Yom HaSho’Ah và Sự ngay thẳng đạo đức giữa những hãi hùng của Nạn Diệt Chủng

Lời Mở Đầu:

Trong tuần lễ từ ngày 23 tháng 4 đến ngày 30 tháng 4 năm 2006, Chính Phủ Liên Bang Hoa Kỳ dành ra nguyên một tuần lễ này để tưởng nhớ đến những nạn nhân của cuộc diệt chủng, mà tiếng Do Thái gọi là: Yom HaSho’Ah, tức Days of Remembrance of the Victims of the Holocaust.

Thật vậy, những Ngày Ghi Nhớ Những Nạn Nhân của Vụ Diệt Chủng, đã được Quốc Hội Hoa Kỳ thông qua và xem nó như là ngày tưởng niệm hằng năm của Quốc Gia, để nhớ về những nạn nhân của vụ diệt chủng.

Nếu Quý Vị ở Hoa Kỳ, thì trong những ngày này, đài truyền hình PBS có hàng loạt phim phóng sự nói về Nạn Diệt Chủng (Holocaust) của Chủ Nghĩa Phát Xít Đức, những tên lính SS.

Kể từ lúc xảy ra cuộc Diệt Chủng cho đến nay đã gần hơn 50 năm rồi. Đối với những người còn sống sót, Nạn Diệt Chủng này, vẫn mãi là những ký ức khó có thể nào quên; nhưng đối với một số người khác, thì 50 năm dài trông có vẽ như là một phần cổ xưa của lịch sử.

Vào những ngày này, mọi người dân Hoa Kỳ, đặc biệt là những người Do Thái trên khắp lục địa sẽ nhớ về những người đã phải chiến đấu, và những người đã phải chết đi. Chúng ta phải diện đối với những câu hỏi như: “chuyện đó đã xảy ra như thế nào?” “Làm sao mà chuyện đó có thể xảy ra?” “Làm sao mà chuyện đó đã xảy ra?” Liệu nó có xảy ra thêm một lần nữa không?” Chúng ta cùng nhau nổ lực chống lại sự ngu dốt bằng việc học hỏi, và sự hoài nghi bằng các bằng chứng.

Riêng đối với người Việt chúng ta, thời gian này cũng là việc nhớ đến ngày quốc gia tương tàn, chia cắt, vì cuộc nội chiến trong cùng một quốc gia, và nơi cùng một dân tộc; cũng giống như cuộc chiến giữa Nam và Bắc Triều.

Nếu như người Việt chúng ta phải chịu cảnh tù đầy, áp bức và đau khổ dưới thời của Chủ Nghĩa Cộng Sản; người Mỹ gốc Phi Châu phải chịu cảnh đời nô lệ qua nhiều thế hệ dưới Chủ Nghĩa Thực Dân Tư Bản-Người Bóc Lột Người; thì người gốc Do Thái cũng phải chịu cảnh tra tấn, đàn áp và diệt chủng đến man rợ của Chủ Nghĩa Phát Xít Đức.

Có lẽ, nổi đau nào cũng mãi hằng lên trong tâm trí của biết bao thế hệ. Người Việt phải chịu cuộc sống tị nạn, lưu vong nơi xứ người; người Mỹ gốc Phi Châu bị mất đi tổ tiên và không rõ nguồn gốc của dân tộc mình bắt đầu từ đâu; còn người gốc Do Thái phải di tản khắp nơi trên mọi miền thế giới như tại Đức, Ba Lan, Tiệp Khắc, Đức, Áo, Ý, Hà Lan, Li Băng, vân vân.

Nếu trước kia người Do Thái phải đau khổ và chết chóc dưới Chế Độ Phát Xít Đức, thì ngày nay, cũng lại là người Do Thái và đất nước Do Thái cùng với người Kitô Giáo, lại trở thành nạn nhân của các Thể Chế Hồi Giáo Cực Đoan.

