VietCatholic trả lời vài điểm trong "Thông cáo của TGM Đà Nẵng về những vấn đề liên quan đến Giáo xứ Cồn Dầu"
Trong mấy ngày qua chúng tôi nhận được một số thắc mắc của độc giả khi đọc "Thông cáo của Tòa Giám Mục Đà Nẵng về những vấn đề liên quan đến Giáo xứ Cồn Dầu" trong đó đích danh mấy lần nhắc tới VietCatholic và phê bình về cách làm việc có vẻ "quá tuỳ tiện đưa tin hoặc đăng bài, các cơ quan truyền thông Công giáo cần nhẫn nại kiểm chứng các thông tin trước khi đăng tải, và tôn trọng sự thật khách quan của sự kiện được thông tin. Không nên dễ dàng chấp nhận những cộng tác viên nặc danh hoặc ẩn danh trong những đề tài và nội dung nhạy cảm, khiến chúng ta dễ bị lầm lẫn trong một thế giới ảo và quá dễ dãi như internet", và cho rằng "Không ai biết rõ hơn tình hình tôn giáo tại một địa phương bằng chính Giáo Hội địa phương đó", cũng như một số xác quyết khác.
Chúng tôi không đồng ý nhiều điểm trong thông cáo của Tòa Giám Mục Đà Nẵng, cũng như không đồng ý với cái nhìn và nhận định của Đức Giám Mục Đà Nẵng, nên chúng tôi đã nhanh chóng email cho Ngài và nói lên những ưu tư của chúng tôi về những suy diễn của Tòa Giám Mục Đà Nẵng về cung cách làm việc và nhận định của chúng tôi. Chúng tôi thiết tưởng việc trao đổi những quan điểm bất đồng và trực tiếp như vậy sẽ giúp cho sự thông cảm và hiểu biết lẫn nhau giữa Đức Giám Mục Đà Nẵng và chúng tôi sẽ mang lại lợi ích chung và chúng tôi có ý định giữ nó trong vòng riêng tư.
Thế nhưng có rất nhiều độc giả lại có những thắc mắc mà nếu không được giải thích thì sẽ có ảnh hưởng quan trọng tới đường lối làm việc của chúng tôi nếu dựa vào nhận định về VietCatholic trên Thông báo của Tòa Giám Mục Đà Nẵng. Do vậy chúng tôi muốn cũng được trình bày lại ngắn gọn những gì mà chúng tôi đã diễn đạt tới Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri, giám mục giáo phận Đà Nẵng, để qúi độc giả cũng được thông tường và thông cảm. Đây là việc bất đắc dĩ khi chúng tôi bị đặt trong thế phải minh xác những điều không đúng với nhận định của Đức Cha Giuse Tri hay bất cứ một vị Giám mục nào. Vì một khi đã được thánh hiến trở thành Mục Tử thì đó chính là một sứ mạng mà Giáo hội đã trao cho các Ngài, nên chúng tôi luôn luôn kính trọng và muốn cộng tác với các Ngài trong lãnh vực và khả năng có thể của chúng tôi.
Kính thưa qúi vị độc giả VietCatholic:
Thông báo của Tòa Giám Mục Đà Nẵng cho rằng "Sự kiện bắt đầu từ 'Đơn khiếu kiện khẩn cấp về việc chính quyền thu hồi đất của giáo dân Cồn Dầu - Đà Nẵng' có xuất xứ và tác giả là: “Đà Nẵng, ngày 26 tháng 1 năm 2010, Người dân thôn Cồn Dầu đồng ký tên”, được VietCatholic News đăng tải vào lúc 10:48 ngày 26/01/2010". Nếu nhận định như thế thì quả cũng đúng vì từ ngày đó, người Công giáo Việt Nam và người khắp nơi mới được biết rộng rãi tới sự kiện giáo dân Cồn Dầu đang bị bắt buộc phải di dời mà họ không đồng tình, không kí giấy. Và có thể chính sự kiện này mà Tòa Giám Mục Đà Nẵng không muốn nhắc tới hay không muốn cho ai biết tới việc chính quyền địa phương trấn áp và kiểm định bắt giáo dân di dời đi nơi khác.
