"Phải vâng lời Thiên Chúa hơn là vâng lời người ta” (Cv 5,29)
Theo dõi chu kỳ Phụng Vụ, từ Lễ Chúa Phục Sinh cho tới Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, xuyên suốt các Chúa Nhật Phục Sinh, các bài đọc một được trích trong sách CVTĐ.
Sách CVTĐ là một trong những tài liệu lịch sử quý giá nhất của Thánh Kinh. Đó là lịch sử hiện hữu duy nhất của Ki-tô giáo được viết ra trước thế kỷ thứ III. Nhờ đó chúng ta biết rõ sự lớn dậy của Ki-tô giáo ở Palestina hay về công cuộc Truyền Giáo tại Syria, Tiểu Á, Hy-lạp và Rô-ma. Bình minh của một kỷ nguyên mới bắt đầu ló dạng.
Sách TĐCV được trích đọc trong mùa Phục Sinh trình bày cho chúng ta thấy Hội Thánh Chúa Kitô đã thiết lập từ những buổi sơ khai cho tới lúc trở thành một Tôn Giáo Quốc Tế, được lan tràn khắp các dân tộc, không phân biệt mầu da tiếng nói... Đó là công trình của Chúa Thánh Thần, "Đấng được sai đến để làm chứng về Chúa Kitô" (Ga 16,26).
Sau lễ Ngũ Tuần, Thánh Phêrô tràn đầy Thánh Thần, bắt đầu rao giảng cho dân chúng “Hôm ấy có ba ngàn người theo đạo” (Cv 2,41). Từ câu chuyện một người què, vốn ngồi ăn xin của bố thí tại Cửa Đẹp Đền Thờ mà ai cũng biết, nay được chữa lành, khiến mọi người bỡ ngỡ, cảm phục và đổ xô đến với Phêrô và Gioan. Thánh Phêrô đã thẳng thắn tuyên bố với họ: "Tại sao anh chị em ngạc nhiên về việc đó, và tưởng như chúng tôi dùng quyền năng hay lòng đạo đức riêng mà làm cho người què này đi được? Thiên Chúa của Abraham, Isaac, Giacob đã làm vinh danh Đức Giêsu Kitô Con của Ngài, Đấng anh chị em đã nộp và chối bỏ trước mặt Philatô, trong khi Philatô xét là phải tha cho Người. Anh chị em đã chối bỏ Đấng Thánh, Đấng Công Chính, và xin tha cho tên sát nhân, còn Đấng ban sự sống thì anh chị em lại giết chết. Nhưng Thiên Chúa đã cho Người từ cõi chết sống lại. Điều đó chúng tôi xin làm chứng. Chính lòng tin vào Người đã chữa anh què này hoàn toàn được lành mạnh". (CV 3,11-26).
Kết quả thứ nhất của việc chữa lành người què và bài giảng của Phêrô về Chúa Giêsu Phục sinh là ông và Gioan bị bắt do lệnh của các thế lực đền thờ: tư tế, lãnh binh, và nhóm Sađucêo. Hai ông bị tống ngục qua một đêm. Ngày hôm sau bị giải ra toà án tôn giáo Do thái. Phêrô lại có cơ hội rao giảng Chúa Giêsu Phục sinh. Sự thông thái uyên bác của ông làm cho hội đồng ngạc nhiên. Sách Công vụ ghi lại: "Họ ngạc nhiên khi thấy ông Phêrô và Gioan mạnh dạn, và biết rằng hai ông là những người không có chữ nghĩa, lại thuộc giới bình dân. Họ nhận ra hai ông là những người đã từng theo Đức Giêsu" (Cv 4,13).