Có biết bao nhiêu cuốn phim đã để lại trong lòng người xem nhiều cảm xúc và nỗi ưu tư khó tả. So với số lượng các cuốn phim nói về cuộc chiến Việt Nam, nói về cảnh đời nô lệ của người Mỹ gốc Phi Châu, thì có lẽ, nổi đau của người Do Thái, được thể hiện nhiều nhất qua phim ảnh. Vì chưng, nổi đau ấy và sự tra tấn đó rất man rợ và rất ác độc, vượt qua trí tưởng tượng của con người. Cuốn phim mới nhất của đạo diễn Steven Spielberg (người gốc Do Thái) mang tên “Munich,” và những cuốn phim xa xưa, như “The Scarlet and the Black,” “The Schindler’s List,” “Auschwitz - Inside The Nazi State,” vân vân - đã để lại trong chúng ta nhiều xúc cảm, cũng như cảm thông được nỗi đớn đau vô tận của những người gốc Do Thái.

Cũng trong tâm tình ưu tư trĩu nặng đó, xin được phép giới thiệu cùng Quý Vị độc giả, một bài phỏng vấn rất hay của hãng tin Zenit nói về những hãi hùng, cũng như những gương sáng của những con người lương thiện, chân chất, và bình dị trong việc âm thầm giúp đỡ đồng loại con người, trong những hoàn cảnh vô cùng nguy hiểm và khắt nghiệt nhất. Và nhất là, việc làm của cộng đồng Do Thái, trong việc chính thức ghi ơn những vị ân nhân, đạo đức và ngay thẳng không phải là người gốc Do Thái này.

Để hiểu rõ hơn về Nạn Diệt Chủng của Chủ Nghĩa Phát Xít Đức với người Do Thái, xin mời Quý Vị thức giả hãy vào tham khảo thêm các trang web sau:

www.remember.org (a web site dedicated to the Holocaust)

www.wiesenthal.com (the Simon Wiesenthal Foundation)

www.ushmm.org (the US Holocaust Memorial Museum)

http://yad-vashem.org.il/about_yad/index_about_yad.html (The Yad Vashem Committee)

Phần Bài Dịch

Lược Trích Bài Phỏng Vấn Với Một Thành Viên của Ủy Ban Yad Vashem

ROME (Zenit.org).- Ngày 27 tháng 1 hằng năm, là một ngày được dành riêng ra, để Tưởng Nhớ Các Nạn Nhân của Vụ Diệt Chủng (Holocaust Memorial Day), và tôn vinh “Những Người Đạo Đức Ngay Thẳng tại Nhiều Quốc Gia,” những người đã cứu vớt người Do Thái khỏi các trại tử thần của Phát Xít Đức (Nazi death camps).

Để hiểu rõ hơn về ý nghĩa công nhận cao cả nhất của những cá nhân không phải là Do Thái, hãng tin Zenit đã có cuộc phỏng vấn với Ông Nathan Ben Horin, một thành viên của Ủy Ban Chỉ Định về “Những Người Đạo Đức Ngay Thẳng tại Nhiều Quốc Gia,” (Designation Commission of the “Righteous among the Nations”). Ủy Ban này được đặc dưới quyền của Yad Vashem, Giới Phụ Trách Việc Vinh Danh Những Người Tử Đạo và Anh Hùng Của Nạn Diệt Chủng.

Sinh ra tại Đức, Horin vừa mới đến Rôma để giới thiệu cuốn sách về chủ đề trên. Ông cũng đã từng sống tại Pháp và đã tham dự vào Cuộc Kháng Cự (Resistance). Về mặt ngoại giao, Ông đã đại diện cho quốc gia của Ông, và ở Ý, Ông đã làm việc tại Tòa Thánh từ năm 1980-1986, khi Tòa Thánh vẫn chưa có những quan hệ ngoại giao với Israel.

Hỏi (H): Thưa Ông, tại sao phải nhớ đến Sự Đạo Đức Ngay Thẳng (Righteous) cùng với những câu chuyện của hơn 60 năm về trước?