Thực ra, sự kiện Cồn Dầu là sự kiện lịch sử, đã xẩy ra từ vài năm nay và chúng tôi đã biết tới và tìm hiểu từ lâu. Có nhiều bản tin đã gửi cho chúng tôi từ trước nhưng chúng tôi không đưa tin vì thấy rằng đang có sự dàn xếp với những lời hứa từ nhiều phía, nên chúng tôi hy vọng có thể một ngày nào đó sẽ có kết quả tốt. Nhưng bất chợt khi chúng tôi nhận được tin có tới vài trăm công an và an ninh tới vây giáo xứ Cồn Dầu và cưỡng ép kiểm định việc thu hồi và trục xuất giáo dân thì chúng tôi nghĩ rằng cần phải giúp tiếng nói bé nhỏ của giáo dân Cồn Dầu được công khai trên bình diện lớn hơn.
1. Dầu vậy, trước khi công khai vụ việc Cồn Dầu, VietCatholic đã có email về hỏi Đức Cha Đà Nẵng qua Tòa Giám Mục Đà Nẵng vài lần, nhưng đã không được sự hồi âm. Điều này cũng được chính Đức cha Giuse xác nhận, vì sau khi Thông báo của TGM Đà Nẵng được đưa ra, VietCatholic đã xin được email riêng của Đức Cha Đà Nẵng để xin Đức Cha cho biết lý do không trả lời hoặc có nguyên nhân nào khác không. Email của ĐGM Đà Nẵng đề ngày 2/2/ như sau "Còn về email gửi đi ngày 30/01 về TGM, nhưng quí vị đã gửi nhầm địa chỉ của Cha Thư ký cũ, Ngài mới chuyển đến chúng tôi sáng nay".
2. Trước khi quyết định đăng tin về sự kiện Cồn Dầu, VietCatholic đã kiểm chứng với một số giáo dân tại chính Cồn Dầu và họ cho biết rất rõ là trong số chừng "2000 giáo dân Cồn Dầu chỉ có 5 gia đình là đồng ý kí giấy di dời mà thôi". Chúng tôi cũng xin họ cho email và số điện thoại của linh mục chính xứ. Họ không biết email của cha xứ nhưng họ có cho số điện thoại của Ngài, nhưng tiếc rằng chúng tôi cố gắng nhiều lần mà không tiếp xúc được với Ngài.
3. Chúng tôi đã nhận được ý kiến và sự xác nhận về hiện tình của Linh mục quản hạt trong đó có giáo xứ Cồn Dầu và đã đăng trên internet.
4. Chúng tôi đã nhận được nhận định của một linh mục là người học cùng lớp với Đức Cha Giuse.
5. Một người khác cũng là bạn cùng lớp với Đức Cha Giuse và cũng là quê ở Cồn Dầu. Chính vị này đã điện thoại nói chuyện với Đức Cha Giuse mấy lần khi công an bắt đầu tới vây giáo xứ Cồn Dầu. Ông còn cho biết trong suốt tuần qua ngày nào cũng kiểm chứng tin tức từ Cồn Dầu và đã đôi ba lần nói chuyện trực tiếp với Đức Cha Đà Nẵng về tình trạng Cồn Dầu. Ngay tối thứ Bảy ngày 30.1.2010 khi VietCatholic kiểm chứng với người bạn học của Đức Cha, ông ta đã hỏi chúng tôi là Vietcatholic có ý kiến gì về vụ Cồn Dầu thì chúng tôi đã trả lời là "bằng bất cứ giá nào, anh cũng phải khuyên Đức Cha nên gấp rút đến thăm giáo dân Cồn Dầu". Và chính người bạn cùng lớp này đã gọi cho Đức Cha và cho biết Đức Cha Giuse đã đồng ý sáng Chúa Nhật ngày hôm sau về dâng lễ và gặp giáo dân Cồn Dầu. Việc ra đi thăm viếng của Đức Cha thật là kịp thời và mang lại niềm an ùi cho giáo dân.
6. Bản tin "Đức Giám mục và các Linh mục Đà Nẵng đến thăm và dâng thánh lễ cho giáo dân xứ Cồn Dầu" là do chính người bạn cùng lớp và đã từng nói chuyện với Đức Cha Giuse viết ra, chứ không phải là người nặc danh hay vô danh nào cả. Ngay cả những người đưa tin khác như Thiên Giang, Gioan Lê Quang Vinh, và KH... cũng là những người quen biết với Đức Cha và Tòa Giám Mục Đà Nẵng và còn có liên hệ quê quán với Cồn Dầu chứ không phải là những người xa lạ. Những nhân chứng này và những thông tin liên hệ vẫn còn có thể kiểm chứng được.
