Nữ anh hùng Thế chiến II có thể là vị thánh đầu tiên của Malaysia
Đức Giám Mục của Giáo phận Penang đã chính thức công bố bắt đầu quá trình phong chân phước và phong thánh cho Sybil Kathigasu, một y tá thời chiến nổi tiếng và là một giáo dân Công Giáo.
(Tin LiCAS)
Đức Hồng Y Sebastian Francis, Giám mục Penang, đã đưa ra thông báo sau một loạt các cuộc tham vấn với Tổng giám mục Julian Leow của Kuala Lumpur. Vị Hồng Y đã bổ nhiệm Cha Eugene Benedict của Tổng giáo phận Kuala Lumpur để tìm hiểu quá trình này.
"Chúng ta sẽ thu góp lại các chứng tá cuộc đời và sự nghiệp của bà để tìm cảm hứng cho thời đại của chúng ta. Tôi mong muốn mọi người nỗ lực thu thập, biên soạn, nghiên cứu, suy ngẫm và đóng góp về cuộc đời và sự nghiệp của bà như một lời chứng. Tôi hy vọng hồ sơ sẽ sớm được hoàn chỉnh để bà được tôn phong chân phước và phong thánh nhờ Ân sủng của Chúa", Đức Hồng Y Francis cho biết.
Sybil Kathigasu nổi tiếng với sự chăm sóc tận tình và những nỗ lực kháng cự lại Nhật Bản chiếm đóng Malaysia trong Thế chiến II.
Theo Đức Hồng Y Francis, Kathigasu tiếp tục truyền cảm hứng cho nhiều tầng lớp khác nhau của xã hội. Cuộc đời của bà đã được mô tả trong nhiều vở kịch, phim tài liệu và phim ảnh, đưa bà trở thành biểu tượng của lòng dũng cảm và đức tin.
Di sản của bà cũng đã thu hút sự quan tâm của sinh viên Trường Kiến trúc, nhấn mạnh tác động lâu dài của bà đối với văn hóa và di sản Malaysia.
Năm 2019, Năm Truyền giáo, Kathigasu đã được công nhận là một trong năm tấm gương về chứng tá truyền giáo tại Giáo phận Assumption ở Penang. Một khu dành riêng để tưởng nhớ bà đang ở Nhà thờ Thánh Joseph ở Batu Gajah, Perak.
Ảnh hưởng sâu sắc của bà cũng được nêu bật trong loạt bài Giáo lý của Malaysia dành cho học sinh Lớp 7 bằng tiếng Tamil.
Các cuộc hành hương đến mộ bà tại Nhà thờ Thánh Michael ở Ipoh và phòng khám của bà ở Papan, Perak vẫn được tiếp nối, phản ảnh sự tôn trọng và ngưỡng mộ sâu sắc từ cả cộng đồng và du khách.
Đức Hồng Y Francis lưu ý rằng di sản của Kathigasu cũng ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân, với nhiều phụ huynh Công Giáo đặt tên con mình theo tên bà, cho thấy vai trò của bà như một hình mẫu chứng tá Công Giáo.
Năm nay đánh dấu kỷ niệm 76 năm ngày bà Kathigasu mất vào ngày 12 tháng 6 năm 1948. Đức Hồng Y Francis nhận xét rằng cuộc đời của bà là minh chứng cho sức mạnh của đức tin và hy vọng, những điều đã nâng đỡ bà vượt qua những thách thức to lớn.
Sinh ra tại Indonesia, Sybil và chồng là Tiến sĩ Abdon Clement Kathigasu đã điều hành một phòng khám miễn phí tại Papan, Perak, trong thời kỳ Nhật Bản chiếm đóng Malaysia vào Thế chiến thứ II.
Bà đã hỗ trợ phong trào kháng chiến bằng cách bí mật cung cấp thuốc men và dịch vụ y tế cho lực lượng Đồng minh. Bà đã bị chính quyền Nhật Bản bắt giữ, thẩm vấn và tra tấn.
Sybil qua đời vào ngày 12 tháng 6 năm 1948, ở tuổi 48 tại Anh và ban đầu được chôn cất tại Lanark, Scotland. Thi thể của bà sau đó được đưa trở về Malaysia vào năm 1949 và được chôn cất lại tại nghĩa trang Công Giáo La Mã bên cạnh Nhà thờ Tổng lãnh Thiên thần Micae trên Đường Sultan Idris Shah ở Ipoh.
Để vinh danh bà, Đường Sybil Kathigasu ở Fair Park, Ipoh được đặt theo tên của bà để tưởng nhớ tới lòng dũng cảm của bà. Ngày nay, cửa hàng tại số 74, Đường Main ở Papan, nơi từng là phòng khám của Sybil, được dùng làm bảo tàng viện.