Kết quả thứ hai là nhiều thính giả đã tin vào sứ điệp của hai ông: "Nhưng trong đám người nghe lời giảng, có nhiều kẻ đã tin theo, chỉ riêng số đàn ông đã lên đến chừng 5.000." (Cv 4,4) Trong một thành phố chỉ khoảng 40.000 dân thì số 5.000 quả là ấn tượng. Tỷ lệ là 1/8. Tức cứ 8 người thì đã có một người tin theo lời của Phêrô và Gioan. Tỷ lệ này ngày nay chúng ta không thể đạt được.
Như thế, việc Đức Kitô sống lại đã biến đổi các Tông đồ một cách ngoạn mục. Mới mấy ngày trước các ông còn run sợ người Do thái, đóng kín cửa khi hội họp cầu nguyện. Bây giờ tuyên bố mình là nhân chứng. Các Tông đồ rao giảng Chúa Giêsu Phục sinh với tất cả sự can đảm. Các Tông đồ loan truyền giáo lý của Người bất chấp mọi đàn áp. Những người cầm quyền Do thái không cho, bắt các ngài bỏ tù, lấy cớ rằng các ngài loan truyền điều mê tín và khuấy rối trị an. Sau đó, có người đã lén cứu các ngài ra khỏi tù, nhưng ra khỏi tù các ngài không chạy trốn, không đầu hàng theo họ mà lại còn mạnh mẽ rao giảng giáo lý của Chúa Giêsu. Nhà cầm quyền thẳng tay làm việc với các ngài, chỉ vào mặt các ngài và bảo: "Ta đã ra lệnh cấm các ngươi không được nhân danh ông Giêsu mà giảng dạy,thế mà các ngươi đã giảng dạy giáo lý đó khắp cả Giêrusalem" (Cv 5,28). Bấy giờ Phêrô và các tông đồ thưa: "Phải vâng lời Thiên Chúa hơn là vâng lời người ta" (Cv 5,29). Bực tức, họ ra lệnh đánh đòn các tông đồ và tuyệt đối cấm không được nhân danh Chúa Giêsu mà giảng dạy nữa. Dầu bị nhục nhã như thế, nhưng các ngài nói rõ là lòng các ngài cảm được sự hân hoan, vì thấy mình xứng đáng chịu sỉ nhục vì danh Chúa Giêsu.
Bài học quí giá đó của các tông đồ đáng nêu gương cho chúng ta trước mọi thế lực cố ý tiêu diệt, hạn chế, gây khó khăn cho đời sống đức tin của chúng ta. Các tông đồ đã trả lời và đã dạy dứt khoát: "Phải vâng lời Thiên Chúa hơn là vâng lời người ta". Và khi bị thế lực của bóng tối, của sự dữ, của ma quỉ bách hại, lòng các ngài cảm thấy hân hoan, vì thấy mình được danh dự chịu sỉ nhục vì danh Chúa Kitô, đường lối của các tông đồ thật rõ ràng.
Bóng tối là bóng tối, ánh sáng là ánh sáng. Khi phải vâng lời Thiên Chúa để rao giảng Tin Mừng, các ngài cương quyết không nhượng bộ mọi thế lực thâm độc cản trở những bước chân rao giảng của các ngài. Dù cho sự dữ có lan tràn, tình thương của Thiên Chúa đối với loài người còn lớn hơn sự dữ, mạnh hơn tử thần. Thần dữ dù có mưu mô đến cỡ nào, có tập trung các mãnh lực thù địch của thế gian nhiều đến mấy để chống phá Giáo Hội, chúng ta cũng không sợ. Chúa Phục Sinh không ngừng đến và nói với chúng ta: Đừng sợ! Chúa Thánh Thần là Tình Yêu của Chúa Phục Sinh đổi mới mọi sự trong ngoài chúng ta. Nhưng quan trọng hơn cả vẫn là “nội tâm con người”. Hãy cảnh giác đối với những kẻ nội thù là những sự dữ trong lòng chúng ta! Và đừng để cho “thần dữ” có chỗ trong lòng chúng ta! Hãy để cho Tình Yêu của Chúa Phục Sinh thanh tẩy và đổi mới mọi sự. Chúa Phục Sinh là “Niềm Hy vọng” của chúng ta.
