Chúa Nhật IV Mùa Vọng – B
Khi lời Thiên Chúa hứa đã đến lúc được thực hiện
(2 Sm 7,1-5.8b-11.16; Rm 16,25-27; Lc 1,26-38)
Lời thánh Phaolô gửi tín hữu Rôma trong Thánh Lễ hôm nay không chỉ là lời chứng hùng hồn cho sứ điệp ngài rao giảng, mà còn là một lời vinh tụng ca chan hòa tình yêu dân lên Thiên Chúa. Lời ca gồm tóm tất cả Lịch sử cứu độ. Lời ca đưa ta đi vào tận chiều sâu của mầu nhiệm Thiên Chúa, đồng thời vén mở cho thấy “mầu nhiệm vốn được giữ kín từ ngàn xưa, nhưng nay lại được biểu lộ như lời các ngôn sứ trong Sách Thánh … và nhờ Đức Giêsu Kitô” (Rm 16,25-26.28).
* “Dòng dõi người, Ta thiết lập cho đến ngàn đời” (Tv 88,5; x. 2 Sm 7,16)
Vua Đavít lo lắng về triều đại và dân tộc mình, vì vua phải cai trị một vương quốc không thống nhất: vua được xức dầu lần đầu tại miền Nam (2 Sm 2,1-4) và lần sau tại miền Bắc (2 Sm 5,1-3) và tại Giêrusalem (2 Sm 5,6-10).
Ngôn sứ Nathan đã trả lời cho mối bận tâm của nhà vua: Thiên Chúa luôn bảo trợ ông (2 Sm 7,8-9) và miêu duệ ông (c. 12).
Lời loan báo của Nathan chỉ là một sứ điệp tức thời đáp lại nỗi lo âu của Đavít, và đã trở thành lời hứa: Triều đại Đavít sẽ trường tồn (c. 16). Nhà vua muốn xây một cung điện để tôn vinh Hòm Bia, nhưng Đức Chúa, bằng kiểu chơi chữ (“nhà” vừa có nghĩa là “một công trình xây dựng bằng gạch đá” vừa có nghĩa là “miêu duệ; con cháu”), đã ngăn cản (“Ngươi mà xây nhà cho Ta sao?”) và hứa sẽ làm cho nhà Đavít được trường tồn (“Ta sẽ cho dòng dõi ngươi đứng lên”) (cc. 1-3.11b).
* “Và triều đại của Người sẽ vô cùng vô tận” (Lc 1,33)
Nay đã đến lúc lời Thiên Chúa hứa với vua Đavít được thực hiện.
Thiên thần Gabriel đã đến để báo tin Con Chúa nhập thể cho Trinh Nữ Maria. Câu truyện Truyền tin chìm ngập trong bầu khí cánh chung với các câu trích Cựu Ước làm nền (x. Xp 3,16; Dcr 9,9) ( Lc 1,27-28).
Những danh xưng của Đấng Mêsia (cc. 31-32) làm sống lại các lời hứa với các tổ phụ và qua môi miệng các ngôn sứ:
- Tên “Giêsu”: danh xưng này nhắc lại lời hứa Nathan (Lc 1,31; x. 2 Sm 7,11),
- Người sẽ nên cao trọng và được gọi là “Con Đấng Tối Cao” (Lc 1,32; x. 2 Sm 7,14): đây là tước hiệu của một nhân vật vĩ đại (x. Tv 2,7; 28,1; 81,6; 88,7),
- Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng vua Đavít, tổ tiên Người (Lc 1,32; x. 2 Sm 7,16; Is 9,9),
- Sứ thần còn đi xa hơn lời sấm Nathan, vì bao trùm cả nhà Giacóp, tức là Đấng Mêsia sẽ hợp nhất Giuđa và Israel lại để thiết lập một “triều đại vô cùng vô tận” (Lc 1,33; x. Ed 37,15-28; Mk 5,4).
* Thái độ của những người nhận lời hứa
Vua Đavít trung thành và tin tưởng (x. Tv 88,27); Đức Maria khiêm nhượng và sẵn sàng (Lc 1,38).
Vua Đavít đã cai quản một triều đại có Thiên Chúa ở cùng; Đức Maria trở thành Đền thờ để Thiên Chúa cư ngụ giữa loài người.
Mỗi tín hữu cũng phải là dấu chỉ sự hiện diện của Thiên Chúa giữa trần gian, nhờ kết hợp mật thiết với Người, đặc biệt nhờ sống Lễ Tế Tạ Ơn (Thánh Lễ) chuyên cần.
