Kinh Truyền tin chúa nhựt 18-11
Trong bài suy niệm trưa chúa nhựt hôm qua, Đức Thánh Cha đã bình luận về bài đọc Phúc âm nói đến cảnh tàn phá đền thờ Giêsusalem, với những dấu chỉ tiên báo, tựa như là thiên tai và loạn lạc, cũng như những cuộc bách hại xảy ra cho các tín hữu. Tuy nhiên, đó chưa phải là ngày tận thế. Đúng ra Chúa Giêsu khuyến khích các môn đệ hãy tin tưởng vào Chúa, và đối phó với mọi thử thách của cuộc đời với niềm tin tưởng phó thác. Sau khi ban phép lành Toà thánh, đức Bênêđictô XVI đã lôi kéo dư luận chú ý đến vài vấn đề thời sự. Trước hết là trận cuồng phong ở miền Nam nước Bangladesh, gây ra nhiều tổn thất về sinh mạng và tài sản. Đức Thánh Cha kêu gọi tình liên đới quốc tế để cứu trợ các anh chị em bị thử thách. Kế đến là cuộc khai mạc đại hội lần thứ 8 của những quốc gia ký kết Công ước cấm sử dụng mìn, họp ở nước Giorđani; ngài đã cầu chúc cho đại hội thành công trong việc loại bỏ các thứ mìn, vì gây ra nhiều nạn nhân trong đó các nhi đồng chiếm con số không ít. Các lời chúc mừng và ý chỉ cầu nguyện cũng được gợi lên nhân dịp hai cơ hội trong đời sống nội bộ Giáo hội. Trước hết là ngày dành cho các nhà kín vào thứ tư sắp đến, lễ kính Đức Mẹ dâng mình vào đền thờ, những người cần được các tín hữu chú ý và hỗ trợ. Thứ đến là lễ phong chân phước cho linh mục Antonio Rosmini diễn ra vào buổi chiều hôm qua tại thành phố Novara, mạn Bắc nước Italia. Vị chân phước này sống vào thế kỷ 19 (1797-1855) nổi tiếng về “đức ái trí tuệ” nghĩa là hòa hợp lý trí với đức tin. Sau đây là nguyên văn bài suy niệm
Anh chị em thân mến
Trong bài Tin mừng hôm nay, thánh Luca trình bày cho chúng ta suy niệm viễn tượng của Kinh thánh về lịch sử, và thuật lại cho chúng ta những lời Chúa Giêsu kêu mời các môn đệ đừng sợ hãi, nhưng hãy đối phó những khó khăn, hiểu lầm và thậm chí những cuộc bách hại với lòng tin tưởng, và bền vững trong niềm tin vào Ngài. Chúa nói: “Khi các con nghe nói đến chiến tranh loạn lạc, thì các con đừng nao núng. Thực vậy, những điều này sẽ phải xảy đến trước những điều đó, nhưng chưa phải là tận thế đâu” (Lc 21,9). Khi nhớ lại những lời này, ngay từ thuở đầu, Giáo hội đã sống trong niềm mong đợi Chúa trở lại, với tâm tình cầu nguyện, và tìm hiểu những dấu chỉ thời đại, đồng thời cảnh giác các tín hữu trước những thuyết tuyên truyền thất thiệt về ngày tận thế đã gần kề. Nói đúng ra, dòng lịch sử trôi qua, mang theo nhiều thảm hoạ của nhân loại cùng với nhiều trận thiên tai. Cũng trong dòng lịch sử, kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa được thể hiện, mà đức Kitô đã dẫn tới mức viên mãn với cuộc nhập thể, tử nạn và phục sinh của mình. Giáo hội không ngừng loan báo mầu nhiệm đó và hiện thực hoá nhờ lời giảng thuyết, cử hành các bí tích, và chứng tá của lòng bác ái.
