Nói thêm về “Những Kinh Thánh Thể xin ơn Hòa Giải.”
ROME (Zenit.org).- Giải đáp của Cha Dòng Đạo binh Chúa Kitô, Linh Mục Edward McNamara, giáo sư phụng vụ tại đại học Regina Aposto;orum.
1. Con thường thấy Thánh Lễ Dầu được diễn tả như là “Thánh Lễ Giáo Hoàng làm phép Dầu.” Điều này có đúng không và, nếu đúng, những phẩm chất gì làm cho Lễ đó (hay là bất cứ Thánh Lễ nào khác) thành Lễ Giáo hoàng? Con đã tham dự một số Thánh Lễ do Hồng Y tổng giám mục giáo phận chủ sự /chủ tế. Con đã nhận thấy ngài thường có thầy phó tế đọc và hát bài Tin Mừng, và khi thầy phó tế làm như vậy, thì người hướng dẫn các lễ nghi dâng gậy cho giám mục lúc khởi sự lời tung hô Tin Mừng và ngài cầm gậy đó cho tới hết bài Tin Mừng. Ý nghĩa của hành động này là gì? Trong Thánh Lễ Dầu, giám mục và các linh mục tập hợp, lập lại sự cam kết phục vụ chức linh mục. Con nhớ một trong những kinh giáo dân mà giám mục đọc là cầu cho chính ngài, và trong kinh này con đã nghe ngài cầu nguyện cho ngài, với tư cách giám mục, sẽ “ nói với một tiếng nói tiên tri.” Có “những hình thức tiêu chuẩn” cho kinh này trong Huấn Thị Tổng Quát sách lễ Roma hay là trong những văn kiện phụng vụ khác, hay là chỉ có những hướng dẫn cho điều mà kinh ngày phải đề cập đến? –E.G., Chicago
2. Cha có thể giải thích nguồn gốc Kinh Exultet và tại sao các ca đoàn và những ca sĩ giáo dân xem ra trở thành những người công bố chính trên kinh của hàng giáo sĩ?—J.M.,Niceville, Florida
Kiểu nói “Thánh lễ Giáo Hoàng” qui chiếu về bất cứ Thánh lễ trọng nào được cử hành do một giám mục giáo phận (hay là một viện phụ) như là linh mục cao cấp của đoàn chiên mình. Điều này không dành cho một Thánh Lễ do Đức Giáo Hoàng cử hành.
Thánh Lễ này thường được xem như dấu sự hiệp nhất trong Giáo Hội và được cử hành trong những lễ và những kỷ niệm quan trọng với nghi thức đầy đủ và sự bổ sung trọn vẹn các thừa tác viên: những linh mục đồng tế, các phó tế, các thầy giúp lễ, đọc sách và sự tham gia đông đảo, tích cực của mọi dân thánh Chúa. Thường đó cũng là một Thánh Lễ hát (x. Sách nghi thức Giám Mục, Số 119- 121).
Tuy những từ “Thánh Lễ Giáo hoàng –Pontifical Mass” và “Thánh lễ
cao cấp Giáo Hoàng-Pontifical High Mass” còn được sử dung trong ngôn ngữ ngày nay, Sách Nghi Thức Giám Mục 1984 không dùng kiểu nói này nữa. Chính thức qui chiếu kiểu nói này như là “Thánh Lễ Trạm của Giám Mục Giáo Phận-Stational Mass of the Diocoesan Bishop,” lấy lại một công thức xưa
Theo sách Nghi Thức Giám Mục (So 59), giám mục cầm gậy phép hay là gậy mục vụ trong chính lãnh địa mình như là một dấu chỉ nhiệm vụ mục vụ của ngài. Theo một luật chung giám mục cầm gậy, “đầu cong của gậy quay xa ngài và hướng về dân chúng: khi ngài đi kiệu, nghe đọc bài Tin Mừng, và giảng lễ; và khi ngài nhận những lời khấn và lời hứa hay là một việc xưng đức tin và khi ngài ban phép lành cho người ta, trừ khi phép lành đòi buộc đặt tay.”
