CHÚA NHẬT 3 PHỤC SINH–C
Cv 5: 27-32; Tv. 30; Kh 5: 11-14; Ga: 21: 1-19
Trong Mùa Chay tôi đã đi giảng tại hai giáo xứ ở New York. Dù lớp tuyết đã phủ dày đến hơn 30cm nhưng người dân địa phương vẫn nói về mùa bóng chày sắp tới. Các người hâm mộ Yankee khá tự mãn và tự tin về triển vọng của họ. Nhưng những người hâm mộ của Met lại lơm lớp lo lắng vì vận hạn kéo dài của đội tuyển họ đang ủng hộ. Tại cửa nhà thờ, một tín hữu đội nón của đội Met đang bước ra và tôi đã hỏi anh ta rằng anh có cầu nguyện cho đội Met trong thánh lễ vừa rồi hay không. Anh ta trả lời: “Dĩ nhiên là có chứ. Tôi hy vọng lần này họ sẽ thi đấu tốt.”
Những người hâm mộ bóng chày đó cũng có thể nói về các môn đệ trong Tin Mừng hôm nay. Câu chuyện dường như được kể lại vào ngay trước lúc các môn đệ lần đầu tiên đáp lại lời mời gọi của Đức Giêsu, “hãy theo tôi.” Vâng, họ đã theo Người, nhưng đó không phải là “mùa” tốt nhất của họ - khởi đầu thì tốt nhưng kết thúc tệ hại. Phêrô, nhân vật được nhắc tới trong trình thuật hôm nay, đã thất bại khi chối Đức Giêsu ba lần (Ga 18,17; 25-27). (Hy vọng tôi không đẩy ẩn dụ bóng chày đi quá xa!) Hãy hy vọng Phêrô và các môn đệ khác lần này cũng sẽ có kết quả.
Trước hết, những câu hỏi Đức Giêsu dành cho Phêrô có vẻ như hơi ích kỷ. Tại sao Đức Giêsu cần Phêrô phải xác tín tình yêu của ông dành cho Người tới ba lần? Khi chúng ta suy gẫm về các trình thuật Tin Mừng, đặc biệt là trình thuật Thương khó, thì câu trả lời sẽ thật rõ ràng. Người đã từ chối Đức Giêsu ba lần giờ đây cũng được trao ban sự hòa giải bằng ba lần khẳng định tình yêu của mình.
Chúng ta có thể thấy mình như những người cùng hội cùng thuyền với Phêrô. Khi chúng ta nhìn lại quá khứ, chúng ta cũng có thể đếm một, hai hoặc ba lần chúng ta đã chối bỏ Đức Giêsu bằng lời nói hay hành động của chúng ta. Đầu Thánh lễ, chúng ta cũng đã nài xin lòng thương xót đến ba lần khi khẩn nguyện: “Lạy Chúa xin thương xót chúng con, Lạy Chúa Kitô xin thương xót chúng con, Lạy Chúa xin thương xót chúng con.” Đó cũng chính là “khoảnh khắc Phêrô” của chúng ta, một cơ may nhắc nhớ về tình yêu của Đức Giêsu dành cho chúng ta, ngay khi chúng ta là những tội nhân. Dù cho gần đây chúng ta lỡ lầm thì đó vẫn là cơ hội để thưa rằng: “Lạy Chúa Người biết mọi sự, Người biết rằng con yêu Người.”
Nhưng cuộc đối thoại với Đức Giêsu không kết thúc với sự hoán cải của họ, và cũng chưa kết thúc nơi chúng ta. Với Phêrô, chúng ta nghe thấy những gì tiếp sau đó. Đức Giêsu trao cho Phêrô một kế hoạch sống sau này: Ông sẽ nuôi nấng các chiên con của Đức Giêsu và chăm sóc chiên của Người. Phêrô sẽ làm việc đó và, như chúng ta nghe trong bài đọc thứ nhất, Phêrô bị đưa ra trước Thượng hội đồng để làm chứng cho danh của Đức Giêsu. Thực vậy, Phêrô đã không phải một mình đảm nhiệm sứ vụ của Đức Giêsu. Phêrô đã có các môn đệ khác cùng đi. Cũng như Phêrô, chúng ta có những người khác cùng làm việc với chúng ta trong giáo xứ. Họ nêu gương cho chúng ta, khuyến khích và hỗ trợ khi chúng ta cố gắng đáp trả sự ủy thác của Đức Giêsu: chăn dắt và nuôi dưỡng đàn chiên của Người, bằng những cách thức riêng của mỗi chúng ta.