Thứ đến, việc Thông cáo TGM Đà Nẵng khẳng định là "Không ai biết rõ hơn tình hình tôn giáo tại một địa phương bằng chính Giáo Hội địa phương đó" không hẳn là đã đúng như vậy.
Thực tế cho thấy trong điều kiện thông tin bị bưng bít như tại Việt Nam, ở ngay tại địa phương chưa chắc đã biết rõ những gì đang diễn ra tại địa phương mình. Rất đông anh chị em ở Hà Nội cho biết họ chỉ được biết những thông tin về Tòa Khâm Sứ, về Thái Hà qua những mạng lưới thông tin bên ngoài Việt Nam.
Đàng khác, theo lẽ thường, chúng ta có thể thấy là chỉ những người nào chú tâm tìm tòi thì mới cất công tìm kiếm để am tường vấn đề.
Hơn thế nữa, chúng ta cũng biết là trong chế độ CS, con người rất sợ bị liên lụy, do vậy có nhiều người đã chấp nhận thái độ muốn khoanh tay ngoảnh mặt làm ngơ trước những tiếng kêu cứu đòi quyền sống của người dân thấp cổ bé họng thì làm sao lại biết rõ được.
Với khẳng định rằng “Không ai biết rõ hơn tình hình tôn giáo tại một địa phương bằng chính Giáo Hội địa phương đó”, chúng tôi không nghĩ rằng Tòa Giám Mục Đà Nẵng nhằm dụng ý bịt miệng các cơ quan truyền thông nhưng không muốn những sự thật nào đó được công khai dù do ý hướng tốt lành muốn giải quyết cách êm đẹp.
Sự kiện dân làng Công giáo giáo xứ Cồn Dầu bị bắt buộc di dời là sự thật. Đức Giám mục Đà Nẵng bằng lòng với giải pháp không cho di dời nhà thờ Cồn Dầu là điều có thật, nhưng còn nhà cửa của giáo dân thì sẽ ra sao, chúng ta không biết rõ ý kiến của Đức Cha. Tuy nhiên, chúng tôi không thể dửng dưng trước tiếng than van oan ức và nỗi đau khổ mất nhà cửa, mất niềm tin của giáo dân Còn Dầu.
Bất cứ một Mục tử tốt lành nào chắc chắn cũng sẽ cảm thông và đầy lòng trắc ẩn thành tâm mà lắng nghe tiếng của của anh chị em giáo dân của mình nêu lên những đòi hỏi chính đáng xét về phương diện lịch sử, tín ngưỡng, truyền thống, văn hóa, nếp sống và tình trạng giai cấp xã hội, và những gì ảnh hưởng tới đời sống tinh thần và mục vụ của người Công giáo Cồn Dầu.
Thông cáo còn nêu nhiều vấn đề và nhận định đáng quan tâm và chúng tôi cũng bất đồng với những quan điểm và những nhận định phiến diện như vậy. Những vấn đề đó cần được phân tích tỉ mỉ và đúng đắn thêm, nhưng chúng tôi tạm thời chỉ trực tiếp đáp lại vấn đề mà Thông cáo nêu lên về sự không kiểm chứng tin tức của VietCatholic là hoàn toàn sai. Khẳng định rằng "chỉ địa phương sở tại mới biết được sự thật của nơi đó" cũng là một nhận định không nhất thiết đúng.
Với tư cách là truyền thông, nhất là truyền thông Công giáo, dĩ nhiên VietCatholic luôn luôn đặt trọng trách bảo vệ Giáo hội và đặt lợi ích của Giáo hội lên hàng đầu. Nhưng điều đó không có nghĩa là VietCatholic sẽ tối mặt phải luôn bênh đỡ những hành động không thích hợp cho ích lợi chung, không thích hợp với lời Chúa, hay giáo huấn của Giáo Hội. Trong quá trình hoạt động trong hơn 20 năm qua,VietCatholic đã có thể hãnh diện nói rằng, chúng tôi đã không che đậy những thông tin xem ra có vẻ bất lợi nhất thời cho Giáo Hội, nhưng đã lên tiếng vì sự thật và vì lợi ích đường dài cho Giáo Hội.