Ông Horin (T): Thưa, đó là một dấu hiệu hy vọng lớn và đặc nhiều niềm tin vào bản tính con người, vốn là trọng tâm chính của Ngày Tưởng Nhớ Các Nạn Nhân của Vụ Diệt Chủng trong năm nay, cũng như để vinh danh Những Người Đạo Đức Ngay Thẳng tại Nhiều Quốc Gia. Hành động của họ chính là một tia sáng duy nhất trong bóng tối thăm thẳm (abysmal) của những năm diệt chủng chết chóc.

Bằng sự quyết định của họ, họ chứng thực rằng không phải con người nào cũng đều độc ác (wickedness), tàn bạo (sadism), và thú tính (bestiality) cả, mà họ cũng còn có tình yêu thương bà con hàng xóm, láng giềng, hiện thể tình đoàn kết nhân loại, và sẳn sàng từ bỏ tất cả đến độ phải hy sinh cuộc sống của riêng họ để giúp đỡ những người khác.

Qua những lời chứng thực của những người đã được cứu thoát, một sự khẳng định vẫn thường được lặp đi lặp lại chính là, những ân nhân giúp đỡ họ, không chỉ có việc giúp đỡ những nạn nhân về mặt thể lý, mà họ còn trao trả lại cho những nạn nhân đó niềm tin vào con người; một niềm tin vốn đã được đánh bại và mất đi bởi những sự đau khổ dằn vặt và những nổi hãi hùng của cuộc chiến.

Primo Levi, tác giả sống sót khỏi trại Auschwitz, trong cuốn sách nổi tiếng có nhan đề: “Nếu Đây Là Người” (If This Is a Man), nhớ lại là trong lúc còn ở trong trại tử thần, một công dân thường người Ý vẫn thường mang đến cho Ông ta, mỗi ngày một miếng bánh mì và những phần ăn còn xót lại của mình cho Ông ta trong vòng sáu tháng trời, vị ân nhân đó cũng đã trao cho Ông chiếc áo len đầy chổ đắp vá, viết cho Ông một tấm thiệp, và cũng đồng thời trả lời thiệp của Ông.

Vì tất cả mọi điều này,” mà Primo Levi viết “Vị ân nhân đó không đòi hỏi bất kỳ điều gì hay chấp nhận bất kỳ một sự đền bù nào, bởi vì vị ân nhân đó là một người tốt và chân chất….”

Primo Levi còn viết thêm rằng: “Tôi nghĩ rằng chính vị ân nhân có tên là Lorenzo, mà tôi còn nợ mạng sống của tôi mãi cho đến hôm nay, và không phải sự giúp đỡ về vật chất không nhiều cho lắm của vị ân nhân đó, mà là việc vị ân nhân đó liên tục nhắc nhở cho tôi về sự hiện diện của anh ta, sự giản dị và lòng tốt chân thật, mà lúc đó khó mà có thể nghĩ rằng vẫn còn có những người tốt, hay vẫn còn có một điều gì đó hoặc một con người nào đó vẫn còn thanh khiết và chân thật, chứ không phải đồi bại (corrupt) hay thù nghịch (savage), một người không biết đến sự hận thù và nổi sợ hãi. Cám ơn Lorenzo, vì vị ân nhân này, mà tôi đã không quên rằng tôi cũng đã là một con người.”

Vị ân đó, chính là Lorenzo Perone, được Yad Vashem tôn vinh như là Người Đạo Đức trong số các Quốc Gia vào năm 1998, theo yêu cầu của con trai Primo Levi là Renzo.

(H): Thưa Ông, từ đâu mà khái niệm về “Những Người Đạo Đức Ngay Thẳng tại Nhiều Quốc Gia” được thành hình?

(T): Thưa, theo truyền thống của Do Thái Giáo, khái niệm sự đạo đức ngay thẳng chiếm một vị trí rất quan trọng.

Một trong những hiệp ước Talmudic dạy rằng thế giới tồn tại là nhờ vào phẩm chất của sự đạo đức ngay thẳng. Một đoạn văn bản khác tuyên bố rằng Thiên Chúa sẽ không tiêu hủy thế giới, vì đã có tới 50 sự đạo đức ngay thẳng.

