Cuộc nói chuyện với Đức Cha Cương Tại Nhà Khách Nhà Chung Hà Nội
Hồi 9 giờ sáng, ngày 9-6-1998.
- Đức Cha ở Vĩnh Trị bao lâu thì về Hà Nội?
- Từ 1952 – 1954. Bị thương ở chân. Lý do, bốt Vĩnh Trị ở nhà thờ bị vỡ, tôi ở nhà xứ. Đêm đến, một anh bảo vệ gài mìn ở cửa nhà; mìn nổ, tôi không biết mình có việc gì không? Mãi sau, có máu ở đầu gối mới biết. Máy bay về Ninh Bình đón người bị thương, họ cho đi Hà Nội. Báo Đức Cha Khuê, Ngài nói: “May quá, đang viết thơ mời về làm quản lý, lại gặp may”. Từ đó làm quản lý.
- Lúc này chưa đến hiệp định Geneve - năm 1954, thế lúc đó ai ở Toà Giám Mục, thơ ký, quản lý?
- Cha Quynh thơ ký và cha Mai quản lý, trước đây là cha Thư, nhưng khi tôi về, thì Đức Cha bảo nhận quản lý từ cha Mai, cha Quynh.
- Nhà in Têrêxa?
- Cha Mai và cha Quynh.
- Nhà xứ, Nhà Thờ Lớn? Có phải Cha Nghiêm?
- Không, Cha Chiểu, cha chính Mai.
- Đi Nam?
- Các ôtô lũ lượt của Chính phủ đến đón ở Nhà Chung. Người ta nằm kềnh càng, đưa họ sang Gia Lâm để đi Nam. ở Hàng Bột cũng có người tụ tập để đi, song ít hơn ở Nhà Chung. Trong các cha, có cha Ngà đi. Đức Cha Khuê định thu xếp cho cha chính Vinh đem Chủng Viện đi Nam, còn cha Mai ở lại. ý Đức Cha là cha Mai ở lại làm phó. Cha Vinh không chịu đi. Cha Mai đành đưa Chủng Viện đi.
Có cha Khuê (Bùi Chu, có lẽ là Phát Diệm) yêu cầu lấy Phủ Chủ Tịch (tức Dinh Toàn Quyền) làm nơi cho người di cư trú trọ trước khi đi Nam, song không được (Phủ Toàn Quyền cũ, sau Thượng Sứ Pháp ở, như De Lattre chẳng hạn, Decoux, nay rút về Nam) bỏ không. Nhưng có ông Cảnh là quản lý nhà đó không nghe. Tình trạng lúc đó thường là thế này, các cơ sở của Pháp, họ đi là mang đi hết các thứ, còn lại nhà không. Cũng như ở Nam Định, Toà Tỉnh Trưởng, Ngân Hàng (chỉ huy sở quân đội), họ đi để lại nhà không. Độ mấy giờ sau Việt Minh quần áo nâu xông vào, mấy người đến quét nhà dọn dẹp lấy. Trước đó, nhân dân có anh táo bạo vào nhặt nhạnh, vơ vét thứ nọ kia.
Về phía các cha di cư: Lúc nào Nhà Chung cũng có độ 90 cha trú ngụ để đi Nam. Cha trong địa phận, cha ngoài Địa phận. Các cha trong địa phận đến Nhà Chung phải làm 3 lễ. Các cha ngoài Địa phận phải làm 22 lễ một tháng. Lúc đi, các ngài mang cả chăn màn, khăn ăn, xiên muỗm của Nhà Chung. Mỗi ngày tiêu 4 vạn tiền thức ăn, mỗi ngày phải tiếp tế 2 quả trứng.
Các cha Hà Nội chống Đức Cha Khuê, đây là các cha thuộc Địa phận Hà Nội. Đức Cha yết thị các buồng “cấm các cha không được đi Nam”. Các cha lấy dao rạch đi, đem treo vào cửa nhà Đức Cha. Sáng ra Đức Cha trông thấy, gọi cha Cương bảo: “Cha xem, láo hơn là Cộng sản!”. Họ vẫn cứ đi.