Trong mấy ngày qua chúng tôi nhận được một số thắc mắc của độc giả khi đọc "Thông cáo của Tòa Giám Mục Đà Nẵng về những vấn đề liên quan đến Giáo xứ Cồn Dầu" trong đó đích danh mấy lần nhắc tới VietCatholic và phê bình về cách làm việc có vẻ "quá tuỳ tiện đưa tin hoặc đăng bài, các cơ quan truyền thông Công giáo cần nhẫn nại kiểm chứng các thông tin trước khi đăng tải, và tôn trọng sự thật khách quan của sự kiện được thông tin. Không nên dễ dàng chấp nhận những cộng tác viên nặc danh hoặc ẩn danh trong những đề tài và nội dung nhạy cảm, khiến chúng ta dễ bị lầm lẫn trong một thế giới ảo và quá dễ dãi như internet", và cho rằng "Không ai biết rõ hơn tình hình tôn giáo tại một địa phương bằng chính Giáo Hội địa phương đó", cũng như một số xác quyết khác.
Chúng tôi không đồng ý nhiều điểm trong thông cáo của Tòa Giám Mục Đà Nẵng, cũng như không đồng ý với cái nhìn và nhận định của Đức Giám Mục Đà Nẵng, nên chúng tôi đã nhanh chóng email cho Ngài và nói lên những ưu tư của chúng tôi về những suy diễn của Tòa Giám Mục Đà Nẵng về cung cách làm việc và nhận định của chúng tôi. Chúng tôi thiết tưởng việc trao đổi những quan điểm bất đồng và trực tiếp như vậy sẽ giúp cho sự thông cảm và hiểu biết lẫn nhau giữa Đức Giám Mục Đà Nẵng và chúng tôi sẽ mang lại lợi ích chung và chúng tôi có ý định giữ nó trong vòng riêng tư.
Thế nhưng có rất nhiều độc giả lại có những thắc mắc mà nếu không được giải thích thì sẽ có ảnh hưởng quan trọng tới đường lối làm việc của chúng tôi nếu dựa vào nhận định về VietCatholic trên Thông báo của Tòa Giám Mục Đà Nẵng. Do vậy chúng tôi muốn cũng được trình bày lại ngắn gọn những gì mà chúng tôi đã diễn đạt tới Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri, giám mục giáo phận Đà Nẵng, để qúi độc giả cũng được thông tường và thông cảm. Đây là việc bất đắc dĩ khi chúng tôi bị đặt trong thế phải minh xác những điều không đúng với nhận định của Đức Cha Giuse Tri hay bất cứ một vị Giám mục nào. Vì một khi đã được thánh hiến trở thành Mục Tử thì đó chính là một sứ mạng mà Giáo hội đã trao cho các Ngài, nên chúng tôi luôn luôn kính trọng và muốn cộng tác với các Ngài trong lãnh vực và khả năng có thể của chúng tôi.
Kính thưa qúi vị độc giả VietCatholic:
Thông báo của Tòa Giám Mục Đà Nẵng cho rằng "Sự kiện bắt đầu từ 'Đơn khiếu kiện khẩn cấp về việc chính quyền thu hồi đất của giáo dân Cồn Dầu - Đà Nẵng' có xuất xứ và tác giả là: “Đà Nẵng, ngày 26 tháng 1 năm 2010, Người dân thôn Cồn Dầu đồng ký tên”, được VietCatholic News đăng tải vào lúc 10:48 ngày 26/01/2010". Nếu nhận định như thế thì quả cũng đúng vì từ ngày đó, người Công giáo Việt Nam và người khắp nơi mới được biết rộng rãi tới sự kiện giáo dân Cồn Dầu đang bị bắt buộc phải di dời mà họ không đồng tình, không kí giấy. Và có thể chính sự kiện này mà Tòa Giám Mục Đà Nẵng không muốn nhắc tới hay không muốn cho ai biết tới việc chính quyền địa phương trấn áp và kiểm định bắt giáo dân di dời đi nơi khác.