Vào thời Trung Cổ, những người đã bị hành quyết một cách tàn ác trên toàn Âu Châu đã nới rộng ra các điều khoản về Những Người Đạo Đức Ngay Thẳng tại Nhiều Quốc Gia đối với những người Do Thái, những người không được công nhận một cách đúng đắn. Từ cảm nghiệm của Nạn Diệt Chủng, nó được chọn như là tiêu đề để vinh danh những người được chỉ định không phải là người Do Thái, đã liều mạng sống của họ, và của bà con nhân thân họ, để cứu vớt các an hem Do Thái của họ.

(H): Thưa Ông, đâu là mối quan hệ giữa “kỷ niệm” và Sự Đạo Đức Ngay Thẳng?

(T): Thưa, người Do Thái thường được gọi là người được tưởng nhớ. Tính cách mệnh lệnh của “nhớ” (remember) và “không quên” (do not forget) được lặp đi lặp lại rất nhiều lần trong Thánh Kinh. Đó là một sự ủy thác nhằm tôn kính những lời giáo huấn của Thiên Chúa và hành động của Ngài trong lịch sử.

Liên quan đến lịch sử gần đây, tính cách mệnh lệnh trên không chỉ ám chỉ đến việc phải chịu đau khổ vì ma quỷ tội lỗi, mà con vì những điều thiện đã lãnh nhận được. Khi Knesset, tức Hội Đồng Lập Pháp của Ixraen và Nghị Viện Do Thái, thành lập ra Ủy Ban Tưởng Niệm Yad Vashem vào năm 1953 nhằm ghi nhớ mãi ký ức của 6 triệu người Do Thái, những nạn nhân của chế độ phát xít Đức hung bạo, nó cũng còn được trao phó nhiệm vụ bày tỏ sự kính trọng đối với Những Người Đạo Đức Ngay Thẳng tại Nhiều Quốc Gia.

Bằng việc làm này, Hội Đồng Lập Pháp của Ixraen khẳng định rằng không chỉ được cứu thoát, mà toàn thể người Do Thái có món nợ phải công nhận và ghi danh Những Người Đạo Đức Ngay Thẳng.

(H): Thưa Ông, đâu là các tiêu chuẩn và thủ tục để công nhận một Người Đạo Đức Ngay Thẳng?

(T): Thưa, vào năm 1962 Yad Vashem đã thành lập ra một nhóm độc lập để chỉ định ra Những Người Đạo Đức Ngay Thẳng trong số Các Quốc Gia dựa theo ba tiêu chuẩn: đó là vị ân nhân đã từng giúp đỡ và biết rõ danh tánh của người Do Thái đã bị ngược đãi; hành động giúp đỡ đó khiến người ân nhân đó phải mạo hiểm cuộc sống, sự an toàn và sự tự do của riêng mình; sự giúp đỡ được đưa ra là vô vị lợi, không vì một lợi ích vật chất nào cả.

Ủy ban, dưới sự điều hành của vị thẩm phán thuộc Tòa Án Tối Cao, được thành lập gồm những cá nhân có đạo đức tư cách trong số các luật gia và sử gia tình nguyện. Theo nguyên tắc, họ phải là những người sống xót nạn diệt chủng.

Ngày hôm nay, một thế hệ khác đang được mời vào. Ủy ban gồm có ba tiểu ủy ban và các quyết định đòi hỏi sự thông qua của đa số. Đối với những trường hợp quá sức phức tạp, thì tổng ủy ban sẽ quyết định. Những hồ sơ yêu cầu sự công nhận được thu thập tại Bộ đặc trách Yad Vashem, được giao cho một thành viên của ủy ban chịu trách nhiệm, có đủ khả năng trong lịch sử và tôn trọng ngôn ngữ của quốc gia đó, để đưa ra những chỉ dẫn và đóng vai trò như là người phát ngôn của ủy ban.

Người chịu trách nhiệm đó sẽ thu thập trực tiếp các lời chứng thực từ nhưng người đã được cứu thoát; và nếu họ không còn sống nữa, thì từ những bà con của họ hay những người có thể cung cấp thông tin chính xác và đúng đắn. Ngoài ra, nếu có một bản viết tay của người cứu, hay những người bà con hoặc một cá nhân khác cùng thời đã hiểu và biết về tất cả những sự kiện đó.

