Vài chuyện về “Gà Tây”, nhân dịp Lễ Tạ Ơn tại Mỹ.
Gà Tây là món ăn thường dùng để ăn trong các gia đình Mỹ, đặc biệt ít nhất mỗi năm người Mỹ nướng gà tây trong ngày lễ long trọng nhất trong sinh hoạt gia đình đó là
Lễ Tạ Ơn, năm nay lọt vào ngày 23/11/2006.
Ở VN mình có lẻ ngày xưa không có gà tây, có lẻ đợi đến lúc Pháp sang VN, mang theo giống gà tây để mừng lễ, nên ta mới gọi là gà tây, để phân biệt với gà ta. Khi VN có liên hệ chặt chẻ với Mỹ, VN ta bắt đầu kỹ nghệ nuôi gà trắng, to và có nhiều thịt rất nhanh, vì nuôi trong chuồng, cho ăn nhiều thức ăn bổ dưỡng,, ta lại gọi là gà….Mỹ.
Ấy thê, nhưng vì chúng ta đã định cư ở xứ Mỹ rồi thì gà nào lại chẳng là gà …Mỹ, thì lại có tên là mới ra đời là gà… đi bộ, ý chỉ rằng gà chạy rông, chứ không phải gà nuôi trong chuồng. Thật ra, thị trường Mỹ cũng có loại gà được nuôi kiểu thiên nhiên, do cộng đồng Amish nuôi, gọi là gà Amish, Amish Chicken.
Vậy chữ Gà Tây < Turkey >từ đâu có?
Thật ra chữ Gà Tây của VN mình rât đúng, vì đó là loại gà nuôi duy nhất xuất phát từ Tây Bán Cầu, Western Hemisphere.
Chữ Turkey của Mỹ, chẳng dính dáng gì đến xứ Turkey, mà VN ta gọi là Thổ Nhĩ Kỳ. Xứ ấy có lẻ chẳng có mấy ai nuôi con turkey và có lẻ ít người ăn turkey. Kẻ viết bài có hỏi anh bạn người Trung Đông thì được biết có lẻ turkey ở bên turkey phải nhập cảng từ Đức quốc hay Âu châu gì đấy.
Theo tài liệu chữ “turkey”, của Mỹ xuất phát từ âm mà loại gà này hay phát ra “turk, turk…”, ngoài ra vì người Mỹ da đỏ chính gốc gọi gà này “firkey”.
Có người lại cho rằng khi Christopher Columbus, khi nhầm lẫn Châu Mỹ, America là Ấn Độ, India và turkey thì lại tưởng là một loại chim công, peacock. Nên ông ta cố gắng dịch con công theo từ ngữ Tamil gọi là “Tuka”.
Mặc dù sau này, gà tây không phải là loại công, peacock mà là loại trong dòng họ chim trĩ, pheasant family; người ta vẫn giữ nguyên tên “turkey”.
Đã có một thời gian tranh luận tại Mỹ, nên dùng gà tây, turkey hay chim bald eagle mà ta dịch là phượng hoàng, diều hâu hay đà điểu là chim tiêu biểu cho Mỹ, National Bird of America. Thì chim phượng hoàng, bald eagle đã được chọn.
Người ta thích thịt gà tây trống già, ‘có tuổi”hơn là gà tây đực còn non, vì gà tây trống non có vẻ sơ quá, too stringy. Trong khi người ta lại chuộng gà tây mái tơ hơn gà tây mái già vì thịt mềm hơn gà mái tây già.
Gà tây non, dưới 16 tuần gọi là ‘fryers”, còn gà tây từ 5 đến 7 tháng thì gọi là “young roaster”.
Gà tây có thể nghe được, nhưng lại chẳng có lỗ tai các bạn ạ. Trong khi gà tây có thể nhìn rộng đến góc rộng 270 độ. Chúng không có cảm giác ngửi, no sense of smell, nhưng lại có vị giác, cảm giác nếm, tuyệt vời.
Gà tây hoang có thể bay nhanh đến 55 dặm một giờ trong khoảng thời gian ngắn và có thể chạy nhanh đến 25 dặm một giờ.
Nếu bạn có đi học nhảy đầm gọi là ‘ball room dance’, thì có lẻ bạn đã biết điệu nhảy “Turkey trot”, do người ta bắt chước kiểu bước đi, cà giựt, jerky steps, của gà tây đấy bạn ạ.
Xin Cầu Chúc Bạn một lễ Tạ Ơn An Bình và Hạnh Phúc, nhớ Tạ Ơn Chúa những gì mình đang có, đang được hưởng, kể cả những khó khăn mỗi ngày, hiện tại và tương lai mà Chúa gửi đến, để thử thách mình, bạn nhé.
