Một khi đồng tiền còn nằm trong túi, của cải trong tay ta, ta còn làm chủ nó và toàn quyền quyết định tiêu dùng nó rao sao tuỳ theo sở thích. Một khi đồng tiền ra khỏi túi, lọt vào tay người khác; ta dường như mất quyền kiểm soát đồng tiền, không còn quyền hành gì trên đồng tiền đó. Ngay cả nếu bạn may mắn có nhà cho thuê, bạn vẫn là chủ căn nhà nhưng nếu muốn vào nhà, bạn phải có sự chấp thuận của người đang thuê căn nhà đó. Như thế trách nhiệm và chủ quyền bị san sẻ đi. Có trường hợp tiền dâng cúng, cho đi mà chủ vẫn ảnh hưởng trên tiền, khi số tiền dâng cúng đủ để được ghi danh trên bảng vàng. Cho đi là chia sẻ, đóng góp vào mục đích chung của một tổ chức, thí dụ như hội nuôi trẻ mồ côi, khuyết tật, hội chữa mắt bị cườm; bạn biết rõ số tiền đó được dùng cho trẻ em, chữa mắt cho tha nhân. Bạn dâng cúng tiền vào thánh đường để dùng vào việc mua ghế thì chắc chắn số tiền đó được dùng vào việc mua ghế dùng chung. Như thế đồng tiền dâng cúng vào của công, ta hoàn toàn đặt tin tưởng vào tổ chức nhận. Ta tin họ sẽ thực hiện đúng như lúc đứng ra xin, quyên góp.
Bà goá dâng cúng tài chánh vào thánh điện, bà biết rõ số tiền đó sẽ được dùng cho việc chung, bà không còn quan tâm đến nó nữa bởi bà tin nó sẽ được xử dụng đúng mục đích. Bố thí không chỉ là làm ơn, làm phước mà còn đặt niềm tin nơi người khác; tin người nhận sẽ thực hiện làm thay điều người cho mong ước. Khi dâng cúng, bà goá có lẽ không biết Đức kitô đang âm thầm quan sát công việc bà làm. Đức Kitô quan sát không phải vì tò mò. Ngài biết rõ cuộc sống bà, rõ cả tấm lòng chân thành của bà. Đức Kitô quan sát để đưa ra hai cách nhìn khi người ta thực hành đức ái. Bà goá là người dâng cúng ít nhất trong số những người dâng cúng tài chánh vào Đền Thờ hôm đó. Có lẽ bà moi mãi mới lấy được đồng xu và âm thầm dâng cúng. Trái lại, người giầu có dâng cúng số tiền lớn. Họ không âm thầm bỏ vào thùng tiền ngay, mà lại muốn cho mọi người hiện diện chứng kiến. Người chứng kiến tận mắt sự kiện ngày hôm đó sẽ thuật lại câu chuyện của người giầu và nhắc lại chuyện đồng xu của bà goá. Đức Kitô âm thầm quan sát thiên hạ dâng cúng tài chánh trong Đền Thờ và Ngài giải thích cho môn đệ hiểu việc bác ái. Đức Kitô nói với môn đệ về hai cách nhìn cho việc dâng cúng. Cách của xã hội trần thế và cách của tâm linh. Xã hội đánh giá trị việc bác ái trên giá trị vật chất. Thiên Chúa không chú trọng đến giá trị vật chất dâng cúng mà đặt trọng tâm vào cõi lòng người dâng cúng. Cả hai đều là việc tốt, đáng khích lệ, đề cao và trân trọng. Tuy nhiên có sự khác biệt lớn giữa hai cách. Cách thứ nhất là cách đại đa số chúng ta thích và thường làm. Dâng cúng số hiện kim lớn được người đời ca tụng, quí mến và kính nể. Ai cũng biết, thiếu tài chánh, mọi chương trình lớn nhỏ đều gặp khó khăn. Nhờ lòng hảo tâm của người dâng cúng số tiền lớn mà nhiều chương trình được hoàn thành tốt đẹp. Cách nhìn vào tấm lòng khó hơn rất nhiều bởi ngoài Thiên Chúa ra, ai dò được lòng người. Nhìn rõ tấm lòng là điều chỉ mình Thiên Chúa biết. Đức Kitô âm thầm quan sát bà goá dâng cúng và đề cao tấm lòng chân thành của bà. Cả hai cách đều nói đến giầu có; mỗi cách diễn tả cái giầu một cách khác. Một bên là giầu vật chất; bên kia là giầu tấm lòng. Người cho số tiền lớn bởi họ có khả năng, cho đi của cải không dùng đến; đổi lại xã hội ghi công, đền ơn và ban tặng huy chương, bảng vàng danh dự, cộng với lời khen tặng. Nhờ cho đi để nổi danh, có tiếng, được coi trọng, kính nể. Như thế cho đi không mất mà là nhận lại điều đang thiếu. Người giầu xã hội ghi công, bà goá Thiên Chúa ghi công. Bà cho đi đồng xu dùng mua lương thực nuôi thân trong ngày. Cho đi những gì cần để nuôi thân chính là cho đi một phần sự sống mình. Bà nghèo vật chất, giầu tấm lòng do Thiên Chúa thưởng công. Xã hội thưởng công ngay; Thiên Chúa ghi công mà chưa thưởng.