Nhưng cũng hãy nhớ rằng, Phêrô và các môn đệ khác không thành công lắm với những nỗ lực đầu tiên theo Đức Giêsu và đường lối của Người. Chẳng lẽ họ lại “thất bại” lần nữa sao? Nếu không dựa vào đoạn sách Công vụ tông đồ mà chúng ta mới nghe về sự can đảm của Phêrô khi đứng trước Thượng hội đồng, thì điều gì đã tạo ra sự khác biệt đó? Chắc chắn đó không chỉ là việc cùng làm với những người khác. Lần này, Phêrô đã không dựa vào chính mình. Ngài nói với Thượng hội đồng rằng: có chứng nhân khác ở với ngài – đó là Thần Khí. Tuần trước, khi Chúa Kitô Phục Sinh xuất hiện trước các môn đệ trong căn phòng cửa đóng kín, Người đã ban cho họ bình an và sau đó thổi Thần Khí vào trong họ (Ga 20,19-31). Điều đó đã làm nên tất cả sự khác biệt trong đời sống của Phêrô và các môn đệ. Như Phêrô nói với Thượng hội đồng, có một chứng nhân khác ở với ngài, đó là Thần Khí, “Đấng Thiên Chúa đã gửi đến cho những ai vâng phục Thiên Chúa.”
Quả là một thay đổi lớn mà Thần Khí đã thực hiện trong cuộc đời của Phêrô. Phêrô bước từ cảm giác tội lỗi đến sự giao hòa với Đức Kitô, và dưới tác động của Thần Khí, giờ đây Phêrô và các môn đệ khác có thể trao ban cũng một sự tha thứ mà họ đã lãnh nhận. Họ thực hiện cho người khác những gì mà Đức Giêsu đã làm cho họ. Và còn hơn thế nữa! Như Đức Giêsu, họ cũng chữa lành các bệnh tật; đến với dân ngoại; đồng bàn với những người bị xã hội bỏ rơi và trao bình an cho cả bạn hữu và cũng như kẻ thù.
Phải chăng mẻ cá lớn tượng trưng cho tất cả chúng ta, những người có thể bị bắt trong tấm lưới mà ngư phủ sẽ nhặt ra nhân danh Đức Giêsu. Chúng ta nhận ra và hiểu ý nghĩa của thức ăn mà Đức Giêsu đã dành cho các môn đệ tại biển hồ Ti-bê-ri-a hay không? Bánh gợi nhớ thứ bánh mà Đức Giêsu đã hóa ra nhiều trước đó trong Tin Mừng này. Đó chính là cuộc sống của Người được trao ban để nuôi dưỡng chúng ta và lại trao ban cho chúng ta trong Thánh lễ này là chính Mình và Máu của Người. Tất cả chúng ta được tha thứ và nuôi dưỡng ngay lúc này và cả về sau nữa! Như các môn đệ, chúng ta sẽ nhận được Thần Khí sự sống và sự đổi mới một khi vị chủ tế đặt tay trên chúng ta và những lễ vật mà cầu nguyện, “Lạy Chúa xin ban Thánh Thần xuống thánh hóa lễ vật này, để trở nên Mình và Máu Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng con.”
