh sáng mới chiếu rực rỡ xua tan đêm đen.
Sinh nhật của Giêsu hữu Tiền Hô, chứng nhân cho Ngài, tên Giêsu, Đấng Cứu Thế!
Sinh nhật của Giêsu hữu tôi cũng thế, ngày tôi chào đời, sinh nhật tôi xóa bỏ chữ buồn tủi trong trái tim bố và mẹ.
Ngày tôi sinh ra, trần gian khen ngợi bố mẹ tôi, “Ông bà thật diễm phúc!”
Sinh nhật tôi, một dấu hiệu báo cho trần gian biết, qua chứng nhân tôi, họ sẽ gặp gỡ Ngài, Chiên Thiên Chúa.
Cũng thế,
Dì Tám Sài Gòn!
Dì Đan viện Missouri!
Cha Bề trên, Cha Xứ,
Thầy Đan viện Bãi Dâu chuẩn bị tuyên khấn vĩnh viễn!
Thầy Dòng lấm lem ở một góc trời khu vực ngoại biên nào đó!
Giáo dân địa phận đàng ngoài!
Sinh nhật đó, ngày đó, rực rỡ khuôn mặt mẹ cha.
Sinh nhật đó, ngày đó, dấu hiệu đó chỉ tới Tin Mừng của Ngài, và về Ngài, Đấng Emmanuel!
Xin hãy là như vậy!□
Sinh Nhật Người Xóa Bình Vôi
https://www.youtube.com/watch?v=OfXaiP4m70g
Gia đình đó, ông có địa vị trong xã hội.
Nhưng lại không có con.
Bao năm rồi, hai vợ chồng cứ thế, héo quắt trái táo, ngậm nhấm cô đơn!
Cả hai bình vôi, bình vôi ông, bình vôi bà,
cả hai vôi đặc, vôi khô, vôi mốc!
cả hai thiên hạ gọi, ông bà bình vôi!
Bao nhiêu ngày tháng rồi, mặt trời rực rỡ đổ dài nơi khung cửa.
Lá xanh non chuyển đổi sang xanh đậm, rồi chuyển màu đỏ rực lửa.
Nhưng ông vẫn đi vô, bà đi ra.
Cả hai vẫn thế, cùng nhìn nhau, cùng thở dài, tựa bóng ma!
Hai bóng yên lặng, hai hình nhân hàng mã.
Thiên hạ đi chợ, tới Phố Hàng Mã, nhìn ông nhìn bà bình vôi, người người ngáp dài, chán ngán!
Ông bà bình vôi ngần ngại bước ra đường, bởi sợ miệng đời độc sâu,
Những tiếng thì thào tinh quái nho nhỏ nổi lên sau lưng như đàn ruồi trâu,
“Nhà ông bà bình vôi, không biết tại ông hay tại bà,
hay bởi cả hai, bụng vợ cứ thế, khô đét trái mướp, đen nâu nâu.”
Những lần phải bước tới Hội đường ngày Sabát.
Hết buổi kinh ngày Hưu Lễ, bà bước về nhà, nhớ lại lời thiên hạ vo ve bên tai,
bà trằn trọc mất ngủ, nguyên đêm dài.
Nước mắt ứa tuôn hai khóe mắt loang lổ chân chim, bà tủi hờn, thở dài!
Ngày nào cũng thế, sáng trưa tối,
bàn ăn bánh mì dọn ra, hai ổ bánh mì mới.
Ông một ổ, bà một ổ. Ông uể oải nhai nhai như nhai bánh mì nguội.
Bà trộn bánh mì, nước mắt hờn tủi!
Đĩa bánh mì thứ ba trên bàn vẫn như thế, nguyên vẹn hình hài, vẫn trống trơn.
Đêm đêm ông thức dậy, dâng lời kinh cầu nguyện, “Lạy Ngài, xin thương xót con!”
Ông nhìn bà, ông biết bà cũng đêm đêm trằn trọc, mắt trắng mắt.
Bà ngồi dậy, nhìn mái tóc bạc trắng của chồng, nhìn lưng còng của chồng.
Bà thở dài! Bà biết đã qua rồi, một thời.
Bà không hy vọng gì. Không trông mong gì.
Ông đôi khi nghĩ về một hậu duệ, nối dõi tông đường.
Nhưng người đàn ông biết giấc mơ viễn vông,
bởi ông biết mình, biết rõ về mình.
Tất cả những điều bình thường của một người đàn ông đã cạn kiệt nơi ông.