"Phải vâng lời Thiên Chúa hơn là vâng lời người ta". Khi phải vâng lời Thiên Chúa đến phục vụ anh chị em mình, các ngài sẵn sàng quên mình, hy sinh để bênh vực cho anh chị em được tự do tôn thờ Chúa, được sống trọn vẹn quyền làm người và làm con Chúa.
"Phải vâng lời Thiên Chúa hơn là vâng lời người ta". Nhất là khi người đó lại là cáo già đội lốt cừu non đến cùng đoàn chiên, như Chúa Giêsu đã chỉ dạy trước. Trong công việc phụng thờ Chúa, phục vụ anh chị em của mình và giả như có bị đàn áp, bị bách hại, người vâng lời Thiên Chúa phục vụ luôn cảm thấy hân hoan tận cõi lòng. Vì thấy mình xứng đáng chịu sỉ nhục vì danh Chúa Giêsu, và không bao giờ cảm thấy mặc cảm, hèn nhát của người hùa theo sự dữ, để được yên thân, để hưởng những đặc quyền đặc lợi. Các Tông Đồ đã trở nên nhân chứng Tin mừng Phục sinh vì vâng lời Thiên Chúa.
"Chính anh em là chứng nhân về những điều này" (Lc 24,48). Khi hai môn đệ trở về từ Emmaus kể lại việc họ đã gặp Chúa sống lại và đã nhận ra Ngài lúc bẻ bánh và đang được mọi người nói cho hay Chúa cũng hiện ra với Simon thì bỗng nhiên Chúa xuất hiện, cắt ngang câu truyện của họ. Mọi người ngạc nhiên, sửng sốt và sợ hãi. Chúa khiển trách họ cứng lòng tin. Ngài cho họ xem các thương tích để minh chứng Ngài đã sống lại và đang sống bằng thân xác mà họ đã thấy khi họ theo Ngài. Cũng thân xác ấy đã chịu đóng đinh. Tuy nhiên sự bất ngờ quá sức họ chịu đựng và hiểu được. Ngài thấy rõ tình thế, cho nên ăn một mẩu cá nướng để họ vững tin hơn: Chính Ngài chứ không phải bóng ma. Cuối cùng thì họ vui mừng vì được gặp lại Thầy. Rồi Chúa Giêsu đã giải thích Kinh thánh và bẻ bánh để mở mắt cho các ông. Chúa Giêsu sai họ đi làm chứng "về những điều họ thấy tận mắt".
Tất cả các Tông đồ ra đi tuyên xưng mình chính là nhân chứng về cái chết và sống lại của Chúa trước đám đông. Vậy thì một nhóm người, quê mùa, dốt nát, nhát đảm, đóng kín cửa vì sợ, bỗng nhiên trở nên mạnh dạn, liều thân làm chứng Chúa đã phục sinh, không phải là dấu chỉ hay sao? Từ thái độ ẩn trốn, rút lui, lúc này họ bước ra công khai và can đảm đó không phải là một sự thay đổi lớn hay sao?
Vì vậy, chúng ta phải tin rằng ở Giêrusalem, hơn hai ngàn năm trước, đã xảy ra một phép lạ lớn lao, biến đổi các môn đồ Chúa Giêsu từ những người mà hội đồng Do thái tuyên bố là "không chữ nghĩa, thuộc tầng lớp cùng đinh" thành những con người can đảm và uyên bác. Họ bung ra rao giảng và ăn nói mạnh bạo, thông thái không kém các kinh sư, triết gia. Quyền năng họ nhận được ở "căn phòng trên lầu" thúc đẩy họ công bố sứ điệp biến đổi toàn thể loài người. Đức Giêsu đã chết, nay còn đang sống và ơn tha thứ được ban cho "mọi quốc gia".