Cha Cương mang “vạ” phải vào miền Nam. Các cha trông thấy bảo: “Cái thằng mang “vạ” vào đây”. “Vạ” là thế nào? Thư trong đó liệt kê cha nào được đi Nam, thí dụ trước đây đã lập bốt hay đã có vướng vấp gì với Việt Minh. Còn các cha khác phải về, ai không về bị treo chén (suspensio). Cha Tế được ở lại. Cha Liên phải về. Sau này, khi có lệnh Toà Thánh, mỗi cha phải gia nhập vào một Địa phận, không ở lung tung. Bấy giờ cha nào cha nấy ghi vào địa phận mình muốn. Lúc đó mới hết “vạ”.
Nhà Chung vắng, nhưng đã ra nhơ nhớp vì những người đến trú, nay bỏ đi hết. Phải đến xin ông Vĩnh Lợi 40 triệu để thuê dọn vệ sinh.
Lớp giáo lý: Bắt đầu mở ở nhà khách có độ vài chục người, sau đông thêm nhiều, đưa sang nhà hai tầng ở trường Thánh Mẫu. Sau đông quá, phải đưa sang sân trường Dũng Lạc, vào các buổi chiều ngày thứ hai.
Trường Đức Cha Tụng: Bắt buộc dạy chính trị do nhà nước – b•i trường Đức Cha Căn. Sau hiệp định Paris mở lại cho Hà Nội và Hải Phòng.
Liên Lạc Công Giáo: Yêu cầu gặp Đức Hồng Y, yêu cầu công nhận. Đức cha Khuê đóng cửa ở trên gác. Cha Căn ngoài nhà xứ.
Phái đoàn Ba Lan và Tiệp Khắc: Phái đoàn Ba Lan nhẹ nhàng; phái đoàn Tiệp Khắc nặng nề hơn nhiều. Ba Lan hầu như không làm lễ ở đâu. Nhưng phái đoàn Tiệp Khắc, Đức Cha Đơrabock thì làm lễ ở Cửa Bắc. Phái đoàn có đến chào Đức Cha, biếu quà, áo alba hay gì đó. Họ đi nhiều nơi như Phát Diệm, dự định đi Nam Định và không thấy. ở Vinh được đón tiếp hơn cả (ăn cam Vinh thoả thích). Ban tổ chức liên lạc ở Hà Nội có ông tham Điện, Ngô Tử Hạ, Bắc Lâm, Bưởi: ông Bắc Lâm và ông Bưởi hăng hái đấu tranh với Nhà Chung và Đức Cha; còn ông Điện và ông Ngô Tử Hạ là người tổ chức, đứng đàng sau chỉ đạo.
Nhà in Têrêxa, mua lại của ông Vĩnh Lợi, Mai Văn Hàm. Còn việc bán nhà in này cho nhà nước là do cha Mai đứng lên bán với giá sáu chục ngàn (tiền ta sau này), nhưng họ không trả, mà bắt đặt tài khoản vào Ngân Hàng. Chỉ có cha Mai được rút ra để lấy tiền ăn cho Nhà chung. Đức Cha đòi, song họ bảo là của cha Mai, không đưa cho ai. (Sau này 1972, sửa nhà thờ Nam Định, Đức Cha Khuê bảo tôi có số tiền đó ở Ngân Hàng Hà Nội “làm thế nào lấy về được thì lấy”. Tôi thấy khó khăn, chưa làm gì để xin rút tiền). Cha Mai khổ, vì Đức Cha bảo bán thì phải đưa tiền, nhưng không có mà đưa.
Các tài sản Nhà Chung: Mission étrangère
H - Các cha thừa sai có trao cho địa phận không? Có sang tên không ?
