SÀI GÒN -Sau ba năm từ ngày mở cửa thị trường chứng khoán, Chính Phủ Việt Nam vừa cho ra một quy định cho phép các công ty nước ngoài được tham gia niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Bắt đầu sẽ là việc thử nghiệm số lượng hạn chế trên sàn giao dịch Thành Phố Hồ Chí Minh.
Cho tới nay, cổ phiếu của các công ty nước ngoài chưa được mang ra cho nhà đầu tư mua bán.
Ông Phạm Khánh Linh, trưởng phòng đầu tư và phát triển thị trường của Công ty cổ phần chứng khoán ACB, nhận xét đây là một quyết định tích cực:
“Một trong những chủ trương lớn của Việt Nam từ trước đến giờ là khuyến khích đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Việc để các công ty nước ngoài niêm yết trên thị trường xét về bình diện đầu tiên giữa các công ty là có sự công bằng."
"Công ty Việt Nam có thể lên sàn được thì công ty nước ngoài cũng vậy, không có sự phân biệt. Công ty nước ngoài nếu như được niêm yết thì tôi tin chắc là họ sẽ thực hiện chuyên nghiệp hơn, và có thể đó sẽ là những đầu tàu, là mẫu để các công ty Việt Nam theo đó mà làm.”
Hiện mới chỉ có 21 công ty tham gia giao dịch với tổng trị giá vốn gần 67 triệu đôla.
Vậy liệu việc xuất hiện của các công ty nước ngoài với những cái tên đầy uy tín có thể sẽ gây khó khăn cho các công ty Việt Nam cùng niêm yết hay không, vì nhà đầu tư sẽ quay sang công ty nước ngoài?
Ông Phạm Khánh Linh từ công ty ACB đánh giá:
“Cho dù nhà đầu tư có quan tâm đến chứng khoán mang thương hiệu ngoại thì đó cũng là cách để các công ty trong nước vươn lên. Cũng có những công ty trong nước bị thất bại. Không có sự va chạm đó thì mình không thể mạnh lên được.”
Trước mắt, các công ty nước ngoài muốn niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam phải đạt được các điều kiện như đã hoạt động ở Việt Nam ít nhất ba năm và phải kinh doanh có lãi. Ðó là bước đi thận trọng cần thiết.
Theo ông Dominic Scriven, giám đốc công ty Dragon Capital, một công ty hoạt động trong lĩnh vực đầu tư và thị trường vốn ở Việt Nam, chính phủ Việt Nam nên nghiên cứu kỹ trước khi thực hiện:
“Đây là một quyết định thực sự khá cởi mở, là một bước mà theo lý thuyết là rất tích cực để phát triển thị trường chứng khoán. Công ty có vốn đầu tư nước ngoài làm ăn lành mạnh là đối tượng thích hợp, nhưng việc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được niêm yết bán cổ phần cùng một lúc bán cổ phần để rút cổ phần về nước lại là một chuyện khác. Một công ty 70% là do nước ngoài đầu tư được niêm yết rồi bán ra 70% cổ phần thì sẽ gây tác động lên thị trường.”
Theo quyết định mới này, các liên doanh giữa Việt Nam với nước ngoài cũng có thể được tham gia giao dịch chứng khoán. Và quyền sử dụng đất, mà các đối tác Việt Nam thường đóng góp dưới hình thức vốn, cũng sẽ được mua bán dưới dạng cổ phiếu. (bbc)
Cho tới nay, cổ phiếu của các công ty nước ngoài chưa được mang ra cho nhà đầu tư mua bán.
Ông Phạm Khánh Linh, trưởng phòng đầu tư và phát triển thị trường của Công ty cổ phần chứng khoán ACB, nhận xét đây là một quyết định tích cực:
“Một trong những chủ trương lớn của Việt Nam từ trước đến giờ là khuyến khích đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Việc để các công ty nước ngoài niêm yết trên thị trường xét về bình diện đầu tiên giữa các công ty là có sự công bằng."
"Công ty Việt Nam có thể lên sàn được thì công ty nước ngoài cũng vậy, không có sự phân biệt. Công ty nước ngoài nếu như được niêm yết thì tôi tin chắc là họ sẽ thực hiện chuyên nghiệp hơn, và có thể đó sẽ là những đầu tàu, là mẫu để các công ty Việt Nam theo đó mà làm.”
Hiện mới chỉ có 21 công ty tham gia giao dịch với tổng trị giá vốn gần 67 triệu đôla.
Vậy liệu việc xuất hiện của các công ty nước ngoài với những cái tên đầy uy tín có thể sẽ gây khó khăn cho các công ty Việt Nam cùng niêm yết hay không, vì nhà đầu tư sẽ quay sang công ty nước ngoài?
Ông Phạm Khánh Linh từ công ty ACB đánh giá:
“Cho dù nhà đầu tư có quan tâm đến chứng khoán mang thương hiệu ngoại thì đó cũng là cách để các công ty trong nước vươn lên. Cũng có những công ty trong nước bị thất bại. Không có sự va chạm đó thì mình không thể mạnh lên được.”
Trước mắt, các công ty nước ngoài muốn niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam phải đạt được các điều kiện như đã hoạt động ở Việt Nam ít nhất ba năm và phải kinh doanh có lãi. Ðó là bước đi thận trọng cần thiết.
Theo ông Dominic Scriven, giám đốc công ty Dragon Capital, một công ty hoạt động trong lĩnh vực đầu tư và thị trường vốn ở Việt Nam, chính phủ Việt Nam nên nghiên cứu kỹ trước khi thực hiện:
“Đây là một quyết định thực sự khá cởi mở, là một bước mà theo lý thuyết là rất tích cực để phát triển thị trường chứng khoán. Công ty có vốn đầu tư nước ngoài làm ăn lành mạnh là đối tượng thích hợp, nhưng việc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được niêm yết bán cổ phần cùng một lúc bán cổ phần để rút cổ phần về nước lại là một chuyện khác. Một công ty 70% là do nước ngoài đầu tư được niêm yết rồi bán ra 70% cổ phần thì sẽ gây tác động lên thị trường.”
Theo quyết định mới này, các liên doanh giữa Việt Nam với nước ngoài cũng có thể được tham gia giao dịch chứng khoán. Và quyền sử dụng đất, mà các đối tác Việt Nam thường đóng góp dưới hình thức vốn, cũng sẽ được mua bán dưới dạng cổ phiếu. (bbc)