Khi nào giám mục giáo phận cho phép một giám mục khác cử hành một Thánh Lễ trọng trong trên lãnh thổ mình, thì giám mục thăm viếng đó cũng có thể sử dụng gậy mục vụ.
Cho dầu Sách Lễ Roma cung cấp những bản văn của những kinh lập lại sự cam kết phục vụ của linh mục, chữ đỏ trong bản dịch Anh ngữ sách lễ nói giám mục nói với các linh mục và dân chúng “trong những lời này hay những lời tương tự.”
Trong bản văn được cung cấp trong sách lễ, giám mục nói với dân chúng: “Chúng con cũng cầu ngưyện cho cha nữa để cha trung thành với nhiệm vụ đã ủy thác cho con người yếu hèn của cha. và để mỗi ngày cha càng trở nên hình ảnh sống động và hoàn hảo hơn của Đức kitô, Là Linh Mục. là Mục Tử Nhân Lành, là Thầy dạy và là Tôi Tớ mọi người, và cũng nên dấu chỉ đích thực sự hiện diện yêu thương của Chúa Kitô giữa chúng ta.”
Tôi giả thiết kinh mà độc giả chúng ta nghe, là một biến dạng hợp pháp của bản văn này, những kinh van xin để giám mục rao giảng Tin Mừng với một giọng tiên tri đích thực không chút sợ hãi.
* - Nguồn gốc Kinh Exultet liên kết thân mật với nguồn gốc cây nến Phục Sinh. Chúng tôi đã đề cập chủ đề này lần trước.
Trong lần trước chúng tôi đã viết: “Điều rõ ràng là nghi thức trọng thể này đã bắt đầu không trễ hơn nữa thế kỷ thứ tư. Ví dụ, tập quán hát một thánh thi ca ngợi cây nến và mầu nhiệm Phục Sinh đã được nhắc tới như là một tập quán thiết lập trong thơ của thánh Jerome, được viết trong năm 384 cho Presidio, một phó tế từ Piacenza, Italy.
“Các thánh Ambrôsiô và Augustinô cũng được biết đã sáng tác những lời tung hô Phục Sinh. Bản nên thơ và long trọng Exultet,’ hay là bản công bố Phục sinh đang sử dụng ngày nay, có nguồn gốc trong thế kỷ thứ Năm nhưng không rõ tác giả.”
Việc hát kinh Exultet là nhiệm vụ riêng của một thầy phó tế mặc dầu linh mục cũng có thể làm điều đó. Nếu sự này không thể, một ca sĩ khác có thể hát kinh Exultet.
Một số bản dịch thổ ngữ kinh Exultet cũng cho phép đưa vào những phần và những câu đáp ca đoàn. Nhưng điều này không loại sự kiện thầy phó tế hay linh mục cũng có thể hát các phần riêng.
Trong một số nơi xem ra các ca đoàn và các ca sĩ giáo dân đã thay thế các thừa tác viên được phong. Điều này có lẽ do trình độ chuẩn bị âm nhạc của hàng giáo sĩ hơn là với ý định chiếm quyền.
Từ kinh nghiệm cá nhân tôi biết người ta phải tốn nhiều thời gian nỗ lực cho bản nhạc du dương kỳ diệu, và xem ra rất đon gỉản này, thật sự lên tới Chúa như một kinh nguyện đích thật. Điều dễ hiểu là tại sao một số phó tế và linh mục ngần gại trước thách đố này hơn là liều thưc thi lời công bố Phục sinh trong mọi ý nghĩa có thể của lời.
* * *
Những Kinh Thánh Thể xin ơn Hoà Giải
Sau những giải thích của chúng tôi về việc sử dụng những Kinh Thánh Thể xin ơn Hòa Giải trong Mùa Chay, môt độc giả từ Nairobi, Kenya, xin hỏi rõ về những kinh cầu cho những Nhu Cầu khác Nhau. Anh ấy viết:
“Cha có một nhận xét về những Kinh Thánh Thể cầu ơn Hoà giải: ‘Dầu những Kinh Thánh Thể này có kinh tiền tụng riêng, được phép sử dụng những kinh ấy với một kinh tiền tụng khác qui chiếu cách nào đó tới những chủ đề sám hối và cải thiện, ví dụ, với kinh tiền tụng mùa Chay.’
