Hôm Chúa Nhật, 11 Tháng Tám, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cam kết sẽ “củng cố nền độc lập tinh thần của Ukraine”. Diễn biến này cho thấy rằng giới lãnh đạo nước này đang hướng tới việc cấm một cách hiệu quả chi nhánh của Giáo hội Chính thống có liên kết với Mạc Tư Khoa.
Phần lớn người Ukraine là Kitô hữu Chính thống, nhưng bao gồm các tín hữu của một nhánh với các mối liên hệ truyền thống với Giáo Hội Chính thống Nga và các tín hữu của một Giáo Hội độc lập, được hàng giáo phẩm Chính thống giáo thế giới công nhận kể từ năm 2019.
Số thành viên của Giáo Hội độc lập trung thành với Đức Thượng Phụ Kyiv đã tăng lên kể từ khi quân đội Nga xâm chiếm Ukraine vào tháng 2 năm 2022. Nhưng Giáo Hội thiểu số có liên hệ với Mạc Tư Khoa vẫn giữ được ảnh hưởng, bất kể các nhà lãnh đạo Ukraine liên tục cáo buộc họ tiếp tay cho cuộc xâm lược và cố gắng đầu độc dư luận.
“Tôi vừa tổ chức một cuộc họp - một cuộc họp chuẩn bị - liên quan đến quyết định nhằm củng cố nền độc lập tinh thần của Ukraine của chúng ta,” ông Zelenskiy nói trong bài phát biểu qua video hàng đêm của mình.
“Chúng ta phải tước đi những cơ hội cuối cùng của Mạc Tư Khoa muốn hạn chế quyền tự do của người Ukraine. Và các quyết định cho việc này phải có hiệu quả 100%. Chúng tôi sẽ bảo đảm điều đó.”
Khi Nga xâm lược Ukraine vào năm 2022, một dự luật đã được thảo luận tại Verkhovna Rada, tức là Quốc Hội độc viện của Ukraine, nhằm đặt Giáo Hội Chính thống Ukraine trực thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa ra ngoài vòng pháp luật. Tuy nhiên, Tổng thống Zelenskiy nói rằng ông sẽ phủ quyết vì lo ngại các phản ứng của các đồng minh. Họ có thể cho rằng đó là vi phạm tự do tôn giáo.
Quốc hội năm ngoái đã phê chuẩn một dự luật cấm các hoạt động của các tổ chức tôn giáo liên kết với các trung tâm ảnh hưởng “ở một quốc gia tiến hành xâm lược vũ trang chống lại Ukraine”.
Tuy nhiên, nỗ lực hồi tháng trước nhằm đưa ra một dự thảo cấm triệt để Giáo Hội Chính thống Ukraine trực thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa, gọi tắt là UOC, đã thất bại và luật này vẫn chưa được ban hành. Verkhovna Rada chỉ thông qua được một dự luật cấm các linh mục của UOC hoạt động như tuyên uý quân đội.
Giáo hội thiểu số nói rằng sau cuộc xâm lược, giáo hội này đã cắt đứt mọi liên kết với Giáo hội Chính thống Nga, sau khi Thượng Phụ Kirill ủng hộ không nao núng cuộc chiến của Điện Cẩm Linh.
Các thủ tục tố tụng hình sự, bao gồm cả tội phản quốc, đã được tiến hành đối với hàng chục giáo sĩ của UOC. Ít nhất một giáo sĩ đã được gửi đến Nga trong khuôn khổ trao đổi tù nhân.
Nỗ lực đặt UOC ra ngoài vòng pháp luật đã được thúc đẩy đáng kể sau khi Điện Cẩm Linh tung ra một chiến dịch nhằm thần thánh hóa nhà độc tài Vladimir Putin. Trong diễn đàn Kinh Tế Thế Giới vào ngày 7/6 vừa qua, Giáo sư Sergei Karaganov, cánh tay phải của Putin, tuyên bố bạo chúa là vị cứu tinh của thế giới, là đấng sẽ không chỉ giành chiến thắng trước Ukraine mà còn ngăn chặn một cuộc chiến tranh toàn cầu.
Ông ta nói: “Chúa toàn năng đã thương hại chúng ta và cử Đấng Thiên Sai Putin đến”.
Khi được hỏi về phát biểu này của Sergei Karaganov, Thượng phụ Kirill, một đồng minh lâu năm của Putin, không phản đối, nhưng khẳng định rằng: “Chúa đã sai Vladimir Putin đến cứu lấy đất Nga.”
Sau diễn biến đó, một số nhà lập pháp Ukraine cho rằng Chính Thống Giáo Nga là tà giáo. Một tôn giáo thực sự không thể nào lại coi một tên tội phạm bị quốc tế truy nã là Đấng Messia. Và vì thế, Chính Thống Giáo Nga nên bị cấm tại Ukraine. Tuy nhiên, cũng có một số nhà lập pháp nói rằng sai lầm của Thượng Phụ Kirill và một vài cá nhân cụ thể khác không thể biến Chính Thống Giáo Nga trở thành tà giáo.
Một số nhà lập pháp Ukraine cũng bày tỏ lo ngại rằng đạo luật này có thể gặp phải sự phản đối từ các đảng viên Cộng hòa bảo thủ ở Hoa Kỳ, nước ủng hộ phương Tây lớn nhất của Ukraine, với lý do nó hạn chế quyền tự do tôn giáo.