Bằng lời nói, các ngài rao giảng mà không sợ bất cứ một áp lực hay một sự đe dọa nào. Mỗi khi rao giảng, các ngài thường hiên ngang tuyên bố: "Chúng tôi xin làm chứng". Dù đứng trước tòa án cấm đoán, dọa nạt, các ngài vẫn khẳng khái thưa: "Xin quí vị xét cho, phần chúng tôi, chúng tôi không thể không nói về những điều đã thấy, đã nghe".
Không những làm chứng bằng lời nói, các ngài còn làm chứng bằng việc làm, bằng chính đời sống của mình: sẵn sàng chịu vất vả, khổ cực, đòn vọt, tù ngục, và sẵn sàng chết vì Chúa Giêsu.
Sau 12 tông đồ, đã có biết bao lớp tông đồ khác, trải qua các thời đại, tiếp nối sự nghiệp loan báo Tin Mừng và làm chứng nhân cho Chúa Giêsu. Đến lượt chúng ta hôm nay, mỗi người cũng phải là một chứng nhân. Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã nói: "Mỗi người giáo dân, trong bản chất, là một chứng nhân". Bởi vì khi chúng ta lãnh nhận phép rửa tội, nhất là phép thêm sức, là chúng ta đã được Chúa Kitô trao sứ mệnh làm chứng cho Chúa. Và tất cả chúng ta đã biết: cách thức làm chứng tốt nhất là đời sống tốt đẹp của chúng ta. Anh chị em nghĩ sao về câu nói: "Tôi đã đọc Tin Mừng, cuốn sách hay quá. Đức Giêsu là một vị đáng khâm phục. Nhưng tôi sẽ không bao giờ trở nên người tín hữu của ông ta, vì nhiều người Công giáo tôi gặp, họ không thực hiện bác ái Đức Kitô, họ không tuân giữ những điều Ngài dạy, và họ chỉ mang danh là Công giáo chứ không phải là người Công giáo thực sự". Chúng ta có vào số những người Công giáo đó không? Chúng ta có phải là một tông đồ, một chứng nhân cho Chúa không?
Theo dõi chu kỳ Phụng Vụ, từ Lễ Chúa Phục Sinh cho tới Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, xuyên suốt các Chúa Nhật Phục Sinh, các bài đọc một được trích trong sách CVTĐ.
Sách CVTĐ là một trong những tài liệu lịch sử quý giá nhất của Thánh Kinh. Đó là lịch sử hiện hữu duy nhất của Ki-tô giáo được viết ra trước thế kỷ thứ III. Nhờ đó chúng ta biết rõ sự lớn dậy của Ki-tô giáo ở Palestina hay về công cuộc Truyền Giáo tại Syria, Tiểu Á, Hy-lạp và Rô-ma. Bình minh của một kỷ nguyên mới bắt đầu ló dạng.
Sách TĐCV được trích đọc trong mùa Phục Sinh trình bày cho chúng ta thấy Hội Thánh Chúa Kitô đã thiết lập từ những buổi sơ khai cho tới lúc trở thành một Tôn Giáo Quốc Tế, được lan tràn khắp các dân tộc, không phân biệt mầu da tiếng nói... Đó là công trình của Chúa Thánh Thần, "Đấng được sai đến để làm chứng về Chúa Kitô" (Ga 16,26).