“Con cho rằng điều này không áp dụng, tuy nhiên, cho bốn ‘Kinh Thánh Thể vì những Nhu Cầu Khác Biệt’ cha cũng đã nhắc đến. Con có đúng không nếu cho rằng những kinh tiền tụng đó đã được “cố định,” như kinh tiền tụng của Kinh Thánh Thể IV?”
Vì trong những chữ đỏ Latinh không có nhắc tới chuyện thay thế kinh tiền tụng, độc giả chúng tôi nói đúng, khi giả định rằng bốn kinh này không thể tách rời khỏi những kinh tiền tụng của chúng.
Vì lẽ này, việc sử dụng những kinh này được hạn chế cho những trường hợp khi một Thánh Lễ vì những Nhu Cầu Khác Nhau có thể được cử hành. Do đó, những kinh này được sử dụng hơn hết trong mùa thường niên vì sự cử hành những Thánh lễ này bị hạn chế nhiều hay ít trong những mùa phụng vụ lớn hơn.
Hiện nay, chúng ta không thật sự qui chiếu tới bốn Kinh Thánh Thể khác nhau, nhưng qui chiếu về bốn bản phóng tác của một kinh nhấn mạnh những chủ đề khác biệt. Sự nhấn mạnh này được thực thi hơn hết trong kinh tiền tụng của mỗi bản và trong một doạn của những sự cầu xin theo sau việc truyền phép.
Như vậy, tách những kinh này khỏi kinh tiền tụng của chúng cũng sẽ làm suy yếu chủ đề riêng biệt mà kinh có ý nhấn mạnh.
Bản thứ nhất—Giáo Hội đang tiến triển trên con đường hiệp nhất”—thích hợp cách riêng cho những thánh Lễ cầu cho Đức Giáo Hoàng, giám mục, cho việc bàu cử một Giáo Hoàng, cho một cộng đồng hay một thượng hội đồng, cho các linh mục, cho linh mục chủ lễ, cho các thừa tác viên của Giáo Hội, và trong một dịp hội hợp thiêng liêng hay có tính giáo hội.
Bản thứ hai—“Thiên Chúa dẫn Giáo Hội Người trên con đường cứu độ”-- được khuyến khích sử dụng cho Giáo hội, cho những ơn gọi, cho giáo dân, cho gia đình, cho các tu sĩ, để xin dức bác ái, cho bà con và bạn hữu, và những thánh lễ Tạ Ơn.
Sự thích ứng thứ ba—“Chúa Giêsu là đàng tới Chúa Cha”-- đặc biệt thích hợp cho những thánh lễ rao giảng Tin Mừng cho các dân tộc, cho các Kitô hữu bị bắt bớ, cho xứ sở hay thành phố, cho thủ lãnh quốc gia hay chính phủ, cho quốc hội, lúc khởi đầu nội chiến, và cho sự phát triển các dân tộc.
Sắc thái thứ tư của Kinh Thánh Thể này—“Chúa Giêsu tới đâu làm ơn tới đó”-- đặc biệt thích hợp cho những thánh lễ cầu những những người tị nạn và lưu đày, trong thời gian đói kém hay là cho những kẻ bị đói khát, cho những kẻ làm khổ hay bắt bớ chúng ta, cho những kẻ bi bắt hay những tù nhân, cho những bịnh nhân, cho những kẻ hấp hối, để xin ơn chết lành, cho bất cứ nhu cầu nào.
Sự xem xét từng phần này về các Thánh Lễ cho những Nhu Cầu Khác Nhau cũng cho chúng ta cơ hội khai quật kho tàng kinh cầu của Giáo Hội, rất thường bị giấu kín và chôn cất trong sách lễ.
