Phỏng vấn Teresa Osorio của Hội đồng Giáo hoàng Đối thoại Liên Tôn
VATICAN 7/2/2003 (Zenit.org).- Một văn kiện mới Vatican về phong trào Thời Mới (New Age) đã khơi động một quan tâm lớn trong các phương tiện truyền thông.
Bản tường trình, với tiêu đề:"Chúa Giêsu, Đấng Mang Nước Hằng Sống: Một Suy tư Kitô hữu về phong trào 'Thời Mới,' " được trình bày ngày 3/2 do một toán nhân viên của những tổ chức khác nhau Vatican, gồm có Hội đồng Giáo hoàng về Văn hóa và Hội đồng giáo hoàng Đối Thoại Liên Tôn. Những người ký vào bản tường trình đã làm việc với sự trợ giúp của Bộ Phúc Âm Hóa Các Dân tộc và Hội đồng Giáo hoàng Cổ Võ Hiệp Nhất Kitô Hữu.
Để cung cấp một sự đánh giá lớn hơn của văn kiện quan trọng này, ZENIT đã phỏng vấn một trong số những tác giả của bản tường Trình, Dr. Teresa Osorio Goncalves, thuộc Hội đồng Giáo hoàng Đối thoại Liên Tôn giáo, người điều phối nhóm làm việc về các Phái và những Phong trào Tôn giáo Mới.
Đứng trước phong trào bảo trợ như Thời Mới, nơi qui tụ phép chiêu hồn, phép huyền bí, thuyết thần trí, hắc bạch ma thuật, thuyết phiếm thần, và thuyết tân-phiếm thần, và ở đó nhiều nhóm và hiệp hội xử dụng kỹ thuật "Thời Mới" tới một phạm vi nào đó, bà có thể chỉ rõ những khác biệt chính giữa Thời Mới và Kitô giáo không?
Osorio: Trước hết, chúng ta người Công giáo tin có một Thiên Chúa Sáng Tạo, một Thiên Chúa Đấng tự do sáng tạo do tình yêu và sáng tạo con người có tự do. Thiên Chúa không đồng hóa với vũ trụ (phiếm thần), cũng không cho vũ trụ phát ra từ Người. Từ viễn ảnh kitô hữu, cũng là điều sai nếu nói Thiên Chúa đồng hoá với con người. Chắc chắn, Người ở trong con người, nhưng đồng thời Người là Ðấng sáng tạo, là Chúa, và Ðấng Cứu Chuộc con người. Qua một chương trình tình yêu, Thiên Chúa đã dựng con người làm kẻ đối thoại của Người. Tính khác biệt bảo toàn phẩm giá nhân vị và sự tự do con người.
Chúng ta dấn thân vào sự đối thoại với Thiên Chúa qua sự cầu nguyện. Sự cầu nguyện không phải là sự khám phá đơn thuần về bản chất thâm sâu nhất của ta, nhưng giả định sự gặp gỡ hai người: sự cầu nguyện đặt chính ta trong sự thờ lạy, cảm tạ, cầu xin. Sự cầu nguyện là ở trong sự hài hòa với ý muốn Chúa Cha.
Những người môn đệ Thời Mới tìm kiếm những kỹ thuật giải phóng phải không?
Osorio: Chúng ta cần sự cứu chuộc của Chúa Kitô, bởi vì chúng ta là kẻ tội lỗi. Người Kitô hữu thấy con người cơ bản là tốt, nhưng bị thương tích vì tội nguyên tổ. Không kỹ thuật giải phóng nào, không cố gắng chú âm cá nhân nào, không có sự hài hòa nào của hàng triệu lương tâm, có thể cứu con người. Chúa Kitô, Con Thiên Chúa làm người, "đã vào trong" lịch sử để cứu chúng ta, Người là con đường duy nhất của sự cứu rỗi.
Ý nghĩa của sự chết và đau khổ là gì?
Osorio: Môn đệ phong trào Thời Mới không chấp nhận sư đau khổ và sự chết. Sự cứu chuộc đến với họ qua những kỹ thuật mở rộng lương tâm, tái sinh, những cuộc hành trình tới cửa sự chết; sự cứu chuộc cũng đạt được với bất cứ cách thức nào giúp con người thư giản, tăng cường những nghị lực sống của mình.
Ngược lại, đối với người Kitô hữu, sự đau khổ, được sống kết hợp với Chúa Giêsu chịu đóng đinh, Đấng mạc khải tình yêu của Người trên thánh giá, là nguồn mạch sự cứu rỗi. Sự chết cũng là một biến cố độc đáo: đó không phải là sự đi tới một sự tái nhập thể mới được tiếp nối bởi những sự tái nhập thể khác, nhưng đó là một bước bắt buộc đi tới sự sống đời đời.
Thời Mới có nói tới sự thay đổi thế gian không?
Osorio: Một tờ báo của phong trào Indian Brahma Kumaris nói: "Một cái gì đó sắp xảy ra..Các anh có thể làm cho nó xảy ra bằng cách liên kết đồng thời với nhiều triệu người khác, tập hợp theo kiểu một sự thông công mới các thánh, nhờ sức mạnh và tính sáng tạo nội tại của họ, họ có sức mạnh làm nghiêng thế giới về phía sự chính trực."
Nhưng ý nghĩ có đủ để thay đổi thế giới không?
Con đường Chua Giêsu Kitô đề nghị với chúng ta thì đòi hỏi và hấp dẫn hơn nhiều: đó là con đường của tình yêu nhau, tình yêu chuyển dịch sang những việc làm cụ thể và thiết lập những cộng đồng sống động để xây dựng một tân thế giới.