- Các cha đi, để lại các giấy tờ. Chưa có bàn giao bằng giấy tờ, chưa sang tên. Trong số đó có những nhà thuộc Vicariat Apostolique Hanoi. Những thứ này thì thuộc quyền Nhà Chung, không phải sang tên.
Họ nói, cái gì của MEP (Missions étrangères de Paris) – mà hầu hết các tài sản của Giáo phận là của MEP thì chúng thuộc ngoại kiều. Còn ở những nơi như Tiểu Chủng Viện, 86 Ngô Thời Nhiệm, 9/10 Lý Thường Kiệt, Bạch Mai: đề Vicariat là của mình. Cái nào thuộc MEP mà đang ở thì được quyền sử dụng - quyền quản lý là của nhà nước, nhà nước có trao thì chỉ là thương lượng và bàn giao cho Địa phận.
Vấn đề Đức Cha Căn - Đức Cha Tụng Bắc Ninh
Việc bầu Đức Cha Khuê rất phức tạp: Toà Thánh bắt Bề Trên Cả nhà MEP phải trao trả quyền cho Việt Nam, rồi Toà Thánh chọn Đức Cha Khuê. Nhưng các nhà l•nh đạo tôn giáo Pháp vẫn không biết mà cứ tưởng là Cố Năng (Caillon).
Khủng bố: Giết cố Fournier, cha nghe thế nào?
Có hai người đi xe ôtô đến nhà sách, nói đến khám bệnh cho cố Fournier. Chị bán sách bảo, cứ việc lên. Lúc lâu mới thấy xuống. Khi lên thì thấy ngài bị trói, nằm chết bên cạnh cái két, trói bằng dây thép. Chúng là bọn cướp tống tiền, chứ không vì lý do chính trị. (có người nói, vì cố không thích Việt Nam độc lập, nên họ giết). Cố giữ két vì làm quản lý cho các cha thừa sai, lắm tiền.
Vụ cha Dupont ở Kẻ Sở
Ngài bị giết vì chính trị. Lúc đó ngài có một nhóm mồ côi, một cha khác là Baron ở Tàu, cùng ở đó. Họ tưởng nhầm là cố Căn và họ đã giết cha. Còn cố Căn (Cantaloube) chạy thoát. Lúc đó nhóm cha Hoàng Mai Rĩnh đang lên mạnh, nghe đồn có người muốn tôn cha Rĩnh lên làm vua. Người ta nghi ngờ có bàn tay cha Rĩnh trong các vụ giết người đó, đặc biệt nhằm vào cố Căn. Cho nên cố Căn sau này ghét cha Rĩnh, nên nói đến cha Rĩnh thì ngài gọi là “Le Rĩnh” (Le Rĩnh có ý khinh bỉ).
Chú thích: Cố ghét cả tông tích cha Rĩnh, nên khi tôi ở Nam Định với cố Căn, tôi mở trường Lê Bảo Tịnh, có nhờ anh Hiền quê Phú ốc, con Cố Nhụ, lúc đó có hai thày học Đại Chủng Viện là Trinh và Thiện, sau này làm linh mục cả. Hiền là con cha Rĩnh, song không học hết Tiểu Chủng Viện thì về. Cố Căn thấy tôi nhờ Hiền dạy lớp nhì thì Cố có ý trách tôi.
Quỹ du học: Chỉ nghe mang máng, không biết ở đâu, là cái gì? Có thể là ruộng ở Tâng hay ở Đầm.
Tề hay giải phóng: Tề là khu vực người Pháp đã chiếm đóng và đặt lên chính quyền. Khu tề thường được bảo vệ bởi quân đội Pháp, có lính và những đồn bốt do dân lập nên, có súng ống để chống Việt Minh.
Giải phóng là khu vực ảnh hưởng của Việt Minh. Thỉnh thoảng quân đội Pháp về tấn công, quen gọi là nhảy dù, vì họ đi máy bay nhảy dù đến bất thần. Thầy Cương về quê, vùng giải phóng. Sau khi Đại Chủng Viện giải tán, thày bị bắt, bị dọa nạt, rồi đi làm việc dạy bình dân học vụ.
