BBC -- Nhiều nông dân miền Nam đã tập trung trước trụ sở Văn phòng 2 của Quốc Hội tại TP. HCM suốt ba tuần qua - một trong các vụ phản đối ôn hòa lâu nhất trong thời gian gần đây.
Trong khi đó, tại Hà Nội mấy tuần này cũng có nhiều người dân từ các địa phương kéo về khiếu kiện.
Tình hình "gây mất trật tự" ở ngay thủ đô đã khiến Thanh tra Chính phủ phải gửi công điện cho 11 tỉnh, thành hôm 4-7.
'Gay gắt'
Công điện số 1395/CĐ-TTCP được gửi đến Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Hà Tây, Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Ninh, Thái Bình, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Phú Thọ và Nam Định.
Thanh tra Chính phủ nói gần đây "tình hình khiếu tố của công dân diễn ra gay gắt, phức tạp".
"Nhiều đoàn đông người, có tổ chức, kéo đến các cơ quan, công sở và nhà riêng các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước, gây mất trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thủ đô Hà Nội".
Do vậy lãnh đạo các tỉnh thành được yêu cầu phải cố gắng "vận động công dân trở về địa phương để giải quyết".
'Đối thoại'
Trả lời hãng tin AFP tại buổi họp báo hôm nay, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nói chính quyền "rất quan tâm" giải quyết các vụ khiếu kiện.
Ông Lê Dũng cho rằng: "Việc thu hồi đất cũng như việc đền bù, tái định cư cho người dân được triển khai theo các quy định của pháp luật và phù hợp với tình hình của địa phương."
Lê Dũng, Bộ Ngoại giao Việt Nam nói: "Chính quyền TP. HCM và các địa phương rất quan tâm và tích cực xem xét từng trường hợp cụ thể".
Về các trường hợp khiếu kiện, người phát ngôn Bộ Ngoại giao trả lời:
"Liên quan đến một số trường hợp khiếu nại của người dân về việc đền bù, giải toả đất đai ở một số địa phương, chính quyền TP. HCM và các địa phương rất quan tâm và tích cực xem xét từng trường hợp cụ thể, sẵn sàng đối thoại và tìm biện pháp giải quyết thoả đáng trên tinh thần tạo thuận lợi cho việc ổn định cuộc sống của người dân, đồng thời, phục vụ cho việc phát triển kinh tế, xã hội của đất nước."
Nhiều người tham gia khiếu kiện đã tuyên bố sẽ ở lại tới cùng, cho tới khi nào vụ việc của họ được giải quyết dứt điểm.
Bà Vũ Thanh Phương, từ tỉnh Đồng Nai, một trong những người đang ăn dầm ở dề tại TP. HCM, nói với BBC:
"Đa số những người biểu tình muốn đòi lại quyền lợi của họ, như đất đai bị các quan chức tước đoạt của nhân dân. Nhưng nói chung người biểu tình có nhiều thành phần khác nhau, với nhiều vụ việc khác nhau."
Bà Vũ Thanh Phương nói: "Chúng tôi kiên quyết cứ nằm đây cho tới khi thủ tướng có hướng chỉ đạo giải quyết dứt điểm, chứ không để địa phương đón về.
Bà nói thêm: "Chúng tôi kiên quyết cứ nằm đây cho tới khi thủ tướng có hướng chỉ đạo giải quyết dứt điểm, chứ không để địa phương đón về giải quyết như trước. Vì chúng tôi không tin họ nữa rồi."
Trong một cuộc phỏng vấn của BBC, GS. Haroon Akram-Lodhi, Đại học Trent, Ontario, Canada, nói giải quyết tranh chấp đất đai ở Việt Nam phải gắn với cuộc chiến chống tham nhũng.
"Nhiều tranh chấp ở Việt Nam, đặc biệt là các vụ phản đối xảy ra ở Hà Nội hay TP. HCM, phản ánh sự cưỡng lại của nông dân trước hành vi tham nhũng của chính quyền địa phương."
Ông nhận xét việc thu hồi đất trái phép ở nhiều địa phương dính đến các quan chức của Đảng Cộng sản, và điều này gây khó khăn trong hướng giải quyết.
(Nguồn: Đài BBC ngày 13/7/2007)
"Quan hệ giữa đảng và thu vén tài sản gắn bó quá mật thiết, thành ra, chống tham nhũng có nghĩa là rốt cuộc anh phải tìm cách giải quyết vị trí của đảng trong bộ máy nhà nước. Mà chuyện này là không thể làm được trong giai đoạn hiện nay."
