Dario Salvi của Asia News, ngày 24 tháng 10, 014, tường trình đã gặp giám mục Hà Tĩnh, ở phía bắc đất nước, trong số những người tham dự Thượng hội đồng kết thúc vào cuối tuần này. Ngài cho biết Đang chờ ký kết quan hệ ngoại giao đầy đủ giữa Hà Nội và Tòa thánh; Đức tin và tâm linh là những yếu tố 'rất quan trọng', cũng như 'truyền bá phúc âm' cho những người di cư và kiều bào; lo ngại về căng thẳng trên biển và chiến tranh ở Trung Đông.
Theo ngài, các tín hữu trên khắp thế giới 'đang chờ đợi Đức Giáo Hoàng Phanxicô, nhưng đối với những người Việt Nam chưa bao giờ nhìn thấy ngài, và ngài chưa bao giờ đến thăm đất nước chúng tôi' thì kỳ vọng 'lớn hơn nhiều' ngay cả khi câu hỏi về việc ký kết quan hệ ngoại giao đầy đủ vẫn còn bỏ ngỏ. Đây là những gì Đức Cha Louis Nguyễn Anh Tuấn, giám mục Hà Tĩnh, ở phía bắc đất nước, đã nói với AsiaNews, trong những tuần tháng 10 này tại Rome khi tham gia vào công việc của Thượng hội đồng.
‘Kỳ vọng về việc Đức Giáo Hoàng đến đất nước này là rất lớn,’ vị giám mục xác nhận, ‘và chính phủ đã giả thiết việc ký kết nhân dịp có thể có một chuyến thăm. Chính quyền Hà Nội rất tin tưởng vào điều đó và đã có một vài lần cựu chủ tịch nước – mà văn phòng của ông đã được canh tân trong những ngày gần đây với cuộc bỏ phiếu của quốc hội kết thúc bằng cuộc bầu ông Lương Cường - đã đến gặp Đức Giáo Hoàng và nhắc lại lời mời chính thức'.
Đức tin và tâm linh ‘vẫn là những yếu tố rất quan trọng’ đối với người dân, nơi có sự sùng bái tổ tiên in sâu vào lịch sử và truyền thống của mình, trong khi ‘sự tục hóa là một hiện tượng gắn liền hơn với phương Tây nhưng vẫn chưa vững nhập lắm’. Trong viễn cảnh phát triển của cộng đồng Kitô giáo, Đức cha Anh Tuấn nói thêm, Đức Giáo Hoàng sẽ là nguồn cảm hứng tiếp theo. ‘Tôi tin tưởng,’ ngài nói, ‘năm sau sẽ có một lễ ký kết chính thức và Đức Giáo Hoàng sẽ có thể đến thăm chính thức,’ nhờ vào công việc được Tòa thánh và các phái viên thúc đẩy trong những năm gần đây. Ngài nói thêm, bắt đầu từ Đức Hồng Y Roger Echegaray vào năm 1989 cho đến nay, với chuyến thăm của ‘Bộ trưởng Ngoại giao Vatican’ Đức TGM Paul Richard Gallagher tới Hà Nội.
Về vấn đề quan hệ ngoại giao, Việt Nam đã nhiều lần được trích dẫn là hình mẫu để khởi động một giai đoạn mới trong quan hệ giữa Tòa thánh và Trung Quốc, mặc dù có những khác biệt sâu xa, như chính Đức Giám Mục Hà Tĩnh đã nhắc lại. ‘Trung Quốc là anh cả của Việt Nam,’ ngài nhấn mạnh, “và người ta không thể nghĩ rằng Bắc Kinh sẽ bắt chước Hà Nội”. Có ‘những khác biệt lớn’ bắt đầu từ sự kiện Việt Nam ‘nhỏ hơn và yếu hơn nhiều’ trong quan hệ với các nước khác. ‘Trung Quốc là một quốc gia mạnh về mặt chính trị và ngoại giao,’ ngài nói thêm, ‘và đó là lý do tại sao không tin được là họ bắt chước chúng tôi’. Mặt khác, đối với Việt Nam, những bước đi này ‘là tích cực’ vì chúng đưa đất nước ‘gần gũi hơn với Hoa Kỳ, với phương Tây, nơi sẽ nhìn Việt Nam với sự đồng cảm và tình cảm hơn’.
Một trong những mối quan tâm của vị giám mục, người trước đây từng là Giám Mục Phụ Tá của Thành phố Hồ Chí Minh, vẫn là vấn đề di cư vì ‘xuất thân từ thực tại nông thôn, nông nghiệp, trong năm năm qua, chúng tôi đã chứng kiến nhiều người trẻ chuyển ra nước ngoài’. Do đó, ‘mối quan tâm’ ở bình diện Hội đồng Giám mục là “tăng cường đào tạo, bắt đầu bằng giáo lý, để họ có thể có nền tảng tâm linh vững chắc hơn và trở thành những chứng nhân đức tin thực sự” ngay cả trong các cộng đồng di cư và sống “một cuộc sống ổn định, không có ảnh hưởng bên ngoài”. Đối với họ, ngài nói, ‘chúng tôi đã thành lập một thừa tác vụ cho những người di cư’ được giao nhiệm vụ theo dõi họ ‘trên con đường truyền giáo’ và trong hành trình tìm kiếm ‘một cuộc sống tốt đẹp hơn’ của họ.
Ngoài ra còn có hy vọng này: Thượng hội đồng, kết thúc vào tuần này, cũng có thể đóng góp thêm cho Giáo hội tại Việt Nam, vì vị giám mục cũng xác nhận rằng tháng họp tại Vatican là một 'cơ hội lớn'. 'Hy vọng', ngài nói, 'là nó có thể đơm hoa kết trái: một con đường quan trọng để củng cố cảm thức liên đới, cũng như sự cai quản của Giáo hội, sự hiệp thông, để tất cả mọi người trên thế giới, ngay cả khi ở bên lề, đều cảm thấy là một phần của nó, được hòa nhập và hỗ trợ. Đây cũng là một cơ hội để 'thúc đẩy các chương trình nhằm mục đích truyền giáo', ngài nói, 'thông qua di cư, một hiện tượng mà mọi người phải chấp nhận thông qua việc di cư như những người Kitô hữu đầu tiên. Chúng ta phải ra đi và trở thành những chứng nhân sống động của đức tin'.
Cuối cùng, vị giám mục chuyển suy nghĩ của mình sang nhiều khu vực căng thẳng và ổ chiến tranh, bắt đầu từ Trung Đông cũng như các cuộc giao tranh trên biển ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, vốn cũng khiến quốc gia Châu Á này lo lắng. ‘Chúng tôi đều quan tâm đến các cuộc xung đột ở Trung Đông,’ ngài nhấn mạnh, “và ở vùng biển xung quanh Việt Nam cũng có một tình hình căng thẳng” có xu hướng giảm dần theo chu kỳ rồi lại tăng trở lại. ‘Chúng tôi [người Việt Nam] là nạn nhân của những căng thẳng này và chúng tôi phụ thuộc vào các quốc gia khác như Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Nhật Bản hoặc Úc. Đây là những vùng biển mà chúng tôi gọi là Biển Đông,' ngài kết luận, và chúng giàu tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản, dầu mỏ và cá, chúng là đối tượng quan tâm từ góc độ kinh tế và năng lượng.