Thực ra, sự kiện Cồn Dầu là sự kiện lịch sử, đã xẩy ra từ vài năm nay và chúng tôi đã biết tới và tìm hiểu từ lâu. Có nhiều bản tin đã gửi cho chúng tôi từ trước nhưng chúng tôi không đưa tin vì thấy rằng đang có sự dàn xếp với những lời hứa từ nhiều phía, nên chúng tôi hy vọng có thể một ngày nào đó sẽ có kết quả tốt. Nhưng bất chợt khi chúng tôi nhận được tin có tới vài trăm công an và an ninh tới vây giáo xứ Cồn Dầu và cưỡng ép kiểm định việc thu hồi và trục xuất giáo dân thì chúng tôi nghĩ rằng cần phải giúp tiếng nói bé nhỏ của giáo dân Cồn Dầu được công khai trên bình diện lớn hơn.
1. Dầu vậy, trước khi công khai vụ việc Cồn Dầu, VietCatholic đã có email về hỏi Đức Cha Đà Nẵng qua Tòa Giám Mục Đà Nẵng vài lần, nhưng đã không được sự hồi âm. Điều này cũng được chính Đức cha Giuse xác nhận, vì sau khi Thông báo của TGM Đà Nẵng được đưa ra, VietCatholic đã xin được email riêng của Đức Cha Đà Nẵng để xin Đức Cha cho biết lý do không trả lời hoặc có nguyên nhân nào khác không. Email của ĐGM Đà Nẵng đề ngày 2/2/ như sau "Còn về email gửi đi ngày 30/01 về TGM, nhưng quí vị đã gửi nhầm địa chỉ của Cha Thư ký cũ, Ngài mới chuyển đến chúng tôi sáng nay".
2. Trước khi quyết định đăng tin về sự kiện Cồn Dầu, VietCatholic đã kiểm chứng với một số giáo dân tại chính Cồn Dầu và họ cho biết rất rõ là trong số chừng "2000 giáo dân Cồn Dầu chỉ có 5 gia đình là đồng ý kí giấy di dời mà thôi". Chúng tôi cũng xin họ cho email và số điện thoại của linh mục chính xứ. Họ không biết email của cha xứ nhưng họ có cho số điện thoại của Ngài, nhưng tiếc rằng chúng tôi cố gắng nhiều lần mà không tiếp xúc được với Ngài.
3. Chúng tôi đã nhận được ý kiến và sự xác nhận về hiện tình của Linh mục quản hạt trong đó có giáo xứ Cồn Dầu và đã đăng trên internet.
4. Chúng tôi đã nhận được nhận định của một linh mục là người học cùng lớp với Đức Cha Giuse.
5. Một người khác cũng là bạn cùng lớp với Đức Cha Giuse và cũng là quê ở Cồn Dầu. Chính vị này đã điện thoại nói chuyện với Đức Cha Giuse mấy lần khi công an bắt đầu tới vây giáo xứ Cồn Dầu. Ông còn cho biết trong suốt tuần qua ngày nào cũng kiểm chứng tin tức từ Cồn Dầu và đã đôi ba lần nói chuyện trực tiếp với Đức Cha Đà Nẵng về tình trạng Cồn Dầu. Ngay tối thứ Bảy ngày 30.1.2010 khi VietCatholic kiểm chứng với người bạn học của Đức Cha, ông ta đã hỏi chúng tôi là Vietcatholic có ý kiến gì về vụ Cồn Dầu thì chúng tôi đã trả lời là "bằng bất cứ giá nào, anh cũng phải khuyên Đức Cha nên gấp rút đến thăm giáo dân Cồn Dầu". Và chính người bạn cùng lớp này đã gọi cho Đức Cha và cho biết Đức Cha Giuse đã đồng ý sáng Chúa Nhật ngày hôm sau về dâng lễ và gặp giáo dân Cồn Dầu. Việc ra đi thăm viếng của Đức Cha thật là kịp thời và mang lại niềm an ùi cho giáo dân.
6. Bản tin "Đức Giám mục và các Linh mục Đà Nẵng đến thăm và dâng thánh lễ cho giáo dân xứ Cồn Dầu" là do chính người bạn cùng lớp và đã từng nói chuyện với Đức Cha Giuse viết ra, chứ không phải là người nặc danh hay vô danh nào cả. Ngay cả những người đưa tin khác như Thiên Giang, Gioan Lê Quang Vinh, và KH... cũng là những người quen biết với Đức Cha và Tòa Giám Mục Đà Nẵng và còn có liên hệ quê quán với Cồn Dầu chứ không phải là những người xa lạ. Những nhân chứng này và những thông tin liên hệ vẫn còn có thể kiểm chứng được.