ROME (Zenit.org).- Giải đáp của Cha Dòng Đạo binh Chúa Kitô, Linh Mục Edward McNamara, giáo sư phụng vụ tại đại học Regina Aposto;orum.
1. Con thường thấy Thánh Lễ Dầu được diễn tả như là “Thánh Lễ Giáo Hoàng làm phép Dầu.” Điều này có đúng không và, nếu đúng, những phẩm chất gì làm cho Lễ đó (hay là bất cứ Thánh Lễ nào khác) thành Lễ Giáo hoàng? Con đã tham dự một số Thánh Lễ do Hồng Y tổng giám mục giáo phận chủ sự /chủ tế. Con đã nhận thấy ngài thường có thầy phó tế đọc và hát bài Tin Mừng, và khi thầy phó tế làm như vậy, thì người hướng dẫn các lễ nghi dâng gậy cho giám mục lúc khởi sự lời tung hô Tin Mừng và ngài cầm gậy đó cho tới hết bài Tin Mừng. Ý nghĩa của hành động này là gì? Trong Thánh Lễ Dầu, giám mục và các linh mục tập hợp, lập lại sự cam kết phục vụ chức linh mục. Con nhớ một trong những kinh giáo dân mà giám mục đọc là cầu cho chính ngài, và trong kinh này con đã nghe ngài cầu nguyện cho ngài, với tư cách giám mục, sẽ “ nói với một tiếng nói tiên tri.” Có “những hình thức tiêu chuẩn” cho kinh này trong Huấn Thị Tổng Quát sách lễ Roma hay là trong những văn kiện phụng vụ khác, hay là chỉ có những hướng dẫn cho điều mà kinh ngày phải đề cập đến? –E.G., Chicago
2. Cha có thể giải thích nguồn gốc Kinh Exultet và tại sao các ca đoàn và những ca sĩ giáo dân xem ra trở thành những người công bố chính trên kinh của hàng giáo sĩ?—J.M.,Niceville, Florida
Kiểu nói “Thánh lễ Giáo Hoàng” qui chiếu về bất cứ Thánh lễ trọng nào được cử hành do một giám mục giáo phận (hay là một viện phụ) như là linh mục cao cấp của đoàn chiên mình. Điều này không dành cho một Thánh Lễ do Đức Giáo Hoàng cử hành.
Thánh Lễ này thường được xem như dấu sự hiệp nhất trong Giáo Hội và được cử hành trong những lễ và những kỷ niệm quan trọng với nghi thức đầy đủ và sự bổ sung trọn vẹn các thừa tác viên: những linh mục đồng tế, các phó tế, các thầy giúp lễ, đọc sách và sự tham gia đông đảo, tích cực của mọi dân thánh Chúa. Thường đó cũng là một Thánh Lễ hát (x. Sách nghi thức Giám Mục, Số 119- 121).
Tuy những từ “Thánh Lễ Giáo hoàng –Pontifical Mass” và “Thánh lễ
cao cấp Giáo Hoàng-Pontifical High Mass” còn được sử dung trong ngôn ngữ ngày nay, Sách Nghi Thức Giám Mục 1984 không dùng kiểu nói này nữa. Chính thức qui chiếu kiểu nói này như là “Thánh Lễ Trạm của Giám Mục Giáo Phận-Stational Mass of the Diocoesan Bishop,” lấy lại một công thức xưa
Theo sách Nghi Thức Giám Mục (So 59), giám mục cầm gậy phép hay là gậy mục vụ trong chính lãnh địa mình như là một dấu chỉ nhiệm vụ mục vụ của ngài. Theo một luật chung giám mục cầm gậy, “đầu cong của gậy quay xa ngài và hướng về dân chúng: khi ngài đi kiệu, nghe đọc bài Tin Mừng, và giảng lễ; và khi ngài nhận những lời khấn và lời hứa hay là một việc xưng đức tin và khi ngài ban phép lành cho người ta, trừ khi phép lành đòi buộc đặt tay.”