Đất đai là lý do khiếu kiện chính |
Trong khi đó, tại Hà Nội mấy tuần này cũng có nhiều người dân từ các địa phương kéo về khiếu kiện.
Tình hình "gây mất trật tự" ở ngay thủ đô đã khiến Thanh tra Chính phủ phải gửi công điện cho 11 tỉnh, thành hôm 4-7.
'Gay gắt'
Công điện số 1395/CĐ-TTCP được gửi đến Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Hà Tây, Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Ninh, Thái Bình, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Phú Thọ và Nam Định.
Thanh tra Chính phủ nói gần đây "tình hình khiếu tố của công dân diễn ra gay gắt, phức tạp".
"Nhiều đoàn đông người, có tổ chức, kéo đến các cơ quan, công sở và nhà riêng các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước, gây mất trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thủ đô Hà Nội".
Do vậy lãnh đạo các tỉnh thành được yêu cầu phải cố gắng "vận động công dân trở về địa phương để giải quyết".
'Đối thoại'
Trả lời hãng tin AFP tại buổi họp báo hôm nay, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nói chính quyền "rất quan tâm" giải quyết các vụ khiếu kiện.
Ông Lê Dũng cho rằng: "Việc thu hồi đất cũng như việc đền bù, tái định cư cho người dân được triển khai theo các quy định của pháp luật và phù hợp với tình hình của địa phương."
Lê Dũng, Bộ Ngoại giao Việt Nam nói: "Chính quyền TP. HCM và các địa phương rất quan tâm và tích cực xem xét từng trường hợp cụ thể".
Về các trường hợp khiếu kiện, người phát ngôn Bộ Ngoại giao trả lời:
"Liên quan đến một số trường hợp khiếu nại của người dân về việc đền bù, giải toả đất đai ở một số địa phương, chính quyền TP. HCM và các địa phương rất quan tâm và tích cực xem xét từng trường hợp cụ thể, sẵn sàng đối thoại và tìm biện pháp giải quyết thoả đáng trên tinh thần tạo thuận lợi cho việc ổn định cuộc sống của người dân, đồng thời, phục vụ cho việc phát triển kinh tế, xã hội của đất nước."
Nhiều người tham gia khiếu kiện đã tuyên bố sẽ ở lại tới cùng, cho tới khi nào vụ việc của họ được giải quyết dứt điểm.
Bà Vũ Thanh Phương, từ tỉnh Đồng Nai, một trong những người đang ăn dầm ở dề tại TP. HCM, nói với BBC:
"Đa số những người biểu tình muốn đòi lại quyền lợi của họ, như đất đai bị các quan chức tước đoạt của nhân dân. Nhưng nói chung người biểu tình có nhiều thành phần khác nhau, với nhiều vụ việc khác nhau."
Bà Vũ Thanh Phương nói: "Chúng tôi kiên quyết cứ nằm đây cho tới khi thủ tướng có hướng chỉ đạo giải quyết dứt điểm, chứ không để địa phương đón về.
Bà nói thêm: "Chúng tôi kiên quyết cứ nằm đây cho tới khi thủ tướng có hướng chỉ đạo giải quyết dứt điểm, chứ không để địa phương đón về giải quyết như trước. Vì chúng tôi không tin họ nữa rồi."
Trong một cuộc phỏng vấn của BBC, GS. Haroon Akram-Lodhi, Đại học Trent, Ontario, Canada, nói giải quyết tranh chấp đất đai ở Việt Nam phải gắn với cuộc chiến chống tham nhũng.
"Nhiều tranh chấp ở Việt Nam, đặc biệt là các vụ phản đối xảy ra ở Hà Nội hay TP. HCM, phản ánh sự cưỡng lại của nông dân trước hành vi tham nhũng của chính quyền địa phương."
Ông nhận xét việc thu hồi đất trái phép ở nhiều địa phương dính đến các quan chức của Đảng Cộng sản, và điều này gây khó khăn trong hướng giải quyết.
(Nguồn: Đài BBC ngày 13/7/2007)
"Quan hệ giữa đảng và thu vén tài sản gắn bó quá mật thiết, thành ra, chống tham nhũng có nghĩa là rốt cuộc anh phải tìm cách giải quyết vị trí của đảng trong bộ máy nhà nước. Mà chuyện này là không thể làm được trong giai đoạn hiện nay."