Nếu hôm nay chúng ta gặp Chúa Phục sinh, như các môn đệ đã gặp Chúa ở ven hồ, tôi thắc mắc không biết Người sẽ hỏi gì về giáo xứ chúng ta trước tiên? “Có bao nhiêu người đã ghi danh ở giáo xứ này?” “Làm thế nào để canh tân hội trường nhà thờ?” “Làm thế nào để thi hành những nguyên tắc mới?”… Những câu hỏi đó không phải là mối bận tâm chính, tôi nghĩ trước tiên Người sẽ hỏi ba lần, “Con có yêu mến Thầy không?” Trong Thánh lễ này chúng ta cũng trả lời như Phêrô, hết sức có thể, “Thầy biết mọi sự. Thầy biết rằng con yêu mến Thầy.” Dựa vào Tin Mừng hôm nay tôi cho rằng mình biết Đức Giêsu có thể làm những gì tiếp theo. Người trao chính mình Người cho chúng ta như lương thực và đổi mới chúng ta trong Thần Khí của Người.
Sau đó, bởi vì tình yêu luôn luôn đi với trách nhiệm, nên Người thêm “Vì con yêu mến Thầy, hãy đi và chăm sóc chiên của Thầy.” Nếu chúng ta trả lời, “Có” khi Người hỏi chúng ta rằng chúng ta có yêu Người không, thì làm sao chúng ta có thể từ chối câu trả lời “Có” khi chúng ta đứng trước nhu cầu của người khác những người ốm đau, cô đơn, bị tổn thương, buồn phiền và những người bị quỵ ngã? Câu nói “Nếu con yêu Thầy, hãy chăm sóc dân của Thầy…” phải vang vọng trong tâm trí của chúng ta. Và ở trong tâm trí của chúng ta, Thần Khí luôn đợi chờ để giúp đỡ chúng ta làm chứng cho lời nói cũng như hành động của Đức Giêsu.
Ngày nay, chúng ta cũng phải trả giá khi đáp lại lời mời gọi đổi mới của Đức Giêsu. Người cho cả Phêrô và cho chúng ta biết điều đó. Người nói với Phêrô rằng khi anh già người ta sẽ thắt lưng cho anh và dắt anh đến nơi anh chẳng muốn. Dường như điều đó ám chỉ đến những đau khổ và cái chết sau này của Phêrô vì làm chứng cho Chúa Kitô. Bài đọc thứ nhất cho thấy những gì ở phía trước đang đợi Phêrô và những người khác. Vì vậy, nhiều người trong số các ngài đã chịu tử đạo vì đức tin. Còn chúng ta thì sao? Liệu chúng ta có sẵn lòng đi tới nơi ta không mong muốn vì Đức Giêsu và lời mời gọi của Người: “Hãy theo tôi” hay không?
Khi chúng ta trưởng thành trong đức tin, (“khi về già”), con đường này dẫn dắt chúng ta tới đâu? Tha thứ cho những xúc phạm dai dẳng; đến với những người bị lãng quên; từ chối quan niệm hiện thời của đám đông nhân loại; sống giản dị để chia sẻ cho người khác; thay đổi thời khóa biểu của chúng ta để có thể giúp đỡ người khác; chia sẻ những kỹ năng chuyên môn với những người không có khả năng; dám từ bỏ cơ những hội nghề nghiệp vì gia đình của mình …
Gần 2000 năm qua, chúng ta có những mẫu gương của những người đã xuất sắc đáp trả lời gọi của Đức Giêsu. Mỗi chúng ta cũng có những mẫu gương rất gần gũi của những thành viên trong gia đình, của những người hàng xóm và giáo dân khác mà đời sống Kitô hữu của họ cũng xuất sắc - có lẽ không phải trên toàn thế giới, nhưng chắc chắn trong điểm sáng của đời sống chúng ta. Chúng ta biết những người xuất sắc đó đã đáp trả lời mời gọi Đức Giêsu dành cho các môn đệ của Người, “Hãy theo Thầy… hãy chăm sóc chiên của Thầy…” Nhiều người trong số họ đã hy sinh và đi đến nơi họ không muốn nhưng họ đã trải qua. Tuy nhiên, qua mẫu gương của họ, họ chỉ cho chúng ta thấy những gì tốt đẹp cho thế giới nhờ những người có đức tin, cùng với Thần Khí, đã làm chứng cho danh của Đức Giêsu – như Phêrô đã nhắc nhở cho Thượng hội đồng và cho chúng ta ngày hôm nay.