Sau lễ Ngũ Tuần, Thánh Phêrô tràn đầy Thánh Thần, bắt đầu rao giảng cho dân chúng “Hôm ấy có ba ngàn người theo đạo” (Cv 2,41). Từ câu chuyện một người què, vốn ngồi ăn xin của bố thí tại Cửa Đẹp Đền Thờ mà ai cũng biết, nay được chữa lành, khiến mọi người bỡ ngỡ, cảm phục và đổ xô đến với Phêrô và Gioan. Thánh Phêrô đã thẳng thắn tuyên bố với họ: "Tại sao anh chị em ngạc nhiên về việc đó, và tưởng như chúng tôi dùng quyền năng hay lòng đạo đức riêng mà làm cho người què này đi được? Thiên Chúa của Abraham, Isaac, Giacob đã làm vinh danh Đức Giêsu Kitô Con của Ngài, Đấng anh chị em đã nộp và chối bỏ trước mặt Philatô, trong khi Philatô xét là phải tha cho Người. Anh chị em đã chối bỏ Đấng Thánh, Đấng Công Chính, và xin tha cho tên sát nhân, còn Đấng ban sự sống thì anh chị em lại giết chết. Nhưng Thiên Chúa đã cho Người từ cõi chết sống lại. Điều đó chúng tôi xin làm chứng. Chính lòng tin vào Người đã chữa anh què này hoàn toàn được lành mạnh". (CV 3,11-26).
Kết quả thứ nhất của việc chữa lành người què và bài giảng của Phêrô về Chúa Giêsu Phục sinh là ông và Gioan bị bắt do lệnh của các thế lực đền thờ: tư tế, lãnh binh, và nhóm Sađucêo. Hai ông bị tống ngục qua một đêm. Ngày hôm sau bị giải ra toà án tôn giáo Do thái. Phêrô lại có cơ hội rao giảng Chúa Giêsu Phục sinh. Sự thông thái uyên bác của ông làm cho hội đồng ngạc nhiên. Sách Công vụ ghi lại: "Họ ngạc nhiên khi thấy ông Phêrô và Gioan mạnh dạn, và biết rằng hai ông là những người không có chữ nghĩa, lại thuộc giới bình dân. Họ nhận ra hai ông là những người đã từng theo Đức Giêsu" (Cv 4,13).
Kết quả thứ hai là nhiều thính giả đã tin vào sứ điệp của hai ông: "Nhưng trong đám người nghe lời giảng, có nhiều kẻ đã tin theo, chỉ riêng số đàn ông đã lên đến chừng 5.000." (Cv 4,4) Trong một thành phố chỉ khoảng 40.000 dân thì số 5.000 quả là ấn tượng. Tỷ lệ là 1/8. Tức cứ 8 người thì đã có một người tin theo lời của Phêrô và Gioan. Tỷ lệ này ngày nay chúng ta không thể đạt được.
Như thế, việc Đức Kitô sống lại đã biến đổi các Tông đồ một cách ngoạn mục. Mới mấy ngày trước các ông còn run sợ người Do thái, đóng kín cửa khi hội họp cầu nguyện. Bây giờ tuyên bố mình là nhân chứng. Các Tông đồ rao giảng Chúa Giêsu Phục sinh với tất cả sự can đảm. Các Tông đồ loan truyền giáo lý của Người bất chấp mọi đàn áp. Những người cầm quyền Do thái không cho, bắt các ngài bỏ tù, lấy cớ rằng các ngài loan truyền điều mê tín và khuấy rối trị an. Sau đó, có người đã lén cứu các ngài ra khỏi tù, nhưng ra khỏi tù các ngài không chạy trốn, không đầu hàng theo họ mà lại còn mạnh mẽ rao giảng giáo lý của Chúa Giêsu. Nhà cầm quyền thẳng tay làm việc với các ngài, chỉ vào mặt các ngài và bảo: "Ta đã ra lệnh cấm các ngươi không được nhân danh ông Giêsu mà giảng dạy,thế mà các ngươi đã giảng dạy giáo lý đó khắp cả Giêrusalem" (Cv 5,28). Bấy giờ Phêrô và các tông đồ thưa: "Phải vâng lời Thiên Chúa hơn là vâng lời người ta" (Cv 5,29). Bực tức, họ ra lệnh đánh đòn các tông đồ và tuyệt đối cấm không được nhân danh Chúa Giêsu mà giảng dạy nữa. Dầu bị nhục nhã như thế, nhưng các ngài nói rõ là lòng các ngài cảm được sự hân hoan, vì thấy mình xứng đáng chịu sỉ nhục vì danh Chúa Giêsu.