Bà nhớ lại những khi trời sáng, tiếng gà gáy vang vang, tai bỗng nghe tiếng khóc trẻ thơ.
Bà mơ ước, một lần làm mẹ, một lần cho con dòng sữa thơm tho.
Bà thầm thì lời kinh, nếu phải đánh đổi tuổi đời,
bà cũng xin được có người gọi mình, “Mẹ! Mẹ ơi!”
Bà ứa nước mắt! Một điều bình thường như thế, nhỏ nhoi như thế, mà sao vẫn không một lần xảy đến trong cuộc đời.
Bà nhớ lại, hôm nay, ông bước về nhà sau buổi đốt hương tế lễ Thiên Chúa trong gian Thánh Cực Thánh.
Bước vô nhà, mặt ông tái xanh.
Bà hỏi ông. Nhưng ông ú ớ.
Hàng xóm thì thào nho nhỏ,
chồng bà sáng nay hốt hoảng bỏ chạy ra khỏi gian Thánh Cực Thánh!
Nhưng thật bất ngờ, người một thời cây khô không lộc bỗng nẩy lộc.
Bà biết cung lòng khô héo của bà chuyển động.
Bà biết có một điều gì đó, mới tinh khôi trong dạ.
Giữa bữa bánh mì trưa, bà đứng dậy bỏ đi xuống bếp,
đất đen mời gọi bà ngồi xuống, ngồi lệt bệt!
Ông nhìn theo, nhưng không ngạc nhiên!
Bà quay lại bàn bánh mì. Nhưng bước đi những bước hiên ngang.
Bà không còn vừa đi vừa cúi gầm mặt xuống đất nữa, bởi hài nhi nảy mầm trong bụng.
Ông vẫn thế, vẫn ngồi đó, ngọng nghịu ú ớ, âm thanh người câm, nhưng nhìn bụng vợ, mặt tươi tươi hồng.
Cả hai không hẹn cùng nhìn về một phía, đĩa bánh mì trống trơn trên bàn.
Cả hai đều biết, bắt đầu từ ngày mai, họ sẽ phải để một ổ bánh mì lên đĩa bánh mì trống trơn đó.
Cả hai kiên nhẫn đợi chờ.
Cả hai một thời bình vôi đặc, bình vôi mốc hồi hộp mong chờ.
Ngày phải tới rồi cũng tới.
Người đàn bà cao niên đưa vào đời một bé trai.
Tiếng khóc trẻ thơ vang vang xóa tan một thời tủi nhục của ông bà,
một thời ông bà bình vôi.
Niềm vui nối tiếp niềm vui.
Bởi ông bật tiếng nói, ngay sau khi viết tên trên tấm bảng, “Tên cháu là Gioan.”
Ngày bé Gioan chào đời, sinh nhật em xóa bỏ chữ bình vôi khắc sâu trên khuôn mặt của bố và của mẹ!
Ngày sinh nhật của Gioan Tiền Hô, báo hiệu một ngày sinh nhật khác, sinh nhật Ngôi Lời.
Sinh nhật “tên cháu là Gioan”, một dấu hiệu báo Sinh nhật Emmanuel, ánh sáng mới chiếu rực rỡ xua tan đêm đen.
Sinh nhật của Giêsu hữu Tiền Hô, chứng nhân cho Ngài, tên Giêsu, Đấng Cứu Thế!
Sinh nhật của Giêsu hữu tôi cũng thế, ngày tôi chào đời, sinh nhật tôi xóa bỏ chữ buồn tủi trong trái tim bố và mẹ.
Ngày tôi sinh ra, trần gian khen ngợi bố mẹ tôi, “Ông bà thật diễm phúc!”
Sinh nhật tôi, một dấu hiệu báo cho trần gian biết, qua chứng nhân tôi, họ sẽ gặp gỡ Ngài, Chiên Thiên Chúa.
Cũng thế,
Dì Tám Sài Gòn!
Dì Đan viện Missouri!
Cha Bề trên, Cha Xứ,
Thầy Đan viện Bãi Dâu chuẩn bị tuyên khấn vĩnh viễn!
Thầy Dòng lấm lem ở một góc trời khu vực ngoại biên nào đó!
Giáo dân địa phận đàng ngoài!
Sinh nhật đó, ngày đó, rực rỡ khuôn mặt mẹ cha.
Sinh nhật đó, ngày đó, dấu hiệu đó chỉ tới Tin Mừng của Ngài, và về Ngài, Đấng Emmanuel!
Xin hãy là như vậy!□