Thứ đến, việc Thông cáo TGM Đà Nẵng khẳng định là "Không ai biết rõ hơn tình hình tôn giáo tại một địa phương bằng chính Giáo Hội địa phương đó" không hẳn là đã đúng như vậy.
Thực tế cho thấy trong điều kiện thông tin bị bưng bít như tại Việt Nam, ở ngay tại địa phương chưa chắc đã biết rõ những gì đang diễn ra tại địa phương mình. Rất đông anh chị em ở Hà Nội cho biết họ chỉ được biết những thông tin về Tòa Khâm Sứ, về Thái Hà qua những mạng lưới thông tin bên ngoài Việt Nam.
Đàng khác, theo lẽ thường, chúng ta có thể thấy là chỉ những người nào chú tâm tìm tòi thì mới cất công tìm kiếm để am tường vấn đề.
Hơn thế nữa, chúng ta cũng biết là trong chế độ CS, con người rất sợ bị liên lụy, do vậy có nhiều người đã chấp nhận thái độ muốn khoanh tay ngoảnh mặt làm ngơ trước những tiếng kêu cứu đòi quyền sống của người dân thấp cổ bé họng thì làm sao lại biết rõ được.
Với khẳng định rằng “Không ai biết rõ hơn tình hình tôn giáo tại một địa phương bằng chính Giáo Hội địa phương đó”, chúng tôi không nghĩ rằng Tòa Giám Mục Đà Nẵng nhằm dụng ý bịt miệng các cơ quan truyền thông nhưng không muốn những sự thật nào đó được công khai dù do ý hướng tốt lành muốn giải quyết cách êm đẹp.
Sự kiện dân làng Công giáo giáo xứ Cồn Dầu bị bắt buộc di dời là sự thật. Đức Giám mục Đà Nẵng bằng lòng với giải pháp không cho di dời nhà thờ Cồn Dầu là điều có thật, nhưng còn nhà cửa của giáo dân thì sẽ ra sao, chúng ta không biết rõ ý kiến của Đức Cha. Tuy nhiên, chúng tôi không thể dửng dưng trước tiếng than van oan ức và nỗi đau khổ mất nhà cửa, mất niềm tin của giáo dân Còn Dầu.
Bất cứ một Mục tử tốt lành nào chắc chắn cũng sẽ cảm thông và đầy lòng trắc ẩn thành tâm mà lắng nghe tiếng của của anh chị em giáo dân của mình nêu lên những đòi hỏi chính đáng xét về phương diện lịch sử, tín ngưỡng, truyền thống, văn hóa, nếp sống và tình trạng giai cấp xã hội, và những gì ảnh hưởng tới đời sống tinh thần và mục vụ của người Công giáo Cồn Dầu.
Thông cáo còn nêu nhiều vấn đề và nhận định đáng quan tâm và chúng tôi cũng bất đồng với những quan điểm và những nhận định phiến diện như vậy. Những vấn đề đó cần được phân tích tỉ mỉ và đúng đắn thêm, nhưng chúng tôi tạm thời chỉ trực tiếp đáp lại vấn đề mà Thông cáo nêu lên về sự không kiểm chứng tin tức của VietCatholic là hoàn toàn sai. Khẳng định rằng "chỉ địa phương sở tại mới biết được sự thật của nơi đó" cũng là một nhận định không nhất thiết đúng.
Với tư cách là truyền thông, nhất là truyền thông Công giáo, dĩ nhiên VietCatholic luôn luôn đặt trọng trách bảo vệ Giáo hội và đặt lợi ích của Giáo hội lên hàng đầu. Nhưng điều đó không có nghĩa là VietCatholic sẽ tối mặt phải luôn bênh đỡ những hành động không thích hợp cho ích lợi chung, không thích hợp với lời Chúa, hay giáo huấn của Giáo Hội. Trong quá trình hoạt động trong hơn 20 năm qua,VietCatholic đã có thể hãnh diện nói rằng, chúng tôi đã không che đậy những thông tin xem ra có vẻ bất lợi nhất thời cho Giáo Hội, nhưng đã lên tiếng vì sự thật và vì lợi ích đường dài cho Giáo Hội.