Bài học quí giá đó của các tông đồ đáng nêu gương cho chúng ta trước mọi thế lực cố ý tiêu diệt, hạn chế, gây khó khăn cho đời sống đức tin của chúng ta. Các tông đồ đã trả lời và đã dạy dứt khoát: "Phải vâng lời Thiên Chúa hơn là vâng lời người ta". Và khi bị thế lực của bóng tối, của sự dữ, của ma quỉ bách hại, lòng các ngài cảm thấy hân hoan, vì thấy mình được danh dự chịu sỉ nhục vì danh Chúa Kitô, đường lối của các tông đồ thật rõ ràng.
Bóng tối là bóng tối, ánh sáng là ánh sáng. Khi phải vâng lời Thiên Chúa để rao giảng Tin Mừng, các ngài cương quyết không nhượng bộ mọi thế lực thâm độc cản trở những bước chân rao giảng của các ngài. Dù cho sự dữ có lan tràn, tình thương của Thiên Chúa đối với loài người còn lớn hơn sự dữ, mạnh hơn tử thần. Thần dữ dù có mưu mô đến cỡ nào, có tập trung các mãnh lực thù địch của thế gian nhiều đến mấy để chống phá Giáo Hội, chúng ta cũng không sợ. Chúa Phục Sinh không ngừng đến và nói với chúng ta: Đừng sợ! Chúa Thánh Thần là Tình Yêu của Chúa Phục Sinh đổi mới mọi sự trong ngoài chúng ta. Nhưng quan trọng hơn cả vẫn là “nội tâm con người”. Hãy cảnh giác đối với những kẻ nội thù là những sự dữ trong lòng chúng ta! Và đừng để cho “thần dữ” có chỗ trong lòng chúng ta! Hãy để cho Tình Yêu của Chúa Phục Sinh thanh tẩy và đổi mới mọi sự. Chúa Phục Sinh là “Niềm Hy vọng” của chúng ta.
"Phải vâng lời Thiên Chúa hơn là vâng lời người ta". Khi phải vâng lời Thiên Chúa đến phục vụ anh chị em mình, các ngài sẵn sàng quên mình, hy sinh để bênh vực cho anh chị em được tự do tôn thờ Chúa, được sống trọn vẹn quyền làm người và làm con Chúa.
"Phải vâng lời Thiên Chúa hơn là vâng lời người ta". Nhất là khi người đó lại là cáo già đội lốt cừu non đến cùng đoàn chiên, như Chúa Giêsu đã chỉ dạy trước. Trong công việc phụng thờ Chúa, phục vụ anh chị em của mình và giả như có bị đàn áp, bị bách hại, người vâng lời Thiên Chúa phục vụ luôn cảm thấy hân hoan tận cõi lòng. Vì thấy mình xứng đáng chịu sỉ nhục vì danh Chúa Giêsu, và không bao giờ cảm thấy mặc cảm, hèn nhát của người hùa theo sự dữ, để được yên thân, để hưởng những đặc quyền đặc lợi. Các Tông Đồ đã trở nên nhân chứng Tin mừng Phục sinh vì vâng lời Thiên Chúa.
"Chính anh em là chứng nhân về những điều này" (Lc 24,48). Khi hai môn đệ trở về từ Emmaus kể lại việc họ đã gặp Chúa sống lại và đã nhận ra Ngài lúc bẻ bánh và đang được mọi người nói cho hay Chúa cũng hiện ra với Simon thì bỗng nhiên Chúa xuất hiện, cắt ngang câu truyện của họ. Mọi người ngạc nhiên, sửng sốt và sợ hãi. Chúa khiển trách họ cứng lòng tin. Ngài cho họ xem các thương tích để minh chứng Ngài đã sống lại và đang sống bằng thân xác mà họ đã thấy khi họ theo Ngài. Cũng thân xác ấy đã chịu đóng đinh. Tuy nhiên sự bất ngờ quá sức họ chịu đựng và hiểu được. Ngài thấy rõ tình thế, cho nên ăn một mẩu cá nướng để họ vững tin hơn: Chính Ngài chứ không phải bóng ma. Cuối cùng thì họ vui mừng vì được gặp lại Thầy. Rồi Chúa Giêsu đã giải thích Kinh thánh và bẻ bánh để mở mắt cho các ông. Chúa Giêsu sai họ đi làm chứng "về những điều họ thấy tận mắt".