VATICAN 7/2/2003 (Zenit.org).- Một văn kiện mới Vatican về phong trào Thời Mới (New Age) đã khơi động một quan tâm lớn trong các phương tiện truyền thông.
Bản tường trình, với tiêu đề:"Chúa Giêsu, Đấng Mang Nước Hằng Sống: Một Suy tư Kitô hữu về phong trào 'Thời Mới,' " được trình bày ngày 3/2 do một toán nhân viên của những tổ chức khác nhau Vatican, gồm có Hội đồng Giáo hoàng về Văn hóa và Hội đồng giáo hoàng Đối Thoại Liên Tôn. Những người ký vào bản tường trình đã làm việc với sự trợ giúp của Bộ Phúc Âm Hóa Các Dân tộc và Hội đồng Giáo hoàng Cổ Võ Hiệp Nhất Kitô Hữu.
Để cung cấp một sự đánh giá lớn hơn của văn kiện quan trọng này, ZENIT đã phỏng vấn một trong số những tác giả của bản tường Trình, Dr. Teresa Osorio Goncalves, thuộc Hội đồng Giáo hoàng Đối thoại Liên Tôn giáo, người điều phối nhóm làm việc về các Phái và những Phong trào Tôn giáo Mới.
Đứng trước phong trào bảo trợ như Thời Mới, nơi qui tụ phép chiêu hồn, phép huyền bí, thuyết thần trí, hắc bạch ma thuật, thuyết phiếm thần, và thuyết tân-phiếm thần, và ở đó nhiều nhóm và hiệp hội xử dụng kỹ thuật "Thời Mới" tới một phạm vi nào đó, bà có thể chỉ rõ những khác biệt chính giữa Thời Mới và Kitô giáo không?
Osorio: Trước hết, chúng ta người Công giáo tin có một Thiên Chúa Sáng Tạo, một Thiên Chúa Đấng tự do sáng tạo do tình yêu và sáng tạo con người có tự do. Thiên Chúa không đồng hóa với vũ trụ (phiếm thần), cũng không cho vũ trụ phát ra từ Người. Từ viễn ảnh kitô hữu, cũng là điều sai nếu nói Thiên Chúa đồng hoá với con người. Chắc chắn, Người ở trong con người, nhưng đồng thời Người là Ðấng sáng tạo, là Chúa, và Ðấng Cứu Chuộc con người. Qua một chương trình tình yêu, Thiên Chúa đã dựng con người làm kẻ đối thoại của Người. Tính khác biệt bảo toàn phẩm giá nhân vị và sự tự do con người.
Chúng ta dấn thân vào sự đối thoại với Thiên Chúa qua sự cầu nguyện. Sự cầu nguyện không phải là sự khám phá đơn thuần về bản chất thâm sâu nhất của ta, nhưng giả định sự gặp gỡ hai người: sự cầu nguyện đặt chính ta trong sự thờ lạy, cảm tạ, cầu xin. Sự cầu nguyện là ở trong sự hài hòa với ý muốn Chúa Cha.
Những người môn đệ Thời Mới tìm kiếm những kỹ thuật giải phóng phải không?
Osorio: Chúng ta cần sự cứu chuộc của Chúa Kitô, bởi vì chúng ta là kẻ tội lỗi. Người Kitô hữu thấy con người cơ bản là tốt, nhưng bị thương tích vì tội nguyên tổ. Không kỹ thuật giải phóng nào, không cố gắng chú âm cá nhân nào, không có sự hài hòa nào của hàng triệu lương tâm, có thể cứu con người. Chúa Kitô, Con Thiên Chúa làm người, "đã vào trong" lịch sử để cứu chúng ta, Người là con đường duy nhất của sự cứu rỗi.
Ý nghĩa của sự chết và đau khổ là gì?
Osorio: Môn đệ phong trào Thời Mới không chấp nhận sư đau khổ và sự chết. Sự cứu chuộc đến với họ qua những kỹ thuật mở rộng lương tâm, tái sinh, những cuộc hành trình tới cửa sự chết; sự cứu chuộc cũng đạt được với bất cứ cách thức nào giúp con người thư giản, tăng cường những nghị lực sống của mình.
Ngược lại, đối với người Kitô hữu, sự đau khổ, được sống kết hợp với Chúa Giêsu chịu đóng đinh, Đấng mạc khải tình yêu của Người trên thánh giá, là nguồn mạch sự cứu rỗi. Sự chết cũng là một biến cố độc đáo: đó không phải là sự đi tới một sự tái nhập thể mới được tiếp nối bởi những sự tái nhập thể khác, nhưng đó là một bước bắt buộc đi tới sự sống đời đời.
Thời Mới có nói tới sự thay đổi thế gian không?
Osorio: Một tờ báo của phong trào Indian Brahma Kumaris nói: "Một cái gì đó sắp xảy ra..Các anh có thể làm cho nó xảy ra bằng cách liên kết đồng thời với nhiều triệu người khác, tập hợp theo kiểu một sự thông công mới các thánh, nhờ sức mạnh và tính sáng tạo nội tại của họ, họ có sức mạnh làm nghiêng thế giới về phía sự chính trực."
Nhưng ý nghĩ có đủ để thay đổi thế giới không?
Con đường Chua Giêsu Kitô đề nghị với chúng ta thì đòi hỏi và hấp dẫn hơn nhiều: đó là con đường của tình yêu nhau, tình yêu chuyển dịch sang những việc làm cụ thể và thiết lập những cộng đồng sống động để xây dựng một tân thế giới.