TiengChuong.org
Bà goá dâng cúng tài chánh vào thánh điện, bà biết rõ số tiền đó sẽ được dùng cho việc chung, bà không còn quan tâm đến nó nữa bởi bà tin nó sẽ được xử dụng đúng mục đích. Bố thí không chỉ là làm ơn, làm phước mà còn đặt niềm tin nơi người khác; tin người nhận sẽ thực hiện làm thay điều người cho mong ước. Khi dâng cúng, bà goá có lẽ không biết Đức kitô đang âm thầm quan sát công việc bà làm. Đức Kitô quan sát không phải vì tò mò. Ngài biết rõ cuộc sống bà, rõ cả tấm lòng chân thành của bà. Đức Kitô quan sát để đưa ra hai cách nhìn khi người ta thực hành đức ái. Bà goá là người dâng cúng ít nhất trong số những người dâng cúng tài chánh vào Đền Thờ hôm đó. Có lẽ bà moi mãi mới lấy được đồng xu và âm thầm dâng cúng. Trái lại, người giầu có dâng cúng số tiền lớn. Họ không âm thầm bỏ vào thùng tiền ngay, mà lại muốn cho mọi người hiện diện chứng kiến. Người chứng kiến tận mắt sự kiện ngày hôm đó sẽ thuật lại câu chuyện của người giầu và nhắc lại chuyện đồng xu của bà goá. Đức Kitô âm thầm quan sát thiên hạ dâng cúng tài chánh trong Đền Thờ và Ngài giải thích cho môn đệ hiểu việc bác ái. Đức Kitô nói với môn đệ về hai cách nhìn cho việc dâng cúng. Cách của xã hội trần thế và cách của tâm linh. Xã hội đánh giá trị việc bác ái trên giá trị vật chất. Thiên Chúa không chú trọng đến giá trị vật chất dâng cúng mà đặt trọng tâm vào cõi lòng người dâng cúng. Cả hai đều là việc tốt, đáng khích lệ, đề cao và trân trọng. Tuy nhiên có sự khác biệt lớn giữa hai cách. Cách thứ nhất là cách đại đa số chúng ta thích và thường làm. Dâng cúng số hiện kim lớn được người đời ca tụng, quí mến và kính nể. Ai cũng biết, thiếu tài chánh, mọi chương trình lớn nhỏ đều gặp khó khăn. Nhờ lòng hảo tâm của người dâng cúng số tiền lớn mà nhiều chương trình được hoàn thành tốt đẹp. Cách nhìn vào tấm lòng khó hơn rất nhiều bởi ngoài Thiên Chúa ra, ai dò được lòng người. Nhìn rõ tấm lòng là điều chỉ mình Thiên Chúa biết. Đức Kitô âm thầm quan sát bà goá dâng cúng và đề cao tấm lòng chân thành của bà. Cả hai cách đều nói đến giầu có; mỗi cách diễn tả cái giầu một cách khác. Một bên là giầu vật chất; bên kia là giầu tấm lòng. Người cho số tiền lớn bởi họ có khả năng, cho đi của cải không dùng đến; đổi lại xã hội ghi công, đền ơn và ban tặng huy chương, bảng vàng danh dự, cộng với lời khen tặng. Nhờ cho đi để nổi danh, có tiếng, được coi trọng, kính nể. Như thế cho đi không mất mà là nhận lại điều đang thiếu. Người giầu xã hội ghi công, bà goá Thiên Chúa ghi công. Bà cho đi đồng xu dùng mua lương thực nuôi thân trong ngày. Cho đi những gì cần để nuôi thân chính là cho đi một phần sự sống mình. Bà nghèo vật chất, giầu tấm lòng do Thiên Chúa thưởng công. Xã hội thưởng công ngay; Thiên Chúa ghi công mà chưa thưởng.
TiengChuong.org