Anh Em HV Đaminh chuyển ngữ.
Cv 5: 27-32; Tv. 30; Kh 5: 11-14; Ga: 21: 1-19
Trong Mùa Chay tôi đã đi giảng tại hai giáo xứ ở New York. Dù lớp tuyết đã phủ dày đến hơn 30cm nhưng người dân địa phương vẫn nói về mùa bóng chày sắp tới. Các người hâm mộ Yankee khá tự mãn và tự tin về triển vọng của họ. Nhưng những người hâm mộ của Met lại lơm lớp lo lắng vì vận hạn kéo dài của đội tuyển họ đang ủng hộ. Tại cửa nhà thờ, một tín hữu đội nón của đội Met đang bước ra và tôi đã hỏi anh ta rằng anh có cầu nguyện cho đội Met trong thánh lễ vừa rồi hay không. Anh ta trả lời: “Dĩ nhiên là có chứ. Tôi hy vọng lần này họ sẽ thi đấu tốt.”
Những người hâm mộ bóng chày đó cũng có thể nói về các môn đệ trong Tin Mừng hôm nay. Câu chuyện dường như được kể lại vào ngay trước lúc các môn đệ lần đầu tiên đáp lại lời mời gọi của Đức Giêsu, “hãy theo tôi.” Vâng, họ đã theo Người, nhưng đó không phải là “mùa” tốt nhất của họ - khởi đầu thì tốt nhưng kết thúc tệ hại. Phêrô, nhân vật được nhắc tới trong trình thuật hôm nay, đã thất bại khi chối Đức Giêsu ba lần (Ga 18,17; 25-27). (Hy vọng tôi không đẩy ẩn dụ bóng chày đi quá xa!) Hãy hy vọng Phêrô và các môn đệ khác lần này cũng sẽ có kết quả.
Trước hết, những câu hỏi Đức Giêsu dành cho Phêrô có vẻ như hơi ích kỷ. Tại sao Đức Giêsu cần Phêrô phải xác tín tình yêu của ông dành cho Người tới ba lần? Khi chúng ta suy gẫm về các trình thuật Tin Mừng, đặc biệt là trình thuật Thương khó, thì câu trả lời sẽ thật rõ ràng. Người đã từ chối Đức Giêsu ba lần giờ đây cũng được trao ban sự hòa giải bằng ba lần khẳng định tình yêu của mình.
Chúng ta có thể thấy mình như những người cùng hội cùng thuyền với Phêrô. Khi chúng ta nhìn lại quá khứ, chúng ta cũng có thể đếm một, hai hoặc ba lần chúng ta đã chối bỏ Đức Giêsu bằng lời nói hay hành động của chúng ta. Đầu Thánh lễ, chúng ta cũng đã nài xin lòng thương xót đến ba lần khi khẩn nguyện: “Lạy Chúa xin thương xót chúng con, Lạy Chúa Kitô xin thương xót chúng con, Lạy Chúa xin thương xót chúng con.” Đó cũng chính là “khoảnh khắc Phêrô” của chúng ta, một cơ may nhắc nhớ về tình yêu của Đức Giêsu dành cho chúng ta, ngay khi chúng ta là những tội nhân. Dù cho gần đây chúng ta lỡ lầm thì đó vẫn là cơ hội để thưa rằng: “Lạy Chúa Người biết mọi sự, Người biết rằng con yêu Người.”
Nhưng cuộc đối thoại với Đức Giêsu không kết thúc với sự hoán cải của họ, và cũng chưa kết thúc nơi chúng ta. Với Phêrô, chúng ta nghe thấy những gì tiếp sau đó. Đức Giêsu trao cho Phêrô một kế hoạch sống sau này: Ông sẽ nuôi nấng các chiên con của Đức Giêsu và chăm sóc chiên của Người. Phêrô sẽ làm việc đó và, như chúng ta nghe trong bài đọc thứ nhất, Phêrô bị đưa ra trước Thượng hội đồng để làm chứng cho danh của Đức Giêsu. Thực vậy, Phêrô đã không phải một mình đảm nhiệm sứ vụ của Đức Giêsu. Phêrô đã có các môn đệ khác cùng đi. Cũng như Phêrô, chúng ta có những người khác cùng làm việc với chúng ta trong giáo xứ. Họ nêu gương cho chúng ta, khuyến khích và hỗ trợ khi chúng ta cố gắng đáp trả sự ủy thác của Đức Giêsu: chăn dắt và nuôi dưỡng đàn chiên của Người, bằng những cách thức riêng của mỗi chúng ta.