Anh chị em thân mến, chúng ta hãy đón nhận lời Chúa Kitô mời gọi, và hãy đương đầu những biến cố mỗi ngày trong niềm tín thác vào tình thương quan phòng của Chúa. Chúng ta đừng sợ hãi trước tương lai, kể cả khi nó có thể bị bao phủ bởi những lớp mây mù, bởi vì khởi thuỷ và cùng đích của mọi sự làThiên Chúa của Đức Giêsu Kitô, đấng đã mặc lấy lịch sử để mở ra cho nó đến mức viên mãn vô biên. Chúa đã bảo đảm cho chúng ta rằng trong mỗi cử chỉ tình yêu tuy dù nhỏ bé đí nữa, đều bao gồm ý nghĩa của toàn thể vũ trụ; Người cũng nói rằng ai không ngại mất mạng sống vì Người thì sẽ tìm lại được cách dồi dào sung mãn (xc. Mt 16,25).
Những người tận hiến mời gọi chúng ta hãy duy trì sống động viễn ảnh đó; họ là những người đã hiến dâng trót cuộc sống để phục vụ Nước Thiên Chúa. Trong số những người tận hiến tôi muốn nhớ đến cách riêng những kẻ được gọi vào đời sống chiêm niệm trong các nhà kín. Giáo hội dành riêng một ngày cho họ vào thứ tư tới đây, 21 tháng 11, kính nhớ Đức Mẹ dâng mình vào đền thánh. Chúng ta mắc nợ với họ rất nhiều; họ sống nhờ những gì mà Chúa quan phòng đã lo liệu nhờ lòng hảo tâm của các tín hữu. Các đan viện, như là một nơi tĩnh dưỡng tinh thần, tỏ cho thế giới ngày nay biết đâu là điều quan trọng nhất, nói cho cùng, đâu là điều duy nhất tồn tại: có một lý do cuối cùng đáng sống, đó là Thiên Chúa và lòng thương yêu khôn do của Chúa”. Đức tin tác động qua tình yêu là phương dược đề kháng não trạng của thuyết phi nghĩa, đang gây ảnh hưởng lan tràn vàothời nay.
Nguyện xin Đức Maria, thân mẫu của Ngôi Lời nhập thể, đồng hành với chúng ta trên cuộc lữ hành dương thế. Chúng ta hãy xin Mẹ nâng đỡ chứng tá của tất cả mọi người kitô hữu, ngõ hầu họ được dựng trên đức tin bền vững và kiên trì.
Trong bài suy niệm trưa chúa nhựt hôm qua, Đức Thánh Cha đã bình luận về bài đọc Phúc âm nói đến cảnh tàn phá đền thờ Giêsusalem, với những dấu chỉ tiên báo, tựa như là thiên tai và loạn lạc, cũng như những cuộc bách hại xảy ra cho các tín hữu. Tuy nhiên, đó chưa phải là ngày tận thế. Đúng ra Chúa Giêsu khuyến khích các môn đệ hãy tin tưởng vào Chúa, và đối phó với mọi thử thách của cuộc đời với niềm tin tưởng phó thác. Sau khi ban phép lành Toà thánh, đức Bênêđictô XVI đã lôi kéo dư luận chú ý đến vài vấn đề thời sự. Trước hết là trận cuồng phong ở miền Nam nước Bangladesh, gây ra nhiều tổn thất về sinh mạng và tài sản. Đức Thánh Cha kêu gọi tình liên đới quốc tế để cứu trợ các anh chị em bị thử thách. Kế đến là cuộc khai mạc đại hội lần thứ 8 của những quốc gia ký kết Công ước cấm sử dụng mìn, họp ở nước Giorđani; ngài đã cầu chúc cho đại hội thành công trong việc loại bỏ các thứ mìn, vì gây ra nhiều nạn nhân trong đó các nhi đồng chiếm con số không ít. Các lời chúc mừng và ý chỉ cầu nguyện cũng được gợi lên nhân dịp hai cơ hội trong đời sống nội bộ Giáo hội. Trước hết là ngày dành cho các nhà kín vào thứ tư sắp đến, lễ kính Đức Mẹ dâng mình vào đền thờ, những người cần được các tín hữu chú ý và hỗ trợ. Thứ đến là lễ phong chân phước cho linh mục Antonio Rosmini diễn ra vào buổi chiều hôm qua tại thành phố Novara, mạn Bắc nước Italia. Vị chân phước này sống vào thế kỷ 19 (1797-1855) nổi tiếng về “đức ái trí tuệ” nghĩa là hòa hợp lý trí với đức tin. Sau đây là nguyên văn bài suy niệm