Hồi 9 giờ sáng, ngày 9-6-1998.
- Đức Cha ở Vĩnh Trị bao lâu thì về Hà Nội?
- Từ 1952 – 1954. Bị thương ở chân. Lý do, bốt Vĩnh Trị ở nhà thờ bị vỡ, tôi ở nhà xứ. Đêm đến, một anh bảo vệ gài mìn ở cửa nhà; mìn nổ, tôi không biết mình có việc gì không? Mãi sau, có máu ở đầu gối mới biết. Máy bay về Ninh Bình đón người bị thương, họ cho đi Hà Nội. Báo Đức Cha Khuê, Ngài nói: “May quá, đang viết thơ mời về làm quản lý, lại gặp may”. Từ đó làm quản lý.
- Lúc này chưa đến hiệp định Geneve - năm 1954, thế lúc đó ai ở Toà Giám Mục, thơ ký, quản lý?
- Cha Quynh thơ ký và cha Mai quản lý, trước đây là cha Thư, nhưng khi tôi về, thì Đức Cha bảo nhận quản lý từ cha Mai, cha Quynh.
- Nhà in Têrêxa?
- Cha Mai và cha Quynh.
- Nhà xứ, Nhà Thờ Lớn? Có phải Cha Nghiêm?
- Không, Cha Chiểu, cha chính Mai.
- Đi Nam?
- Các ôtô lũ lượt của Chính phủ đến đón ở Nhà Chung. Người ta nằm kềnh càng, đưa họ sang Gia Lâm để đi Nam. ở Hàng Bột cũng có người tụ tập để đi, song ít hơn ở Nhà Chung. Trong các cha, có cha Ngà đi. Đức Cha Khuê định thu xếp cho cha chính Vinh đem Chủng Viện đi Nam, còn cha Mai ở lại. ý Đức Cha là cha Mai ở lại làm phó. Cha Vinh không chịu đi. Cha Mai đành đưa Chủng Viện đi.
Có cha Khuê (Bùi Chu, có lẽ là Phát Diệm) yêu cầu lấy Phủ Chủ Tịch (tức Dinh Toàn Quyền) làm nơi cho người di cư trú trọ trước khi đi Nam, song không được (Phủ Toàn Quyền cũ, sau Thượng Sứ Pháp ở, như De Lattre chẳng hạn, Decoux, nay rút về Nam) bỏ không. Nhưng có ông Cảnh là quản lý nhà đó không nghe. Tình trạng lúc đó thường là thế này, các cơ sở của Pháp, họ đi là mang đi hết các thứ, còn lại nhà không. Cũng như ở Nam Định, Toà Tỉnh Trưởng, Ngân Hàng (chỉ huy sở quân đội), họ đi để lại nhà không. Độ mấy giờ sau Việt Minh quần áo nâu xông vào, mấy người đến quét nhà dọn dẹp lấy. Trước đó, nhân dân có anh táo bạo vào nhặt nhạnh, vơ vét thứ nọ kia.
Về phía các cha di cư: Lúc nào Nhà Chung cũng có độ 90 cha trú ngụ để đi Nam. Cha trong địa phận, cha ngoài Địa phận. Các cha trong địa phận đến Nhà Chung phải làm 3 lễ. Các cha ngoài Địa phận phải làm 22 lễ một tháng. Lúc đi, các ngài mang cả chăn màn, khăn ăn, xiên muỗm của Nhà Chung. Mỗi ngày tiêu 4 vạn tiền thức ăn, mỗi ngày phải tiếp tế 2 quả trứng.
Các cha Hà Nội chống Đức Cha Khuê, đây là các cha thuộc Địa phận Hà Nội. Đức Cha yết thị các buồng “cấm các cha không được đi Nam”. Các cha lấy dao rạch đi, đem treo vào cửa nhà Đức Cha. Sáng ra Đức Cha trông thấy, gọi cha Cương bảo: “Cha xem, láo hơn là Cộng sản!”. Họ vẫn cứ đi.