Tất cả các Tông đồ ra đi tuyên xưng mình chính là nhân chứng về cái chết và sống lại của Chúa trước đám đông. Vậy thì một nhóm người, quê mùa, dốt nát, nhát đảm, đóng kín cửa vì sợ, bỗng nhiên trở nên mạnh dạn, liều thân làm chứng Chúa đã phục sinh, không phải là dấu chỉ hay sao? Từ thái độ ẩn trốn, rút lui, lúc này họ bước ra công khai và can đảm đó không phải là một sự thay đổi lớn hay sao?
Vì vậy, chúng ta phải tin rằng ở Giêrusalem, hơn hai ngàn năm trước, đã xảy ra một phép lạ lớn lao, biến đổi các môn đồ Chúa Giêsu từ những người mà hội đồng Do thái tuyên bố là "không chữ nghĩa, thuộc tầng lớp cùng đinh" thành những con người can đảm và uyên bác. Họ bung ra rao giảng và ăn nói mạnh bạo, thông thái không kém các kinh sư, triết gia. Quyền năng họ nhận được ở "căn phòng trên lầu" thúc đẩy họ công bố sứ điệp biến đổi toàn thể loài người. Đức Giêsu đã chết, nay còn đang sống và ơn tha thứ được ban cho "mọi quốc gia".
Bằng lời nói, các ngài rao giảng mà không sợ bất cứ một áp lực hay một sự đe dọa nào. Mỗi khi rao giảng, các ngài thường hiên ngang tuyên bố: "Chúng tôi xin làm chứng". Dù đứng trước tòa án cấm đoán, dọa nạt, các ngài vẫn khẳng khái thưa: "Xin quí vị xét cho, phần chúng tôi, chúng tôi không thể không nói về những điều đã thấy, đã nghe".
Không những làm chứng bằng lời nói, các ngài còn làm chứng bằng việc làm, bằng chính đời sống của mình: sẵn sàng chịu vất vả, khổ cực, đòn vọt, tù ngục, và sẵn sàng chết vì Chúa Giêsu.
Sau 12 tông đồ, đã có biết bao lớp tông đồ khác, trải qua các thời đại, tiếp nối sự nghiệp loan báo Tin Mừng và làm chứng nhân cho Chúa Giêsu. Đến lượt chúng ta hôm nay, mỗi người cũng phải là một chứng nhân. Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã nói: "Mỗi người giáo dân, trong bản chất, là một chứng nhân". Bởi vì khi chúng ta lãnh nhận phép rửa tội, nhất là phép thêm sức, là chúng ta đã được Chúa Kitô trao sứ mệnh làm chứng cho Chúa. Và tất cả chúng ta đã biết: cách thức làm chứng tốt nhất là đời sống tốt đẹp của chúng ta. Anh chị em nghĩ sao về câu nói: "Tôi đã đọc Tin Mừng, cuốn sách hay quá. Đức Giêsu là một vị đáng khâm phục. Nhưng tôi sẽ không bao giờ trở nên người tín hữu của ông ta, vì nhiều người Công giáo tôi gặp, họ không thực hiện bác ái Đức Kitô, họ không tuân giữ những điều Ngài dạy, và họ chỉ mang danh là Công giáo chứ không phải là người Công giáo thực sự". Chúng ta có vào số những người Công giáo đó không? Chúng ta có phải là một tông đồ, một chứng nhân cho Chúa không?