Nhưng cũng hãy nhớ rằng, Phêrô và các môn đệ khác không thành công lắm với những nỗ lực đầu tiên theo Đức Giêsu và đường lối của Người. Chẳng lẽ họ lại “thất bại” lần nữa sao? Nếu không dựa vào đoạn sách Công vụ tông đồ mà chúng ta mới nghe về sự can đảm của Phêrô khi đứng trước Thượng hội đồng, thì điều gì đã tạo ra sự khác biệt đó? Chắc chắn đó không chỉ là việc cùng làm với những người khác. Lần này, Phêrô đã không dựa vào chính mình. Ngài nói với Thượng hội đồng rằng: có chứng nhân khác ở với ngài – đó là Thần Khí. Tuần trước, khi Chúa Kitô Phục Sinh xuất hiện trước các môn đệ trong căn phòng cửa đóng kín, Người đã ban cho họ bình an và sau đó thổi Thần Khí vào trong họ (Ga 20,19-31). Điều đó đã làm nên tất cả sự khác biệt trong đời sống của Phêrô và các môn đệ. Như Phêrô nói với Thượng hội đồng, có một chứng nhân khác ở với ngài, đó là Thần Khí, “Đấng Thiên Chúa đã gửi đến cho những ai vâng phục Thiên Chúa.”
Quả là một thay đổi lớn mà Thần Khí đã thực hiện trong cuộc đời của Phêrô. Phêrô bước từ cảm giác tội lỗi đến sự giao hòa với Đức Kitô, và dưới tác động của Thần Khí, giờ đây Phêrô và các môn đệ khác có thể trao ban cũng một sự tha thứ mà họ đã lãnh nhận. Họ thực hiện cho người khác những gì mà Đức Giêsu đã làm cho họ. Và còn hơn thế nữa! Như Đức Giêsu, họ cũng chữa lành các bệnh tật; đến với dân ngoại; đồng bàn với những người bị xã hội bỏ rơi và trao bình an cho cả bạn hữu và cũng như kẻ thù.
Phải chăng mẻ cá lớn tượng trưng cho tất cả chúng ta, những người có thể bị bắt trong tấm lưới mà ngư phủ sẽ nhặt ra nhân danh Đức Giêsu. Chúng ta nhận ra và hiểu ý nghĩa của thức ăn mà Đức Giêsu đã dành cho các môn đệ tại biển hồ Ti-bê-ri-a hay không? Bánh gợi nhớ thứ bánh mà Đức Giêsu đã hóa ra nhiều trước đó trong Tin Mừng này. Đó chính là cuộc sống của Người được trao ban để nuôi dưỡng chúng ta và lại trao ban cho chúng ta trong Thánh lễ này là chính Mình và Máu của Người. Tất cả chúng ta được tha thứ và nuôi dưỡng ngay lúc này và cả về sau nữa! Như các môn đệ, chúng ta sẽ nhận được Thần Khí sự sống và sự đổi mới một khi vị chủ tế đặt tay trên chúng ta và những lễ vật mà cầu nguyện, “Lạy Chúa xin ban Thánh Thần xuống thánh hóa lễ vật này, để trở nên Mình và Máu Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng con.”