Cha Cương mang “vạ” phải vào miền Nam. Các cha trông thấy bảo: “Cái thằng mang “vạ” vào đây”. “Vạ” là thế nào? Thư trong đó liệt kê cha nào được đi Nam, thí dụ trước đây đã lập bốt hay đã có vướng vấp gì với Việt Minh. Còn các cha khác phải về, ai không về bị treo chén (suspensio). Cha Tế được ở lại. Cha Liên phải về. Sau này, khi có lệnh Toà Thánh, mỗi cha phải gia nhập vào một Địa phận, không ở lung tung. Bấy giờ cha nào cha nấy ghi vào địa phận mình muốn. Lúc đó mới hết “vạ”.
Nhà Chung vắng, nhưng đã ra nhơ nhớp vì những người đến trú, nay bỏ đi hết. Phải đến xin ông Vĩnh Lợi 40 triệu để thuê dọn vệ sinh.
Lớp giáo lý: Bắt đầu mở ở nhà khách có độ vài chục người, sau đông thêm nhiều, đưa sang nhà hai tầng ở trường Thánh Mẫu. Sau đông quá, phải đưa sang sân trường Dũng Lạc, vào các buổi chiều ngày thứ hai.
Trường Đức Cha Tụng: Bắt buộc dạy chính trị do nhà nước – b•i trường Đức Cha Căn. Sau hiệp định Paris mở lại cho Hà Nội và Hải Phòng.
Liên Lạc Công Giáo: Yêu cầu gặp Đức Hồng Y, yêu cầu công nhận. Đức cha Khuê đóng cửa ở trên gác. Cha Căn ngoài nhà xứ.
Phái đoàn Ba Lan và Tiệp Khắc: Phái đoàn Ba Lan nhẹ nhàng; phái đoàn Tiệp Khắc nặng nề hơn nhiều. Ba Lan hầu như không làm lễ ở đâu. Nhưng phái đoàn Tiệp Khắc, Đức Cha Đơrabock thì làm lễ ở Cửa Bắc. Phái đoàn có đến chào Đức Cha, biếu quà, áo alba hay gì đó. Họ đi nhiều nơi như Phát Diệm, dự định đi Nam Định và không thấy. ở Vinh được đón tiếp hơn cả (ăn cam Vinh thoả thích). Ban tổ chức liên lạc ở Hà Nội có ông tham Điện, Ngô Tử Hạ, Bắc Lâm, Bưởi: ông Bắc Lâm và ông Bưởi hăng hái đấu tranh với Nhà Chung và Đức Cha; còn ông Điện và ông Ngô Tử Hạ là người tổ chức, đứng đàng sau chỉ đạo.
Nhà in Têrêxa, mua lại của ông Vĩnh Lợi, Mai Văn Hàm. Còn việc bán nhà in này cho nhà nước là do cha Mai đứng lên bán với giá sáu chục ngàn (tiền ta sau này), nhưng họ không trả, mà bắt đặt tài khoản vào Ngân Hàng. Chỉ có cha Mai được rút ra để lấy tiền ăn cho Nhà chung. Đức Cha đòi, song họ bảo là của cha Mai, không đưa cho ai. (Sau này 1972, sửa nhà thờ Nam Định, Đức Cha Khuê bảo tôi có số tiền đó ở Ngân Hàng Hà Nội “làm thế nào lấy về được thì lấy”. Tôi thấy khó khăn, chưa làm gì để xin rút tiền). Cha Mai khổ, vì Đức Cha bảo bán thì phải đưa tiền, nhưng không có mà đưa.
Các tài sản Nhà Chung: Mission étrangère
H - Các cha thừa sai có trao cho địa phận không? Có sang tên không ?
- Các cha đi, để lại các giấy tờ. Chưa có bàn giao bằng giấy tờ, chưa sang tên. Trong số đó có những nhà thuộc Vicariat Apostolique Hanoi. Những thứ này thì thuộc quyền Nhà Chung, không phải sang tên.
