Bắc 54 là thế nào?
Cuộc di cư vĩ đại năm 1954 - gần hai triệu người từ Bắc vào Nam, làm cho những người gốc miền Nam lo sợ, khó chịu, vì họ cho rằng nhóm di cư này sẽ đến cướp các nguồn lợi của họ, ảnh hưởng đến nguồn kinh tế của họ. Họ kỳ thị, không ưa những người di cư đó. Nhưng từ 1975, tâm trạng kỳ thị đó thay đổi. Cộng sản từ miền Bắc tràn vào, người miền Nam được hưởng chế độ mà họ hoặc không biết đến, hoặc mơ ước. Nay họ được nếm cái hà khắc, tàn bạo của chế độ, họ mới hiểu tại sao mà người miền Bắc hồi 54 đ• ồ ạt chạy xuống miền Nam. Họ hiểu lý do và từ đó họ thương, họ mến những người miền Bắc 54. Bắc 54 đối nghịch với Bắc 75. Người Bắc 6 V: “Vào vơ vét, vội vàng về”. Bắc 54 đến làm giầu cho miền Nam, 75 bóc lột miền Nam đến tận xương tuỷ.
Thiên Chúa luôn rút được sự lành nơi sự dữ. Những người ở lại cứ hao mòn dần, các linh mục còn lại chết đi không người thay thế. Người ta đóng cửa Chủng Viện, để không có thêm linh mục. Xin truyền chức, người ta nói không cần, vì chính các ông đ• bỏ đi miền Nam. Đó là tai hại.
Người vào Nam được hưởng tự do, mở mang trí tuệ, tiếp xúc với thế giới tự do, với Toà Thánh, tiếp nhận những đổi mới của Toà Thánh, của Công Đồng Vatican II. Một giáo đoàn tiến kịp với các giáo đoàn khác trên thế giới, xây dựng được một di sản lớn cho giáo đoàn Việt Nam sau này: về nhân sự cũng như kho tàng kiến thức.
Giáo đoàn miền Bắc sống trong bức màn sắt hay màn tre gì đó, chỉ được biết cái gì do Đảng và Nhà Nước hé mở cho. Nhưng Chúa Thánh Thần tác động: giáo đoàn đó giữ vốn đã có và đức tin vững mạnh qua lửa thử thách. Một đức tin đơn sơ mộc mạc, song có chiều sâu, khó có gì lay chuyển. Đó là cái lợi.
Trong khi đó miền Nam được dễ dàng tiếp xúc, dễ dàng đón nhận những trào lưu tốt cũng như xấu. Một đức tin nặng về hình thức, thiên về trí tuệ, đánh giá con người và cả các linh mục theo bằng cấp, học vị. Đó cũng là điều mà miền Bắc ban đầu không chấp nhận, song dần dần thấm nhập.
Cũng như Nhà Nước tiếp nhận kinh tế thị trường với nhiều dè dặt. Giáo Hội miền Bắc cũng tiếp nhận ảnh hưởng miền Nam một cách dè dặt. Song cũng có vô số người tôn thờ miền Nam, hễ miền Nam có cái gì là chấp nhận hết. Coi miền Nam là tiêu chuẩn cho đời sống xã hội cũng như Giáo Hội. Đó cũng là điều không hay khi nó gây hoang mang chia rẽ, hơn là hợp nhất.
Cuộc di cư vĩ đại năm 1954 - gần hai triệu người từ Bắc vào Nam, làm cho những người gốc miền Nam lo sợ, khó chịu, vì họ cho rằng nhóm di cư này sẽ đến cướp các nguồn lợi của họ, ảnh hưởng đến nguồn kinh tế của họ. Họ kỳ thị, không ưa những người di cư đó. Nhưng từ 1975, tâm trạng kỳ thị đó thay đổi. Cộng sản từ miền Bắc tràn vào, người miền Nam được hưởng chế độ mà họ hoặc không biết đến, hoặc mơ ước. Nay họ được nếm cái hà khắc, tàn bạo của chế độ, họ mới hiểu tại sao mà người miền Bắc hồi 54 đ• ồ ạt chạy xuống miền Nam. Họ hiểu lý do và từ đó họ thương, họ mến những người miền Bắc 54. Bắc 54 đối nghịch với Bắc 75. Người Bắc 6 V: “Vào vơ vét, vội vàng về”. Bắc 54 đến làm giầu cho miền Nam, 75 bóc lột miền Nam đến tận xương tuỷ.
Thiên Chúa luôn rút được sự lành nơi sự dữ. Những người ở lại cứ hao mòn dần, các linh mục còn lại chết đi không người thay thế. Người ta đóng cửa Chủng Viện, để không có thêm linh mục. Xin truyền chức, người ta nói không cần, vì chính các ông đ• bỏ đi miền Nam. Đó là tai hại.
Người vào Nam được hưởng tự do, mở mang trí tuệ, tiếp xúc với thế giới tự do, với Toà Thánh, tiếp nhận những đổi mới của Toà Thánh, của Công Đồng Vatican II. Một giáo đoàn tiến kịp với các giáo đoàn khác trên thế giới, xây dựng được một di sản lớn cho giáo đoàn Việt Nam sau này: về nhân sự cũng như kho tàng kiến thức.
Giáo đoàn miền Bắc sống trong bức màn sắt hay màn tre gì đó, chỉ được biết cái gì do Đảng và Nhà Nước hé mở cho. Nhưng Chúa Thánh Thần tác động: giáo đoàn đó giữ vốn đã có và đức tin vững mạnh qua lửa thử thách. Một đức tin đơn sơ mộc mạc, song có chiều sâu, khó có gì lay chuyển. Đó là cái lợi.
Trong khi đó miền Nam được dễ dàng tiếp xúc, dễ dàng đón nhận những trào lưu tốt cũng như xấu. Một đức tin nặng về hình thức, thiên về trí tuệ, đánh giá con người và cả các linh mục theo bằng cấp, học vị. Đó cũng là điều mà miền Bắc ban đầu không chấp nhận, song dần dần thấm nhập.
Cũng như Nhà Nước tiếp nhận kinh tế thị trường với nhiều dè dặt. Giáo Hội miền Bắc cũng tiếp nhận ảnh hưởng miền Nam một cách dè dặt. Song cũng có vô số người tôn thờ miền Nam, hễ miền Nam có cái gì là chấp nhận hết. Coi miền Nam là tiêu chuẩn cho đời sống xã hội cũng như Giáo Hội. Đó cũng là điều không hay khi nó gây hoang mang chia rẽ, hơn là hợp nhất.