Bài viết được đăng trên https://www.licas.news/.
Đức Giám Mục của Giáo phận Penang đã chính thức công bố bắt đầu quá trình phong chân phước và phong thánh cho Sybil Kathigasu, một y tá thời chiến nổi tiếng và là một giáo dân Công Giáo.
(Tin LiCAS)
Đức Hồng Y Sebastian Francis, Giám mục Penang, đã đưa ra thông báo sau một loạt các cuộc tham vấn với Tổng giám mục Julian Leow của Kuala Lumpur. Vị Hồng Y đã bổ nhiệm Cha Eugene Benedict của Tổng giáo phận Kuala Lumpur để tìm hiểu quá trình này.
"Chúng ta sẽ thu góp lại các chứng tá cuộc đời và sự nghiệp của bà để tìm cảm hứng cho thời đại của chúng ta. Tôi mong muốn mọi người nỗ lực thu thập, biên soạn, nghiên cứu, suy ngẫm và đóng góp về cuộc đời và sự nghiệp của bà như một lời chứng. Tôi hy vọng hồ sơ sẽ sớm được hoàn chỉnh để bà được tôn phong chân phước và phong thánh nhờ Ân sủng của Chúa", Đức Hồng Y Francis cho biết.
Sybil Kathigasu nổi tiếng với sự chăm sóc tận tình và những nỗ lực kháng cự lại Nhật Bản chiếm đóng Malaysia trong Thế chiến II.
Theo Đức Hồng Y Francis, Kathigasu tiếp tục truyền cảm hứng cho nhiều tầng lớp khác nhau của xã hội. Cuộc đời của bà đã được mô tả trong nhiều vở kịch, phim tài liệu và phim ảnh, đưa bà trở thành biểu tượng của lòng dũng cảm và đức tin.
Di sản của bà cũng đã thu hút sự quan tâm của sinh viên Trường Kiến trúc, nhấn mạnh tác động lâu dài của bà đối với văn hóa và di sản Malaysia.
Năm 2019, Năm Truyền giáo, Kathigasu đã được công nhận là một trong năm tấm gương về chứng tá truyền giáo tại Giáo phận Assumption ở Penang. Một khu dành riêng để tưởng nhớ bà đang ở Nhà thờ Thánh Joseph ở Batu Gajah, Perak.
Ảnh hưởng sâu sắc của bà cũng được nêu bật trong loạt bài Giáo lý của Malaysia dành cho học sinh Lớp 7 bằng tiếng Tamil.
Các cuộc hành hương đến mộ bà tại Nhà thờ Thánh Michael ở Ipoh và phòng khám của bà ở Papan, Perak vẫn được tiếp nối, phản ảnh sự tôn trọng và ngưỡng mộ sâu sắc từ cả cộng đồng và du khách.
Đức Hồng Y Francis lưu ý rằng di sản của Kathigasu cũng ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân, với nhiều phụ huynh Công Giáo đặt tên con mình theo tên bà, cho thấy vai trò của bà như một hình mẫu chứng tá Công Giáo.
Năm nay đánh dấu kỷ niệm 76 năm ngày bà Kathigasu mất vào ngày 12 tháng 6 năm 1948. Đức Hồng Y Francis nhận xét rằng cuộc đời của bà là minh chứng cho sức mạnh của đức tin và hy vọng, những điều đã nâng đỡ bà vượt qua những thách thức to lớn.
Sinh ra tại Indonesia, Sybil và chồng là Tiến sĩ Abdon Clement Kathigasu đã điều hành một phòng khám miễn phí tại Papan, Perak, trong thời kỳ Nhật Bản chiếm đóng Malaysia vào Thế chiến thứ II.
Bà đã hỗ trợ phong trào kháng chiến bằng cách bí mật cung cấp thuốc men và dịch vụ y tế cho lực lượng Đồng minh. Bà đã bị chính quyền Nhật Bản bắt giữ, thẩm vấn và tra tấn.
Sybil qua đời vào ngày 12 tháng 6 năm 1948, ở tuổi 48 tại Anh và ban đầu được chôn cất tại Lanark, Scotland. Thi thể của bà sau đó được đưa trở về Malaysia vào năm 1949 và được chôn cất lại tại nghĩa trang Công Giáo La Mã bên cạnh Nhà thờ Tổng lãnh Thiên thần Micae trên Đường Sultan Idris Shah ở Ipoh.
Để vinh danh bà, Đường Sybil Kathigasu ở Fair Park, Ipoh được đặt theo tên của bà để tưởng nhớ tới lòng dũng cảm của bà. Ngày nay, cửa hàng tại số 74, Đường Main ở Papan, nơi từng là phòng khám của Sybil, được dùng làm bảo tàng viện.
Bài viết được đăng trên https://www.licas.news/.