Source:Kyiv PostZelensky Suggests Moves Towards Banning Orthodox Church with Moscow Ties
Phần lớn người Ukraine là Kitô hữu Chính thống, nhưng bao gồm các tín hữu của một nhánh với các mối liên hệ truyền thống với Giáo Hội Chính thống Nga và các tín hữu của một Giáo Hội độc lập, được hàng giáo phẩm Chính thống giáo thế giới công nhận kể từ năm 2019.
Số thành viên của Giáo Hội độc lập trung thành với Đức Thượng Phụ Kyiv đã tăng lên kể từ khi quân đội Nga xâm chiếm Ukraine vào tháng 2 năm 2022. Nhưng Giáo Hội thiểu số có liên hệ với Mạc Tư Khoa vẫn giữ được ảnh hưởng, bất kể các nhà lãnh đạo Ukraine liên tục cáo buộc họ tiếp tay cho cuộc xâm lược và cố gắng đầu độc dư luận.
“Tôi vừa tổ chức một cuộc họp - một cuộc họp chuẩn bị - liên quan đến quyết định nhằm củng cố nền độc lập tinh thần của Ukraine của chúng ta,” ông Zelenskiy nói trong bài phát biểu qua video hàng đêm của mình.
“Chúng ta phải tước đi những cơ hội cuối cùng của Mạc Tư Khoa muốn hạn chế quyền tự do của người Ukraine. Và các quyết định cho việc này phải có hiệu quả 100%. Chúng tôi sẽ bảo đảm điều đó.”
Khi Nga xâm lược Ukraine vào năm 2022, một dự luật đã được thảo luận tại Verkhovna Rada, tức là Quốc Hội độc viện của Ukraine, nhằm đặt Giáo Hội Chính thống Ukraine trực thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa ra ngoài vòng pháp luật. Tuy nhiên, Tổng thống Zelenskiy nói rằng ông sẽ phủ quyết vì lo ngại các phản ứng của các đồng minh. Họ có thể cho rằng đó là vi phạm tự do tôn giáo.
Quốc hội năm ngoái đã phê chuẩn một dự luật cấm các hoạt động của các tổ chức tôn giáo liên kết với các trung tâm ảnh hưởng “ở một quốc gia tiến hành xâm lược vũ trang chống lại Ukraine”.
Tuy nhiên, nỗ lực hồi tháng trước nhằm đưa ra một dự thảo cấm triệt để Giáo Hội Chính thống Ukraine trực thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa, gọi tắt là UOC, đã thất bại và luật này vẫn chưa được ban hành. Verkhovna Rada chỉ thông qua được một dự luật cấm các linh mục của UOC hoạt động như tuyên uý quân đội.
Giáo hội thiểu số nói rằng sau cuộc xâm lược, giáo hội này đã cắt đứt mọi liên kết với Giáo hội Chính thống Nga, sau khi Thượng Phụ Kirill ủng hộ không nao núng cuộc chiến của Điện Cẩm Linh.
Các thủ tục tố tụng hình sự, bao gồm cả tội phản quốc, đã được tiến hành đối với hàng chục giáo sĩ của UOC. Ít nhất một giáo sĩ đã được gửi đến Nga trong khuôn khổ trao đổi tù nhân.
Nỗ lực đặt UOC ra ngoài vòng pháp luật đã được thúc đẩy đáng kể sau khi Điện Cẩm Linh tung ra một chiến dịch nhằm thần thánh hóa nhà độc tài Vladimir Putin. Trong diễn đàn Kinh Tế Thế Giới vào ngày 7/6 vừa qua, Giáo sư Sergei Karaganov, cánh tay phải của Putin, tuyên bố bạo chúa là vị cứu tinh của thế giới, là đấng sẽ không chỉ giành chiến thắng trước Ukraine mà còn ngăn chặn một cuộc chiến tranh toàn cầu.
Ông ta nói: “Chúa toàn năng đã thương hại chúng ta và cử Đấng Thiên Sai Putin đến”.
Khi được hỏi về phát biểu này của Sergei Karaganov, Thượng phụ Kirill, một đồng minh lâu năm của Putin, không phản đối, nhưng khẳng định rằng: “Chúa đã sai Vladimir Putin đến cứu lấy đất Nga.”
Sau diễn biến đó, một số nhà lập pháp Ukraine cho rằng Chính Thống Giáo Nga là tà giáo. Một tôn giáo thực sự không thể nào lại coi một tên tội phạm bị quốc tế truy nã là Đấng Messia. Và vì thế, Chính Thống Giáo Nga nên bị cấm tại Ukraine. Tuy nhiên, cũng có một số nhà lập pháp nói rằng sai lầm của Thượng Phụ Kirill và một vài cá nhân cụ thể khác không thể biến Chính Thống Giáo Nga trở thành tà giáo.
Một số nhà lập pháp Ukraine cũng bày tỏ lo ngại rằng đạo luật này có thể gặp phải sự phản đối từ các đảng viên Cộng hòa bảo thủ ở Hoa Kỳ, nước ủng hộ phương Tây lớn nhất của Ukraine, với lý do nó hạn chế quyền tự do tôn giáo.
Source:Kyiv Post