Sự công nhận về Người Đạo Đức Ngay Thẳng phải được đưa ra bởi cá nhân, chứ không phải bởi các nhóm hay các tổ chức.

Vị ân nhân được công nhận sẽ được trao cho một huy chương và một bản khai vinh danh có tuyên thệ. Huy chương có khắc dòng chữ của Talmud là: “Người Cứu Một Mạng Sống, Cứu Toàn Thể Thế Giới” (He Who Saves a Life, Saves the Whole World). Giảng dạy lâu đời này khẳng định rằng mỗi một con người chính là một thế giới.

Lễ trao sự tôn vinh, là lễ duy nhất do Chính Phủ Ixrael phong cho các thường dân, diễn ra tại Giêrusalem, tại Đài Tưởng Niệm Yad Vashem, hay tại quốc gia của người được vinh danh cho Ủy Ban Ngoại Giao của Ixrael tôn vinh.

Gần đây, sự công nhận này bao gồm luôn cả việc trồng một cây tại đại lộ của Những Người Đạo Đức Ngay Thẳng Yad Vashem. Truyền thống này đã được thay thế bằng việc đặt một tấm bảng với tên của Người Đạo Đức Ngay Thẳng trên Bức Tường Ghi Ơn Những Người Được Tôn Vinh trong trường hợp không còn chổ để trồng cây.

Tính cho đến ngày hôm nay, 21000 người đã được công nhận như là Những Người Đạo Đức Ngay Thẳng Tại Các Quốc Gia. Buồn thay, danh tánh của rất nhiều Người Đạo Đức Ngay Thẳng vẫn chưa được biết đến mãi cho đến ngày nay; tuy nhiên, tất cả họ đều được ghi nhớ trong một đoạn đường bên cạnh Yad Vashem để ghi nhớ Những Người Đạo Đức Ngay Thẳng Vô Danh.

(H): Thưa Ông, lịch sử về Những Người Đạo Đức Ngay Thẳng đã dạy cho chúng ta biết được điều gì?

(T): Thưa, rằng họ chính là những con người rất rộng lượng và nhân ái, cuộc sống nội tâm của họ không có vẽ như khiến cho họ đảm nhận lấy vai trò của những người anh hùng, hay họ phải đưa ra những quyết định sống hay chết. Trong hầu hết mọi trường hợp, quyết định của họ đều mang tính tự phát, nảy sinh lên như lời đáp trả cho một hiện thực tai ác (perverse), một sự không chấp nhận về mặt luật lệ đạo đức luân lý, được neo trong lương tâm của họ.

Và bằng việc hành động như vậy, họ biết rằng họ đang vi phạm luật lệ và tự đặt chính họ vào một hoàn cảnh bất hợp pháp, mà họ vốn vẫn chưa quen và chưa bao giờ làm cả, và với tất cả mọi sự nguy hiểm có thể liên lụy đến chính bản thân của họ và của gia đình họ.

Điều vĩ đại trong rất nhiều công đoạn của việc cứu rỗi chính là sự thông minh với những mưu mẹo (stratagem) mà những người này đã dùng trong các thời điểm khủng hoảng, hoàn toàn rất chân thật, để chống lại sự chú ý của chủ nghĩa phát xít. Vô số trường hợp mà sự giúp đỡ đối với những người bị ngược đãi được tự nguyện đưa ra, chứ không phải vì sự yêu cầu.

Trong khi đó, lại có những người giả vờ như không thấy, hay thậm tệ hơn, chính là chủ ý chấp nhận những quy phạm mất tính người về luật lệ mới của Chủ Nghĩa Phát Xít Đức, hay thậm chí còn hợp tác với người tra tấn người khác, những Người Đạo Đức Ngay Thẳng tìm thấy được sức mạnh đạo đức luân lý để diện đối với những nguy hiểm của việc bị trả thù (reprisal). Một số đã phải trả giá bằng sự hy sinh trọn vẹn cuộc sống của riêng họ.