Khi lời Thiên Chúa hứa đã đến lúc được thực hiện
(2 Sm 7,1-5.8b-11.16; Rm 16,25-27; Lc 1,26-38)
Lời thánh Phaolô gửi tín hữu Rôma trong Thánh Lễ hôm nay không chỉ là lời chứng hùng hồn cho sứ điệp ngài rao giảng, mà còn là một lời vinh tụng ca chan hòa tình yêu dân lên Thiên Chúa. Lời ca gồm tóm tất cả Lịch sử cứu độ. Lời ca đưa ta đi vào tận chiều sâu của mầu nhiệm Thiên Chúa, đồng thời vén mở cho thấy “mầu nhiệm vốn được giữ kín từ ngàn xưa, nhưng nay lại được biểu lộ như lời các ngôn sứ trong Sách Thánh … và nhờ Đức Giêsu Kitô” (Rm 16,25-26.28).
* “Dòng dõi người, Ta thiết lập cho đến ngàn đời” (Tv 88,5; x. 2 Sm 7,16)
Vua Đavít lo lắng về triều đại và dân tộc mình, vì vua phải cai trị một vương quốc không thống nhất: vua được xức dầu lần đầu tại miền Nam (2 Sm 2,1-4) và lần sau tại miền Bắc (2 Sm 5,1-3) và tại Giêrusalem (2 Sm 5,6-10).
Ngôn sứ Nathan đã trả lời cho mối bận tâm của nhà vua: Thiên Chúa luôn bảo trợ ông (2 Sm 7,8-9) và miêu duệ ông (c. 12).
Lời loan báo của Nathan chỉ là một sứ điệp tức thời đáp lại nỗi lo âu của Đavít, và đã trở thành lời hứa: Triều đại Đavít sẽ trường tồn (c. 16). Nhà vua muốn xây một cung điện để tôn vinh Hòm Bia, nhưng Đức Chúa, bằng kiểu chơi chữ (“nhà” vừa có nghĩa là “một công trình xây dựng bằng gạch đá” vừa có nghĩa là “miêu duệ; con cháu”), đã ngăn cản (“Ngươi mà xây nhà cho Ta sao?”) và hứa sẽ làm cho nhà Đavít được trường tồn (“Ta sẽ cho dòng dõi ngươi đứng lên”) (cc. 1-3.11b).
* “Và triều đại của Người sẽ vô cùng vô tận” (Lc 1,33)
Nay đã đến lúc lời Thiên Chúa hứa với vua Đavít được thực hiện.
Thiên thần Gabriel đã đến để báo tin Con Chúa nhập thể cho Trinh Nữ Maria. Câu truyện Truyền tin chìm ngập trong bầu khí cánh chung với các câu trích Cựu Ước làm nền (x. Xp 3,16; Dcr 9,9) ( Lc 1,27-28).
Những danh xưng của Đấng Mêsia (cc. 31-32) làm sống lại các lời hứa với các tổ phụ và qua môi miệng các ngôn sứ:
- Tên “Giêsu”: danh xưng này nhắc lại lời hứa Nathan (Lc 1,31; x. 2 Sm 7,11),
- Người sẽ nên cao trọng và được gọi là “Con Đấng Tối Cao” (Lc 1,32; x. 2 Sm 7,14): đây là tước hiệu của một nhân vật vĩ đại (x. Tv 2,7; 28,1; 81,6; 88,7),
- Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng vua Đavít, tổ tiên Người (Lc 1,32; x. 2 Sm 7,16; Is 9,9),
- Sứ thần còn đi xa hơn lời sấm Nathan, vì bao trùm cả nhà Giacóp, tức là Đấng Mêsia sẽ hợp nhất Giuđa và Israel lại để thiết lập một “triều đại vô cùng vô tận” (Lc 1,33; x. Ed 37,15-28; Mk 5,4).
* Thái độ của những người nhận lời hứa
Vua Đavít trung thành và tin tưởng (x. Tv 88,27); Đức Maria khiêm nhượng và sẵn sàng (Lc 1,38).
Vua Đavít đã cai quản một triều đại có Thiên Chúa ở cùng; Đức Maria trở thành Đền thờ để Thiên Chúa cư ngụ giữa loài người.
Mỗi tín hữu cũng phải là dấu chỉ sự hiện diện của Thiên Chúa giữa trần gian, nhờ kết hợp mật thiết với Người, đặc biệt nhờ sống Lễ Tế Tạ Ơn (Thánh Lễ) chuyên cần.