Khi nào giám mục giáo phận cho phép một giám mục khác cử hành một Thánh Lễ trọng trong trên lãnh thổ mình, thì giám mục thăm viếng đó cũng có thể sử dụng gậy mục vụ.
Cho dầu Sách Lễ Roma cung cấp những bản văn của những kinh lập lại sự cam kết phục vụ của linh mục, chữ đỏ trong bản dịch Anh ngữ sách lễ nói giám mục nói với các linh mục và dân chúng “trong những lời này hay những lời tương tự.”
Trong bản văn được cung cấp trong sách lễ, giám mục nói với dân chúng: “Chúng con cũng cầu ngưyện cho cha nữa để cha trung thành với nhiệm vụ đã ủy thác cho con người yếu hèn của cha. và để mỗi ngày cha càng trở nên hình ảnh sống động và hoàn hảo hơn của Đức kitô, Là Linh Mục. là Mục Tử Nhân Lành, là Thầy dạy và là Tôi Tớ mọi người, và cũng nên dấu chỉ đích thực sự hiện diện yêu thương của Chúa Kitô giữa chúng ta.”
Tôi giả thiết kinh mà độc giả chúng ta nghe, là một biến dạng hợp pháp của bản văn này, những kinh van xin để giám mục rao giảng Tin Mừng với một giọng tiên tri đích thực không chút sợ hãi.
* - Nguồn gốc Kinh Exultet liên kết thân mật với nguồn gốc cây nến Phục Sinh. Chúng tôi đã đề cập chủ đề này lần trước.
Trong lần trước chúng tôi đã viết: “Điều rõ ràng là nghi thức trọng thể này đã bắt đầu không trễ hơn nữa thế kỷ thứ tư. Ví dụ, tập quán hát một thánh thi ca ngợi cây nến và mầu nhiệm Phục Sinh đã được nhắc tới như là một tập quán thiết lập trong thơ của thánh Jerome, được viết trong năm 384 cho Presidio, một phó tế từ Piacenza, Italy.
“Các thánh Ambrôsiô và Augustinô cũng được biết đã sáng tác những lời tung hô Phục Sinh. Bản nên thơ và long trọng Exultet,’ hay là bản công bố Phục sinh đang sử dụng ngày nay, có nguồn gốc trong thế kỷ thứ Năm nhưng không rõ tác giả.”
Việc hát kinh Exultet là nhiệm vụ riêng của một thầy phó tế mặc dầu linh mục cũng có thể làm điều đó. Nếu sự này không thể, một ca sĩ khác có thể hát kinh Exultet.
Một số bản dịch thổ ngữ kinh Exultet cũng cho phép đưa vào những phần và những câu đáp ca đoàn. Nhưng điều này không loại sự kiện thầy phó tế hay linh mục cũng có thể hát các phần riêng.
Trong một số nơi xem ra các ca đoàn và các ca sĩ giáo dân đã thay thế các thừa tác viên được phong. Điều này có lẽ do trình độ chuẩn bị âm nhạc của hàng giáo sĩ hơn là với ý định chiếm quyền.
Từ kinh nghiệm cá nhân tôi biết người ta phải tốn nhiều thời gian nỗ lực cho bản nhạc du dương kỳ diệu, và xem ra rất đon gỉản này, thật sự lên tới Chúa như một kinh nguyện đích thật. Điều dễ hiểu là tại sao một số phó tế và linh mục ngần gại trước thách đố này hơn là liều thưc thi lời công bố Phục sinh trong mọi ý nghĩa có thể của lời.
* * *
Những Kinh Thánh Thể xin ơn Hoà Giải
Sau những giải thích của chúng tôi về việc sử dụng những Kinh Thánh Thể xin ơn Hòa Giải trong Mùa Chay, môt độc giả từ Nairobi, Kenya, xin hỏi rõ về những kinh cầu cho những Nhu Cầu khác Nhau. Anh ấy viết:
“Cha có một nhận xét về những Kinh Thánh Thể cầu ơn Hoà giải: ‘Dầu những Kinh Thánh Thể này có kinh tiền tụng riêng, được phép sử dụng những kinh ấy với một kinh tiền tụng khác qui chiếu cách nào đó tới những chủ đề sám hối và cải thiện, ví dụ, với kinh tiền tụng mùa Chay.’