Anh chị em thân mến
Trong bài Tin mừng hôm nay, thánh Luca trình bày cho chúng ta suy niệm viễn tượng của Kinh thánh về lịch sử, và thuật lại cho chúng ta những lời Chúa Giêsu kêu mời các môn đệ đừng sợ hãi, nhưng hãy đối phó những khó khăn, hiểu lầm và thậm chí những cuộc bách hại với lòng tin tưởng, và bền vững trong niềm tin vào Ngài. Chúa nói: “Khi các con nghe nói đến chiến tranh loạn lạc, thì các con đừng nao núng. Thực vậy, những điều này sẽ phải xảy đến trước những điều đó, nhưng chưa phải là tận thế đâu” (Lc 21,9). Khi nhớ lại những lời này, ngay từ thuở đầu, Giáo hội đã sống trong niềm mong đợi Chúa trở lại, với tâm tình cầu nguyện, và tìm hiểu những dấu chỉ thời đại, đồng thời cảnh giác các tín hữu trước những thuyết tuyên truyền thất thiệt về ngày tận thế đã gần kề. Nói đúng ra, dòng lịch sử trôi qua, mang theo nhiều thảm hoạ của nhân loại cùng với nhiều trận thiên tai. Cũng trong dòng lịch sử, kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa được thể hiện, mà đức Kitô đã dẫn tới mức viên mãn với cuộc nhập thể, tử nạn và phục sinh của mình. Giáo hội không ngừng loan báo mầu nhiệm đó và hiện thực hoá nhờ lời giảng thuyết, cử hành các bí tích, và chứng tá của lòng bác ái.
Anh chị em thân mến, chúng ta hãy đón nhận lời Chúa Kitô mời gọi, và hãy đương đầu những biến cố mỗi ngày trong niềm tín thác vào tình thương quan phòng của Chúa. Chúng ta đừng sợ hãi trước tương lai, kể cả khi nó có thể bị bao phủ bởi những lớp mây mù, bởi vì khởi thuỷ và cùng đích của mọi sự làThiên Chúa của Đức Giêsu Kitô, đấng đã mặc lấy lịch sử để mở ra cho nó đến mức viên mãn vô biên. Chúa đã bảo đảm cho chúng ta rằng trong mỗi cử chỉ tình yêu tuy dù nhỏ bé đí nữa, đều bao gồm ý nghĩa của toàn thể vũ trụ; Người cũng nói rằng ai không ngại mất mạng sống vì Người thì sẽ tìm lại được cách dồi dào sung mãn (xc. Mt 16,25).
Những người tận hiến mời gọi chúng ta hãy duy trì sống động viễn ảnh đó; họ là những người đã hiến dâng trót cuộc sống để phục vụ Nước Thiên Chúa. Trong số những người tận hiến tôi muốn nhớ đến cách riêng những kẻ được gọi vào đời sống chiêm niệm trong các nhà kín. Giáo hội dành riêng một ngày cho họ vào thứ tư tới đây, 21 tháng 11, kính nhớ Đức Mẹ dâng mình vào đền thánh. Chúng ta mắc nợ với họ rất nhiều; họ sống nhờ những gì mà Chúa quan phòng đã lo liệu nhờ lòng hảo tâm của các tín hữu. Các đan viện, như là một nơi tĩnh dưỡng tinh thần, tỏ cho thế giới ngày nay biết đâu là điều quan trọng nhất, nói cho cùng, đâu là điều duy nhất tồn tại: có một lý do cuối cùng đáng sống, đó là Thiên Chúa và lòng thương yêu khôn do của Chúa”. Đức tin tác động qua tình yêu là phương dược đề kháng não trạng của thuyết phi nghĩa, đang gây ảnh hưởng lan tràn vàothời nay.
Nguyện xin Đức Maria, thân mẫu của Ngôi Lời nhập thể, đồng hành với chúng ta trên cuộc lữ hành dương thế. Chúng ta hãy xin Mẹ nâng đỡ chứng tá của tất cả mọi người kitô hữu, ngõ hầu họ được dựng trên đức tin bền vững và kiên trì.