Michelle Bùi
Gà Tây là món ăn thường dùng để ăn trong các gia đình Mỹ, đặc biệt ít nhất mỗi năm người Mỹ nướng gà tây trong ngày lễ long trọng nhất trong sinh hoạt gia đình đó là
Lễ Tạ Ơn, năm nay lọt vào ngày 23/11/2006.
Ở VN mình có lẻ ngày xưa không có gà tây, có lẻ đợi đến lúc Pháp sang VN, mang theo giống gà tây để mừng lễ, nên ta mới gọi là gà tây, để phân biệt với gà ta. Khi VN có liên hệ chặt chẻ với Mỹ, VN ta bắt đầu kỹ nghệ nuôi gà trắng, to và có nhiều thịt rất nhanh, vì nuôi trong chuồng, cho ăn nhiều thức ăn bổ dưỡng,, ta lại gọi là gà….Mỹ.
Ấy thê, nhưng vì chúng ta đã định cư ở xứ Mỹ rồi thì gà nào lại chẳng là gà …Mỹ, thì lại có tên là mới ra đời là gà… đi bộ, ý chỉ rằng gà chạy rông, chứ không phải gà nuôi trong chuồng. Thật ra, thị trường Mỹ cũng có loại gà được nuôi kiểu thiên nhiên, do cộng đồng Amish nuôi, gọi là gà Amish, Amish Chicken.
Vậy chữ Gà Tây < Turkey >từ đâu có?
Thật ra chữ Gà Tây của VN mình rât đúng, vì đó là loại gà nuôi duy nhất xuất phát từ Tây Bán Cầu, Western Hemisphere.
Chữ Turkey của Mỹ, chẳng dính dáng gì đến xứ Turkey, mà VN ta gọi là Thổ Nhĩ Kỳ. Xứ ấy có lẻ chẳng có mấy ai nuôi con turkey và có lẻ ít người ăn turkey. Kẻ viết bài có hỏi anh bạn người Trung Đông thì được biết có lẻ turkey ở bên turkey phải nhập cảng từ Đức quốc hay Âu châu gì đấy.
Theo tài liệu chữ “turkey”, của Mỹ xuất phát từ âm mà loại gà này hay phát ra “turk, turk…”, ngoài ra vì người Mỹ da đỏ chính gốc gọi gà này “firkey”.
Có người lại cho rằng khi Christopher Columbus, khi nhầm lẫn Châu Mỹ, America là Ấn Độ, India và turkey thì lại tưởng là một loại chim công, peacock. Nên ông ta cố gắng dịch con công theo từ ngữ Tamil gọi là “Tuka”.
Mặc dù sau này, gà tây không phải là loại công, peacock mà là loại trong dòng họ chim trĩ, pheasant family; người ta vẫn giữ nguyên tên “turkey”.
Đã có một thời gian tranh luận tại Mỹ, nên dùng gà tây, turkey hay chim bald eagle mà ta dịch là phượng hoàng, diều hâu hay đà điểu là chim tiêu biểu cho Mỹ, National Bird of America. Thì chim phượng hoàng, bald eagle đã được chọn.
Người ta thích thịt gà tây trống già, ‘có tuổi”hơn là gà tây đực còn non, vì gà tây trống non có vẻ sơ quá, too stringy. Trong khi người ta lại chuộng gà tây mái tơ hơn gà tây mái già vì thịt mềm hơn gà mái tây già.
Gà tây non, dưới 16 tuần gọi là ‘fryers”, còn gà tây từ 5 đến 7 tháng thì gọi là “young roaster”.
Gà tây có thể nghe được, nhưng lại chẳng có lỗ tai các bạn ạ. Trong khi gà tây có thể nhìn rộng đến góc rộng 270 độ. Chúng không có cảm giác ngửi, no sense of smell, nhưng lại có vị giác, cảm giác nếm, tuyệt vời.
Gà tây hoang có thể bay nhanh đến 55 dặm một giờ trong khoảng thời gian ngắn và có thể chạy nhanh đến 25 dặm một giờ.
Nếu bạn có đi học nhảy đầm gọi là ‘ball room dance’, thì có lẻ bạn đã biết điệu nhảy “Turkey trot”, do người ta bắt chước kiểu bước đi, cà giựt, jerky steps, của gà tây đấy bạn ạ.
Xin Cầu Chúc Bạn một lễ Tạ Ơn An Bình và Hạnh Phúc, nhớ Tạ Ơn Chúa những gì mình đang có, đang được hưởng, kể cả những khó khăn mỗi ngày, hiện tại và tương lai mà Chúa gửi đến, để thử thách mình, bạn nhé.
Michelle Bùi