Họ nói, cái gì của MEP (Missions étrangères de Paris) – mà hầu hết các tài sản của Giáo phận là của MEP thì chúng thuộc ngoại kiều. Còn ở những nơi như Tiểu Chủng Viện, 86 Ngô Thời Nhiệm, 9/10 Lý Thường Kiệt, Bạch Mai: đề Vicariat là của mình. Cái nào thuộc MEP mà đang ở thì được quyền sử dụng - quyền quản lý là của nhà nước, nhà nước có trao thì chỉ là thương lượng và bàn giao cho Địa phận.
Vấn đề Đức Cha Căn - Đức Cha Tụng Bắc Ninh
Việc bầu Đức Cha Khuê rất phức tạp: Toà Thánh bắt Bề Trên Cả nhà MEP phải trao trả quyền cho Việt Nam, rồi Toà Thánh chọn Đức Cha Khuê. Nhưng các nhà l•nh đạo tôn giáo Pháp vẫn không biết mà cứ tưởng là Cố Năng (Caillon).
Khủng bố: Giết cố Fournier, cha nghe thế nào?
Có hai người đi xe ôtô đến nhà sách, nói đến khám bệnh cho cố Fournier. Chị bán sách bảo, cứ việc lên. Lúc lâu mới thấy xuống. Khi lên thì thấy ngài bị trói, nằm chết bên cạnh cái két, trói bằng dây thép. Chúng là bọn cướp tống tiền, chứ không vì lý do chính trị. (có người nói, vì cố không thích Việt Nam độc lập, nên họ giết). Cố giữ két vì làm quản lý cho các cha thừa sai, lắm tiền.
Vụ cha Dupont ở Kẻ Sở
Ngài bị giết vì chính trị. Lúc đó ngài có một nhóm mồ côi, một cha khác là Baron ở Tàu, cùng ở đó. Họ tưởng nhầm là cố Căn và họ đã giết cha. Còn cố Căn (Cantaloube) chạy thoát. Lúc đó nhóm cha Hoàng Mai Rĩnh đang lên mạnh, nghe đồn có người muốn tôn cha Rĩnh lên làm vua. Người ta nghi ngờ có bàn tay cha Rĩnh trong các vụ giết người đó, đặc biệt nhằm vào cố Căn. Cho nên cố Căn sau này ghét cha Rĩnh, nên nói đến cha Rĩnh thì ngài gọi là “Le Rĩnh” (Le Rĩnh có ý khinh bỉ).
Chú thích: Cố ghét cả tông tích cha Rĩnh, nên khi tôi ở Nam Định với cố Căn, tôi mở trường Lê Bảo Tịnh, có nhờ anh Hiền quê Phú ốc, con Cố Nhụ, lúc đó có hai thày học Đại Chủng Viện là Trinh và Thiện, sau này làm linh mục cả. Hiền là con cha Rĩnh, song không học hết Tiểu Chủng Viện thì về. Cố Căn thấy tôi nhờ Hiền dạy lớp nhì thì Cố có ý trách tôi.
Quỹ du học: Chỉ nghe mang máng, không biết ở đâu, là cái gì? Có thể là ruộng ở Tâng hay ở Đầm.
Tề hay giải phóng: Tề là khu vực người Pháp đã chiếm đóng và đặt lên chính quyền. Khu tề thường được bảo vệ bởi quân đội Pháp, có lính và những đồn bốt do dân lập nên, có súng ống để chống Việt Minh.
Giải phóng là khu vực ảnh hưởng của Việt Minh. Thỉnh thoảng quân đội Pháp về tấn công, quen gọi là nhảy dù, vì họ đi máy bay nhảy dù đến bất thần. Thầy Cương về quê, vùng giải phóng. Sau khi Đại Chủng Viện giải tán, thày bị bắt, bị dọa nạt, rồi đi làm việc dạy bình dân học vụ.