“Con cho rằng điều này không áp dụng, tuy nhiên, cho bốn ‘Kinh Thánh Thể vì những Nhu Cầu Khác Biệt’ cha cũng đã nhắc đến. Con có đúng không nếu cho rằng những kinh tiền tụng đó đã được “cố định,” như kinh tiền tụng của Kinh Thánh Thể IV?”
Vì trong những chữ đỏ Latinh không có nhắc tới chuyện thay thế kinh tiền tụng, độc giả chúng tôi nói đúng, khi giả định rằng bốn kinh này không thể tách rời khỏi những kinh tiền tụng của chúng.
Vì lẽ này, việc sử dụng những kinh này được hạn chế cho những trường hợp khi một Thánh Lễ vì những Nhu Cầu Khác Nhau có thể được cử hành. Do đó, những kinh này được sử dụng hơn hết trong mùa thường niên vì sự cử hành những Thánh lễ này bị hạn chế nhiều hay ít trong những mùa phụng vụ lớn hơn.
Hiện nay, chúng ta không thật sự qui chiếu tới bốn Kinh Thánh Thể khác nhau, nhưng qui chiếu về bốn bản phóng tác của một kinh nhấn mạnh những chủ đề khác biệt. Sự nhấn mạnh này được thực thi hơn hết trong kinh tiền tụng của mỗi bản và trong một doạn của những sự cầu xin theo sau việc truyền phép.
Như vậy, tách những kinh này khỏi kinh tiền tụng của chúng cũng sẽ làm suy yếu chủ đề riêng biệt mà kinh có ý nhấn mạnh.
Bản thứ nhất—Giáo Hội đang tiến triển trên con đường hiệp nhất”—thích hợp cách riêng cho những thánh Lễ cầu cho Đức Giáo Hoàng, giám mục, cho việc bàu cử một Giáo Hoàng, cho một cộng đồng hay một thượng hội đồng, cho các linh mục, cho linh mục chủ lễ, cho các thừa tác viên của Giáo Hội, và trong một dịp hội hợp thiêng liêng hay có tính giáo hội.
Bản thứ hai—“Thiên Chúa dẫn Giáo Hội Người trên con đường cứu độ”-- được khuyến khích sử dụng cho Giáo hội, cho những ơn gọi, cho giáo dân, cho gia đình, cho các tu sĩ, để xin dức bác ái, cho bà con và bạn hữu, và những thánh lễ Tạ Ơn.
Sự thích ứng thứ ba—“Chúa Giêsu là đàng tới Chúa Cha”-- đặc biệt thích hợp cho những thánh lễ rao giảng Tin Mừng cho các dân tộc, cho các Kitô hữu bị bắt bớ, cho xứ sở hay thành phố, cho thủ lãnh quốc gia hay chính phủ, cho quốc hội, lúc khởi đầu nội chiến, và cho sự phát triển các dân tộc.
Sắc thái thứ tư của Kinh Thánh Thể này—“Chúa Giêsu tới đâu làm ơn tới đó”-- đặc biệt thích hợp cho những thánh lễ cầu những những người tị nạn và lưu đày, trong thời gian đói kém hay là cho những kẻ bị đói khát, cho những kẻ làm khổ hay bắt bớ chúng ta, cho những kẻ bi bắt hay những tù nhân, cho những bịnh nhân, cho những kẻ hấp hối, để xin ơn chết lành, cho bất cứ nhu cầu nào.
Sự xem xét từng phần này về các Thánh Lễ cho những Nhu Cầu Khác Nhau cũng cho chúng ta cơ hội khai quật kho tàng kinh cầu của Giáo Hội, rất thường bị giấu kín và chôn cất trong sách lễ.