Nếu hôm nay chúng ta gặp Chúa Phục sinh, như các môn đệ đã gặp Chúa ở ven hồ, tôi thắc mắc không biết Người sẽ hỏi gì về giáo xứ chúng ta trước tiên? “Có bao nhiêu người đã ghi danh ở giáo xứ này?” “Làm thế nào để canh tân hội trường nhà thờ?” “Làm thế nào để thi hành những nguyên tắc mới?”… Những câu hỏi đó không phải là mối bận tâm chính, tôi nghĩ trước tiên Người sẽ hỏi ba lần, “Con có yêu mến Thầy không?” Trong Thánh lễ này chúng ta cũng trả lời như Phêrô, hết sức có thể, “Thầy biết mọi sự. Thầy biết rằng con yêu mến Thầy.” Dựa vào Tin Mừng hôm nay tôi cho rằng mình biết Đức Giêsu có thể làm những gì tiếp theo. Người trao chính mình Người cho chúng ta như lương thực và đổi mới chúng ta trong Thần Khí của Người.
Sau đó, bởi vì tình yêu luôn luôn đi với trách nhiệm, nên Người thêm “Vì con yêu mến Thầy, hãy đi và chăm sóc chiên của Thầy.” Nếu chúng ta trả lời, “Có” khi Người hỏi chúng ta rằng chúng ta có yêu Người không, thì làm sao chúng ta có thể từ chối câu trả lời “Có” khi chúng ta đứng trước nhu cầu của người khác những người ốm đau, cô đơn, bị tổn thương, buồn phiền và những người bị quỵ ngã? Câu nói “Nếu con yêu Thầy, hãy chăm sóc dân của Thầy…” phải vang vọng trong tâm trí của chúng ta. Và ở trong tâm trí của chúng ta, Thần Khí luôn đợi chờ để giúp đỡ chúng ta làm chứng cho lời nói cũng như hành động của Đức Giêsu.
Ngày nay, chúng ta cũng phải trả giá khi đáp lại lời mời gọi đổi mới của Đức Giêsu. Người cho cả Phêrô và cho chúng ta biết điều đó. Người nói với Phêrô rằng khi anh già người ta sẽ thắt lưng cho anh và dắt anh đến nơi anh chẳng muốn. Dường như điều đó ám chỉ đến những đau khổ và cái chết sau này của Phêrô vì làm chứng cho Chúa Kitô. Bài đọc thứ nhất cho thấy những gì ở phía trước đang đợi Phêrô và những người khác. Vì vậy, nhiều người trong số các ngài đã chịu tử đạo vì đức tin. Còn chúng ta thì sao? Liệu chúng ta có sẵn lòng đi tới nơi ta không mong muốn vì Đức Giêsu và lời mời gọi của Người: “Hãy theo tôi” hay không?
Khi chúng ta trưởng thành trong đức tin, (“khi về già”), con đường này dẫn dắt chúng ta tới đâu? Tha thứ cho những xúc phạm dai dẳng; đến với những người bị lãng quên; từ chối quan niệm hiện thời của đám đông nhân loại; sống giản dị để chia sẻ cho người khác; thay đổi thời khóa biểu của chúng ta để có thể giúp đỡ người khác; chia sẻ những kỹ năng chuyên môn với những người không có khả năng; dám từ bỏ cơ những hội nghề nghiệp vì gia đình của mình …
Gần 2000 năm qua, chúng ta có những mẫu gương của những người đã xuất sắc đáp trả lời gọi của Đức Giêsu. Mỗi chúng ta cũng có những mẫu gương rất gần gũi của những thành viên trong gia đình, của những người hàng xóm và giáo dân khác mà đời sống Kitô hữu của họ cũng xuất sắc - có lẽ không phải trên toàn thế giới, nhưng chắc chắn trong điểm sáng của đời sống chúng ta. Chúng ta biết những người xuất sắc đó đã đáp trả lời mời gọi Đức Giêsu dành cho các môn đệ của Người, “Hãy theo Thầy… hãy chăm sóc chiên của Thầy…” Nhiều người trong số họ đã hy sinh và đi đến nơi họ không muốn nhưng họ đã trải qua. Tuy nhiên, qua mẫu gương của họ, họ chỉ cho chúng ta thấy những gì tốt đẹp cho thế giới nhờ những người có đức tin, cùng với Thần Khí, đã làm chứng cho danh của Đức Giêsu – như Phêrô đã nhắc nhở cho Thượng hội đồng và cho chúng ta ngày hôm nay.
Anh Em HV Đaminh chuyển ngữ.